SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn đinh, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn đinh, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú

Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc được thành lập theo quyết định 2871-QĐ/UBND ngày 08/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với quy mô 18 lớp (540 học sinh). Năm học 2017-2018 là năm đầu tiên trường tuyển sinh (sáu lớp 10/180 học sinh) và đi vào hoạt động. Là ngôi trường chuyên biệt mới được thành lập nhưng có một sứ mệnh hết sức cao cả. Đó là đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa.

Là giáo viên đã từng công tác 13 năm trên miền núi (tại trường THPT Lê Lai-Ngọc Lặc). Đã từng tiếp xúc và dạy dỗ nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường). Nhưng năm học 2017-2018 này bản thân vẫn không khỏi bỡ ngỡ khi là một trong những giáo viên đầu tiên về công tác tại trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc. Được tiếp xúc với nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Mông, Dao,Thổ, ) ở rất nhiều huyện khác nhau trong tỉnh (trong đó có những huyện miền núi xa xôi như Quan Sơn, Mường Lát, ).

 Được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6 (là một trong sáu lớp 10 đầu cấp năm học 2017-2018). Ngày đầu tiên tôi nhận lớp, nhìn những gương mặt bẽn lẻn, rụt rè (có những em lần đầu tiên rời xa bố mẹ, bản làng hàng trăm cây số). Những ánh mắt thăm dò, những suy nghĩ còn nhiều bí ẩn. Tất cả những điều đó nói lên các em đang rất cần một chỗ dựa, một đôi tay che chở và dẫn dắt các em trong suốt quãng thời gian học tập tại đây.

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm ở trường nội trú thật sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Cần phải có sự hiểu biết và quan tâm sâu sắc tới các em trên nhiều phương diện. Để giúp các em học tập tốt thì điều đầu tiên phải giúp các em sớm ổn định, hòa nhập với môi trường mới, cuộc sống mới. Đặc biệt là môi trường nội trú.

 Vấn đề tôi quan tâm thực sự chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp khai thác. Hoặc nếu có thì lại khai thác ở những khía cạnh khác như: Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống hay biện pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh dân tộc thiểu số,

Với những lí do đó, tôi đã mạnh dạn học hỏi đưa ra các biện pháp, đúc rút kinh nghiệm và viết SKKN với đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn đinh, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú” .

 

doc 23 trang thuychi01 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn đinh, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10A6, TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC SỚM ỔN ĐỊNH, TỰ TIN HÒA NHẬP VÀ HỌC TẬP TRONG MÔI TRƯỜNG NỘI TRÚ
Người thực hiện: Nguyễn Đức Lượng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. Phần mở đầu
 1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................... .. ..01 
 1.2 Mục đích nghiên cứu........ .....01 
 1.3 Đối tượng nghiên cứu.........................01 
 1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................02 
2. Phần nội dung 
2.1 Cơ sở lí luận .......02
2.2 Thực trạng vấn đề ......03
2.3 Giải pháp thực hiện ................................05
2.3.1 Thu thập và xử lí thông tin..05
2.3.2 Xếp phòng ở trong kí túc xá06
2.3.3 Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, trưởng phòng ở KTX.07
2.3.4 Đánh giá xếp loại hạnh kiểm và thi đua khen thưởng, kỉ luật học sinh..09
2.3.5 Rèn luyện cho học sinh tính tự lập .12
2.3.6 “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”...14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến...15
3. Phần kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận...............................................................................17
3.2 Kiến nghị.................................................................................18 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(Dùng trong sáng kiến kinh nghiệm này)
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
Trung học phổ thông
THPT
Trung học phổ thông dân tộc nội trú
THPT DTNT
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Kí túc xá
KTX
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc được thành lập theo quyết định 2871-QĐ/UBND ngày 08/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với quy mô 18 lớp (540 học sinh). Năm học 2017-2018 là năm đầu tiên trường tuyển sinh (sáu lớp 10/180 học sinh) và đi vào hoạt động. Là ngôi trường chuyên biệt mới được thành lập nhưng có một sứ mệnh hết sức cao cả. Đó là đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa.
Là giáo viên đã từng công tác 13 năm trên miền núi (tại trường THPT Lê Lai-Ngọc Lặc). Đã từng tiếp xúc và dạy dỗ nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường). Nhưng năm học 2017-2018 này bản thân vẫn không khỏi bỡ ngỡ khi là một trong những giáo viên đầu tiên về công tác tại trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc. Được tiếp xúc với nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Mông, Dao,Thổ,) ở rất nhiều huyện khác nhau trong tỉnh (trong đó có những huyện miền núi xa xôi như Quan Sơn, Mường Lát,). 
	Được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 10A6 (là một trong sáu lớp 10 đầu cấp năm học 2017-2018). Ngày đầu tiên tôi nhận lớp, nhìn những gương mặt bẽn lẻn, rụt rè (có những em lần đầu tiên rời xa bố mẹ, bản làng hàng trăm cây số). Những ánh mắt thăm dò, những suy nghĩ còn nhiều bí ẩn. Tất cả những điều đó nói lên các em đang rất cần một chỗ dựa, một đôi tay che chở và dẫn dắt các em trong suốt quãng thời gian học tập tại đây.
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm ở trường nội trú thật sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Cần phải có sự hiểu biết và quan tâm sâu sắc tới các em trên nhiều phương diện. Để giúp các em học tập tốt thì điều đầu tiên phải giúp các em sớm ổn định, hòa nhập với môi trường mới, cuộc sống mới. Đặc biệt là môi trường nội trú.
	Vấn đề tôi quan tâm thực sự chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp khai thác. Hoặc nếu có thì lại khai thác ở những khía cạnh khác như: Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống hay biện pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh dân tộc thiểu số,
Với những lí do đó, tôi đã mạnh dạn học hỏi đưa ra các biện pháp, đúc rút kinh nghiệm và viết SKKN với đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn đinh, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú” .
1.2 Mục đích nghiên cứu
1. Giúp cho các em học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc sớm ổn định, tự tin hòa nhập và học tập trong môi trường nội trú.
2. Giúp cho các bạn đồng nghiệp có thêm nguồn tài liệu phục vụ công tác chủ nhiệm tại các trường dân tộc nội trú hoặc các trường THPT miền núi.
3. Giúp bản thân có cơ hội tự học nâng cao năng lực chủ nhiệm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
SKKN tập trung nghiên cứu một số biện pháp:
- Các biện pháp giúp học sinh lớp 10A6 sớm ổn định việc ăn ở, sinh hoạt, điều kiện sống trong môi trường nội trú.
- Các biện pháp giúp học sinh lớp 10A6 tự tin hòa nhập với lớp học, với chương trình và điều kiện học mới đầu cấp tại môi trường nội trú. Giúp các em tự tin hơn trong việc học tập.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp chính được sử dụng trong SKKN này là:
- PP điều tra khảo sát thực tế, 
- PP thu thập thông tin; 
- PP thống kê, xử lý số liệu.
- PP thực nghiệm.
 2. NỘI DUNG SKKN
2.1 Cơ sở lí luận.
Một số vấn đề về tâm lí học sinh dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông.
Sự phát triển tâm lí của học sinh người dân tộc thiểu sổ ở trường THPT cũng có tất cả những đặc điểm và quy luật chung của sự phát triển tâm lí con người nhưng do các em sống ở miền núi cao, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hoàn cảnh tụ nhiên và hoàn cảnh hưởng thụ sự giáo dục khác với các em học sinh người Kinh sống ở đồng bằng và thành phổ nên sự phát triển tâm lí của các em cũng có một số đặc điểm riêng.
* Một số đặc điểm tâm lí đặc trưng của các em học sinh dân tộc thiểu số.
- Đặc điểm tri giác:
Các em học sinh người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao có độ nhạy cảm thính giác, thị giác phát triển rất cao vì điều kiện sinh sống đặc thù. Các em sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn rừng núi, từ nhỏ đã quen với sự yên tĩnh của núi rừng, với tiếng chim muông, thú rừng và quen với việc vào rừng săn bắn, tìm cây, tìm rau rừng.
Giác quan tĩnh, nhạy là điều kiện rất thuận lợi cho các em học sinh dân tộc thiểu số tri giác đối tượng. Tuy nhiên, trong học tập, sự định hướng tri giác theo các nhiệm vụ được đặt ra ở các em lại chưa cao. Các em hay bị thu hút vào những thuộc tính có màu sắc bên ngoài rực rỡ, hấp dẫn nên khó phân biệt đâu là thuộc tính bản chất, đâu là thuộc tính không bản chất.
Trong quá trình học tập, đặc biệt là những nội dung liên quan đến khả năng quan sát, các em học sinh người dân tộc thiểu sổ có thể nhận ra từng dấu hiệu, từng thuộc tính đơn lẻ của sự vật và hiện tượng nhưng quá trình tổng hợp, khái quát để đi đến nhận xét chung lại rất hạn chế.
- Đặc điểm tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ:
Vốn tiếng phổ thông (tiếng Việt) của các em học sinh dân tộc thiểu sổ ở cấp THPT vẫn còn hạn chế. Đây là thiệt thòi lớn của các em và cũng là khó khăn cơ bản của giáo viên khi dạy học, giáo dục các em. Do khả năng hiểu ngôn ngữ phổ thông hạn chế, vốn từ nghèo nàn, học sinh người dân tộc thiểu sổ ở trường THPT còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và học tập, thể hiện rõ nhất trong việc làm bài kiểm tra, trả lời câu hỏi, kĩ năng đọc yếu, phát âm tiếng la tinh rất khó khăn và đặc biệt rất khó giải thích từ Hán Việt và hiểu các quy tắc về chính tả, viết hoa. Sự thiếu hụt về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em học sinh dân tộc thiểu số bị hạn chế khả năng tư duy và nhận thức khoa học.
Nhìn chung, tư duy khoa học của các em học sinh dân tộc thiểu số rất yếu nên việc học các môn tự nhiên như Toán, Vật lí, Hoá, Sinh gặp nhiều khó khăn.
Nổi bật trong tư duy của học sinh người dân tộc thiểu sổ ở trường THPT là các em chưa có thói quen lao động trí óc. Đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó trong bài học là các em bỏ qua, không biết đọc đi đọc lại, lật đi lật lại vấn đề. Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều nên dễ thừa nhận những điều người khác nói. Điều đó dẫn đến khả năng tự học của các em rất kém.
Trong tư duy của học sinh người dân tộc thiểu sổ thì tư duy trực quan - hình ảnh thường tốt hơn tư duy trừu tương - lôgic. Các em không khó khăn khi tư duy về các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi với đời sống của các em nhưng với những vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ trừu tượng và phức tạp, các em thường gặp rất nhiều khó khăn.
- Đặc điểm tình cảm và giao tiếp xã hội:
Trong giao tiếp, các em học sinh người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Các em muốn thể hiện tình cảm nhưng rất khó nói ra bằng lời. Từ đó, các em hay xấu hổ, không mạnh dạn trao đổi với các thầy cô giáo. Điều đó gây ảnh hưởng không ít tới việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như tự học ở nhà của các em. Ở lứa tuổi THPT, học sinh người dân tộc thiểu số có những đặc điểm về tình cảm, cảm xúc giống với học sinh người Kinh nhưng cũng có những nét khác biệt, mang màu sắc dân tộc. Tình cảm, cảm xúc của các em lứa tuổi này rất chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của mình. Các em thường không có thói quen bộc lộ tình cảm ra ngoài một cách thẳng thắn sôi nổi, rõ rệt, mạnh mẽ mà thường giữ kín ở trong lòng. 
Các em học sinh người dân tộc thiểu sổ thường rất gắn bỏ với gia đình, làng bản vì đặc điểm nơi sinh sống của các em khá riêng biệt, các gia đình sống nhỏ lẻ hoặc cụm dân cư ở từng góc núi, quả đồi.
Học sinh người dân tộc thiểu số có kiểu kết bạn cũng khá đặc biệt. Các em thường chơi thành nhóm, nếu hợp nhau thì kết thành bạn tri kỉ rất thân thiết, thậm chí có khuyết điểm cũng bao che cho nhau đến cùng.
Bản chất, nét tính cách, tâm lí đặc biệt của các em học sinh dân tộc thiểu sổ là hiền lành, thật thà, chất phác. Trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, các em thường rất trung thực, nghĩ như thế nào nói như thế đấy.
(nguồn: Module THPT 11 “Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THPT”)
2.2 Thực trạng vấn đề.
Trường THPT DTNT Ngọc Lặc là ngôi trường mới được thành lập, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng rất khang trang, hiện đại và đồng bộ. Năm học 2017-2018 trường tuyển sinh được 6 lớp 10 với 180 học sinh ở khắp các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Với đa số các em thì đây là lần đầu tiên đi học xa nhà và phải làm quen với cuộc sống mới, môi trường sống mới, đó là môi trường nội trú. Ở đây các em phải bắt đầu cuộc sống tự lập, tự ăn, tự ngủ, tự học, tự vui chơi, theo nội quy, nề nếp của nhà trường. Không có các anh chị khóa trên hướng dẫn, truyền “kinh nghiệm”. Bản thân các thầy cô giáo cũng là những người lần đầu tiên làm việc tại môi trường nội trú, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy thời gian đầu các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong sinh hoạt và học tập.
Lớp 10A6 do tôi chủ nhiệm có 30 học sinh (với 9 nam và 21 nữ), trong đó 29 em là dân tộc thiểu số (gồm Mường, Thái, Mông). Gần nửa lớp là những học sinh ở các huyện vùng cao như Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát,... (có 3 học sinh người Mông ở những bản rất xa xôi của huyện Mường Lát). Đa phần học sinh trong lớp xuất thân từ những gia đình thuần nông. Nghề nghiệp chính của cha mẹ là trồng trọt, chăn nuôi. Thu nhập thấp, không ổn định dẫn đến điều kiện kinh tế, điều kiện sống của các em còn nhiều khó khăn vất vả (một số em gia đình còn éo le, bố hoặc mẹ mất sớm). Các em quen với những ngôi nhà sàn, nhà lá đơn sơ. Quen với cảnh bản làng heo hút, tĩnh mịch nằm rải rác trên những sườn đồi, men suối. Quen với cảnh một buổi đi học, một buổi vào rừng chăn trâu, hái củi,Tất cả những điều đó đã tạo nên đặc tính riêng cho các học sinh nơi đây. Những con người mộc mạc, chất phác, giản dị, yêu thiên nhiên, yêu tự do(những phẩm chất rất đáng quý). Tuy nhiên, nó lại là những trở ngại lớn để các em hòa nhập vào môi trường mới-môi trường nội trú. Nơi các em phải chịu sự quản lí, giám sát chặt chẽ của thầy cô giáo với rất nhiều những nội quy nề nếp trường lớp. Phải ở chung với nhiều bạn trong phòng, phải sống trong một không gian chật hẹp (khuôn viên nhà trường). Được tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại,Những vấn đề bắt đầu phát sinh, đó là:
- Nhớ nhà; 
- Không hợp với bạn chung phòng;
- Không quen với việc ăn ở khép kín;
- Khó chịu với nhiều nội quy, nề nếp (như: Không được dùng điện thoại di động, ăn ngủ nghỉ phải theo giờ, không được tự ý ra ngoài,); 
- Tài liệu học tập còn ít, chưa quen với kiểu tự học;
- Phát sinh tình bạn khác giới;...vv. 
Tất cả những vấn đề đó nếu không được kịp thời phát hiện và giải quyết một cách linh hoạt thì sẽ rất khó để các em ổn định, hòa nhập và học tập, thậm chí còn phát sinh nhiều hệ lụy nguy hiểm như: 
- Mâu thuẩn mất đoàn kết nội bộ trong phòng ở, trong lớp học; 
- Không tự giác trong chấp hành nội quy nề nếp; 
- Không có ý thức tự học, kết quả học hành sa sút;
- Tâm lí ỷ lại, quen được bao cấp;
- Có quan hệ nam nữ không lành mạnh; 
- Học sinh bỏ học;
Trong sáng kiến này tôi sẽ cố gắng chọn lọc đưa ra những biện pháp điển hình nhất, qua đó phân tích các tình huống cũng như cách vận dụng riêng đối với học sinh lớp 10A6, trường THPT DTNT Ngọc Lặc.
2.3 Giải pháp thực hiện.
2.3.1 Biện pháp thứ nhất: Thu thập và xử lí thông tin 
Ngay sau khi nhận lớp, điều đầu tiên tôi quan tâm là phải sớm tìm hiểu nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất của từng học sinh trong lớp (sau những tìm hiểu, hỏi han thông thường). Cách tôi thực hiện là phát cho mỗi em một phiếu điều tra có nội dung như sau:
Dán ảnh 3x4
TRƯỜNG THPTDTNT NGỌC LẶC
LỚP 10A6
PHIẾU HỌC SINH
(Năm học 2017-2018)
A. Phần chung.
Họ và tên: .Ngày sinh:
Nơi ở hiện tại:
Quê quán:...
Họ tên bố:Năm sinh:
 Nghề nghiệp:..Số ĐT:.
Họ tên mẹ:.. ...Năm sinh:.
 Nghề nghiệp: Số ĐT:..
Nhà có:.........anh, chị, em. Gồm (yêu cầu thông tin đầy đủ như với bố mẹ):..............................................	
B. Phần riêng.
 1. Học cấp 2 ở trường :.
 2. Đã từng làm (Lớp trưởng, lớp phó,):
 3. Thích học những môn:
 Học tốt nhất môn:
	Chưa thích học môn:..
 4. Dự định sau này làm nghề gì:
 5. Sở thích bản thân:
 Sở trường:
Sở đoản:.
 6. Những thuận lợi, khó khăn trong học tập và trong cuộc sống
 Thuận lợi:
 Khó khăn:
 7. Quan điểm trong cuộc sống:
 8. Mong muốn của bản thân (đối với thầy cô và bố mẹ): 
Sau khi có phiếu học sinh này tôi tiến hành xử lí thông tin như sau:
+ Việc dán ảnh giúp GVCN sớm nhớ mặt và tên từng em. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ thầy trò trở nên gần gũi và thân thiện hơn.
+ Trong phần A (phần chung): Em nào trả lời đầy đủ chính xác thể hiện là người biết quan tâm và có trách nhiệm với gia đình (là một tiêu chí để có thể lựa chọn vào các vị trí cán bộ lớp). Trên thực tế, rất nhiều em không nhớ năm sinh của bố mẹ hoặc anh chị em ruột của mình.
+ Trong phần B (phần riêng):
Mục 1: Nhằm biết thêm về ngôi trường cấp 2 các em từng theo học. Đặc biệt điều quan tâm hơn là biết được có những em nào từng theo học trường nội trú huyện (liên quan đến việc xếp phòng ở về sau)
Mục 2: Là thông tin để lựa chọn cán bộ lớp.
Mục 3, 4: Biết thế mạnh và hạn chế về các môn học của học sinh, cũng như là định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em. Từ đây GVCN (kết hợp cùng GVBM) có kế hoạch giáo dục phù hợp nhất với từng đối tượng và cả việc sắp xếp chỗ ngồi trên lớp sao cho hợp lí để các em có điều kiện giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong quá trình tự học trên lớp.
Mục 5: Biết thêm về những sở thích cá nhân cũng như năng khiếu hoặc hạn chế của học sinh (là cơ sở lựa chọn vị trí bí thư lớp hoặc cán bộ đoàn đội về sau).
Mục 6, 7: Biết thêm về hoàn cảnh gia đình cũng như một phần tính cách của học sinh. (để GV có sự quan tâm, chia sẻ kịp thời ).
Mục 8: GV sẽ biết được những mong muốn, nguyện vọng của học sinh với mình hoặc với cha mẹ các em. Từ đó có hướng xử lí hoặc phối hợp với phụ huynh học sinh được tốt hơn.
Sau khi thu thập thông tin xong, tôi tiến hành tổng hợp theo một số hướng:
Bảng 1: Tổng hợp chung
STT
Họ tên
Giới tính
Dân tộc
Quê quán
Đặc điểm cá nhân
1
2
3
Bảng 2: Tổng hợp, phân loại (số lượng) học sinh theo huyện và học sinh dân tộc
Huyện
Dân tộc
Tổng
Mường
Thái
Mông
Kinh
Ngọc Lặc
Lang Chánh
Tổng
Việc nắm bắt sớm, đầy đủ và đa chiều các thông tin về học sinh là yêu cầu rất quan trọng giúp GVCN có những giải pháp tốt về sau.
2.3.2 Biện pháp thứ hai: Xếp phòng ở trong kí túc xá
Công việc này được tiến hành làm ngay sau khi các em nhập học. Để có thể xếp được một phòng ở tốt sao cho học sinh có thể nhanh chóng hòa hợp, ổn định lâu dài và có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt cũng như học tập là việc làm không hề dễ dàng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp gồm 9 học sinh nam, 21 học sinh nữ. Có 17 học sinh từng học ở các trường nội trú huyện, Có những em học tốt các môn tự nhiên, có em học tốt các môn xã hội, và theo yêu cầu của nhà trường (được xếp từ 8 đến 10 em một phòng), tôi tiến hành chia lớp thành 4 phòng gồm 1 phòng nam (vừa đủ 9 học sinh) và 3 phòng nữ (có phòng ít phải ghép với lớp khác). Với các phòng cần sắp xếp đảm bảo một số yêu cầu sau (mức tương đối):
- Chia đều số học sinh đã học nội trú huyện (vì những em đã từng học nội trú sẽ là những người hướng dẫn, hỗ trợ rất tốt cho các bạn mới việc ăn ở, sinh hoạt trong kí túc xá).
- Chia đều số học sinh ở các huyện (để các em có điều kiện giao lưu tiếp xúc với bạn mới và tránh trường hợp các em cùng huyện chia bè, kết phái trong phòng, dẫn đến dễ mất đoàn kết).
- Chia đều những em học tốt, chưa học tốt theo môn học (để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tự học).
Theo quan điểm cá nhân tôi, việc các em chủ động tự học hỏi lẫn nhau trên cơ sở định hướng của thầy cô giáo sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc các em chỉ học từ thầy cô. Bởi vì có những vấn đề “nhạy cảm” không phải lúc nào thầy cũng hướng dẫn hết cho học sinh được (đặc biệt đối với học sinh nữ), và ngược lại nhiều học sinh cũng còn nhút nhát chưa chủ động tiếp thu.
2.3.3 Biện pháp thứ ba: Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, trưởng phòng ở KTX.	
* Thứ nhất: Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, trưởng phòng ở KTX
Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp, phòng ở tốt cũng là yêu cầu rất quan trọng. Có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và tiến bộ của lớp ( cũng là thành công trong công tác chủ nhiệm của giáo viên). Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải phải sáng suốt, thận trọng và kinh nghiệm trong việc lựa chọn. Theo tôi cần căn cứ một số tiêu chí sau (đối với từng vị trí):
- Lớp trưởng: Những tiêu chí quan trọng là: 
1. Có tinh thần trách nhiệm vì tập thể (thể hiện thông qua lời nói, thái độ và việc làm cụ thể trước một số công việc chung của lớp như: Lao động, dọn vệ sinh đầu năm; triển khai, thống nhất nội quy, nề nếp của lớp;)
2. Ăn nói tự tin và có sức thuyết phục.
3. Năng nổ hoạt bát, chín chắn và quyết đoán.
4. Có uy tín trong tập thể lớp (về vai trò thủ lĩnh)
5. Có học lực khá (giỏi) hoặc một vài tài lẻ (hát hay, đàn giỏi, chơi thể thao tốt,)
6. Có kinh nghiệm (đã từng giữ vị trí này ở các lớp dưới);
- Các lớp phó: Có các tiêu chí cơ bản như lớp trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn và trong phạm vi hoạt động đặc thù của mình. Một số lớp phó cần có là: 
Lớp phó học tập: Có học lực khá giỏi và học đều các môn; Có tinh thần, thái độ học tập sôi nổi và tích cực
	Lớp phó văn thể: Có năng khiếu nổi trổi về hát múa và ăn nói; Có tinh thần, thái độ sôi nổi và tích cực trong các hoạt động phong trào.
	Lớp phó lao động: Có sức khỏe tốt, siêng năng chịu khó trong công việc
Lớp phó đời sống: Cẩn thận, nhanh nhẹn hoạt bát 	
- Tổ trưởng, tổ phó: Có các tiêu chí cơ bản như lớp trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn và trong phạm vi của tổ
- Trưởng phòng ở (trong KTX): Có các tiêu chí cơ bản như lớp trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn và trong phạm vi phòng ở. Trong đó đặc biệt ưu tiên tiêu chí đã từng học nội trú huyện.
	Tất cả những vị trí này ngoài việc căn cứ vào các tiêu chí, GVCN phải lắng nghe, lấy ý kiến bầu chọn từ tập thể lớp. Có như vậy mới chọn được người uy tín, xứng đáng.
* Thứ hai: Giao nhiệm vụ
Việc giao nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng, và hợp lí sẽ giúp học sinh có thói quen làm việc khoa học và kỉ luật. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm cũng như phát huy hết năng lực sở trường. Tại lớp 10A6 tôi tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí như sau:
I. LỚP TRƯỞNG:
- Quản lý, điều hành chung 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi, đôn đốc, nhắc n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_10a6_truong_thpt_dtn.doc