SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Lam Kinh

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Lam Kinh

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT là bậc học có nhiệm vụ hình thành, hoàn thiện cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên THPT, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm khơi dậy ở học sinh những mơ ước tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm về tình hình hạnh kiểm, học tập, nề nếp của lớp. Tôi thiết nghĩ, học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 10 là giai đoạn mở đầu của quá trình học tập ở môi trường mới, bạn mới. Đó là giai đoạn tất yếu của một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và hoàn thiện. Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ có nhà chuyên môn mới nhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền móng đó. ở lớp 10 đối với các em cái gì cũng hoàn toàn mới lạ. Tất cả đều là vạn sự khởi đầu nan. Nên chúng ta cần phải biết gieo vào tâm hồn các em, những cái đẹp, cái tốt. Xây dựng cho các em những thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững chắc giúp cho các em học tốt ở các lớp sau. Vì vậy để giúp các em phát triển tốt về mọi mặt thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Vì đặc điểm lao động sư phạm của Bậc THPT là rèn luyện , tu dưỡng và nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão của các em., thông thường mỗi giáo viên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học khác nhau , có ít thời gian trên lớp mình, thường là sinh hoạt 10 phút đầu giờ và trong tiết sinh hoạt cuối tuần,có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học theo tiết dạy bộ môn mình phụ trách, và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

doc 19 trang thuychi01 5832
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. phương pháp nghiên cứu
B, PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
1. Cơ sở lí luận 
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác chủ nhiệm lớp
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3.Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề 
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
C, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Đối với giáo viên
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
3. Đối với học sinh
4. Tài liệu tham khảo 
5. Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá xếp loại
2
2
3
3
3
4
4
5
6
7
8
8-14
15
16
 17
18
19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
 	 1.1 Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT là bậc học có nhiệm vụ hình thành, hoàn thiện cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên THPT, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm khơi dậy ở học sinh những mơ ước tốt đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, xây dựng và tổ chức tập thể học sinh, chịu trách nhiệm về tình hình hạnh kiểm, học tập, nề nếp của lớp. Tôi thiết nghĩ, học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 10 là giai đoạn mở đầu của quá trình học tập ở môi trường mới, bạn mới. Đó là giai đoạn  tất yếu của một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và hoàn thiện. Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ có nhà chuyên môn mới nhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền móng đó. ở lớp 10 đối với các em cái gì cũng hoàn toàn mới lạ. Tất cả đều là vạn sự khởi đầu nan. Nên chúng ta cần phải biết gieo vào tâm hồn các em, những cái đẹp, cái tốt. Xây dựng cho các em những thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững chắc giúp cho các em học tốt ở các lớp sau. Vì vậy để giúp các em phát triển tốt về mọi mặt thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Vì  đặc điểm lao động sư phạm của Bậc THPT là rèn luyện , tu dưỡng và nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão của các em., thông thường mỗi giáo viên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học khác nhau , có ít thời gian trên lớp mình, thường là sinh hoạt 10 phút đầu giờ và trong tiết sinh hoạt cuối tuần,có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học theo tiết dạy bộ môn mình phụ trách, và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. 
Tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm phải làm tốt từ đầu năm thì chất lượng lớp mới ổn định và đi vào nề nếp. Nếu không làm tốt công tác chủ nhiệm, thì lớp học đó chắc chắn chất lượng học tập cũng như rèn luyện sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra, sẽ hưởng rất lớn đối với mục tiêu chung của nhà trường. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 10 là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 	Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải là “Người thầy tổng thể” là người thầy mẫu mực, tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy môn GDCD và làm công tác  chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện  tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho học sinh, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ? Với lòng yêu nghề, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Lam Kinh”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
 	 1.2.1. Mục tiêu
 Giúp giáo viên có một số kinh nghiệm về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 10 trường THPT. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THPT.
 	1.2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học – giáo dục và công tác chủ nhiệm khối 10 THPT.
 Đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong cho học sinh THPT.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 	1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:          
  Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số vấn đề về công tác chủ nhiệm nói chung và kinh nghiệm lập kế hoạch theo từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp 10 THPT .
 	1.3.2.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh các lớp 10B1 năm học 2018- 2019; lớp 10B2 năm học 2018 -2019, lớp 10A9 năm học 2018 -2019
 Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Lam kinh , Thọ Xuân, Thanh hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chính: Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
     Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp điều tra.
     Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh lớp 10.
     Phương pháp trắc nghiệm, Phương pháp phân tích tổng hợp
 	 Cơ sở nghiên cứu: Trường THPT Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh hóa
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1 Cơ sở lí luận          
 2.1.1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác chủ nhiệm lớp:
        Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
          Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
         Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Nếu
 thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
          2.1.2 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
          Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
          Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa Ban Giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí. 
          Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể quaviệc phân công nhiệm vụ một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đội, sinh hoạt chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ. Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như: Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ giáo dục học sinh không chỉ là nhiệm vụ của thầy cô giáo mà còn là nhiệm vụ của cha mẹ học sinh và của toàn xã hội. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm phải là người toàn diện, là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Ở trường, thầy cô giáo chủ nhiệm các em là những người có uy tín với các em nhất, là người mà các em luôn yêu quý, tin tưởng nhất, phục tùng nhất. các em nghe lời thầy cô chủ nhiệm mình là trên hết. Thầy cô giáo chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động và sự phát triển toàn diện của các em.
Học sinh lớp 10 mới vào các em dỡ người lớn nên rất khó bảo, thầy cô là những người có trách nhiệm uốn nắn, viết lên những điều đẹp đẽ nhất, những điều thật ý nghĩa đối với các em và đối với đất nước. Học sinh vào lớp 10 tuy lớn nhưng ở đầu cấp học nên các em còn ngây thơ, như mầm cây mới nhú, rất cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc, uốn nắn không chỉ của thầy cô giáo mà còn của gia đình, và của cả xã hội.
Học sinh lớp 10 có thể tiếp nhận mọi điều được giáo dục từ thầy cô, gia đình và ngoài xã hội. Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên từ nhỏ, thời gian các em sinh hoạt cùng gia đình chiếm nhiều hơn thời gian ở trường, mọi điều ở gia đình có ảnh hưởng, tác động lớn đối với các em. Vì vậy bố mẹ, các thành viên trong gia đình cần biết quan tâm, cần có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp phần giáo dục toàn diện các em.
Xã hội, địa phương có tác động lớn đối với sự phát triển của giáo dục, có ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền lợi của học sinh. Xã hội, địa phương có điều kiện và trách nhiệm làm thay đổi bộ mặt giáo dục tại địa phương đó. Trong khi đó tri thức mới được tạo ra với cấp số nhân, được phổ biến nhanh và rộng đến mức không hình dung được lại có thể lưu giữ những khối lượng khổng lồ bằng những phương tiện vô cùng gọn nhẹ và việc tìm kiếm, sử dụng dễ dàng đến mức trẻ con cũng có thể làm được và thậm chí còn thao tác nhanh hơn người lớn Trong bối cảnh ấy kiến thức chuyên môn cụ thể rất nhanh lạc hậu, cái mới luôn có cái mới hơn thay thế trong một thời gian ngắn. Đã xuất hiện và trở nên rất phổ biến các lớp học điện tử, thư viện điện tử, các chương trình đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyếnHọc sinh lạm dụng công nghệ trốn học , bỏ giờ chơi điện tửđang là nguy cơ lớn cản trở sự phát triển của các em, cũng như sự nghiệp đổi mới trong giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
 	2.2.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT nói chung đã được chú trọng. Trường tôi cũng như các trường học khác trong huyện đã tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm học,  chú trọng đến những giáo viên trẻ, nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp tốt với các bộ phận khác trong nhà trường nhằm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc THPT – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình, là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến sự thành bại của các em trong hướng nghiệp. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn
Trong thực tế vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng đắn, chưa phù hợp trong việc, coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, chưa tập trung rèn luyện, đổi mới phương pháp, kĩ năng trong  công tác chủ nhiệm lớp.
Không ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều. Trong khi đó mục tiêu giáo dục của nước ta không chỉ giáo dục con người có tri thức mà còn cần đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, và kỹ năng sống có thể đáp ứng  yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Cha mẹ, gia đình học sinh phần lớn cũng tham gia thường xuyên vào việc giáo dục các em ở nhà. Tuy vậy, họ là người không được đào tạo nghề dạy học nên họ không đủ phương pháp, kĩ năng hoặc không có phương pháp và kĩ năng phù hợp trong việc giáo dục trẻ nên việc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn.
Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn ,đi làm ăn xa hoặc gia đình không hạnh phúc,  nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
2.3 Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề .
 	Một là :Tôi đã sử dụng biện pháp động viên , kích lệ , khen ,chê kịp thời tại các buổi sinh hoạt cuối tuần để học sinh tựu giác phấn đấu, lúc đầu các em còn bao che, né tránh khuyết điểm, sau đó đánh vào thi đua cá nhân nên tự khắc khai báo về khuyết điểm của các bạn.
 	Hai là : Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, đồng chí đồng nghệp và đặc biệt là sự tin tưởng của phụ huynh và lòng kính trọng yêu quý của các thế hệ học sinh. 
 	 Ba là : Xử lí tình huống và điều tra thực tiễn , đây là một phương pháp mà tôi rất tâm đắc trong suốt 20 năm làm chủ nhiệm của đời mình. Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Học sinh THPT lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
Ở trường tôi, những năm học gần đây nhà trường đã quan tâm nhiều trong việc kết hợp giáo dục giới tính, tâm lí lứa tuổi qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tôi thiết nghĩ 
 Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 	Bốn là :Tổ chức lớp, hướng dẫn học tập: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp đầu năm học, bầu cán bộ lớp, phân chia tổ hợp lí trong việc học tập và lao động của lớp. Nhắc nhở một số nề nếp của lớp, hướng dẫn chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầu năm học. Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp thời gian học tập hợp lí trong ngày và học tập ở nhà.
 	Năm là : Phân công nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm phân công, hướng dẫn cán bộ lớp, các tổ học sinh thực hiện nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần, tháng và suốt cả năm học.
 	Sáu là : Học sinh thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm theo hướng dẫn của giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm là người lên Kế hoạch công tác chủ nhiệm, cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp đó đều phải thực hiện các nội dung cụ thể có liên quan trong kế hoạch công tác chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức triển khai, hướng dẫn cho học sinh học tập, nắm bắt được và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp hàng tuần, hàng tháng, năm . (Thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần).
 	Bảy là :Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị của phụ huynh học sinh.
Nhằm tìm hiểu những điều phụ huynh mong muốn, đề nghị đối với con em mình, đối với giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giáo chuyên trách, dạy thay  , để từ đó giáo viên chủ nhiệm có điều kiện, có kế hoạch và biện pháp thực hiện nhằm mục tiêu giáo dục học sinh. Những nội dung nào giáo viên có thể giải quyết được thì thực hiện ngay, nội dung nào cần sự kết hợp hoặc thuộc quyền của Ban giám hiệu nhà trường thì giáo viên sẽ kết hợp hoặc đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét giải quyết, nội dung nào chưa thể hoặc không thể đáp ứng được đề nghị, nguyện vọng của phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp, trao đổi, giải thích để phụ huynh hiểu rõ và tạo điều kiện tốt cho con em học tập.
Mẫu phiếu: (Số lượng phiếu đủ cho số phụ huynh của lớp)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
 2.4.1.Về phía học sinh:
 Lựa chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp. Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểu quyết (dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dân chủ không áp đặt. Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 lớp trưởng, 3 lớp phó và 3 tổ trưởng.
           Do tâm lý của các em lớp 10 rất thích làm cán bộ, nên đầu năm học tôi thường cho các em trải nghiệm từ việc làm lớp trưởng đến các tổ trưởng, có thể là bàn trưởng. Tôi sẽ đưa ra yêu cầu nếu học sinh nào làm tốt sẽ được lựa chọn làm cán sự lớp lâu dài. Sau thời gian từ 1 tuần đến một tháng tôi lại đổi nhiệm vụ một lần. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong thời gian làm cán bộ lớp những học sinh làm nhiệm vụ sẽ cố gắng để làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn và hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò và khả năng của bản thân trong các hoạt động của lớp. Sau thời gian 2-3 tháng tôi sẽ lựa chọn  những cán sự lớp có khả năng tốt nhất để làm đội ngũ cán sự lớp chính thức trong năm học.
          Sau khi đã lựa chọn cán bộ lớp, tôi tập hợp đội ngũ cán bộ lớp nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.doc