Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - Học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT

Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - Học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT

Trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài năng lực chuyên môn, lòng nhiệt huyết của giáo viên, ý thức tự học, tự tìm hiểu kiến thức của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông hiện nay, đa phần các em học sinh giỏi môn Lịch sử học một cách thụ động, “chỉ đâu học đấy”, ít chủ động, sáng tạo. Từ việc tìm tài liệu cho đến cách đọc, cách ghi chép, trích dẫn, xử lí thông tin đọc được vẫn còn hạn chế, lúng túng. Do đó, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa cao.

Để nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn môn Lịch sử nói riêng, yêu cầu cấp thiết đặt ra là người giáo viên cần dạy cách học cho học sinh, nhất là cách tìm hiểu nội dung các bài học Lịch sử trong sách giáo khoa; qua đó, hình thành ở các em năng lực học tập, lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.

Xuất phát từ thực tế trên, qua nhiều năm phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi muốn đóng góp “Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT”.

 

docx 15 trang thuychi01 6370
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - Học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GÓP PHẦN HÌNH THÀNH MỘT SỐ KĨ NĂNG NHẬN THỨC NỘI DUNG BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA CHO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUA VIỆC DẠY - HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ - TRUNG ĐẠI Ở LỚP 10 THPT
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung	 Trang
1. Mở đầu	1	
1.1. Lí do chọn đề tài.	1	
1.2. Mục đích nghiên cứu.	1 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.	1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.	1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.	2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.	2 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	2
2.3. Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT.	3
2.3.1. Kĩ năng đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong nội dung bài học.	3
2.3.2. Kĩ năng tự lập dàn ý nội dung bài học.	4	
2.3.3. Kĩ năng khai thác kênh hình trong bài học.	5	
2.3.4. Kĩ năng liên hệ, so sánh nội dung giữa các mục trong một bài học hoặc giữa các bài học trong một chương.	7	
2.3.5. Kĩ năng tự nêu vấn đề và giải quyết vấn đề khi nhận thức nội dung bài học.	8	
2.3.6. Kĩ năng củng cố kiến thức theo nội dung bài học.	9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.	10
3. Kết luận, kiến nghị.	12 
- Kết luận.	12	
- Kiến nghị.	12 	
Tài liệu tham khảo.	13	 
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tác giả đã được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá từ loại C trở lên.	13
Phụ lục.
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài năng lực chuyên môn, lòng nhiệt huyết của giáo viên, ý thức tự học, tự tìm hiểu kiến thức của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông hiện nay, đa phần các em học sinh giỏi môn Lịch sử học một cách thụ động, “chỉ đâu học đấy”, ít chủ động, sáng tạo. Từ việc tìm tài liệu cho đến cách đọc, cách ghi chép, trích dẫn, xử lí thông tin đọc được vẫn còn hạn chế, lúng túng. Do đó, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa cao.
Để nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn môn Lịch sử nói riêng, yêu cầu cấp thiết đặt ra là người giáo viên cần dạy cách học cho học sinh, nhất là cách tìm hiểu nội dung các bài học Lịch sử trong sách giáo khoa; qua đó, hình thành ở các em năng lực học tập, lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Xuất phát từ thực tế trên, qua nhiều năm phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi muốn đóng góp “Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hình thành cho các em học sinh giỏi môn Lịch sử một số kĩ năng để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, qua đó, nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở bậc phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu, tổng kết vấn đề hình thành một số kĩ năng tìm hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử khối 10 tại trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Đề tài kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho đề tài như: Phương pháp dạy học bộ môn, chương trình sách giáo khoa.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Đối với học sinh: Điều tra tình hình học tập của đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử thông qua việc kiểm tra viết, phỏng vấn.
Đối với giáo viên: Tìm hiểu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.
 - Phương pháp thống kê, sử lí số liệu: 
Tiến hành thống kê, sử lí số liệu về kết quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 3 qua các năm học để so sánh, đối chiếu hiệu quả của việc hình thành cho đội tuyển học sinh giỏi một số kĩ năng tìm hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa, tạo cơ sở đưa ra những kết luận khoa học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở các cấp học đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, ở nhiều nước trên thế giới, các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộng rãi.
Ở Việt nam, việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử hiện nay được thể hiện qua nhiều tài liệu của Đảng mà tựu chung là phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Trong tác phẩm “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “Dạy Sử cũng như dạy bất cứ môn học nào, đòi hỏi người giáo viên phải khơi dạy trí thông minh Làm sao ngay ở nhà trường, ta phải bắt buộc học sinh dùng trí thông minh, trí khôn, sử dụng suy nghĩ để hiểu biết rộng ra và nhờ đó đến lúc vào đời mới phát huy được tài năng” [2].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, khóa VIII cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” [3].
Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Đảng về đổi mới phương pháp dạy học, cách dạy học nhồi nhét, áp đặt một chiều được thay thế bằng hoạt động nhận thức chủ động của trò. Do đó, việc hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học Lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính chủ động học tập, năng lực tư duy, thực hành của các em là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học môn Lịch sử, trong đó có hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Quán triệt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiều giáo viên Lịch sử tâm huyết ở các trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3 nói riêng luôn cố gắng tìm ra phương pháp dạy - học mới, phù hợp, lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh, truyền đạt cho các em những kinh nghiệm tự học của bản thân như kinh nghiệm ghi nhớ nội dung, sự kiện lịch sử.v.v. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên chưa chú ý xây dựng các kĩ năng tự nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho học sinh, do đó, chưa phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của người học. Qua trao đổi trực tiếp, tôi nhận thấy nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành các kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho học sinh nhưng do không tin vào khả năng, năng lực tự chiếm lĩnh kiến thức của các em nên không đưa ra được các định hướng cần thiết để hình thành cho học sinh những kĩ năng này. Do đó, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử của một số giáo viên còn thấp.
Về phía học sinh, các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử vì yêu thích và có sở trường, năng lực đối với môn học. Song, các em có hạn chế là cách học thụ động, chỉ trông chờ vào sự truyền đạt kiến thức của giáo viên. Một số em chủ động nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa, nhưng do chưa có kĩ năng tiếp cận với kiến thức nên hiệu quả nhận thức chưa cao. Tuy nhiên, việc đối tượng học sinh giỏi môn Lịch sử có hứng thú với môn học, có tinh thần ham học hỏi hơn so với đối tượng học sinh đại trà là một thuận lợi cơ bản để giáo viên có thể tiến hành hướng dẫn cho các em một số kĩ năng tìm hiểu nội dung bài học Lịch sử trong sách giáo khoa. Qua đó, phát huy năng lực tự chủ trong học tập của các em.
Thực tế chứng tỏ, yếu tố quyết định kết quả của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệt huyết của giáo viên mà còn là khả năng tự học, tự nhận thức của học sinh. Do đó, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần hình thành cho học sinh một số kĩ năng tìm hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa.
2.3. Kinh nghiệm góp phần hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa cho đội tuyển học sinh giỏi qua việc dạy - học phần lịch sử thế giới cổ - trung đại ở lớp 10 THPT.
 Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT, việc dạy - học phần lịch sử thế giới được thực hiện theo tiến trình từ xã hội nguyên thủy, cổ đại, trung đại đến cận đại. Trong đó, giai đoạn lịch sử thế giới cổ - trung đại đóng một vai trò quan trọng, vì xét theo tiến trình của lịch sử, cổ - trung đại chính là những giai đoạn đầu tiên ghi lại xã hội loài người ở thời kì có giai cấp, nhà nước, là những giai đoạn mà dân tộc nào cũng phải trải qua. Vì vậy, đối với đội tuyển học sinh giỏi, việc hình thành cho các em những kĩ năng tự nhận thức nội dung bài học ở phần lịch sử thế giới cổ - trung đại là nền móng vững chắc để các em có thể tiếp tục nhận thức các thời kì lịch sử tiếp theo. 
Trong quá trình dạy đội tuyển học sinh giỏi phần lịch sử thế giới cổ - trung đại, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hình thành một số kĩ năng nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa như sau:
2.3.1. Kĩ năng đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong nội dung bài học.
 Khi học sinh tìm hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa, giáo viên có thể hướng dẫn các em những yếu tố để nhận biết kiến thức cơ bản của bài học như sau:
Thứ nhất, phát hiện và nắm vững những “từ khóa” quan trọng. Để hình thành kĩ năng này, trước hết giáo viên giúp học sinh nhận thức được rằng trong mỗi đoạn văn bản, có một từ hoặc một cụm từ mang tính chất là “từ khóa” thể hiện nội dụng cơ bản hoặc chủ đề mà đoạn văn bản đang muốn truyền đạt. Khi đọc nội dung bài viết trong sách giáo khoa, học sinh tìm ý chính, gạch chân hoặc đánh dấu những “từ khóa” quan trọng đó rồi sắp xếp các ý thành nội dung hoàn chỉnh. Làm được điều này các em sẽ dần chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản và trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Ví dụ: Khi đọc nội dung bài 3, mục 4 “Chế độ chuyên chế cổ đại”, học sinh đọc toàn bộ nội dung của mục này, gạch chân những cụm từ quan trọng: “Thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN”, “lưu vực sông”, “nhu cầu trị thủy”, “công trình thủy lợi”, “chế độ chuyên chế cổ đại”. Đó là các thuật ngữ thể hiện thời gian, nguyên nhân hình thành chế độ chuyên chế cổ đại. Tiếp theo, học sinh tìm các ý để mở rộng cho từng nội dung. Ví dụ, để mở rộng nội dung “chế độ chuyên chế cổ đại”, học sinh cần gạch chân các từ hoặc cụm từ như “vua”, “quyền lực tối cao” và chức năng của bộ máy này: “thu thuế”, “xây dựng công trình công cộng”,“chỉ huy quân đội”. Cuối cùng, học sinh sắp xếp nội sung đã phân tích thành các ý.
Thứ hai, coi trọng phần tóm tắt bài viết in chữ màu xanh ngay dưới tiêu đề bài học. Đây là phần trình bày mục tiêu về mặt kiến thức mà học sinh cần đạt được khi học xong bài. Do vậy, khi đọc phần tóm tắt này, học sinh sẽ có cơ sở để xác định kiến thức cơ bản của bài học. Ví dụ, trong bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô-ma”, nội dung bài học được khái quát ngắn ngọn: Nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải, Hi Lạp và Rô-ma bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ. Địa Trung Hải giống như một cái hồ rất lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau; do đó, từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao về kinh tế và xã hội, làm cơ sở cho một nền văn hóa rực rỡ [1]. Qua đoạn văn bản này, học sinh xác định được những vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trong bài học là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nền kinh tế, xã hội và văn hóa của Hi lạp và Rô-ma.
Thứ ba, chú ý những chữ in nghiêng trong nội dung bài học. Đó là những thuật ngữ, khái niệm quan trọng. Ví dụ, trong bài 12 “Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại”, các thuật ngữ “nông dân công xã”, “vua chuyên chế” được in nghiêng đã cũng cố lại những kiến thức cơ bản về giai cấp xã hội, thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông. 
Thứ tư, các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa cũng gợi ý cho học sinh xác định kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Ví dụ, trong bài 1 “Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy”, bài tập thứ hai “Hãy cho biết những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thủy” đã định hướng cho học sinh cần nắm vững hai vấn đề cơ bản được trình bày xuyên suốt trong ba mục của bài học là những bước tiến trong lao động (công cụ sản xuất, hoạt động kinh tế) và những bước tiến trong đời sống (tổ chức xã hội, địa bàn cư trú,...) của bầy người nguyên thủy.
Thông qua việc đọc và phát hiện kiến thức cơ bản, học sinh nắm được những nội dung trọng tâm của bài học, đồng thời là cơ sở để các em tiến hành tự lập dàn ý nội dung bài học.
2.3.2. Kĩ năng tự lập dàn ý nội dung bài học.
 Đây là kĩ năng rất quan trọng khi học sinh nhận thức nội dung bài học trong sách giáo khoa. Bởi dàn ý là sự thể hiện cô đọng, khái quát hệ thống nội dung kiến thức từng mục và toàn bài. Khi học sinh tự lập được dàn ý bài viết trong sách giáo khoa có nghĩa là đã nắm được kiến thức cơ bản của bài học và có thể vận dụng linh hoạt để giải quyết các tình huống có vấn đề. Để phát triển kĩ năng này, giáo viên hướng dẫn học sinh thường xuyên rèn luyện những hoạt động như đọc kĩ một mục hay toàn bài viết của sách giáo khoa, xác định cấu trúc của bài học (có bao nhiêu mục, nội dung cơ bản mỗi mục), triển khai các nội dung cơ bản theo từng ý, sắp xếp nội dung ý chính, ý phụ thành một thể thống nhất và có thể hoàn thiện dàn ý dưới dạng sơ đồ tư duy.
Ví dụ, khi học bài 7, mục 3 “Vương triều Mô-gôn”, học sinh cần đọc kĩ nội dung bài viết trong sách giáo khoa; căn cứ vào những “từ khóa” và cách bố cục các đoạn văn bản trong mục, học sinh có thể xác định ba vấn đề cơ bản của mục này là sự thành lập vương triều, sự phát triển và suy tàn của nó. Sau đó học sinh triển khai ý phụ của ba ý chính trên, hoàn thiện dàn ý. Hay trong bài 11, mục 1 “Những cuộc phát kiến địa lí”, những vấn đề cơ bản không được trình bày rõ ràng thành các mục nhỏ (a, b, c...) mà được trình bày xuyên xuốt trong cả mục. Tuy nhiên, với việc căn cứ vào cách bố cục các đoạn văn bản và các “từ khóa” như “vấn đề cấp thiết”, “tiền đề”, “những nước tiên phong”, “mở ra một trang mới”, học sinh xác định được bốn vấn đề cơ bản là nguyên nhân, tiền đề (điều kiện thuận lợi), diễn biến, tác động của các cuộc phát kiến địa lí. 
Việc rèn luyện kĩ năng tự phát hiện và lập dàn ý các nội dung cơ bản của bài học trong sách giáo khoa sẽ bồi dưỡng cho học sinh tinh thần tự học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Đây cũng là kĩ năng giúp các em nắm lại kiến thức dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập sau này.
2.3.3. Kĩ năng khai thác kênh hình trong bài học.
Bên cạnh nội dung bài viết, kênh hình cũng là một nguồn kiến thức quan trọng, bổ sung thêm thông tin cho kênh chữ, góp phần tạo biểu tượng sinh động, tăng tính hình ảnh giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức của bài. Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, giáo viên phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và thực hành bộ môn cho học sinh.
Kênh hình trong sách giáo khoa đã được lựa chọn phù hợp với nội dung bài học. Vì vậy, trong quá trình dạy học Lịch sử, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình một cách hiệu qủa theo các bước sau:
Bước 1: Quan sát tổng thể kênh hình để biết được chủ đề khai thác.
Bước 2: Xác định các chi tiết quan trọng trong hình có liên quan đến nội dung bài học
Bước 3: Tích cực suy nghĩ, phát hiện những thông tin cơ bản mà kênh hình muốn truyền đạt.
Ví dụ, khi học bài 1 “Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy”, sách giáo khoa nêu vấn đề trong quá trình tiến hóa, cấu tạo cơ thể của người tối cổ đã xuất hiện những đặc điểm của “người”, song vẫn còn tồn tại những đặc điểm của “vượn”. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh Người tối cổ (Hình 1). 	
 Hình 1 – Người tối cổ
Trước hết, trên cơ sở so sánh với cấu tạo cơ thể của người hiện đại, học sinh phát hiện những chi tiết trong hình ảnh thể hiện đặc điểm “người” của người tối cổ, đó là hộp sọ với kích thước gần bằng hộp sọ của người hiện đại, khả năng đứng thẳng bằng hai chân.v.v. Sau đó, học sinh tiếp tục quan sát để tìm ra những chi tiết thể hiện sự tồn tại những ðặc điểm của “vượn”, đó là những chi tiết chưa hoàn thiện giống cấu tạo cơ thể của người hiện đại như trán (thấp và bợt ra sau), u mày (nổi cao), hốc mắt (sâu), mũi (ngắn và hếch), lông (vẫn còn phủ khắp cơ thể). 
Hoặc khi học bài 11 “Tây Âu thời hậu kì trung đại”, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí (Hình 2) 
 Hình 2 – Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là: Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán giữa phương Đông và châu Âu qua Tây Á và Địa Trung Hải do người A-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu [1]. Để nhận thức vấn đề này, học sinh quan sát lược đồ và xác định các khu vực như phương Đông, châu Âu, Tây Á, Địa Trung Hải, khu vực người A-rập sinh sống. Việc xác định các địa danh này trên lược đồ giúp học sinh không chỉ dễ dàng hình dung được con đường buôn bán truyền thống bằng đường bộ (qua Tây Á) và đường biển (qua Địa Trung Hải) giữa châu Âu và phương Đông mà còn nắm vững được nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI.
Để tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát những chi tiết quan trọng trên lược đồ như tên nhân vật lãnh đạo, địa điểm khởi hành, hướng đi, điểm đến cuối cùng, từ đó, rút ra kết quả cũng như vai trò của từng nhân vật lãnh đạo trong mỗi cuộc phát kiến địa lí.
Việc tự khám phá những thông tin lịch sử trong kênh hình không chỉ phát huy khả năng quan sát, năng lực thực hành cho học sinh mà còn giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
2.3.4. Kĩ năng liên hệ, so sánh nội dung giữa các mục trong một bài học hoặc giữa các bài học trong một chương.
Mỗi đề mục trong một bài học hay mỗi bài học trong một chương chứa đựng các đơn vị kiến thức khác nhau, song các đơn vị kiến thức đó không đứng biệt lập mà có liên quan trực tiếp với nhau và đều hướng tới việc giải quyết chủ đề mà một bài học hoặc một chương đó đặt ra. Vì vậy, để nhận thức trọn vẹn nội dung một bài học hoặc một chương, học sinh cần hình thành kĩ năng liên hệ, so sánh nội dung giữa các mục trong một bài học hoặc giữa các bài học trong một chương với nhau.
Thứ nhất, hình thành kĩ năng liên hệ nội dung giữa các mục trong bài học. Để hình thành kĩ năng này, trước hết học sinh cần nắm vững nội dung của từng mục, sau đó, vận dụng những kiến thức cơ bản về tiến trình, quy luật phát triển chung của lịch sử để nhận thức mối liên hệ nội dung giữa các mục. 
Ví dụ, nội dung bài 11 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” được bố cục thành 4 mục, mục 1: “Những cuộc phát kiến địa lí”, mục 2: “Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu”, mục 3: “Phong trào văn hóa Phục hưng”, mục 4: “Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân”. Để hình thành mối liên hệ logic nội dung lịch sử giữa mục 1 và mục 2, trước hết, học sinh cần nắm vững nguyên nhân, diễn biến và tác động của các cuộc phát kiến địa lí ở mục 1; đồng thời nắm được biểu hiện đầu tiên về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu ở mục 2 chính là sự hình thành giai cấp tư sản, giai cấp công nhân (người làm thuê) và sự xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn đầu tiên trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu. Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức mối liên hệ giữa các cuộc phát kiến địa lí v

Tài liệu đính kèm:

  • docxkinh_nghiem_gop_phan_hinh_thanh_mot_so_ki_nang_nhan_thuc_noi.docx
  • docPHU LUC.doc