SKKN Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 10 thông qua giờ đọc văn ở trường THPT Bắc Sơn

SKKN Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 10 thông qua giờ đọc văn ở trường THPT Bắc Sơn

Đã từ lâu, môn Ngữ Văn đã được coi là môn học chính trong các nhà trường phổ thông. Thời phong kiến, Văn là môn thi bắt buộc. Ngày nay, sau nhiều lần cải, thay đổi chương trình, SGK, môn Ngữ Văn vẫn được dành một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Có được vị trí quan trọng như vậy là bởi môn Ngữ Văn vừa là môn khoa học xã hội và nhân văn; vừa là môn công cụ (rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh.

Tục ngữ có câu: Tiên học lễ, hậu học văn, nhà văn M. Go-rơ-ki nói: Văn học là nhân học Những câu nói trên đều nhấn mạnh vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay- nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi những con người ngoài đạo đức tốt, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế còn phải có kiến thức tốt, năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt, ứng phó linh hoạt với mọi tình huống sảy ra , việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua môn Ngữ Văn là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng nói (phát biểu, thuyết trình, hùng biện ). Nói làm sao cho người khác hiểu, nói làm sao để thuyết phục được người nghe quả là một điều không dễ.

Thực tế là vậy nhưng hiện nay ở nhiều trường phổ thông, việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh vẫn chưa được chú trọng. Do áp lực thi cử nên cả giáo viên và học sinh đều gồng mình lên để luyện đề, luyện viết. Kết quả là nhiều học sinh có thể viết rất tốt nhưng lại không thể nói tốt, thậm chí là không thể trình bày bài viết của mình bằng lời nói. Nhiều học sinh khi được kiểm tra bài cũ không thể trả lời được mặc dù đã học bài, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể xin được việc làm vì không qua được vòng phỏng vấn

Riêng ở trường THPT Bắc Sơn - một trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, gần 90% học sinh là người dân tộc thiểu số thì việc phần lớn học sinh hạn

doc 20 trang thuychi01 19456
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 10 thông qua giờ đọc văn ở trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Stt
Mục
Nội dung
Trang
1
A
Mở đầu
2
2
I
Lí do chọn đề tài
2
3
II
Mục đích nghiên cứu
3
4
III
Đối tượng nghiên cứu
3
5
IV
Phương pháp nghiên cứu
3
6
B
Nội dung
4
7
I
Cơ sở lí luận
4
8
II
Cơ sở thực tiễn
5
9
III
Biện pháp thực hiện
7
10
IV
Hiệu quả của đề tài
16
`11
C
Kết luận
18
12
Tài liệu tham khảo
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, môn Ngữ Văn đã được coi là môn học chính trong các nhà trường phổ thông. Thời phong kiến, Văn là môn thi bắt buộc. Ngày nay, sau nhiều lần cải, thay đổi chương trình, SGK, môn Ngữ Văn vẫn được dành một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Có được vị trí quan trọng như vậy là bởi môn Ngữ Văn vừa là môn khoa học xã hội và nhân văn; vừa là môn công cụ (rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh. 
Tục ngữ có câu: Tiên học lễ, hậu học văn, nhà văn M. Go-rơ-ki nói: Văn học là nhân họcNhững câu nói trên đều nhấn mạnh vai trò của môn Ngữ Văn trong việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay- nhu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi những con người ngoài đạo đức tốt, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế còn phải có kiến thức tốt, năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt, ứng phó linh hoạt với mọi tình huống sảy ra, việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua môn Ngữ Văn là vô cùng quan trọng, đặc biệt là kĩ năng nói (phát biểu, thuyết trình, hùng biện). Nói làm sao cho người khác hiểu, nói làm sao để thuyết phục được người nghe quả là một điều không dễ.
Thực tế là vậy nhưng hiện nay ở nhiều trường phổ thông, việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh vẫn chưa được chú trọng. Do áp lực thi cử nên cả giáo viên và học sinh đều gồng mình lên để luyện đề, luyện viết. Kết quả là nhiều học sinh có thể viết rất tốt nhưng lại không thể nói tốt, thậm chí là không thể trình bày bài viết của mình bằng lời nói. Nhiều học sinh khi được kiểm tra bài cũ không thể trả lời được mặc dù đã học bài, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể xin được việc làm vì không qua được vòng phỏng vấn
Riêng ở trường THPT Bắc Sơn - một trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn, gần 90% học sinh là người dân tộc thiểu số thì việc phần lớn học sinh hạn chế về kĩ năng nói là điều không thể tránh khỏi.
Trước thực tế đó, việc chú trọng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh ở trường phổ thông nói chung và trường THPT Bắc Sơn nói riêng là vô cùng cần thiết. Đây là việc làm thuộc về trách nhiệm của tất cả giáo viên, của tất cả các môn học nhưng giáo viên dạy Văn và môn Ngữ Văn là quan trọng nhất. Ý thức được điều đó, là một giáo viên dạy Văn, năm học này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 10 thông qua giờ đọc văn ở trường THPT Bắc Sơn”
II. Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do đã nêu trên, bản thân tôi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề với mong muốn:
 - Giúp các em học sinh ý thức được tầm quan trọng của kĩ năng nói trong nhóm các kĩ năng cần có. 
- Từ đó giúp các em có ý thức rèn luyện kĩ năng nói một cách nghiêm túc để có thể tự tin giao tiếp trong mọi tình huống. 
- Khi có kĩ năng nói tốt, các em có thể chủ trì các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tìm được việc làm như mong muốn sau khi tốt nghiệp hoặc trở thành những cán bộ ở địa phương.
III. Đối tượng nghiên cứu
 	Đề tài sẽ nghiên cứu, khảo sát, vận dụng một số biện pháp cụ thể để rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh thông qua các tiết đọc văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 THPT. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Tìm hiểu các tài liệu chuyên môn có đề cập đến phương pháp dạy học Văn và vấn đề rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. 
+ Thu thập những thông tin lý luận về nội dung chương trình môn Ngữ Văn và các cách rèn luyện, phát triển kĩ năng nói cho học sinh. 
- Phương pháp quan sát: 
+ Quan sát kĩ năng nói của học sinh ở trong cũng như ngoài nhà trường. 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
+ Khảo sát một số tiết học trong chương trình
+ Thăm lớp, dự giờ ở một số lớp khác
+ Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
+ Thống kê số lượng học sinh có khả năng nói tương đối tốt
+ Thống kê số lượng học sinh kĩ năng nói còn yếu
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói ở một số lớp qua một số tiết học cụ thể
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận Trong mục I: Đoạn “Dạy học.văn bản sau đây” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo: “Phương pháp giáo dục cho học sinh” tác giả trích từ TLTK số 1; đoạn còn lại do tác giả tự viết ra.
- Tương tự đoạn “Tiếp tục đổi mới nghiên cứu khoa học” tác giả trích từ TLTK số 2.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học.
Ở nước ta, trong những năm qua, hoạt động đổi mới giáo dục đã được chỉ đạo sát sao. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: 
1. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[1]
2. Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.[2]
Như vậy, rõ ràng là giáo dục kĩ năng luôn là mục tiêu quan trọng mà đổi mới toàn diện giáo dục hướng tới, trong đó có môn Ngữ Văn.
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống theo những chủ đề nhất định, gắn với từng môn học - lĩnh vực cụ thể, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 
Trong những năm học qua, giáo viên bộ môn Ngữ Văn dần dần tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy không chỉ đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương mà còn hình thành cho các em năng lực: nghe, nói, đọc, viết (năng lực giao tiếp tiếng Việt). Nếu thầy cô đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì học sinh phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết diễn đạt sự hiểu biết đó thành lời nói. Muốn cho người nghe hiểu được thì người nói phải nói cho tốt, nghĩa là nói phải mạch lạc, logic Vì thế, rèn luyện và phát triển kĩ năng nói là việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình dạy - học văn, là biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của giờ dạy học Ngữ Văn. Có kĩ năng nói tốt sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn trong cuộc sống. 
	Cô Trương Thúy Hà (Trường THPT Nguyễn Trung Trực - TPHCM) cho rằng: “Trong nhà trường phổ thông, hoạt động rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc dạy học, được vận dụng cụ thể vào một không gian, thời gian, đối tượng nhất định. Phải bám sát mục tiêu giáo dục của nhà trường, những quy luật khoa học về bản chất của hoạt động ngôn ngữ, của tâm lý học, của con đường hình thành kỹ năng. Rèn luyện kĩ năng nói phải bám sát nội dung, chương trình dạy học và phải được cá thể hóa theo từng đối tượng học sinh”. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, theo cô Trương Thúy Hà, phải chú ý thêm: Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học tiếng truyền thống; đa dạng hóa các hình thức, môi trường rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học môn Ngữ Văn” Trong trang này: Đoạn từ “Trong những năm học qua cho rằng” tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo từ “Trong nhà trường phổ thông dạy học môn Ngữ Văn” tác giả trích từ nguồn TL số 3.
.[3]
II. Cơ sở thực tiễn
 Không thể phủ nhận rằng: trong suốt một thời gian dài việc dạy học Văn trong nhà trường đơn thuần chỉ là thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép, có những tiết học cả lớp im phăng phắc lắng nghe thầy giáo giảng bài. 
Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục được thực hiện; việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã được toàn nghành giáo dục quan tâm và thực hiện có hiểu quả. Gần đây nhất là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh là nhiệm vụ tiên quyết của các môn học, trong đó môn Ngữ Văn cũng không ngoại lệ đã bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định. 
 Song, thực tiễn giảng dạy ở trường phổ thông, việc chú trọng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh vẫn chưa được chú trọng đúng mức, đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước tập thể, ngại nói, không tự tin nói trước đông người. Trong một giờ học, chỉ những em có học lực khá giỏi mới dám nói, còn những em học sinh có học lực trung bình, yếu lại không dám nói. Một thực tế khác, khi tham gia nói trong các tiết học, học sinh thường nói ngập ngừng, không rõ ràng, có nhiều em có ý tưởng trong đầu nhưng không thể diễn đạt sao cho mạch lạc.
Riêng ở trường THPT Bắc Sơn, vì phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số nên trong khi nói, có nhiều em còn sử dụng từ địa phương, phát âm chưa đúng chuẩn, điều này ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cuộc sống cũng như trong học tập. Ví dụ nhiều em phát âm mong thành mông, máu thành mấu, long thành lông 
Có thực ấy là do một số nguyên nhân sau đây: 
* Về phía giáo viên và chương trình, sgk:
- Phần đa giáo viên chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết. Có điều đó là bởi lối dạy học Văn theo kiểu thực dụng: học để thi, thi gì học nấy. 
- Đa số giáo viên trong giờ dạy chỉ chú trọng khai thác trọng tâm kiến thức của bài học, không tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội nói, bỏ quên bước rèn kỹ năng nói cho học sinh.
- Quy mô mỗi lớp học đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng nói cho từng học sinh. 
- Một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp linh hoạt, sáng tạo để động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh luyện nói có hiệu quả.
- Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành đã chú ý đến việc rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, nhưng thời lượng quá ít, lại không yêu cầu kiểm tra đánh giá rèn luyện kỹ năng nói 
- Vì hỏi học sinh không trả lời, lâu dần giáo viên cũng nảy sinh tâm lí ngại hỏi vì có hỏi rồi cũng phải tự trả lời. 
- Đặc biệt là trong những giờ thao giảng, vì sợ không đủ thời gian nên giáo viên ít hỏi hoặc chỉ gọi một vài em giơ tay đứng dậy trả lời. 
- Giáo viên là người miền xuôi lên công tác không hiểu ngôn ngữ, tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số.
* Về phía học sinh:
- Các em rất ngại nói trong giờ học, có tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, sợ mình nói sai.
- Sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến học sinh thiếu sự đa dạng, linh hoạt trong việc thực hiện các chủ đề, hình thức nói năng.
- Các hoạt động tập thể, trao đổi, thảo luận, tập diễn thuyết, hùng biện,... khó được tổ chức nên học sinh ít có điều kiện để rèn luyện kĩ năng nói.
- Nhiều học sinh bị cuốn hút vào các trò chơi hiện đại như game, chat,... khiến vốn từ vựng không được bổ sung. Lối sống hiện đại, công việc tất bật... khiến nhiều phụ huynh không có thời gian giao tiếp, chuyện trò với con em mình nên tạo điều kiện cho các em dần dần khép kín, ngại nói năng, giao tiếp, có thái độ tự kỷ.
- Ở một trường vùng khó khăn như trường tôi với hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, phần lớn học sinh có học lực TB, yếu, nhiều em nói Tiếng Việt chưa thành thạo nên các em càng ngại nói. 
- Nhiều học sinh đi học theo kiểu đối phó - bố mẹ bắt đi, ngồi cho hết lớp nên các em không đọc sách, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Từ thực trạng và nguyên nhân trên sẽ dẫn đến kết quả là: 
- Nhiều giờ học, khi giáo viên hỏi nhưng trong lớp không có học sinh giơ tay phát biểu
- Nhiều học sinh khi được gọi đã giật mình, các em miễn cưỡng đứng lên chỉ gãi đầu, gãi tai
- Có tiết học, quanh đi quẩn lại cũng chỉ một vài em giơ tay phát biểu
- Ở lớp tôi chủ nhiệm trước đây, trong những giờ sinh hoạt, ngay cả cán bộ lớp cũng không thể nói lưu loát, rõ ràng trước tập thể
Nhìn chung các tiết học đều tẻ nhạt, không sôi nổi, nhiều giáo viên có tâm lí buông xuôi, hạn chế giảng, hạn chế hỏi vì cho rằng có giảng, có hỏi học sinh cũng không hiểu, không trả lời được nên chỉ cho các em ghi vài ý quan trọng là xong. 
Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình, có kĩ năng sư phạm tốt, phải tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn trước tập thể, bồi dưỡng thêm vốn từ, cách phát âm chuẩn, rèn luyện kỹ năng nói cho các em nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ Văn.
Rèn luyện kỹ năng nói tốt, giáo viên vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa giúp các em phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phục những khó khăn - thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn.
III. Biện pháp thực hiện
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ đọc Văn, các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số tiết, một số công đoạn. Nó phải có tính hệ thống, kết hợp và liên tục. Bởi vậy, cũng không có một mô hình chính thức cho việc phát triển giáo dục kỹ năng này mà đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ dạy. Các biện pháp tôi đưa ra trong đề tài này chỉ là những biện pháp trong từng trường hợp cụ thể.
	1. Biện pháp 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bằng hệ thống câu hỏi phát hiện
	a. Cách thức tổ chức thực hiện
	Muốn chiếm lĩnh tốt bài học, học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà bằng cách đọc và soạn bài. Với môn Ngữ Văn nói chung và tiết đọc văn nói riêng, điều đó lại vô cùng cần thiết vì có nhiều tác phẩm văn xuôi dài, buộc học sinh phải đọc trước ở nhà. 
	Như đã nói, nhiều học sinh ở trường tôi từ những lớp dưới đã không có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp, nhiều em vào giờ học còn không biết bài học cô ghi trên bản nằm ở vị trí nào trong sách. Bên cạnh đó các em còn có thói quen nói trống không, phát âm saiVì vậy vào đầu năm học tôi đã đưa ra những quy định rõ ràng nhằm khuyến khích các em có thói quen soạn bài trước khi đến lớp, trước giờ học tôi thường kiểm tra vở một vài em bất kì, trong giờ học tôi sử dụng nhiều câu hỏi tái hiện và gọi những học sinh có học lực trung bình và yếu trả lời ( không cần các em giơ tay).
b. Quá trình thực hiện
	Cụ thể khi dạy bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (Ngữ văn 10) tôi đã hỏi học sinh những câu hỏi như sau: 
	- Văn học Việt Nam được hợp thành bởi những bộ phận nào?
	- Văn học viết Việt Nam phát triển qua mấy thời kì lớn?
	- Văn học trung đại Việt Nam gồm những thành phần nào?
	Hay khi dạy bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” (Ngữ văn 10) tôi sẽ hỏi học sinh những câu hỏi như sau:
- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
- Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?
- Hãy chỉ ra những giá trị cơ bản của văn học dân gian?
	Đây là những câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần chuẩn bị bài, quan sát sách giáo khoa là có thể trả lời được. Khi nhận xét tôi sẽ kết hợp uốn nắn cho các em về phát âm, dùng từ
	c. Kết quả thực hiện
	Với việc đưa ra những câu hỏi dễ như thế này, học sinh sẽ mạnh dạn giơ tay phát biểu và trình bày rõ ràng hơn vì kiến thức đã có sẵn trong sách; các em có học lực trung bình, thậm chí là yếu cũng có thể trả lời, từ đó giúp các em không còn mặc cảm, tự ti trước các bạn. Sau vài lần được sửa, các em đã có tiến bộ rõ rệt, đã sửa được một số lỗi phát âm, dùng từ, đặt câu. Tôi có thể khuyến khích, động viên các em bằng cách cho điểm “thoáng” hơn một chút để các em có động cơ phấn đấu học tập tốt hơn, mạnh dạn phát biểu hơn. 
	2. Biện pháp 2: Đưa học sinh vào tình huống trong các giờ học văn
	a. Cách thức tổ chức thực hiện
Trong các giờ học giáo viên luôn phải biết đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để các em suy nghĩ. Từ những kiến thức có sẵn, cộng với sự nỗ lực của bản thân, các em nắm được vấn đề từ đó thể hiện khả năng, bộc lộ suy nghĩ và tiếng nói của mình.
Bản thân tôi khi dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT Bắc Sơn, tôi luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ giao tiếp trong giờ học Ngữ Văn, trong đó học sinh là chủ thể giao tiếp với tác phẩm, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tiếp cận các tác phẩm. Trong các giờ học, tôi đưa ra các tình huống giả định khi phân tích tìm hiểu tác phẩm, tạo cho học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến, cảm nghĩ. Bên cạnh đó tôi kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn, có thể giúp học sinh hình tượng hóa nhân vật, bối cảnh, diễn biến để tạo sự kích thích, gây ấn tượng với học sinh, giúp các em trình bày ý kiến của mình. 
b. Quá trình thực hiện
Cụ thể khi dạy văn bản “Cảnh ngày hè” (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10A1, Trường THPT Bắc Sơn, tôi đã đưa ra tình huống: Bài thơ trước hết là bức tranh thiên nhiên ngày hè, các em hãy vẽ lại bức tranh ấy bằng ngôn từ của mình. (Câu này chỉ dành cho những học sinh có học lực khá, giỏi)
Em Đào Thị Khánh Linh học sinh lớp 10A1 đã vẽ lại được bức tranh ấy bằng ngôn từ: “Thưa cô, bức tranh thiên nhiên ngày hè nổi bật với những tán lá hòe xanh thẫm, cành lá xum xuê, đùn lên thành chùm như chiếc ô căng tròn. Trong cành lá xanh biếc những đóa hoa lựu như chiếc những chiếc đèn lồng bé xíu phóng ra những tia lửa đỏ, sen hồng đã nở thắm lòng ao”.
Em Trương Yến Nhi học sinh lớp 10A1 đã nhận xét phần trả lời của bạn: “Bạn trả lời to, rõ ràng nêu bật được vẻ đẹp sống động của bức tranh, qua những ngôn từ chính xác”.
 Hay khi dạy văn bản “Tấm Cám” (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10A1, Trường THPT Bắc Sơn , tôi có đưa ra tình huống: “Sau khi lên bờ, thấy giỏ của mình trống không, Tấm đã ngồi khóc. Nếu em là Tấm, em sẽ làm gì?”
Em Phạm Nguyệt Ánh lớp 10A1 trả lời: “Em cũng chỉ biết khóc thôi cô ạ!”
Em Quách Kiều Trinh lớp 10A1 lại nói: “Em sẽ không khóc mà chạy một mạch về nhà tìm Cám để đòi lại giỏ tôm tép. Khóc lóc không giải quyết được vấn đề. Trong cuộc sống cần phải mạnh mẽ, khóc nghĩa là đã chịu thua”. Cả lớp vỗ tay.
Vẫn là văn bản “Tấm Cám”, ở lớp 10A6, tôi tiếp tục đưa ra tình huống:“Nếu em là Tấm, khi được trở lại làm hoàng hậu em sẽ cư xử thế nào với Cám, vì sao?”.
Em Phạm văn Linh lớp 10A6 phát biểu: “Em sẽ trả thù mẹ con Cám vì sức chịu đựng của con người có giới hạn. Nếu không trừng trị thì Tấm làm sao mà sống yên ổn được, mẹ con nhà cám sẽ tiếp tục tìm cách hãm hại Tấm”
Em Bùi Thúy Linh lớp 10A6 lại có ý kiến: “Em sẽ bắt mẹ con Cám đi đày biệt xứ vì em không nỡ giết Cám, dẫu sao đó cũng là máu mủ ruột thịt”.
Hay khi dạy văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”, tôi hỏi học sinh: “Nếu em là An Dương Vương thì em có giết Mị Châu không? Vì sao?”
Em Phạm Thị Thanh lớp 10A1 trả lời: “Thư cô là có. Vì một khi đã có tội với nước thì là con cũng giết, như vậy mới công bằng”
Em Nguyễn Văn Thắng lại cho rằng: “Không ạ! Cha làm sao nỡ giết con?”.
Vậy em sẽ làm gì? 
Một học sinh khác trả lời: Em sẽ giết Mị Châu rồi tự sát vì vua cũng là người có tội do không dạy bảo, dặn dò con kĩ lưỡng
c. Kế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_10_thong_qua_gio.doc
  • docNgu van THPT - Duong Thi Phuong - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Bia).doc
  • docNgu van THPT - Duong Thi Phuong - THPT Bac Son - Ngoc Lac (Phu luc).doc