SKKN Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 6

SKKN Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 6

Ngày nay, với quá trình hội nhập, sự giao thoa văn hóa Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên nhiều thay đổi trong cách sống, cách suy nghĩ của con người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vẫn là điều mới mẻ, “khó nói” đối với nhiều bậc phụ huynh. Không ít các bậc cha mẹ vẫn ngại nói đến vấn đề sinh lí, tình yêu, tình dục với con cái. Nhiều ý kiến cho rằng không nên“ vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế nhiều em đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn không có chút hiểu biết nào hay hiểu biết rất ít về sinh lí giới tính của bản thân.

 Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay trẻ em, nhất là trẻ vị thành niên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nhiều nguồn thông tin khác. Vì thế, dù người lớn có muốn hay không muốn thì các em cũng đã được cung cấp một số kiến thức nhất định về giới tính và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên chất lượng nguồn kiến thức này còn tùy thuộc vào chất lượng nguồn thông tin mà các em tiếp cận được. Theo ước tính hiện nay của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 300.000 ca mang thai ở độ tuổi từ 15-19 tuổi. Với con số này, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ năm trên thế giới về tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên. Trước đây, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm từ 5-7% tổng số ca nạo phá thai; vài năm gần đây, tỷ lệ này tăng lên 10%. Việc mang thai ngoài ý muốn tăng, một phần bởi một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ quá dễ dãi trong quan hệ tình dục.

 

doc 22 trang thuychi01 4673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
***** š › *****
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH KHỐI 10 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 6.
 Người thực hiện: Lê Thị Tâm
 Chức vụ: Giáo viên – Bí thư Đoàn trường 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoạt động GDNGLL
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
trang
 1 :MỞ ĐẦU	
1
 1.1. Lí do chọn đề tài	
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu	
2
 1.3.Đối tượng nghiên cứu 
2
 1.4.Phương pháp nghiên cứu	
2
2 : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1.Cơ sở lí luận 
3-4
 2.2. Thực trạng của vấn đề 
4-5
 2.3.Giải pháp thực hiện 
5-17
 2.4.Hiệu quả của SKKN. 
17-18
3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ	
18-19
1. MỞ ĐẦU
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với quá trình hội nhập, sự giao thoa văn hóa Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên nhiều thay đổi trong cách sống, cách suy nghĩ của con người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vẫn là điều mới mẻ, “khó nói” đối với nhiều bậc phụ huynh. Không ít các bậc cha mẹ vẫn ngại nói đến vấn đề sinh lí, tình yêu, tình dục  với con cái. Nhiều ý kiến cho rằng không nên“ vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế nhiều em đã đến tuổi trưởng thành mà vẫn không có chút hiểu biết nào hay hiểu biết rất ít về sinh lí giới tính của bản thân.
 Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay trẻ em, nhất là trẻ vị thành niên có điều kiện tiếp xúc rất sớm với thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng và nhiều nguồn thông tin khác. Vì thế, dù người lớn có muốn hay không muốn thì các em cũng đã được cung cấp một số kiến thức nhất định về giới tính và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên chất lượng nguồn kiến thức này còn tùy thuộc vào chất lượng nguồn thông tin mà các em tiếp cận được. Theo ước tính hiện nay của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 300.000 ca mang thai ở độ tuổi từ 15-19 tuổi. Với con số này, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ năm trên thế giới về tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên. Trước đây, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ chiếm từ 5-7% tổng số ca nạo phá thai; vài năm gần đây, tỷ lệ này tăng lên 10%. Việc mang thai ngoài ý muốn tăng, một phần bởi một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ quá dễ dãi trong quan hệ tình dục.
Như vậy, kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề xã hội đáng quan tâm, nếu các em ở lứa tuổi này không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội công tác giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản là hết sức cần thiết, vì rằng thà “Vẽ đường cho hươu chạy đúng” còn hơn để các em tự suy diễn, tìm tòi và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin không đáng tin cậy. Giáo dục cho trẻ những kiến thức về sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, cảm xúc, những kiến thức về sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, cảm xúc, những kiến thức về quá trình sinh sản, nghĩa vụ vợ chồng, vai trò làm bố mẹ  chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai khi các em thực sự trưởng thành, trong đó cần chú trọng vào công tác tư vấn về tình yêu - hôn nhân - gia đình để trẻ vị thành niên có được nơi đón tiếp, khuyên nhủ kịp thời.
 Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp kiêm Bí thư Đoàn Thanh niên nhà trường, đồng thời là phó chủ tịch Công Đoàn nhà trường nhiều năm. Đối tượng học sinh trong độ tuổi vị thành niên, khi tiếp xúc và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức về giới tính, về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên cho học sinh- đoàn viên thanh niên tôi nhận thấy rằng đa số các em đều hiểu biết, hoặc hiểu biết một cách mơ hồ về vấn đề này. Hơn nữa kiến thức tích hợp được qua một số bài dạy chính khóa là quá ít do thời gian có hạn, vì vậy tôi muốn thông qua các giờ hoạt động tập thể để giáo dục cho các em những kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp các em có một hành trang vững chắc từ đó có thể học tập để trở thành những con người có ích cho xã hội. Do đó tôi chọn đề tài “Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh khối 10 tại trường THPT Triệu Sơn 6” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017. 
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Sau khi được học nội dung này học sinh phải: 
-Hiểu được các khái niệm về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên. 
-Hiểu được những đặc điểm về thể chất,tâm sinh lý, có liên quan đến sự phát triển giới tính ở giới nam và nữ. Biết cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến tình bạn,tình yêu.
-Biết cách phòng tránh các bệnh liên quan đến tình dục, phòng tránh các biểu hiện xâm hại tình dục.
 -Nắm được những tác hại của nạo phá thai, kết hôn sớm ở tuổi vị thành niên.
-Nhận thức và cư xử đúng đắn về các mối quan hệ bạn bè khác giới.
-Xác định được các quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Học sinh: Học sinh khối 10 trường THPT Triệu Sơn 6.
 -Giáo viên: GV chủ nhiệm, GV dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp, GV kiêm nhiệm (Công tác Đoàn TN,công tác nữ công).
-Phạm vi nghiên cứu:Giới tính –sức khỏe sinh sản học sinh THPT.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứu tài liệu, điều tra đánh giá, vấn đáp, phân tích tổng hợp, thống kê toán học...
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về quá trình giáo dục.
Quá trình giáo dục là một quá trình mà trong đó,dưới sự chỉ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành được thế giới quan khoa học và những phẩm chất, nhân cách khác của người công dân, người lao động.Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, người được giáo dục tồn tại với tư cách là đối tượng chịu sự tác động có tính định hướng của nhà giáo dục. Giữa nhà giáo dục và người được giáo dục có sự tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục và tự giáo dục.
Quá trình giáo dục là quá trình tác động qua lại biện chứng hai chiều: một mặt,là sự tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố xã hội, của đoàn thể và gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lại theo một phương thức, mục đích nhất định. Mặt khác, là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với các tác động và các ảnh hưởng giáo dục bên ngoài, là sự hoạt động bên trong để chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thể hiện trong các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện thực sinh động, thành những phẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những yêu cầu của bản thân người được giáo dục. Nói cách khác, là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với những tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Tóm lại, giáo dục là một mặt không thể thiếu được của cuộc sống xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của sự phát triển của xã hội.Trong nhiều tài liệu, khái niệm giáo dục đã được diễn giải theo nhiều cách. Nhìn chung, giáo dục được hiểu là: “ Sự hình thành có mục đích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế-xã hội”.
2.1.2. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là giáo dục các vấn đề liên quan đến giới tính, chất lượng dân số, những nội dung của sức khỏe sinh sản vị thành niên, giúp cho đối tượng được giáo dục có nhận thức, sự hiểu biết và thực hành đúng theo định hướng mà mục tiêu chương trình đã đề ra. Mục đích giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là nhằm trang bị những kiến thức về giới, giới tính, về sức khỏe sinh sản, giúp vị thành niên hình thành thái độ thái độ và hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ bạn bè khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, hôn nhân, giúp họ vượt qua những khó khăn trong tuổi vị thành niên một cách an toàn để xây dựng cuộc sống lành mạnh, có văn hóa và hướng tới cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Ở nước ta lứa tuổi vị thành niên chiếm khoảng 22% cơ cấu dân số và phần lớn các em đang ở lứa tuổi học sinh trung học. Mặc dù chúng ta đã rất cố gắng trong việc tuyên truyền, phổ biến về kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên nhưng đó vẫn đang còn là một vấn đề mới, khó và phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là vấn đề sức khỏe, vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa, đạo đức, lối sống, là vấn đề liên quan đến nòi giống của đất nước.
 Về phía gia đình, các phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản vị thành niên đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó chương trình học chính khóa đã quá dày nên việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên chỉ mang tính chất phong trào. Phần lớn các bậc phụ huynh đều ngại không muốn nói với con về vấn đề này vì họ không biết nên“ bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào” đối với nhiều gia đình ở nông thôn thì các khái niệm trên còn quá xa lạ với họ.
 Tuy hiện nay Đảng, Nhà nước và nghành giáo dục đã quan tâm đầu tư cho vấn đề giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên nhưng về tổng thể hiệu quả của vấn đề này còn rất hạn chế. Chưa có một công trình nghiên cứu hay một chính sách toàn diện về vấn đề này. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tính chưa được thực hiện tốt nên cho đến hiện nay lứa tuổi vị thành niên đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn như: tệ nạn mại dâm và hiếp dâm ở lứa tuổi này còn cao; tỉ lệ nạo phá thai và sinh con trước tuổi 18 còn rất cao đặc biệt điều đáng nói là các em không hiểu mình có thai do đó số ca tử vong và các tổn thất về tinh thần từ việc nạo phá thai và sinh con ngoài ý muốn là vô cùng to lớn. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu nữ tuổi từ 13-18 có thai “Cơn bão” văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam một cách ồ ạt không kiểm soát khiến cho giới trẻ bước vào đời sống“chăn gối” trong độ tuổi vị thành niên gia tăng một cách chóng mặt. Hơn nữa các tệ nạn xã hội đang tấn công chủ yếu vào lứa tuổi học sinh trung học đã là nguyên nhân gây nên các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm suy yếu cả về thể chất lẫn tinh thần của các em.
 Như vậy ta dễ dàng nhận thấy, lứa tuổi vị thành niên trong đó chủ yếu là đối tượng học sinh của chúng ta đang đứng trước những đe dọa và thử thách nhiều mặt. Thực trạng nhức nhối trên đã làm cho vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trở nên cấp bách, làm thức tỉnh mối quan tâm, ý thức trách nhiệm và hành động của các cấp các nghành, các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội. 
2.3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để giúp cho các học sinh có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khăn thường gặp về giới tính và sức khỏe sinh sản trong lứa tuổi vị thành niên, một số nội dung cụ thể cần nhấn mạnh và những định hướng thái độ cần được tập trung vào các nội dung giáo dục sau:
-Một số khái niệm : Vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
-Những biến đổi về thể chất và thay đổi về tâm sinh lí ở tuổi vị thành niên có liên quan đến giới tính.
-Tình bạn, tình bạn khác giới.
-Tình yêu, tình dục.
-Tác hại của việc có thai sớm, phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi vị thành niên.
-Phòng tránh các bệnh liên quan đến tình dục và HIV/AIDS.
Phòng tránh xâm hại, lạm dụng tình dục và kết hôn sớm ở tuổi vị thành niên.
-Quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Các nội dung trên được giáo dục trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
NỘI DUNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
-Giáo viên trình bày các khái niệm :
-Vị thành niên: “Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn”.
-Độ tuổi vị thành niên: từ 10-19 tuổi: chiếm 20% dân số.
-Sức khỏe sinh sản vị thành niên: “là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”.
NỘI DUNG 2: NHỮNG THAY ĐỔI Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH
1.Thay đổi về thể chất.
Giáo viên nêu câu hỏi
Cơ thể người nữ trưởng thành
Trình bày những thay đổi về thể chất ở giới nam và nữ ở giai đoạn bước vào lứa tuổi vị thành niên ?
Cơ thể người nam trưởng thành
Nữ
Nam
-Phát triển chiều cao.
-Phát triển cân nặng.
-Tuyến vú phát triển ngực to ra.
-Khung chậu phát triển mông to ra(to hơn nam giới).
-Phát triển lông mu.
-Đùi thon.
-Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.
-Có kinh nguyệt
-Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
-Phát triển chiều cao.
-Phát triển cân nặng.
-Phát triển lông mu.
-Thay đổi giọng nói( Vỡ giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.
-Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.
-Ngực và hai vai phát triển.
-Các cơ của cơ thể rắn chắc.
-Lông trên cơ thể và mặt phát triển.
-Dương vật và tinh hoàn phát triển.
-Bắt đầu xuất tinh.
-Trái cổ do sụn giáp phát triển.
-Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.
2.Thay đổi về tâm sinh lý :
*Nhân cách :
-Cố gắng làm được những điều mình mong muốn.
-Thường đặt ra những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?
*Tâm lý:
-Cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa.
-Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình,thường xảy ra những xung đột giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ
*Tình cảm :
-Quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn, quan hệ tình dục không an toàn.
Giáo viên nêu câu hỏi :
Ở lứa tuổi vị thành niên có những thay đổi gì về nhân cách,tâm lí,tình cảm ?
*Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
*Giáo viên rút ra nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
Xung đột giữa trẻ vị thành niên và gia đình
NỘI DUNG 3:TÌNH BẠN –TÌNH BẠN KHÁC GIỚI
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1.Tình bạn :
Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình,giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng và một số nét nhân cách khác, mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai.
Đối với tuổi vị thành niên, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên thành người lớn. Trong quan hệ bạn bè, mỗi người có thể bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh với những người khác; đồng thời dựa vào sự đánh giá của chính mình để tự hiểu mình, tự giáo dục mình và tự hoàn thiện mình.
Tình bạn giúp vị thành niên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công và thất bại; giúp đỡ nhau trong học tập, công việc, cuộc sống; động viên, nâng đỡ nhau trong cuộc sống tinh thần, khuyến khích nhau phấu đấu để biến ước mơ hoài bão thành hiện thực.
2.Tình bạn khác giới.
Cũng có những đặc điểm của một tình bạn cùng giới, nhưng nó có những khoảng cách tế nhị hơn. Tình bạn khác giới giúp vị thành niên tự hoàn thiện nhân cách của mình. Có khi tình bạn khác giới là khởi điểm cho tình yêu; tuy vậy, không phải tình bạn khác giới nào cũng dẫn đến tình yêu.Với những cảm xúc giới tính mạnh mẽ, mới lạ, những rung động của tuổi đang lớn, cộng với sự nhận thức về tình bạn khác giới chưa đầy đủ và sâu sắc, nên vị thành niên dễ ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu.
3.Những thái độ, hành vi cần định hướng.
-Cần chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức, kĩ năng ứng xử có trách nhiệm đối với bạn khác giới ở sách báo, tạp chí tại trung tâm tư vấn, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
-Rèn luyện và chia sẻ kĩ năng ứng xử có trách nhiệm với bạn khác giới tại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tọa đàm, thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên được tổ chức trong trường học hay trên địa bàn dân cư.
-Tôn trọng và giữ gìn tình bạn khác giới, luôn tỉnh táo đừng để bản năng tự nhiên và ham muốn nhất thời chi phối hành động.
*Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
Em hiểu thế nào là tình bạn ?
Tình bạn có ý nghĩa như thế nào ở lứa tuổi vị thành niên?
Thế nào là tình bạn khác giới?
Có phải mọi tình bạn khác giới đều dẫn đến tình yêu hay không?
Vui vẻ với bạn bè
Theo em cần làm gì để luôn có tình bạn trong sáng theo đúng nghĩa của nó?
*Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
*GV rút ra nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
NỘI DUNG 4:TÌNH YÊU –TÌNH DỤC
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1.Tình yêu: Tình yêu nam –nữ là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người, thúc đẩy mỗi người vượt qua khỏi cái vỏ cá nhân của mình để đi đến hòa quyện với một người khác giới; trong đó mỗi người đều trở nên phong phú hơn nhờ người kia. Tuy nhiên,tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với quan hệ tình dục.
Hai người yêu nhau một cách lành mạnh khi họ tôn trọng người mình yêu; chia sẻ, đồng cảm,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; luôn đem lại hạnh phúc cho nhau, không nài ép điều gì mà người yêu không muốn; chung thủy, tôn trọng bản thân mình.
2.Tình dục.
Tình dục là nhu cầu sinh lí tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự nguyện, hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người; là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi.
Trong tình yêu và hôn nhân,tình dục là biểu hiện cụ thể, mãnh liệt của sự hòa nhập không thể thiếu trong một tình yêu trọn vẹn ở những người trưởng thành.Cũng như tình yêu, tình dục là một yếu tố quan trọng của hôn nhân bền vững và hạnh phúc gia đình, là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi và hạnh phúc của mỗi người.Trên nền tảng của tình yêu, tình dục không chỉ thuần túy là một bản năng mà được nâng lên tầm cao, và được xử sự một cách có văn hóa.
Tình dục an toàn là không để mang thai ngoài ý muốn và không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Tình dục có trách nhiệm là cả nam và nữ phải kiểm soát được hành vi tình dục của mình và của bạn mình khi có quan hệ tình dục.
3.Những thái độ, hành vi cần định hướng.
-Trì hoãn quan hệ tình dục đến tuổi trưởng thành.
-Nếu phải sử dụng bao cao su thì phải sử dụng đúng cách khi có quan hệ tình dục.
-Có kỹ năng trao đổi những quan điểm đúng đắn với bạn về các hành vi có liên quan đến quan hệ tình dục.
*GV nêu câu hỏi thảo luận :
Em hiểu thế nào là tình yêu nam nữ?
Em quan niệm thế nào là một tình yêu đẹp,lành mạnh?
*Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
*GV thuyết trình khái niệm về tình dục và những đặc điểm của nó :
*GV nêu vấn đề cho học sinh trao đổi và thảo luận nhóm: “ Quan niệm của bản thân em về tình dục an toàn ?”
*HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
*Sau khi nghiên cứu và rút ra kiến thức giáo viên đặt câu hỏi:
Cần định hướng thái độ và hành vi của mình về vấn đề tình yêu và tình dục như thế nào?
*Học sinh trả lời
GV rút ra các hành vi cần đạt.
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1.Hiện tượng thụ thai .
-Giữa chu kì kinh nguyệt sẽ có một trứng chín và rụng. Lúc đó bạn trai quan hệ tình dục không bảo vệ bạn gái, nếu trứng gặp tinh trùng sẽ thụ thai tại ống dẫn trứng. Phôi thai sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung. Tại đây, thai sẽ phát triển thành em bé.
2.Mang thai sớm và hậu quả.
a) Mang thai sớm: Là trường hợp các em gái mang thai trước tuổi 18. Quan hệ tình dục có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn đối với các em nữ. Hệ quả là vị thành niên có thể sẽ phải kết hôn sớm, phải sinh con hoặc phá thai.
b)Hậu quả của mang thai sớm và phá thai không an toàn ở lứa tuổi vị thành niên:
-Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.
-Do khung xương chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sinh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
-làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.
-Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.
-Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.
-Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng,khủng hoảng tâm lí, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_gioi_tinh_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh_nien_cho.doc