SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh trường THCS Vĩnh Tiến

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh trường THCS Vĩnh Tiến

M.Gooki đã từng nói “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của loài người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập của các môn khác. Vị trí đó tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết và gắn với đời sống hơn.

Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thể hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở: Góp phần hình thành những con người có trình độ, học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp thu ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Từ mục tiêu tổng quát trên, người giáo viên nói chung, giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng cần phải tìm ra cho riêng mình những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh yêu văn, thích học văn và làm được những bài văn hay.

Một thực tế cho thấy là trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đang trở thành vấn đề nóng được nhiều thầy, cô giáo quan tâm nhằm khẳng định vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Đặc biệt là trong dạy học Ngữ văn nói chung và phần Tiếng Việt nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 8963
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh trường THCS Vĩnh Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
M.Gooki đã từng nói “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển tư duy của loài người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập của các môn khác. Vị trí đó tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết và gắn với đời sống hơn.
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thể hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở: Góp phần hình thành những con người có trình độ, học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp thu ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Từ mục tiêu tổng quát trên, người giáo viên nói chung, giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng cần phải tìm ra cho riêng mình những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh yêu văn, thích học văn và làm được những bài văn hay.
Một thực tế cho thấy là trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đang trở thành vấn đề nóng được nhiều thầy, cô giáo quan tâm nhằm khẳng định vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Đặc biệt là trong dạy học Ngữ văn nói chung và phần Tiếng Việt nói riêng.
	Môn Ngữ Văn 9 trong nhà trường là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học ( 175 tiết/ năm ). Trong đó phần tiếng việt là 30 tiết chiếm tỉ lệ 17,1% bộ môn. Tuy số tiết không lớn nhưng nội dung, khối lượng kiến thức nhiều có độ khái quát lớn bởi toàn bộ khối lượng kiến thức học từ các lớp 6,7,8 đều được ôn tập lại ở lớp 9. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp để hệ thống hóa các kiến thức phần Tiếng Việt đã học trước đó được ôn tập ở lớp 9. Do đó một trong những phương pháp mà tôi lựa chọn là “Sử dụng sơ đô tư duy trong dạy học Ngữ văn 9 - phân môn Tiếng Việt”.
Trong xã hội ngày nay, còn tồn tại một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn đặc biệt là phân môn Tiếng Việt, do đặc trưng của phần Tiếng Việt có phần khô khan, lại khó. Bên cạch đó cũng có một số em chăm chỉ học tập nhưng kết quả chưa cao do các em chưa biết móc nối kiến thức giữa phần trước với phần sau, không biết hệ thống kiến thức liên kết với nhau, chưa biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Do vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 phần nào giúp học sinh tháo gỡ được những khó khăn trên. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn nhận thấy một khi học sinh đã học tốt phân môn Tiếng Việt thì cũng học tốt phân môn Văn học và Tập làm văn. Bởi vì học sinh sẽ vận dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt vào làm văn và văn học. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện giúp học sinh học tốt các môn học khác bởi vì môn học nào cũng cần sử dụng ngôn ngữ nói, viết,... Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cũng góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm giảm bớt tâm lí chán học văn, khơi gợi trong học sinh niềm yêu thích môn Ngữ văn đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới đối với môn Ngữ văn.
Dạy học bằng sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là tư duy nhiều trên con đường chiếm lĩnh tri thức, giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, khái quát nội dung kiến thức một cách tổng thể. Học sinh có thể viết lại hệ thống kiến thức theo cách riêng của mình. Do đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của từng học sinh.
Việc sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy, giáo viên có thể giúp học sinh xác định chủ đề và phân tích ý chính, ý phụ một cách lô gíc, học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn.
Một thực tế nữa cũng cho thấy tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong công tác giáo dục, môn học này đã trở thành môn thi bắt buộc trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông, trong các kì thi quốc gia. Nên việc đổi mới phương pháp dạy và học là điều hết sức cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Việt - Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh trường THCS Vĩnh Tiến”
2. Mục đích nghiên cứu.
 	Một thực tế cho thấy, nhiều học sinh trong quá trình học tập chưa biết cách ghi kiến thức mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc thuộc nhưng không nhớ được lâu. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích là để tìn ra phương pháp giải quyết giúp học sinh biết cách ghi chép khoa học, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Từ đó, giúp học sinh có phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Bởi đây là cơ sở để học sinh có thể học tốt môn Ngữ văn .
Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi kiến thức từng bài học, trong từng phân môn để làm cơ sở cho việc vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. Ngoài ra với những nội dung nghiên cứu trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, cho thấy phương pháp này cần phải được hiểu toàn diện trong toàn bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng việt nói riêng.
 Từ thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Vĩnh Tiến và với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, tôi thấy rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là rất cần thiết nhất là với môn Ngữ văn. Nó không chỉ đòi hỏi giáo viên phải hiểu, nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải nắm vững kiến thức môn học, tăng cường tính thực hành, gắn kiến thức với thực tiễn. Mặt khác còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện, đồng bộ về kiến thức các môn học cho học sinh. 
Trong sáng kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung như: Cơ sở khoa học để hình thành sơ đồ tư duy, cấu tạo, cách thiết kế bản đồ tư duy, vận dụng sơ đồ tư duy cho một số kiểu bài thuộc phân môn Tiếng Việt của bộ môn Ngữ văn 9 như: sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ trong bài học mới, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập, tiết tổng kết, sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau bài học,sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra kiến thức đã học, sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra 15 phút.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chúng tôi đề cập tới là vận dụng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học thuộc hệ thống phương pháp dạy học tích cực; vai trò của phương pháp này luôn được nhấn mạnh trong quá trình đổi mới dạy Ngữ văn ở trường phổ thông. Trong phần trình bày về phương pháp dạy học này vào quá trình dạy học Ngữ văn thì chất lượng của hệ thống câu hỏi sẽ có sự thay đổi về chất. 
Ngoài ra, xuất phát từ sự quan trọng trong việc thay đổi sách giáo khoa, nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tích cực.Từ việc vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như qua điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ thực tiễn trong quá trình dạy học.
 	Lấy thực nghiệm việc giảng dạy học sinh ở trên lớp đánh giá kết quả nhận thức của học sinh từ đó tìm ra phương pháp giải quyết. Phương pháp đối chiếu, so sánh, nêu ví dụ, phân loại, thống kê trong dạy học để rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy.
 	 Bên cạnh đó cần tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học Tiếng Việt để rút kinh nghiệm, áp dụng. Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp, từ Ban chuyên môn.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Có thể nói, trong tất cả các nghề thì nghề dạy học là một nghệ thuật. Do vậy người giáo viên giảng dạy luôn giữ vai trò dẫn dắt các em tiếp cận kiến thức. Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên không gò bó, giáo viên chỉ cần đứng là vai trò của người hướng dẫn. Học sinh là chủ thể của hoạt động.
Xuất phát từ vai trò của môn Ngữ văn trong đời sống xã hội nói chung và tầm quan trọng của phân môn Tiếng Việt nói riêng. Trước hết dạy học Tiếng Việt phải hình thành cho học sinh ở cấp Trung học cơ sở năng lực sử dụng thành thạo Tiếng Việt với bốn kĩ năng cơ bản: nghe, đọc, nói, viết để qua đó mà rèn luyện tư duy. Sau đó, giúp học sinh những hiểu biết nhất định về tri thức Tiếng Việt và ngôn ngữ để có ý thức sử dụng Tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho các em yêu quý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm. 
Không chỉ thế, sơ đồ tư duy còn là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết và liên kết. Sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó. [1]
Đây chính là những cơ sở lí luận, là nguồn động lực thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần Tiếng Việt - Ngữ văn 9 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh khối 9 trường THCS Vĩnh Tiến”
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a . Thuận lợi.
- Đối với giáo viên.
Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý, hỗ trợ của đồng nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy của bản thân. Những điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại đã tác động tích cực đến việc dạy học trong nhà trường. Đó là một thuận lợi đã giúp tôi xây dựng sáng kiến này. 
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi được trực tiếp giảng học sinh khối 9 trường trung cơ sở Vĩnh Tiến. Nên tôi đã nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong học tập của học sinh. Bên cạnh một số em hứng thú và tích cực học tập thì còn một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn sao nhãng và chưa tích cực trong học tập. Do đó tôi từng bước tìm ra biện pháp nhằm phát huy hứng thú và tính tích cực trong học tập của học sinh.
 Cũng vì được trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 9 nên tôi có điều kiện nắm bắt tâm sinh lý từng em học sinh, từ đó tìm ra giải pháp thực hiện có hiệu quả đối với các em. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tiếp cận và học tập những phương pháp đổi mới để khơi gợi hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hơn thế nữa tôi luôn ý thức rằng: Để đạt được kết quả tốt trong học tập trước hết học sinh cần có hứng thú và tích cực trong học tập.
 Không chỉ thế, bản thân được nhà trường phân công đúng chuyên môn nên đã phát huy được những kiến thức và phương pháp học tập sẵn có. Đồng thời còn được phân công giảng dạy cả phần tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi nên có điều kiện hiểu thêm các em học sinh và tìm ra giải pháp giảng dạy có hiệu quả.
 - Đối với học sinh
 Học sinh trường trung học cơ sở Vĩnh Tiến phần lớn các em đều ngoan ngoãn, có ý thức và tinh thần học tập tốt, có lòng ham học hỏi và tiếp cận tri thức mới.
 Một số học sinh có năng khiếu và yêu thích môn Ngữ văn nên hứng thú và tích cực trong học tập đặc biệt là trong việc khám phá những tri thức mới.
 Một số gia đình đã quan tâm đến việc học của con em mình, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu, đồ dùng học tập để các em được tham gia học tập đầy đủ.
 b. Khó khăn.
 Là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận tri thức còn thụ động, chưa chịu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong học tập, phương pháp học tập chưa phù hợp nên hiệu quả học tập chưa cao.
 Sự khó khăn về điều kinh tế gia đình – phần lớn các em học sinh đều là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo nên sự thiếu thốn về tài liệu học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em. 
 Nguyên nhân của thực trạng.
Một bộ phận gia đình phụ huynh làm ăn xa, các em đa số ở nhà với ông bà nên không có điều kiện quan tâm đến con cái dẫn đến các em ngại học, lười học và không tích cực học tập.
 Do học sinh chủ yếu là con em nông thôn nên nhận thức của một số bậc phụ huynh và học sinh còn hạn chế, việc quan tâm đến vấn đề học tập còn chưa thỏa đáng.
 Một số học sinh không hứng thú và chưa tích cực trong học tập là do những em học sinh này thường là học yếu kém, kiến thức thiếu hụt từ những lớp dưới nên giờ khó theo kịp kiến thức mới. 
 d. Kết quả thực trạng:
 Từ những thực tế trên thì tôi khảo sát chất lượng ban đầu về số lượng học sinh hứng thú, tích cực trong học tập và đã thu được số liệu cụ thể phản ánh thực trạng như sau:
 Mức độ
 Lớp
HS Tích cực, hứng thú học tập
HS chưa tích cực, hứng thú học tập
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
9A( 38)
23
60,5
15
39,5
 Như vậy, khảo sát thực trạng học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Vĩnh Tiến lúc ban đầu cho thấy : Số lượng học sinh tích hứng thú học tập là 23 học sinh, số học sinh chưa tích cực, hứng thú là 15 em. Do vậy tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này là điều hết sức cần thiết trong việc dạy học.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Khái niệm bản đồ tư duy.
 Muốn hiểu được khái niệm sơ đồ tư duy thì trước hết chúng ta phải hiểu được như thế nào là tư duy? Tư duy là một khái niệm dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật. Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước, phát triển những suy nghĩ tiếp theo, là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí. [1]
 Sơ đồ tư duy( bản đồ tư duy) là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là con đường dễ nhất truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời đây là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả trong việc sắp xếp các ý nghĩ.
 Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền .
 b. Cấu tạo sơ đồ tư duy.
 - Ở giữa sơ đồ tư duy là một hình ảnh, tên chủ đề hay một từ chìa khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.
 - Từ trung tâm này sẽ được phát triển các nhánh chính thể hiện ý tưởng chính và đều nối với từ trung tâm. Các nhánh chính lại phân thành các nhánh phụ nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ đề mức độ sâu hơn. 
 - Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục, các kiến thức ở các cấp bậc được gắn kết với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung một cách đầy đủ, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu, đễ nắm bắt và tiếp nhận. 
 c. Cách thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học.
 *Để giúp giáo viên và học sinh có hứng thú hơn trong dạy và học Ngữ văn thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy, trước tiên cần cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy. Giáo viên có thể giới thiệu một số chủ đề bằng bản đồ tư duy cho học sinh làm quen. Sau đó cho học sinh tập đọc hiểu bản đồ tư duy sao cho học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy là có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề. Cuối cùng là hướng dẫn học sinh có thói quen học tập tư duy theo bản đồ tư duy.
 * Một số cách thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học.
 - Vẽ phác họa sơ đồ tư duy trên giấy: Sử dụng giấy bìa, phía sau tờ lịch cũ, giấy A4, bút viết, bảng, để phác thảo sơ đồ bằng chủ đề trung tâm, các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3, có liên quan, liên tưởng sơ đồ bằng các hình ảnh, sử dụng từ chìa khóa.
 - Tạo sơ đồ tư duy trên máy vi tính dựa theo những ý tưởng đã phác họa, bắt đầu bằng từ khóa và các nhánh cấp 1. Cụ thể: Trước tiên giáo viên nên chọn cụm từ trung tâm là tên bài dạy, một mục kiến thức hay nội dung báo cáo,với kích cỡ chữ to và đậm, đặt cơ sở cho việc vẽ các nhánh có quan hệ với nhau. Tiếp đó vẽ các nhánh cấp 1 là nội dung chính của chủ đề trung tâm. Tùy theo số lượng nhánh cấp 1cần bố trí sao cho cân xứng xung quanh hình ảnh trung tâm.
 - Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3, và những chi tiết hỗ trợ. Các cụm từ ghi trên mỗi nhánh cấp 1 bây giờ đóng vai trò trung tâm của nhánh đó. Các cấp 2, cấp 3,được vẽ từ nhánh cấp 1 chính là nhánh con của nhánh trước đó.
 - Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sơ đồ tư duy. Ở bước này giáo viên vẽ trang trí màu sắc, phông chữ, tích hợp thêm hình ảnh minh họa, giúp cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. 
 d. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn 9 - phần Tiếng Việt.
 Có thể sử dụng bản đồ tư duy ở bất kì phần nào trong tiết dạy học dưới bất kì hình thức nào. Nhưng trong sáng kiến này, tôi chỉ đề cập tới việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phân môn Tiếng Viết – Ngữ văn 9 để kiểm tra, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi phần mỗi chương, mỗi phần, dạy học bài mới. 
 d.1. Sử dung sơ đồ tư duy hỗ trợ trong dạy học bài mới.
 Sử dụng sơ đồ tư duy trong hỗ trợ dạy học bài mới là một việc làm mà nhiều giáo viên vẫn đang áp dụng. Bản đồ tư duy là một công cụ ghi chép một cách khoa học để học sinh nhìn vào bản đồ tư duy để đọc được và khắc sâu kiến thức, biến thức đã học thành vốn riêng của mình. Dùng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học bài mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, trách được cách dạy học truyền thống là giáo viên giảng học sinh nghe ghi chép một chiều. Như vậy, tính tích cực và sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy, lớp học sẽ sinh động hơn, các em hứng thú học tập hơn.
 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới còn giúp cho cô đọng kiến thức trong ghi chép trên bảng, tiết kiệm được nhiều thời gian trên lớp, lại vừa có tác dụng hình thành cho học sinh có thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy. Đây là việc làm cần thiết góp phần rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em. Từ đó mà các em hứng thú, sáng tạo trong học tập.
 Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ trong dạy học bài mới đối với phân môn Tiếng Việt. Ví dụ khi dạy tiết 73, bài “ Ôn tập Tiếng Việt” Ngữ văn 9. Sau khi giới thiệu bài mới, giáo viên ghi cụm từ trung tâm “ Ôn tập Tiếng Việt” lên giữa bảng sau đó hướng dẫn học sinh ôn tập lần lượt các nội dung theo trình tự trong sách giáo khoa và lần lượt hình thành sơ đồ tư duy từ nhánh trung tâm đến các nhánh nhỏ hơn theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn.[3]
 - Các em đã được học những phương châm hội thoại nào? Nhắc lại nội dung mỗi phương châm?
 - Trong Tiếng Việt có những loại từ ngữ xưng hô nào? Em hãy lấy ví dụ. 
 - Có mấy cách dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật ? Em hãy nêu nội dung từng cách dẫn.
 Từ các câu hỏi gợi dẫn trên, giáo viên hướng dẫn học sinh dần hình thành các nhánh và hoàn thành sơ đồ tư duy.
 Như vậy, chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học bài mới sẽ giúp học sinh từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoa học, có hệ thống, lô-gic. Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâm thể hiện trọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên, các em tự khám phá, tìm hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_phan_mon_tieng_viet.doc