SKKN Một số kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng qua bài "phong cách Hồ Chí Minh" ở lớp 9A - Trường THCS Tân Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng qua bài "phong cách Hồ Chí Minh" ở lớp 9A - Trường THCS Tân Sơn

Đổi mới trong giáo dục đào tạo là một vấn đề hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển về tri thức của thời đại mới. Là một bộ phận trung tâm của chương trình giáo dục, cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở (THCS)đã kịp thời đổi mới theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt tích cực của chương trình đổi mới công tác giảng dạy quả là niềm lạc quan đối với thầy và trò.

 Tuy nhiên cái mới dù sao cũng tạo ra không ít thử thách đối với cả người dạy và người học. Làm thế nào để có phương pháp hữu ích để khai thác tốt hiệu quả của nó. Để tìm lời giải cho câu hỏi trên, bên cạnh những nhà làm công tác nghiên cứu chuyên sâu thì bản thân mỗi giáo viên hơn ai hết sẽ là người tìm ra những phương pháp tối ưu trên cơ sở thực tiễn khoa học bằng những kinh nghiệm rút ra từ thực tế quá trình dạy học.

 Để tìm cho mình cách thức tổ chức phù hợp trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu tìm hiểu một kiểu văn bản tôi quan tâm đó là những văn bản nhật dụng. Đây là kiểu văn bản không phải là mới mẻ của môn học Ngữ văn. Nếu như trước đây việc giảng dạy văn trong nhà trường chúng ta bị phê phán là nặng tính chất kinh viện, còn thoát li đời sống thì việc đưa các văn bản nhật dụng vào sách giáo khoa Ngữ văn đã khắc phục được những hạn chế đó. Vì thực tế các văn bản nhật dụng có khả năng kết hợp với thực tiễn đời sống, có tính thời sự rất cao.

 Văn bản nhật dụng góp tiếng nói trong môn Ngữ văn nói chung, trong cuốn Ngữ văn 9 nói riêng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu loại văn bản này, tôi rất tâm đắc vì tính thời sự và khả năng giáo dục của nó rất cao. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để những khả năng giáo dục tiềm ẩn trong những văn bản ấy được khai thác một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học để giúp học sinh có những tri thức và kỹ năng nhận thức với loại văn bản này? Qua thời gian học tập, tìm hiểu, nghiên cứu giảng dạy và thể nghiệm tôi đã có những kết quả bước đầu để đưa vào đề tài “Kinh nghiệm giảng dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9”. Hy vọng với đề tài này tôi sẽ có thêm kinh nghiệm từ sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.

 

doc 18 trang thuychi01 5291
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng qua bài "phong cách Hồ Chí Minh" ở lớp 9A - Trường THCS Tân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VĂN BẢN
NHẬT DỤNG QUA BÀI" PHONG CÁCH HỒ
CHÍ MINH"Ở LỚP 9A-TRƯỜNG THCS TÂN SƠN
 Người thực hiện : Lê Thu Hà
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường THCS Tân Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực( môn) : Ngữ Văn
 THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài:
 	Đổi mới trong giáo dục đào tạo là một vấn đề hết sức cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển về tri thức của thời đại mới. Là một bộ phận trung tâm của chương trình giáo dục, cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở (THCS)đã kịp thời đổi mới theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt tích cực của chương trình đổi mới công tác giảng dạy quả là niềm lạc quan đối với thầy và trò.
 	Tuy nhiên cái mới dù sao cũng tạo ra không ít thử thách đối với cả người dạy và người học. Làm thế nào để có phương pháp hữu ích để khai thác tốt hiệu quả của nó. Để tìm lời giải cho câu hỏi trên, bên cạnh những nhà làm công tác nghiên cứu chuyên sâu thì bản thân mỗi giáo viên hơn ai hết sẽ là người tìm ra những phương pháp tối ưu trên cơ sở thực tiễn khoa học bằng những kinh nghiệm rút ra từ thực tế quá trình dạy học.
 	Để tìm cho mình cách thức tổ chức phù hợp trong quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu tìm hiểu một kiểu văn bản tôi quan tâm đó là những văn bản nhật dụng. Đây là kiểu văn bản không phải là mới mẻ của môn học Ngữ văn. Nếu như trước đây việc giảng dạy văn trong nhà trường chúng ta bị phê phán là nặng tính chất kinh viện, còn thoát li đời sống thì việc đưa các văn bản nhật dụng vào sách giáo khoa Ngữ văn đã khắc phục được những hạn chế đó. Vì thực tế các văn bản nhật dụng có khả năng kết hợp với thực tiễn đời sống, có tính thời sự rất cao.
 Văn bản nhật dụng góp tiếng nói trong môn Ngữ văn nói chung, trong cuốn Ngữ văn 9 nói riêng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu loại văn bản này, tôi rất tâm đắc vì tính thời sự và khả năng giáo dục của nó rất cao. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để những khả năng giáo dục tiềm ẩn trong những văn bản ấy được khai thác một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học để giúp học sinh có những tri thức và kỹ năng nhận thức với loại văn bản này? Qua thời gian học tập, tìm hiểu, nghiên cứu giảng dạy và thể nghiệm tôi đã có những kết quả bước đầu để đưa vào đề tài “Kinh nghiệm giảng dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9”. Hy vọng với đề tài này tôi sẽ có thêm kinh nghiệm từ sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 9.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu là dự giờ đồng nghiệp để học tập phương pháp, từ đó rút ra được ưu điểm để học hỏi, tồn tại để rút kinh nghiệm làm hành trang trong việc dạy học của mình tốt hơn.
 - Phương pháp so sánh: Để phân loại, đối chiếu kết quả.
 Ngoài ra còn đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận :
 	Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản mà nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dụng văn bản (chủ đề hoặc đề tài). Vì thế những văn bản này có thể thuộc bất kì thể loại nào của văn học.
 	Mục đích và lí do đưa một số văn bản nhật dụng vào chương trình nhằm giúp học sinh quan tâm đến sự cập nhật những vấn đề vừa quen thuộc vừa gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm.
 	Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 có tổng số tiết là 175 tiết, phân môn văn chiếm 75 tiết, trong đó văn bản nhật dụng chiếm chỉ có 8 tiết. Nội dung chủ yếu văn bản nhật dụng lớp 9 tập trung vào các vấn đề sau:
 * Về danh nhân Việt Nam và thế giới.
 * Quyền sống, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
 * Sinh thái, hội nhập và bản sắc văn hoá dân tộc.
 	 Mặc dù chỉ có 8 tiết/năm nhưng sự góp mặt của các văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 là hết sức cần thiết, vì nó cung cấp cho học sinh những tri thức cập nhật, giáo dục các em ý thức, thái độ, hành động mang tình công dân, rèn cho các em kỹ năng cuộc sống. Mặt khác, những văn bản này còn là cơ sở để chúng ta tích hợp với phân môn Tiếng việt, Tập làm văn (văn thuyết minh, văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống). Cho nên người dạy học phải xác định đúng đắn giá trị của nó.
 	 Đặc điểm của văn bản nhật dụng là cung cấp thông tin, kêu gọi hành động, ý thức mỗi cá nhân. Với đặc điểm này nếu chúng ta không tổ chức tốt hoạt động dạy học thì giờ học sẽ khô khan, đơn điệu, học sinh tiếp thu nhàm chán. Do đó nó đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có tâm huyết và công phu trong quá trình chuẩn bị tiết dạy.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN : 
 	 Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản nhật dụng. Nhiều ý kiến cho rằng “ chất văn’’ trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.
 	Bản thân tôi đã và đang trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 9, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng.
Trước khi vận dụng (Bài khảo sát đầu năm)
Lớp
Sĩ số
 Giỏi
 Khá
 TB
Yếu
 Kém
9A2
34
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
 4
 12
9
 26
15
 44
4
 12
2
 6
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
 2.3.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tìm hiểu chung văn bản
 	Phần tìm hiểu chung là khởi đầu học sinh tiếp cận văn bản, là khâu đầu tiên để các em tìm hiểu từ ngữ khó và xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong van bản, sau đó các em xác định bố cục của văn bản để dễ dàng tìm hiểu giá trị nội dung của nó.
* Hoạt động đọc văn bản
 	 Muốn học sinh có tâm lí tốt và tinh thần hứng thú tiếp cận những thông tin từ văn bản nhật dụng khâu đầu tiên chú ý hướng dẫn kỹ năng đọc cho học sinh. Thường trong dạy học văn phương pháp đọc diễn cảm đòi hỏi rất cao, nhưng đối với văn bản nhật dụng thì không cần chú ý đến tính chất này. Xuất phát từ đặc điểm của loại văn bản nhật dụng mà giáo viên nên hướng dẫn các em đạt các yêu cầu đọc như: Giọng chậm, rõ ràng, biết nhấn mạnh đúng chỗ và hùng biện. Trong quá trình hướng dẫn đọc, giáo viên có thể kết hợp vừa hướng dẫn vừa thể hiện bằng giọng đọc của mình những đoạn tiêu biểu mà không nhất thiết phải đọc lại văn bản sau khi hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc là đã rèn luyện kỹ năng thực hành cơ bản đó là đọc văn bản.
 Ví dụ: Khi đọc văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em” cần đọc với giọng mạch lạc, rõ ràng, khúc triết ở từng mục, đặc biệt mục mở đầu: Lí do của bản tuyên ngôn đọc với giọng hùng hồn, có điểm mạnh.
 	Nói tóm lại, cách đọc chậm, rõ, biết nhấn mạnh và hùng biện là cách đọc phù hợp với tính chất cung cấp thông tin, tính cập nhật và hiểu biết nhằm kêu gọi hành động của văn bản nhật dụng.
* Hoạt động tìm hiểu nhan đề và chủ đề văn bản
 	 Nhan đề của văn bản văn học nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng đã bao quát chủ đề văn bản. Bởi vậy, học sinh khám phá nhan đề của văn bản tức là giúp các em hiểu chủ đề của nó – một yếu tố quan trọng để tiếp nhận văn bản. Phương pháp của hoạt động này chủ yếu là đàm thoại ( giáo viên nêu câu hỏi – học sinh trả lời).
 	Ví dụ: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
Gv: Em hiểu gì về nhan đề văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”?
 Từ nhan đề văn bản, em hãy rút ra chủ đề văn bản?
Hs: Chủ đề -> chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
* Hoạt động tìm hiểu từ khó.
 	Muốn tìm hiểu giá trị văn bản trước hết phải tìm hiểu một số từ ngữ quan trọng được tác giả sử dụng trong văn bản. Vì vậy việc tổ chức tìm hiểu những từ ngữ khó cũng là vấn đề quan trọng. Qua thăm lớp dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy hoạt động này chưa được quan tâm một cách thoả đáng.
 	 Đối với việc tìm hiểu từ khó bản thân tôi qua quá trình giảng dạy tôi rút ra hai cách tìm hiểu từ khó.
- Cách thứ nhất tôi có thể đưa ra một số từ khó yêu cầu các em tìm hiểu nghĩa, không nhất thiết phải bắt các em đọc hết các từ khó trong phần chú thích.
- Cách thứ hai: Trong quá trình tìm hiểu giá trị nội dung văn bản tôi lồng ghép đưa ra những từ khó có liên qua đến nội dung bài học để học sinh hiểu được nghĩa của nó để làm toát lên nội dung vấn đề.
 Như vậy với phần tìm hiểu từ khó là yếu tố rất quan trọng, song không nhất thiết văn bản nào cũng theo khuôn mẫu mà chúng ta linh hoạt sắp xếp hợp lí tạo bài giảng có sức thuyết phục hấp dẫn, không nên xem nhẹ tìm hiểu từ khó.
* Hoạt động tìm bố cục văn bản.
 	Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9 là những bài thuyết minh, lời kêu gọi. Bởi vậy giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các luận điểm cơ bản để có hướng phân tích các luận điểm đó được rõ ràng, mạch lạc.
 2.3.2. Một số nguyên tắc tổ chức tìm hiểu giá trị văn bản:
 	Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị văn bản là hoạt động trọng tâm của giờ dạy học. Ở đây không nêu phương pháp tiến hành từng hoạt động mà chỉ đưa ra một số nguyên tắc dạy học cần thiết khi dạy văn bản nhật dụng.
* Khai thác nội dung văn bản gắn với thực tiễn và tính cập nhật.
 	 Bản thân nội dung văn bản đã mang tính thực tiễn, tính thời sự rất cao, nhưng bên cạnh nội dung đó giáo viên không thể không tổ chức liên hệ đến những vấn đề, những hiện tượng đời sống khác để tăng tính thời sự và cập nhật giúp các em có nhận thức sâu rộng, có điều kiện rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn, phân tích lí giải thực tiễn. Từ đó các em có hứng thú tự tìm hiểu hiện thực ngay trong cuộc sống của các em.
 	Ví dụ: Dạy văn bản “Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
 	 Việc tổ chức cho các em nhận thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế với vấn đề này, đó là trọng tâm của văn bản. Song giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu những thực tiễn gần gũi với cuộc sống, với các em.
 Gv: Nêu những việc làm mà em biết thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương nơi em ở đối với trẻ em.
 Hs: Trả lời sau khi thảo luận.
- Đảng và chính quyền chú trọng vấn đề giáo dục là hàng đầu: xây dựng trường học khang trang, cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của thế hệ tương lai.
- Chú trọng, động viên khuyến khích những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường học.
- Xây dựng trạm y tế khám chữa bệnh cho các em thuận lợi và kịp thời.
 Giáo viên có thể mở rộng dẫn ra những ví dụ sinh động khác qua thông tin trên các phương tiện khác và khẳng định quan tâm bảo vệ và phát triển trẻ em là vấn đề cấp thiết của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
* Dạy học cần chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành.
 	 Dạy văn bản nhật dụng là cơ hội để học sinh được tăng cường thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, nghe  việc tạo ra các tình huống, các vấn đề thực tiễn cho học sinh thảo luận. Phần này giáo viên có thể phát phiếu để các em thảo luận nhóm ở phần luyện tập, củng cố và cho học sinh làm bài ở nhà.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh’’ giáo viên có thể cho học sinh thảo luận các vấn đề sau:
- Người có văn hoá có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài, dùng từ Hán Việt khi nói, thích đua đòi theo mốt ăn mặc thời trang sành điệu? Vì sao?
- Tìm hiểu một số câu thơ, đoạn thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh.
 Như vậy, việc cho học sinh thảo luận những tình huống, những vấn đề không những hình thành cho các em kỹ năng thực hành cơ bản ( nghe, nói, đọc ) mà còn tạo cơ hội để các em được bày tỏ ý kiến, quan điểm, được phân tích lí giải hiện thực, từ đó mà hình thành kỹ năng sống.
* Không xem nhẹ các yếu tố hình thức của văn bản nhật dụng.
 	 Đối với những văn bản nhật dụng, mục đích chính là tuyên truyền tri thức khoa học và kêu gọi hành động. Do đó tìm hiểu hình thức văn bản không phải đi tìm “chất văn’’ mà là tìm hiểu cách thức tổ chức, lập luận, phương pháp thuyết minh trong văn bản. Kết hợp khai thác nội dung và các yếu tố hình thức ấy sẽ tạo cho tiết học thêm sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 	 Để có được những thông tin khoa học thuyết phục người đọc, người viết phải tìm hiểu số liệu, phải phân loại, phân tích, so sánh kết hợp những lập luận chặt chẽ. Vì vậy khi khai thác nội dung phải gắn với yêu tố hình thức đó. Để tổ chức tốt yêu cầu này giáo viên cần xây dựng trong hệ thống câu hỏi để khai thác kết hợp với quá trình tìm hiểu nội dung.
* Dạy học văn bản nhật dụng phải chú ý tích hợp với các phân môn khác.
 	 Việc xây dựng kết cấu chương trình mới theo nguyên tắc tích hợp đã tạo ra rất nhiều thuận lợi trong quá trình dạy học. Người học có thể vừa học văn bản, vừa có tri thức tiền đề để tiếp nhận bài học Tiếng Việt, Tập làm văn lại là quá trình củng cố khắc sâu văn bản. Bởi vậy cho nên quá trình dạy học giáo viên phải biết nắm lấy sự thuận lợi để tổ chức dạy học theo nguyên tắc tích hợp.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh’’ có thể tích hợp với bài “Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn thuyết minh”. Ngoài ra do tri thức khoa học ở văn bản nhật dụng lại liên quan đến nhiều môn học khác như: Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử cho nên đôi khi chúng ta phải tích hợp với cả một số môn học này giúp học sinh hiểu sâu rộng hơn.
Ví dụ: Phải dùng tri thức môn Giáo dục công dân để các em nắm quy định, điều lệ về quyền bảo vệ trẻ em 
 Dùng kiến thức lịch sử để các em nắm tác hại của chiến tranh và nguy cơ hạt nhân để các em có trách nhiệm đấu tranh cho thế giới hoà bình.
* Tổ chức dạy học văn bản nhật dụng gắn liền với sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học.
 	Đồ dùng hiện nay trong thư viện nhà trường tương đối đầy đủ, phong phú. Mặc dù vậy đối với môn Ngữ Văn số lượng đồ dùng và phương tiện còn hạn chế. Phần văn bản nhật dụng có nội dung liên quan đến nhiều môn học khác, đặc biệt do tính thời sự và cập nhật của nó cho nên các sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học giáo viên có thể sưu tầm để phục vụ cho môn học. Ngoài ra văn bản nhật dụng còn phải sử dụng bảng phụ, phiếu học tập, thậm chí những bài hát tuyên truyền giáo dục. Vậy cách sử dụng phương tiện dạy học như thế nào để đạt hiệu quả.
- Sử dụng bảng phụ: Trong giờ dạy, bảng phụ là phương tiện đơn giản dễ sử dụng, bảng phụ được dùng để ghi các tình huống các vấn đề học sinh thảo luận và những bài luyện tập.
 	 Một điều lưu ý khi sử dụng bảng phụ là: Chỉ sử dụng khi giáo viên tổ chức thảo luận và làm bài tập, tránh sự phân tán của học sinh trong giờ học.
- Sử dụng tranh minh hoạ: Tranh minh họa phải phù hợp với nội dung văn bản và có hiệu quả sử dụng. Giáo viên linh hoạt sử dụng sẽ tạo được sự hứng thú học tập của học sinh.
 	 Ví dụ: Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có thể tìm và sử dụng các tranh có nội dung sau:
+ Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.
 + Tranh về nơi ở và làm việc của Bác khi Bác hoạt động ở hang Pác Bó.
- Bài hát tuyên truyền: Đây là phương tiện độc đáo trong dạy học bộ môn Ngữ văn, nó gây được sự hứng thú cao cho học sinh. Ở bài “Tuyên bố thế giới sự sống còn, quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em’’. Sau khi tìm hiểu văn bản giáo viên có thể hát hoặc cho học sinh nghe băng một số bài hát liên quan đến nội dung bài học như: Bài hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai’’; “Trái đất này là của chúng mình”
 	Như vậy, việc sử dụng những phương tiện dạy học là hết sức cần thiết. Giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt kết hợp khai thác nội dung và sử dụng phương tiện dạy học. Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra cho mình kinh nghiệm để tạo giờ học phong phú, học sinh tiếp cận hiệu quả bài học phải là giáo viên có phương pháp dạy học tốt nhất, biết sử dụng linh hoạt phù hợp phương tiện và đặc trưng môn học.
 	Trên đây là năm nguyên tắc dạy học văn bản nhật dụng mà tôi rút ra trên cơ sở bài học thực tế của mình. Nó đã tạo nên sự thành công bước đầu trong hoạt động dạy học của tôi.
 2.3.3. Giáo án thể hiện tiết dạy
 	Trong quá trình giảng dạy văn bản nhật dụng ở các lớp 6,7,8 tôi nhận ra các em tiếp cận loại văn bản này còn khô khan và đơn điệu. Vì vậy ,ngay vào bài đầu tiên của chương trình lớp 9 tôi đã thực nghiệm loại văn bản này.
Tiết 1,2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 	- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ 
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
II. CHẨN BỊ:
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
2. Phương tiện:
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác khi Bác hoạt động ở hang Pác Bó.
- Sách “Bác Hồ – con người – phong cách”. Nhiều tác giả - NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh 2005.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 	 Giới thiệu bài: Giáo viên có thể chọn một trong những cách giới thiệu sau:
1. Cho hs xem tranh ảnh Bác Hồ làm việc ở nhà sàn Việt Bắc, ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội. Cảnh Bác cuốc đất trồng rau, Bác cho cá ăn, Bác đạp guồng tát nước với nông dân. Từ đó khái quát phong cách sống và làm việc của Người.
2. Có thể giới thiệu về Bác: Không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích sau đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy.
 Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nhan đề, chủ đề của văn bản.
? Em hiểu phong cách ở đây có nghĩa là gì? (TB)
? Theo em nhan đề “ Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu như thế nào? (TB)
- Gv giảng thêm: 
 Tuy có nhan đề là “Phong cách Hồ Chí Minh’’ nhưng bài viết không chỉ dừng lại ở việc phân tích những yếu tố cấu thành nét đặc thù trong lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử  của Bác mà cao hơn, còn hướng tới việc làm rõ phong cách của Bác như một mẫu mực cần học tập, một điểm tựa tinh thần để người VN có thể tự tin bước ra thế giới trong thời đại ngày nay.
? Nêu chủ đề văn bản? (K – G)
- Gv khái quát thêm: Bản sắc văn hoá dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- 2 hs đọc -> gv nhận xét cách đọc.
- Gv hướng dẫn hs xác đinh thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
? Theo em, văn bản này thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chính? (Y – TB)
? Xác định bố cục văn bản? Nêu ý chính của mỗi phần? (TB)
- Gv yêu cầu hs đọc và tìm hiểu phần 1.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? (K – G)
( hs độc lập trả lời)
? Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy? (nêu những biểu hiện) (Y)
- Gv giới thiệu hoạt động của Bác ở nước ngoài. (kiến thức lịch sử)
? Em hiểu thế nào là “cuộc đời đầy truân chuyên”, “ uyên thâm văn hoá”? (K- G)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_van_ban_nhat_dung_qua_bai_phong.doc