SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS DTNT Quan Sơn

SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS DTNT Quan Sơn

Có thể nói bộ môn Ngữ văn là một môn học phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta. Mà cuộc sống thì muôn hình vạn trạng. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm và hướng dẫn ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh ở một số năm gần đây. Bản thân nhận thấy ngày nay không còn tồn tại hình thức trường chuyên, lớp chọn trong trường THCS nhưng việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi để dự thi các cấp huyện, tỉnh vẫn là việc làm thường niên trong mỗi nhà trường. Để có học sinh giỏi lớp 9 không phải chỉ chú ý giảng dạy cho học sinh lớp 9 mà từ lớp 6 đến lớp 8 các giáo viên phải hình thành ý thức giảng dạy để tạo nguồn cho đội tuyển.

Đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh thuộc vùng dân tộc thiểu số mà cụ thể là học sinh trường THCS DTNT Quan Sơn thì kĩ năng viết văn, cảm nhận văn chương, tư duy sáng tạo, bài viết rời rạc khô khan, dùng câu, dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, dài dòng không thoát ý và đặc biệt hơn nữa là kĩ năng lập dàn ý của các em còn nhiều hạn chế. Mặt khác, học sinh yêu thích môn Ngữ văn ở khu vực miền núi nói chung và trường THCS DTNT Quan Sơn nói riêng còn rất ít. Có những năm rất khó chọn đội tuyển (chỉ 1 hoặc đến 2 học sinh). Môn Ngữ văn trong nhà trường phải chăng đang mất dần vị trí vốn được tôn vinh: Văn học là nhân học. Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ đặc biệt là mạng Internet ngày nay đang là thu hút phần lớn thời gian, tâm trí của các em. Học sinh được cha, mẹ nuông chiều, việc yêu sách, ham đọc sách còn rất ít, các tài liệu tham khảo môn Ngữ văn tràn lan trên thị trường khiến các em bối rối không biết chọn sách gì, đọc gì, rồi lười suy nghĩ, tư duy, lười soạn bài, học bài.

Trước khá nhiều khó khăn như thế, làm thế nào để dạy tốt, học tốt môn Ngữ văn và đặc biệt làm thế nào để việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao. Đó là những câu hỏi đánh động đến lương tri, tình yêu nghề nghiệp và nhiệt huyết của mỗi thầy, cô giáo đã và đang đứng trên bục giảng. Để trả lời cho những câu hỏi ấy tôi manh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy của mình. Vì thế nên tôi chọn đề tài “ Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS DTNT Quan Sơn”

 

doc 21 trang thuychi01 17761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS DTNT Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Có thể nói bộ môn Ngữ văn là một môn học phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta. Mà cuộc sống thì muôn hình vạn trạng. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm và hướng dẫn ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh ở một số năm gần đây. Bản thân nhận thấy ngày nay không còn tồn tại hình thức trường chuyên, lớp chọn trong trường THCS nhưng việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi để dự thi các cấp huyện, tỉnh vẫn là việc làm thường niên trong mỗi nhà trường. Để có học sinh giỏi lớp 9 không phải chỉ chú ý giảng dạy cho học sinh lớp 9 mà từ lớp 6 đến lớp 8 các giáo viên phải hình thành ý thức giảng dạy để tạo nguồn cho đội tuyển.
Đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh thuộc vùng dân tộc thiểu số mà cụ thể là học sinh trường THCS DTNT Quan Sơn thì kĩ năng viết văn, cảm nhận văn chương, tư duy sáng tạo, bài viết rời rạc khô khan, dùng câu, dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, dài dòng không thoát ý và đặc biệt hơn nữa là kĩ năng lập dàn ý của các em còn nhiều hạn chế. Mặt khác, học sinh yêu thích môn Ngữ văn ở khu vực miền núi nói chung và trường THCS DTNT Quan Sơn nói riêng còn rất ít. Có những năm rất khó chọn đội tuyển (chỉ 1 hoặc đến 2 học sinh). Môn Ngữ văn trong nhà trường phải chăng đang mất dần vị trí vốn được tôn vinh: Văn học là nhân học. Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ đặc biệt là mạng Internet ngày nay đang là thu hút phần lớn thời gian, tâm trí của các em. Học sinh được cha, mẹ nuông chiều, việc yêu sách, ham đọc sách còn rất ít, các tài liệu tham khảo môn Ngữ văn tràn lan trên thị trường khiến các em bối rối không biết chọn sách gì, đọc gì, rồi lười suy nghĩ, tư duy, lười soạn bài, học bài...
Trước khá nhiều khó khăn như thế, làm thế nào để dạy tốt, học tốt môn Ngữ văn và đặc biệt làm thế nào để việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao. Đó là những câu hỏi đánh động đến lương tri, tình yêu nghề nghiệp và nhiệt huyết của mỗi thầy, cô giáo đã và đang đứng trên bục giảng. Để trả lời cho những câu hỏi ấy tôi manh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy của mình. Vì thế nên tôi chọn đề tài “ Biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS DTNT Quan Sơn”
II. Mục đích nghiên cứu.
	Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc hết sức nan giải. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những biện pháp, cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn của giáo viên. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh say mê học văn, yêu môn văn như yêu cuộc sống của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm cần thiết với tất cả các khối lớp. Nhưng ở đây đối tượng nghiên của tôi là : Học sinh lớp 9 ở trường THCSDTNT Quan Sơn có yêu thích môn Ngữ văn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra.
B.NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn. Môn Ngữ văn có vai trò rất lớn trong đời sống và sự phát triển tư duy của con người, đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh và đặc biệt là gắn với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống đó là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhưng thực tế cho thấy môn Ngữ văn ở các nhà trường học sinh học còn đối phó, lười tư duy nên chất lượng còn thấp. Trước sự phát triển của khoa học, công nghệ thì bộ môn Ngữ văn không thể thiếu để điều chỉnh các ngôn ngữ, trang mạng, thông tin trong cuộc sống muôn hình vạn trạng để phù hợp với bản chất của con người Việt Nam. Từ đó đặt ra nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú, yêu thích, đam mê học tập văn học. Một tiết học văn phải tạo ra được cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc từ những nội dung của tác phẩm. Bởi tác phẩm văn chương luôn phản ánh thực tại khách quan xung quanh cuộc sống con người. Như vậy, qua tiết dạy người giáo viên cần phải truyền lửa từ những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm đến với học sinh. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao với trái tim yêu nghề: tất cả vì học sinh thân yêu mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua một số năm đứng đội tuyển bản thân nhận thấy những giáo viên được phân công, phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức giảng dạy học sinh trong một thời gian dài mà hiệu quả chưa cao. Vậy nên với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ, việc làm của bản thân với mong muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp để góp phân nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh để môn Ngữ văn của huyện nhà sớm bắt nhịp cùng các huyện miền xuôi.
 II.Thực trạng của vấn đề.	
 	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện tài năng, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh.Vì thế đây là công việc diễn ra thường xuyên hằng năm và là một trong những công tác trọng tâm khẳng định vị trí ở các nhà trường. Hằng năm Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa và Phòng giáo dục và đào tạo Quan Sơn đều tổ chức học sinh giỏi khối 9. Song khó khăn lớn nhất đối với trường THCSDTNT Quan Sơn nói riêng và Huyện Quan Sơn nói chung là học sinh có năng khiếu môn văn là rất hiếm vì vậy khó chọn đội tuyển, chúng tôi chọn học sinh thích học văn nên quá trình bồi dưỡng gặp không ít khó khăn. Mặt khác do nhận thức ở một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển văn. Một trở ngại nữa là từ phía gia đình học sinh ít quan tâm, đốc thúc học sinh học tập, chủ yếu là trăm sự nhờ thầy cô, có phụ huynh không biết con mình thi môn gì, không quan tâm đến kết quả đạt hay không đạt học sinh giỏi của con mình, có khi không tạo điều kiện về thời gian cho con học tập ở nhà. Học sinh tham gia đội tuyển phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian cho môn học còn chưa nhiều.
 	 Đối với giáo viên bồi dưỡng ở trường THCS – DTNT Quan Sơn vừa phải bám sát thực hiện phân phối chương trình, vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà rồi công tác chủ nhiệm như: nền nếp, sinh hoạt, nuôi ăn, ở, quản lí học sinh lớp mình...cũng ảnh hưởng không nhỏ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác giáo viên dạy đội tuyển phải tự soạn chương trình, chủ yếu theo kinh nghiệm bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng học sinh chỉ thích học văn thôi chứ không hề có năng khiếu thì giáo viên bồi dưỡng lại gặp muôn vàn khó khăn thậm chí có em còn phải luyện viết chữ, có em chưa biết tạo dựng đoạn văn và đặc biệt nữa là học sinh hiện nay viết văn còn theo cảm xúc nhất thời, chưa có chiều sâu, chưa theo một quy trình. Vì thế việc lập dàn ý trước khi viết bài văn là rất khó khăn với các em học sinh. Một khó khăn nữa của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề tài liệu nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít. Việc trao đổi kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi với các trường bạn chưa nhiều. Chính những lí do này mà các giáo viên vô cùng lo lắng và áp lực khi được phân công bồi dưỡng. Đó là thực tế mà bản thân luôn trăn trở.
III.Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1.Nguyên tắc trong việc bồi dưỡng
Là giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn luôn hướng cho các em nhận thấy văn chương dẫn các em vào một thế giới mà cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở thời đại nào cũng đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Học văn các em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều, từ những điều giản dị như nụ cười của mẹ hay niềm vui của cha. Với văn học các em có hình dung được cả một thế giới bao la đẹp vô ngần có thể hướng về quá khứ đến tương lai, liên tưởng, tưởng tượng một thế giới cổ tích...Tất cả những điều ấy không cần trải qua cuộc hành trình nào cả.
 Người thầy luôn xứng đáng là người dẫn đường tin cậy và là tấm gương sáng ngời về mọi mặt cho học sinh noi theo.
Giáo viên dạy đội tuyển luôn có tinh thần trách nhiệm cao, là tâm huyết, là người truyền lửa đến các em, truyền cảm hứng văn học và kích thích độ say đến các em học sinh thân yêu.
 Giáo viên dạy đội tuyển cần phải xây dựng chương trình, nội dung, hệ thống luyện tập cụ thể, chi tiết.
Việc lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển phải là học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương và đào tạo nguồn từ lớp 6. Nếu không có sự yêu thích môn học thì không thể bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Bởi sự say mê se giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức và giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống một cuộc sống sâu sắc, ý nghĩa với những gì mình được học.
Để học sinh yêu thích môn Ngữ văn thì người dạy phải giữ được ngọn lửa nhiệt tình của tình yêu nghề nghiệp, yêu bộ môn, xem việc giảng dạy là sứ mệnh cao cả. Có như vậy mới tìm tòi, suy nghĩ, trăn trở, tìm cách này, cách khác để lựa chọn câu chữ giảng sao cho hay, hứng thú học sinh khích lệ, gây hứng thú để học sinh có niềm đam mê môn học.
 Nhận thức đúng, rõ công việc mình đảm nhận không chỉ bồi dưỡng học sinh dự thi bộ môn văn đạt giải mà quan trọng hơn qua văn học các học trò biết sống đẹp hơn, biết đem cái đẹp đến cho cuộc đời.
2.Biện pháp bồi dưỡng.
2.1. Kiểm tra năng lực của học sinh.
Trong giờ học thấy học sinh chú ý nghe giảng, thái độ cảm xúc thay đổi theo nội dung bài học, chủ động, tích cực phát biểu ý kiến.
 Khi chấm bài thấy những bài có sự sáng tạo riêng, có cách nghĩ riêng (trên cơ sở kiến thức đã học), đúng đắn, phù hợp đem đến những giá trị văn học phục vụ giá trị thẫm mĩ trong cuộc sống. Biết thể hiện tố chất văn học – kiến thức văn học, biết liên hệ, đối chiếu, so sánh cuộc sống thực tế. Viết văn một cách tự nhiên không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2.2. Cung cấp kiến thức lí luận văn học cho học sinh.
 	Qua thời gian giảng dạy bản thân nhận thấy học sinh nắm kiến thức lí luận văn học còn mơ hồ cụ thể như: kiến thức về tác phẩm văn học, đặc trưng thể loại cơ bản của văn học, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện....nhiều em còn nhầm văn nghị luận và chứng minh, giải thích, bình luận ..đều gọi là các kiểu loại mà không phân biệt được văn nghị luận là phương thức biểu đạt còn giải thích, chứng minh...là phép lập luận trong văn nghị luận.Vì vậy giáo viên phải cho học sinh hiểu rõ bản chất của từng vấn đề để vận dụng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn chương.
Thao tác giải thích.
 Mục đích: Nhằm để hiểu
 Các bước:
+ Bước 1: 
 Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
	Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì?
+ Bước 2:
 Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lôgic về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao? 
+ Bước 3: 
 Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? 
Lưu ý: Khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
b. Thao tác chứng minh: 
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
- Các bước:
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 	 
c. Thao tác bình luận: 
- Mục đích: Tạo sự đồng tình. 
- Các bước: 
	+ Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
 + Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
	+ Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
	+ Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
2.3. Hướng dẫn kĩ năng làm các dạng bài nghị luận 
 Bất cứ một bài văn thuộc phương thức biểu đạt nào cũng phải tuân thủ theo 4 bước trước một đề bài bất kì là:
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc và sửa lại.
Thực tế cho thấy học sinh rất coi nhẹ lần lượt các bước này trong quá trình bồi dưỡng .Ở đây bản thân bồi dưỡng rất chú trọng đến 4 bước này và đặc biệt xin lưu ý đến bước lập dàn ý từng dạng bài nghị luận cụ thể cho học sinh bởi bước này định hướng cơ bản sườn bài văn tránh thiếu ý, lan man sa đà khi viết. Chương trình nghị luận lớp 9 bao gồm 2 dạng cơ bản : 
Dạng 1: Nghị luận xã hội . Gồm: 
 + Nghị luận tư tưởng đạo lí.
 + Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 + Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Dạng 2: Nghị luận văn học. Gồm:
- Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích. 
+ Nghị luận toàn bộ tác phẩm.
+ Nghị luận về phương diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
+ Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
+ Nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Nghị luận về một đoạn văn ngắn.
- Nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ.
+ Nghị luận toàn bộ bài thơ.
+ Nghị luận về phương diện bài thơ.
+ Nghị luận về nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Nghị luận về tác phẩm văn học gắn liền với việc giải quyết một ý kiến, một nhận định.
- Nghị luận tổng hợp sâu chuỗi nhiều đối tượng.
Trong quá trình ôn luyện giáo viên phải đưa ra dàn ý của từng bài nghị luận cụ thể ở trên cho học sinh thuộc lòng như công thức trong toán học để khi gặp dạng đề nào cứ thế áp dụng vào công thức . Sau đây xin đưa ra dàn ý của một số dạng nghị luận tiêu biểu .
	Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 
* Đề tài
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, thái độ vô cảm, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ, tình thương và hạnh phúc...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
* Dàn ý lí thuyết nghị luận tư tưởng đạo lí: 
	a/ Mở bài :Gợi – Đưa- Báo
Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra.
Báo : Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận( Có tính chuyển ý )
	b/ Thân bài : Giải - Phân – Bác – Đánh.
Giải: Giải thích các tư tưởng đạo lí tác động đến hoàn cảnh xung quanh, giải thích từ, giải thích khái niệm.
Phân : Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí (Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh).
Bác : Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí ( dùng dẫn chứng từ trong cuộc sống và văn học để chứng minh)
Đánh : Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận.
	c/ Kết bài : Tóm – Rút – Phấn 
Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề nghị luận.
Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống.
Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
* Một số đề tham khảo.
 - Đề 1: Quan điểm của em về lòng yêu quê hương.
Đề 2 : Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 3 : Nêu suy nghĩ về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại.
Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề tài: 
-Ô nhiễm môi trường.
-Nạn bạo hành trong gia đình.
-Bạo lực học đường.
-Những tấm gương người tốt việc tốt.
-Tiêu cực trong học tập và các tệ nạn trong XH....
Dàn ý lí thuyết nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống.
	a/ Mở bài : Gợi – Đưa - Báo
Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra.
Báo : Là báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận(Có tính chuyển ý ).
	b/ Thân bài : Thực- Nguyên – Hậu – Biện
Thực : Nêu lên thực trạng đời sống đưa ra nghị luận.
Nguyên : Là nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó(Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).
Hậu : Là hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả xấu.
Biện : Là biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn(Nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển(Nếu hậu quả tốt)
	 c/ Kết bài : Tóm- Rút- Phấn
Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề nghị luận.
Rút : Rút ra ý nghĩa, từ bài học hiện tượng đời sống.
Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
Ví dụ
- Đề 1: Hiên tượng chán học của học sinh hiện nay.
- Đề 2: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
 Đề tài: 
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học). 
 Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Tùy thuộc vào vấn đề trong tác phẩm văn học là tư tưởng đạo lí hay vấn đề chính trị xã hội để dựa vào dàn ý đã nêu ở trên và lưu 2 vấn đề sau:
a/ Phần một: Phân tích văn bản (Hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (Hoặc câu chuyện). 
b/ Phần hai (Trọng tâm): Nghị luận (Phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (Câu chuyện).
Ví dụ:
- Đề 1 : Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh Châu.
- Đề 2: “Con cò mà đi ăn đêm,
 ....
 Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
 Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.
Dạng nghị luận về một tác phẩm văn học
* Phân loại: 
 Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện(Đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
* Khái niệm:
	- Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể.
	- Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy. 
* Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm văn học.
Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm
Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tác phẩm là gì? Tác phẩm này có mấy luận điểm? Nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_o_t.doc