SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn 9 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn 9 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

Trong cuộc đời mỗi người, muốn trưởng thành không ai là không trải qua những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường - những năm tháng được gọi là“ thời hoa mộng” cái thời đặt nền móng cho mọi kiến thức, nền tảng nhân cách của mỗi con người. Tất cả các môn học trong nhà trường đều ít nhiều góp phần hoàn chỉnh điều đó. Trong đó môn Ngữ văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì cổ nhân đã nói:“ Văn học là nhân học”. Nhưng một thực tế đáng buồn là hiện nay các môn học ở nhà trường - môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đang bị coi là “ thất sủng”. Điều đó do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Vậy làm thế nào để các em hứng thú với môn học, học giỏi môn học? Đây là mong muốn chính đáng của nhiều học sinh cũng như giáo viên. Để yêu thích, say mê và học giỏi bộ môn kì diệu này, trước hết các em phải nuôi dưỡng lòng say mê, sau nữa phải có phương pháp học tập đúng đắn để không ngừng nâng cao vốn kiến thức của mình. Bên cạnh đó, người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, với đối tượng tiếp thu, với điều kiện cơ sở vật chất ở trường để giờ dạy đạt kết quả như mong muốn.

Sơ đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt, lắng nghe tri thức trước đây. Nó định hướng cho giáo viên biết phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất. Nó giúp học sinh chủ động phát triển ý kiến của mình, học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia vào việc xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo là: “ kiến thức, hội hoạ” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của các em. Các em có quyền nêu lên những nhận xét, những ý tưởng của mình về một tác phẩm nào đó Có thể những ý tưởng của các em đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi nhưng cũng đã góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh trong nhận thức, gây hứng thú cho các em và giờ văn lúc này không còn là: “ đóng khung trong tháp ngà nữa” mà thật sự gần gũi biết bao.

 

doc 19 trang thuychi01 7993
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn 9 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
1
1
PhÇn I Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2 .Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
2
PhÇn II Nội dung 
1. Cơ sở lí luận vµ c¬ së thùc tiÔn 
1.1 C¬ së lÝ luËn 
1.2 C¬ së thùc tiÔn 
2. Thực trạng vấn đề tr­íc khi ¸p dông SKKN
2.1. §èi víi viÖc d¹y cña gi¸o viªn
2.2. §èi víi viÖc häc cña häc sinh
3.BiÖn ph¸p ,gi¶i ph¸p chñ yÕu ®Ó thùc hiÖn ®Ò tµi 3.1.C¬ së ®Ò xuÊt gi¶i ph¸p giải pháp
3.2. C¸c b­íc chuÈn bÞ sö dông s¬ ®å t­ duy.
3.2.2. Chän ®¬n vÞ kiÕn thøc cã thÓ sö dông s¬ ®å t­ duy
3.2.3. ChuÈn bÞ vÏ s¬ ®å t­ duy 
3.2.4. C¸ch sö dông s¬ ®å t­ duy trong qu¸ tr×nh d¹y häc.
 3.2.4.1 Sö dông s¬ ®å t­ duy trong kiÓm tra bµi cò 
 3.2.4.2.Sö dông s¬ ®å t­ duy trong viÖc chuÈn bÞ bµi míi 
3.2.4.3.Sö dông s¬ ®å t­ duy khi d¹y bµi míi
 3.2.4.4. Gi¸o ¸n minh ho¹
3.2.4.5. KÕt qu¶ ®¹t ®­îc	
2
2
2
3
4
4
5
5
5
6
6
6 
7
7
8
9
10
14
3
PhÇn III Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
15
15
15 
 4
Tài liệu tham khảo
16 
 5
Danh mục các đề tài SKKN đã đạt giải do Hội đồng Phòng GD và ĐT huyện Qu¶ng x­¬ng đánh giá
17 
 PhÇn I Më ®Çu
	1. LÝ do chän ®Ò tµi 
 Trong cuộc đời mỗi người, muốn trưởng thành không ai là không trải qua những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường - những năm tháng được gọi là“ thời hoa mộng” cái thời đặt nền móng cho mọi kiến thức, nền tảng nhân cách của mỗi con người. Tất cả các môn học trong nhà trường đều ít nhiều góp phần hoàn chỉnh điều đó. Trong đó môn Ngữ văn đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì cổ nhân đã nói:“ Văn học là nhân học”. Nhưng một thực tế đáng buồn là hiện nay các môn học ở nhà trường - môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đang bị coi là “ thất sủng”. Điều đó do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Vậy làm thế nào để các em hứng thú với môn học, học giỏi môn học? Đây là mong muốn chính đáng của nhiều học sinh cũng như giáo viên. Để yêu thích, say mê và học giỏi bộ môn kì diệu này, trước hết các em phải nuôi dưỡng lòng say mê, sau nữa phải có phương pháp học tập đúng đắn để không ngừng nâng cao vốn kiến thức của mình. Bên cạnh đó, người giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, với đối tượng tiếp thu, với điều kiện cơ sở vật chất ở trường để giờ dạy đạt kết quả như mong muốn. 
Sơ đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt, lắng nghe tri thức trước đây. Nó định hướng cho giáo viên biết phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất. Nó giúp học sinh chủ động phát triển ý kiến của mình, học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia vào việc xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo là: “ kiến thức, hội hoạ” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của các em. Các em có quyền nêu lên những nhận xét, những ý tưởng của mình về một tác phẩm nào đó Có thể những ý tưởng của các em đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi nhưng cũng đã góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh trong nhận thức, gây hứng thú cho các em và giờ văn lúc này không còn là: “ đóng khung trong tháp ngà nữa” mà thật sự gần gũi biết bao.
Khi sử dụng sơ đồ tư duy, phần nội dung thì không thể làm mới, không thể thay đổi nhưng chúng ta vẫn có thể thay đổi và làm mới hình thức, phương pháp giảng dạy của mình sao cho kích thích được sự hứng thú, khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Trước đây, với phương pháp giảng dạy cổ truyền, các tiết học mà đặc biệt là các tiết ôn tập, tổng kếtSách giáo khoa cũng đã đưa ra một số bảng biểu cụ thể để học sinh làm và dù có thành công nhưng vẫn còn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ của các em. Hơn nữa, các bảng biểu đó đơn thuần chỉ là kẻ bảng mà chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc, đường nét. Sau đợt tập huấn, nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học. Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp giáo viên đổi mới về phương pháp dạy học, có nhiều ý tưởng hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh dần hình thành tư duy mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học và phát huy tối đa kỹ năng sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ là công cụ rất hữu ích trong quá trình dạy và học tập Chính vì những ưu việt đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: 
 “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn 9 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập”
Qua đề tài này, tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và sẽ tạo được luồng gió mới thổi vào tâm hồn các em giúp các em hứng thú, say mê trong học tập, giảm bớt đi sự căng thẳng, mệt nhọc trong mỗi tiết học. Đồng thời, sẽ giúp quí thầy cô cùng các em học sinh yêu thích và sử dụng nhiều hơn trong giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Với để tài nghiên cứu này, mục đích mà tôi hướng đến trước hêt là giúp các lớp HS mà tôi giảng dạy vÏ ®­îc s¬ ®å t­ duy néi dung kiÕn thøc bµi häc .N¾m v÷ng kiÕn thøc mét c¸ch s©u s¾c h¬n. 
 Cũng với đề tài này, tôi mong muốn đem đến cho đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy để cùng nhau nâng cao trình độ chuyên môn, đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Ngữ văn đối với học sinh lớp 9 ở tất cả các hoạt động của một giờ dạy: Ôn lại bài cũ, giới thiệu bài mới, tìm hiểu nội dung bài học, luyện tập, củng cố hoặc đơn giản là một trò chơi để tìm ra tác phẩm.
 - Đề tài này đã được nghiên cứu, ứng dụng trong quá trình dạy học tại đơn vị công tác – Trường THCS Qu¶ng Väng.
 - Phạm vi áp dụng: học sinh lớp 9A, 9B Trường THCS Qu¶ng Väng năm học 2017 -2018.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
	Phương pháp so sánh trong văn học; phương pháp đối lập; phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra phỏng vấn; phương pháp nêu vấn đề; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu ví dụ; phương pháp logic; phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp trực quan( sử dụng Bản đồ tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 và phương pháp thực nghiệm.
 Phần 2 Nội dung 
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 
1.1. Cơ sở lý luận
	Gần đây, những người quan tâm đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thường đề cập đến việc dạy học tích cực. Dạy học tích cực là một quan điểm dạy học trong đó bao gồm việc sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong dạy học tích cực có hệ thống các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong đó có sơ đồ tư duy. VËy s¬ ®å t­ duy lµ g×? Sơ đồ tư duy hay còn gọi là Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind Map) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau,... Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng Sơ đồ tư duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập Sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người . [1] 
 Sơ đồ tư duy – một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Nếu ta vận dụng đúng cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới[1] 
Những tiện ích của việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn:
Khi dạy học bằng Sơ đồ tư duy giúp học sinh:
- Tăng sự hứng thú trong học tập. Có được phương pháp học hiệu quả.
- Giúp cho bộ não của các em sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. 
- Giúp các em phát huy tối đa khả năng sáng tạo, năng lực tư duy về hội họa.
- Tạo bầu không khí học tập say mê sôi nổi, hứng thú.
- Biết cách khái quát hóa và có cái nhìn tổng thể về nội dung bài học.
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì hiệu quả trong việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn nói lên trình độ giáo dục văn học của nhà trường nói chung và của từng giáo viên. Văn học dễ làm say mê người học nếu người dạy tạo được sự hứng thú tự thân nơi người học. Tức là khi dạy phải: “ gõ vào trí thông minh” của học sinh, bởi lẽ giáo dục là đào tạo học sinh thành những thế hệ thông minh sáng tạo. Để đạt được điều đó, bản thân mỗi người giáo viên phải ra sức học tập, rèn luyện, tích cực, chủ động vận những thành tựu dạy học tiên tiến của loài người vào giảng dạy trong đó có sơ đồ tư duy. 
Khi sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học, tôi thấy học sinh học say mê, hứng thú hơn với môn học. Đặc biệt khi các em đã lập được sơ đồ tư duy theo trí nhớ của mình thì các em nhớ kiến thức rất tốt và tái hiện kiến thức nhanh hơn so với việc học theo cách ghi thường ngày. Hơn nữa khi lập sơ đồ tư duy tôi thường hướng dẫn học sinh lập sau mỗi bài học ra một tập giấy A4 hoặc một tập vở để lưu lại và mỗi khi ôn tập lại có thể mở ra học lại. Và cách đó thực sự mang lại hiệu quả rất lớn trong nhận thức và lĩnh hội thức của môn học. Không còn thấy các em học vẹt, học nông cạn, hình thức sáo rỗng nữa mà: “ Học đi đôi với hành”.
2.1.Cơ sở thực tiễn: 
 Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo. Người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
	 Thực tế, trong trường trung học cơ sở, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học xã hội và có tác động giáo dục sâu sắc đến tình cảm, nhân cách của học sinh. Vì vậy, khi dạy môn học này người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho các em kiến thức về văn chương, về tư tưởng, tình cảm mà trên hết là dạy cho các em ý thức đạo đức làm người. Bồi dưỡng, khơi dậy cho các em tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc. Chính vì vậy, để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, phát huy được khả năng nhận thức, khả năng tư duy, óc sáng tạo trong học tập thiết nghĩ sơ đồ tư duy sẽ là một phương tiện vạn năng, hữu hiệu nhất cho các em. 
 	 Rõ ràng, giờ đây học sinh được coi là bình diện thứ nhất còn giáo viên chỉ là người bạn đọc giàu kinh nghiệm là người cố vấn hướng dẫn khi học sinh cần chứ không can thiệp sâu vào cách đánh giá tác phẩm.
 Trở lại với vấn đề là làm sao để sử dụng sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, bản thân người giáo viên phải là người biết tổ chức, khêu gợi, hướng dẫn học sinh thấy được cái hay của việc khái quát hóa vấn đề bằng những đường nét, màu sắc, hình ảnh tinh xảo.
 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 Như chúng ta đã biết: “ Văn học là nhân học". Học văn là để học cách làm người, để hiểu được cuộc đời từ đó biết yêu cuộc đời, yêu con người. Thế nhưng, trong những năm gần đây, thực trạng học sinh chán học môn văn đã lên đến mức đáng báo động khiến cho những người làm công tác giáo dục không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Thực tế số lượng học sinh chọn các môn xã hội trong đó có môn văn ngày càng có chiều hướng giảm dần. Theo chủ quan của bản thân thì có một vài lý do như sau:
 2.1. Đối với việc dạy của giáo viên
 Đa số các giáo viên đều là những người rất tâm huyết với nghề mà mình đã lựa chọn, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh. Họ đã ý thức sâu sắc được phương pháp dạy học mới. Trong giảng dạy, học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được bày tỏ cách cảm, cách hiểu, ý kiến của mình về bộ mơn, được thực hành giao tiếp. Bên cạnh đó, họ đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại sau:
 Một số giáo viên còn lúng túng khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Họ không biết phải dạy như thế nào để tạo hứng thú cho các em trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng, sinh động.
Khi giảng dạy, họ chưa biết linh hoạt sử dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm của học sinh trường mình, để giúp các em hiếu và cảm nhận được sâu sắc về những giá trị của văn chương.
Một số giáo viên còn giữ thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh.
 Trong một số tiết học, dù đã cố gắng thực hiện theo chủ trương giảm tải nhưng cách tổ chức các đơn vị kiến thức vẫn còn rườm rà, kiểu như phải ghi chép thành câu, đoạn hoàn chỉnh, có khi phải nhiều câu dài dòng, trong khi đó chỉ cần một sơ đồ là học sinh có thể hiểu vấn đề thông suốt.
 Nguyên nhân lớn nhất vẫn là do ý thức, nhận thức của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học.
 2.2. Đối với việc học của học sinh
  Đa số các em đều ý thức được đây là bộ môn rất quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của các em nên các em đều có ý thức học tập tốt, tích cực chủ động trong học tập. Giờ học nhìn chung đã có một không khí mới, hào hứng, sôi nổi. Tuy nhiên đi sâu vào thực tế việc học của các em tôi nhận thấy rằng:
 Tồn tại lớn nhất của các em là thói quen thụ động: quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách rập khuôn, máy móc những gì giáo viên giảng.
 Một số học sinh thì ham chơi, hổng kiến thức nên chán học.
 Một thực trạng nữa mà chúng ta thấy rất rõ rệt đó là học sinh không có thói quen đọc sách. Mà không đọc sách thì làm sao các em thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, biết rung động trước những bài văn hay, biết thương cảm đối với những số phận bất hạnh...
 Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
* Kết quả khảo sát HS năm học trước, khi chưa vận dụng đề tài:
- Năm học 2016 – 2017:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9a
31
0
0
6
19,3
12
 38,7
11
35,4
2
6.4
9b
32
0
0
5
15,6
15
47,8
10
31
2
6,2
3. BIện pháp, giải pháp chủ yếu khi áp dụng đề tài:
 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Người thầy dạy học muốn học sinh học tích cực thì mình cũng phải dạy tích cực. Xuất phát từ những nguyên nhân và thực trạng như phân tích trên, một vấn đề đang đặt ra là : làm thế nào để một tiết dạy văn học thật sự lôi cuốn, hấp dẫn, tạo hứng thú khơi gợi sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ qua văn bản. Đồng thời, học sinh nắm vững kiến thức Tiếng Việt để học tập và sử dụng trong thực tế giao tiếp hằng ngày cũng như tạo lập các kiểu văn bản. Giáo viên phải dạy tích cực và vận dụng Sơ đồ tư duy vào như một phương pháp quen thuộc trong nhiều tiết dạy. 
 Hơn nữa, việc vận dụng Sơ đồ tư duy còn là một chủ trương trong tiến trình đổi mới dạy học của ngành Giáo dục, nên đưa ra một cách thức tiếp cận và vận dụng cho bộ môn Ngữ văn lúc này là cần thiết để quý đồng nghiệp chia sẻ và đóng góp. Do đó, tôi đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện đề tài.
 3.2.Các bước chuẩn bị khi sử dụng Sơ đồ tư duy: 
 3.2.1 Hướng dẫn học sinh làm quen với Sơ đồ tư duy: 
 Đây là phương pháp học mới, cái mới bao giờ cũng gây nhiều bỡ ngỡ nhất là đối với lứa tuổi học trò chưa nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh học sinh có thể làm quen với sơ đồ tư duy, trước tiên tôi chọn một đơn vị kiến thức đã học ở lớp dưới hay vừa mới học xong để vẽ sơ đồ tư duy. Sau đó giao nhiệm vụ cho các em xem nội dung trên sơ đồ tư duy đó, những cụm từ ngắn gọn, hình vẽ, hình ảnh liên tưởng, các dạng tổng quátem hãy tập thuyết minh lại kiến thức bằng lời như đang giảng lại cho các bạn em nghe hay đang làm gia sư cho các em nhỏ. Tiếp theo tôi có thể vẽ những sơ đồ tư duy thiếu thông tin và yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học lên điền thêm cho đầy đủ. Kế đến tôi hướng dẫn các em vẽ những đơn vị kiến thức đơn giản trước. Các em vẽ, tô màu theo sở thích và khả năng miễn ghi lại nội dung kiến thức bài học theo cách hiểu của mình. Tôi cũng lưu ý các em không nên vẽ đơn giản quá, cũng không quá cầu kì, màu sắc cũng nên hài hòa không quá lòe loẹt, phản cảmViệc hướng dẫn học sinh làm quen với sơ đồ tư duy phải làm từng bước, không thể nóng vội. Khi học sinh đã làm quen với sơ đồ tư duy rồi thì cách tự ghi kiến thức bằng sơ đồ tư duy và đọc sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn. 
 3.2.2. Chọn đơn vị kiến thức có thể sử dụng Sơ đồ tư duy
 Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng cũng như những anh bộ đội ra trận, nếu anh nhắm trúng mục tiêu thì sẽ diệt được địch, mang về chiến thắng vẻ vang; nếu không vừa lãng phí vũ khí vừa có thể bị lộ hậu quả sẽ khôn lường. Quay trở lại vấn đề tôi đang đề cập tới. Để chọn được đơn vị kiến thức sử dụng được sơ đồ tư duy là một vấn đề không hề đơn giản. Người giáo viên phải nắm kĩ mục tiêu bài học, khối lượng kiến thức của bài học. Ngoài ra, phải tính đến đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chấtVới riêng tôi để giải quyết vấn đề này tôi luôn xác định kĩ mục tiêu từng bài, xem xét những bài có đơn vị kiến thức nhỏ liên quan đến nhau; hoặc những cụm bài có chung kiến thức hay những bài có tính chất tổng kết, ôn tậpthì mới có thể áp dụng dùng Sơ đồ tư duy. 
 3.2.3. Chuẩn bị để vẽ Sơ đồ tư duy
Làm gì cũng vậy, muốn thành công trong công việc gì thì bao giờ cũng phải chuẩn bị chu đáo. Người nông dân muốn đi cày phải chuẩn bị con trâu, cái cày; người giáo viên lên lớp trước hết phải soạn bài; học sinh muốn làm bài kiểm tra, bài thi tốt phải chuẩn bị kiến thức.Vì thế, để sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học trong các tiết dạy cũng phải chuẩn bị chu đáo để vẽ sơ đồ tư duy. Thói quen của bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên là chỉ chuẩn bị chu đáo đồ dùng và các phương tiện dạy học khi có người thanh tra, dự giờ. Vì vậy, ở những tiết có thể sử dụng sơ đồ tư duy giáo viên chỉ dùng tay hoặc dùng thước để vẽ vừa mất thời gian, vừa mất thẩm mĩ lại không khoa học. Để đạt được kết quả tốt giáo viên nên vẽ sơ đồ trước ở nhà ( với những sơ đồ phức tạp) hay có thể dùng bảng phụ, máy chiếu. Nếu không, giáo viên chuẩn bị phấn màu, thước ( với những bài có sơ đồ đơn giản) để việc thực hiện được nhanh, đẹp. Việc chuẩn bị trước này sẽ rút ngắn thời gian, sơ đồ đẹp, khoa học sẽ gây hứng thú cho học sinh. 
3.2.4. Cách sử dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
3.2.4.1.Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ.
 Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ SĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ SĐTD theo yêu cầu.
	* Ví dụ 1: Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại” - Tiết 1,2 Ng÷ v¨n 9 TËp I trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến phương châm hội thoại ở Tiết 3 (Tiết 13 trong PPCT), giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập SĐTD để củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở hai tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em hãy lập SĐTD để hệ thống kiến thức về chúng?

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu_van_9_giup_hoc_s.doc