SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT

SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT

 Như chúng ta đã biết, hiện nay sự phát triển và nhu cầu của xã hội đã ảnh hưởng không ít đến việc học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh Trung học phổ thông ( THPT) nói riêng. Các em dành nhiều thời gian cho việc học các môn tự nhiên mà ít quan tâm đến học Văn và ít có hứng thú học Văn. Trong khi đó, đặc trưng của bộ môn Ngữ văn là một môn có tính trừu tượng, con đường đến với tác phẩm Văn học không đơn giản và không phải là công thức Toán học mà nó có con đường riêng. Hoàng Đức Lương trong bài Tựa Trích diễm thi tập đã viết: Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Qua nhận định của Hoàng Đức Lương, ta thấy học Văn không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn. Thơ văn hay nhưng kén người thưởng thức. Để hiểu hết được cái hay, cái đẹp của nó đòi hỏi người thưởng thức phải có hiểu biết, tinh tế và niềm đam mê. Vì vậy, nếu học sinh không có hứng thú học thì không thể có chất lượng. Có thể nói, đây là một trở ngại rất lớn cho việc dạy và học môn Ngữ văn. Hơn nữa, trong môn Ngữ văn việc dạy và học tích hợp giữa các phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi phương pháp dạy của mỗi phân môn là khác nhau. Đặc biệt, dạy Tập Làm Văn là dạy cho học sinh thực hành nói được và viết được. Tức là dạy cho các em kĩ năng tạo lập văn bản, từ đó giúp học sinh có khả năng thực hành giao tiếp, vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đối với học sinh THPT, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp lại có một ý nghĩa thiết thực hơn. Nó sẽ giúp các em vững vàng hơn trong học tập và làm việc sau này.

doc 15 trang thuychi01 12162
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
 Người thực hiện: Trần Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn
 Thanh Hóa, năm 2016
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Bìa 1
 Mục lục 2
1. MỞ ĐẦU: 3
 - Lí do chọn đề tài 3
 - Mục đích nghiên cứu 3
 - Đối tượng nghiên cứu 4
 - Phương pháp nghiên cứu 4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 4
 2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4
 2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4
 2.3: Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để 
giải quyết vấn đề. 5
 2.3.1: Rèn kĩ năng biết cách đọc và xử lí đề bài. 5 
 2.3.2: Rèn kĩ năng xác lập dàn ý cho bài văn. 6
 * Hình thành luận điểm cho bài văn 6
 * Sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm 7
 2.3.3: Rèn kĩ năng huy động và sử dụng kiến thức cho bài văn. 8 
 * Kĩ năng hồi cố và tái hiện kiến thức 8 
 * Kĩ năng định hướng kiến thức vào chủ điểm bài văn 9
 * Kĩ năng lựa chọn, vận dụng kiến thức liên môn, liên phân môn 
trong bài làm văn 9
 2.3.4: Rèn kĩ năng biến những hiểu biết, kĩ năng của mình thành 
bài văn hoàn chỉnh. 9
 * Kĩ năng viết chữ, dùng từ, đặt câu 9
 * Kĩ năng đưa lí luận và dẫn chứng vào bài văn 10 
 * Kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn 10 
 * Sử dụng giọng văn 10
 2.4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 11 
 2.4.1: Ví dụ minh họa. 11
 2.4.2: Kết quả bài làm của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến 
kinh nghiệm. 12
 2.4.3: Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 13
 - Kết luận 13
 - Kiến nghị 14
1. MỞ ĐẦU:
- Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết, hiện nay sự phát triển và nhu cầu của xã hội đã ảnh hưởng không ít đến việc học môn Ngữ văn của học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh Trung học phổ thông ( THPT) nói riêng. Các em dành nhiều thời gian cho việc học các môn tự nhiên mà ít quan tâm đến học Văn và ít có hứng thú học Văn. Trong khi đó, đặc trưng của bộ môn Ngữ văn là một môn có tính trừu tượng, con đường đến với tác phẩm Văn học không đơn giản và không phải là công thức Toán học mà nó có con đường riêng. Hoàng Đức Lương trong bài Tựa Trích diễm thi tập đã viết: Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vócĐến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Qua nhận định của Hoàng Đức Lương, ta thấy học Văn không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn. Thơ văn hay nhưng kén người thưởng thức. Để hiểu hết được cái hay, cái đẹp của nó đòi hỏi người thưởng thức phải có hiểu biết, tinh tế và niềm đam mê. Vì vậy, nếu học sinh không có hứng thú học thì không thể có chất lượng. Có thể nói, đây là một trở ngại rất lớn cho việc dạy và học môn Ngữ văn. Hơn nữa, trong môn Ngữ văn việc dạy và học tích hợp giữa các phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi phương pháp dạy của mỗi phân môn là khác nhau. Đặc biệt, dạy Tập Làm Văn là dạy cho học sinh thực hành nói được và viết được. Tức là dạy cho các em kĩ năng tạo lập văn bản, từ đó giúp học sinh có khả năng thực hành giao tiếp, vận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đối với học sinh THPT, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp lại có một ý nghĩa thiết thực hơn. Nó sẽ giúp các em vững vàng hơn trong học tập và làm việc sau này. 
 Trong phân môn Làm văn thì văn bản nghị luận sẽ giúp các em có khả năng lập luận, khả năng trình bày một vấn đề.Đối với học sinh lớp 10, tuy các em đã được làm quen với kiểu văn nghị luận từ bậc Trung học Cơ Sở (THCS) nhưng các thao tác, các kĩ năng để làm một bài văn ở mức độ cao hơn thì còn nhiều lúng túng, nhiều em chưa nắm vững phương pháp làm bài. Do đó, chất lượng bài làm chưa cao. Đây chính là vấn đề mà người giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải suy nghĩ.
 Đứng trước một thực tế xã hội và thực tế của bộ môn như vậy, là một cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi không thể không băn khoăn, trăn trở, suy ngẫm tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc, tồn tại trong giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường. Đây chính là lí do để tôi chọn viết đề tài Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT. 
- Mục đích nghiên cứu:
 Tôi chọn vấn đề Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh lớp 10 THPT làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn giúp các em có khả năng làm một bài văn nghị luận thành thạo ở bất cứ dạng nào ( nghị luận văn học hay nghị luận xã hội ). Từ đó, giúp các em có lập luận vững chắc khi muốn trình bày một vấn đề trong cuộc sống.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THPT
+ Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Trung
- Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp. Song tiêu biểu là một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra, thống kê số liệu.
+ Phương pháp khảo sát, so sánh, đối chiếu.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Để tìm hiểu về văn nghị luận, trước hết ta phải nắm được khái niệm và đặc điểm của nó.
 Văn nghị luận là dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến đúng phải có thái độ đúng. Có thể gọi ý kiến là lí còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Hơn nữa, có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí. Chính vì vậy, yêu cầu của một bài văn nghị luận là phải đúng hướng, phải trật tự logic, phải mạch lạc, phải trong sáng, sinh động, hấp dẫn và sáng tạo.
 Thật vậy, văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói riêng, đặc biệt nó xuyên suốt trong chương trình Ngữ văn THPT. Cụ thể là trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 thì văn nghị luận có 5/50 tiết chiếm 10% và có 5/10 tiết Làm văn chiếm 50% số tiết dành cho phân môn Làm văn. Sở dĩ như vậy, vì đây là một dạng Làm văn khó, đòi hỏi học sinh phải có tính khái quát cao, nắm vững kiến thức Văn học trong chương trình phổ thông và cả sự hiểu biết xã hội.
 Bản chất của việc học văn nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ. Từ đó, giáo viên giúp học sinh biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học và xã hội.
Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến mức độ cao.
 Trong quá trình rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận, mỗi giáo viên cần chú ý phát huy tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh chứ không được gò ép theo những khuôn mẫu nhất định. Do vậy, chúng ta cần xác định đây là tiết học rèn luyện ( rèn phương pháp, rèn kĩ năng làm văn). Nghĩa là giáo viên phải chú ý đến tính thực hành của phân môn Làm văn.
2.2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Thể văn nghị luận học sinh đã được học từ bậc Trung học Cơ Sở. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy có nhiều học sinh chưa thật thành thạo khi làm bài. Cụ thể là năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm đồng thời dạy môn Ngữ văn ở lớp 10K Trường THPT Hà Trung - lớp theo khối D. Thế nhưng, qua các bài kiểm tra, tôi thấy rằng các em còn rất nhiều hạn chế như: bố cục bài văn chưa rõ ràng; diễn đạt chưa mạch lạc, lưu loát; dùng từ chưa chính xác; trình bày ý còn lộn xộn; chưa trình bày ý thành các luận điểm. Đặc biệt đối với những đề cùng một tác phẩm nhưng có cách hỏi khác thì các em chưa biết cách xử lí, chưa lập luận theo yêu cầu của đề. 
 Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm về rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận được đúc rút từ tấm lòng yêu nghề, mến trẻ với mong muốn được trao đổi cùng đồng nghiệp và các em học sinh.
2.3: Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
 Thực ra vấn đề rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh lớp 10 Trung học Phổ Thông, đặc biệt là kiểu văn nghị luận đã được rất nhiều giáo sư đầu ngành, các thầy cô giáo có kinh nghiệm nghiên cứu và viết thành sách hay cẩm nang văn học. Ở đây, với kinh nghiệm giảng dạy hơn mười năm, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau nhằm giúp các em học sinh làm bài tốt hơn đối với kiểu văn nghị luận.
 2.3.1: Rèn kĩ năng biết cách đọc và xử lí đề bài.
 Đây là việc làm không học sinh nào bỏ qua nhưng thường được thực hiện một cách sơ sài hoặc không đúng phương pháp. Vì vậy, dẫn đến việc lập dàn ý không đúng với yêu cầu của đề.
 Có thể nói, kĩ năng nhận diện, phân tích đề là kĩ năng cần phải rèn luyện đầu tiên. Bởi muốn bài văn đạt kết quả cao trước hết học sinh phải biết nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu. Nghĩa là việc xác định vấn đề phải trúng. Vì thế, khâu tìm hiểu đề là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp cho học sinh tránh bị lạc đề, xa đề.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường hướng dẫn cho học sinh khi tìm hiểu đề cần trả lời bốn câu hỏi sau:
 Một là, đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? ( Tức là vấn đề cần nghị luận) . Viết lại rõ ràng các luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề: Đề nổi và đề chìm. Đối với dạng đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề ( tức là những từ ngữ quan trọng) trong đề bài. Đối với dạng đề chìm, các em cần nhớ lại bài học, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. 
 Hai là, đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?
 Ba là, cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào là chính?
 Bốn là, để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
 Tuy nhiên, vấn đề mà tôi đưa ra trong đề tài này là giúp học sinh có cách xác định đúng vấn đề cần nghị luận đối với các đề cụ thể. Thực ra, trong một tác phẩm văn học có rất nhiều cách ra đề khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là học sinh phải biết xử lí đề bài như thế nào? Sau đây, tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:
 Ví dụ: Cùng hỏi về bài Đọc Tiểu Thanh kí ( “ Độc Tiểu Thanh kí”) của Nguyễn Du có hai đề văn như sau:
Đề 1: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của anh ( chị) về bài thơ.
Đề 2: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
 Với hai đề trên, học sinh cần xác định: Cùng là phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí nhưng đề 1 thiên về phân tích bài thơ và bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với bài thơ, với tác giả Nguyễn Du. Còn điểm nhấn của đề 2 lại là tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Vì thế, không thể có cách làm giống nhau đối với hai đề này.
 Trên đây mới chỉ là một ví dụ của đề văn nghị luận tương đối đơn giản, học sinh có thể dễ dàng xử lí. Với kỳ thi học sinh giỏi, đề bài nghị luận thường được trích dẫn bằng những nhận định với nhiều ẩn ý thì việc đọc và xử lí đề bài đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức sâu rộng, có tư chất thông minh mới có thể phân tích đúng nội dung chính mà đề bài yêu cầu.
 Ví dụ có đề bài như sau:
 Nhà lí luận phê bình nổi tiếng Trung Quốc Viên Mai quan niệm: “ Thơ là do cái tình sinh ra”. 
 Anh ( chị ) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy phân tích bài thơ “ Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Với đề bài này, học sinh phải chỉ ra được cái tình là gì? Thực ra, nhận định này muốn nói về nỗi niềm, tâm sự, tiếng nói, những rung động, cảm xúc của các tác giả trong thơ nói chung. Từ đó, học sinh mới đối chiếu xem nó thể hiện như thế nào trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. 
 Như vậy, thông qua ba ví dụ trên và theo nguyên tắc chung của việc tìm hiểu đề, học sinh phải làm được ba yêu cầu sau khi đọc và xử lí đề bài:
- Xác định nội dung bài làm: Vấn đề cần bàn luận trong bài văn là gì?
- Xác định hình thức bài làm: Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội? Những thao tác nào được sử dụng trong quá trình làm văn? Đâu là thao tác chính? 
- Xác định phạm vi dẫn chứng cho bài làm: Dẫn chứng chính, dẫn chứng mở rộng. 
2.3.2: Rèn kĩ năng xác lập dàn ý cho bài văn:
 Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luậnnhờ đó mà tránh được tình trạng xa đề, lạc ý hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng. Hơn nữa, có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, không bị rơi vào tình trạng đầu voi đuôi chuột như đã thấy trong khá nhiều bài làm văn ở nhà trường. Vậy để xác lập được dàn ý, học sinh cần phải hình thành luận điểm cho bài văn và sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm.
* Hình thành luận điểm cho bài văn:
 Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy người viết phải trình bày ý kiến của mình và đưa ra
những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Thông thường để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
 Chính vì vậy, việc hình thành luận điểm cho bài văn là vấn đề cần thiết, là vấn đề chính mà học sinh phải tìm ra và giải quyết trong bài văn. Bởi luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm là sợi chỉ đỏ, là xương sống của bài văn nghị luận. Do đó, người viết phải xác định được hệ thống luận điểm rõ ràng thì bài văn mới có phương hướng, có nội dung đúng, đủ và sâu sắc. Luận điểm trong bài văn nghị luận phải đạt được các yêu cầu: chính xác, rõ ràng, sâu sắc và mới mẻ. Điều đó có nghĩa là, luận điểm phải phản ánh đúng bản chất vấn đề, phù hợp với đối tượng bàn luận; luận điểm được xây dựng phải sáng rõ, nổi bật, nhờ luận điểm mà người đọc nhận thức vấn đề sâu sắc; luận điểm đưa ra được những ý mới, ý hay, đem đến cho người đọc những nhận thức mới.
 Để đảm bảo được các yêu cầu trên, học sinh cần phải bám sát vào đề bài, huy động những kiến thức đã được học để suy luận và lập thành các luận điểm lớn cho bài làm. Đồng thời, từ các luận điểm lớn đó hình thành những luận điểm nhỏ, càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt.
 Ví dụ: Với đề 1 (như đã nêu trên), học sinh có thể xác lập các luận điểm lớn: 
Luận điểm 1: Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
Luận điểm 2: Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ đối với bài thơ.
 Từ luận điểm lớn 1, học sinh có thể suy ra những luận điểm nhỏ theo hai cách:
Cách 1: - Hai câu đề ..
 - Hai câu thực
 - Hai câu luận
 - Hai câu kết 
Cách 2: 
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh.
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với những người tài hoa mà bạc mệnh.
- Tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Du đối với chính mình. 
* Sắp xếp, xác định mức độ trình bày luận điểm:
 Một bài văn thường có nhiều luận điểm, vì vậy học sinh phải biết sắp xếp các luận điểm ấy theo một trình tự hợp lí, logic và sáng tạo để luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau làm sáng tỏ thêm cho luận điểm trước.
 Ví dụ: Với đề 2, học sinh nên sắp xếp các luận điểm theo trình tự:
- Giải thích khái niệm nhân đạo và biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học cũng như trong thơ văn Nguyễn Du.
- Chứng minh tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện trong bài Độc Tiểu Thanh kí .
+ Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua việc ca ngợi tài sắc của nàng Tiểu Thanh.
+ Đồng cảm với nỗi đau khổ của con người thông qua số phận của nàng Tiểu Thanh và những kiếp hồng nhan, tài hoa bạc mệnh.
+ Gián tiếp lên tiếng tố cáo những thế lực gây nên nỗi đau khổ cho con người
 Hoặc ở đề 3, học sinh nên sắp xếp các luận điểm theo trình tự sau:
- Giải thích câu nói Thơ là do cái tình sinh ra của nhà lí luận phê bình nổi tiếng Trung Quốc – Viên Mai.
+ Thơ là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người về thế giới và chính mình, con người tự cảm thấy cuộc đời qua cảm xúc, ấn tượng chủ quan của mình. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với sự cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật.
+ Nhân vật trữ tình thổ lộ nỗi niềm của mình qua lời thơ, nhờ thế tiếng nói trữ tình vừa riêng tư thầm kín vừa là tiếng lòng chung của cả thế hệ, thời đại.
+ Thơ thể hiện tiếng nói trong tâm hồn con người, là cái tình sinh ra: Từ những rung động, những cảm xúc chân thật của con người trước cảnh vật, một sự kiện, một sự vật, một con người, một tình huống mà dấy lên những cảm hứng liên tưởng, cảm nghĩ, đạt đến sự ý thức khái quát về nhân thế.
- Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định Thơ là do cái tình sinh ra.
+ Hai câu đề: Tiếng thở dài trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời và niềm thổn thức của tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật thay đổi, Tiểu Thanh đã mất nhưng nhà thơ viếng nàng qua một tập sách.
+ Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh, gợi nhớ cuộc đời, số phận nàng Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ, bị đày ải đến chết mà vẫn không được buông tha. 
+ Hai câu luận: Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, tài hoa bạc mệnh: từ số phận nàng Tiểu Thanh, nhà thơ khái quát về quy luật tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh, tự nhận mình là kẻ cùng hội cùng thuyền, là nạn nhân của mối oan khiên lạ lùng.
+ Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm: khóc Tiểu Thanh, nghĩ đến mình, hướng về hậu thế để bày tỏ nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa phải chịu khổ.
 Không chỉ sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lí, logic mà học sinh cần phải biết mức độ trình bày mỗi ý: ý nào nên nói lướt, ý nào cần khắc sâu hơn. Chẳng hạn, với đề 2: khái niệm và biểu hiện của tư tưởng nhân đạo chỉ cần trình bày lướt, nhưng ý 2 ( tư tưởng nhân đạo được thể hiện trong bài Độc Tiểu Thanh kí ) cần chiếm dung lượng chủ yếu trong bài làm. Tương tự như vậy, ở đề thứ 3 : ý 1 giải thích ý kiến Thơ là do cái tình sinh ra chỉ cần trình bày lướt, nhưng ý 2 biểu hiện của Thơ là do cái tình sinh ra trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí cần tập trung phân tích sâu và chiếm dung lượng chủ yếu trong bài làm.
2.3.3: Rèn kĩ năng huy động và sử dụng kiến thức cho bài văn.
 * Kĩ năng hồi cố và tái hiện kiến thức: 
 Đây là việc nhớ lại những kiến thức đã học, đã đọc. Những kiến thức ấy được lưu giữ trong đầu học sinh bằng cách ghi nhớ máy móc hoặc ghi nhớ có ý nghĩa từ nhà trường hay từ các nguồn tài liệu khác. Giờ đây các em cần phải nhớ lại và sử dụng.
 Ví dụ: Với ba đề bài đã nêu trên, học sinh cần tái hiện lại những kiến thức như:
- Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí ( hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, văn bản, nội dung, nghệ thuật chính)
- Tác giả Nguyễn Du ( con người, sự nghiệp)
- Truyện Kiều và một số tác phẩm về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại.
* Kĩ năng định hướng kiến thức vào chủ điểm bài văn:
 Trong khuôn khổ của một đề bài và thời gian làm bài bị giới hạn, bắt buộc học sinh phải hướng vào những yêu cầu cần và đủ cho một đề bài. Những yêu cầu có tính hạn chế của đề bài buộc học sinh phải gạt bỏ những kiến thức không cần thiết, để giữ lại những kiến thức cần thiết. Vì vậy, các em phải sàng lọc, tập trung, tổng hợp và khái quát hóa những kiến thức cần thiết nhất.
 Ví dụ: Với đề 2, học sinh nhất thiết phải tập trung vào vấn đề tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí với ba biểu hiện rõ nét như đã minh họa ở trên.
* Kĩ năng lựa chọn, vận dụng kiến thức liên môn, liên phân môn trong bài làm văn:
 Muốn bài văn viết phong phú về nội dung, thể hiện trình độ am hiểu, học sinh cần phải sử dụng kiến thức của hầu hết các phân môn như: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn họcNgoài ra, học sinh còn phải biết vận dụng kiến thức của những môn học khác như: Lịch sử, Văn hóa, Xã hội họcVà điều quan trọng là học sinh biết sử dụng linh hoạt và hợp lí các kiến thức này trong bài văn.
 Chẳng hạn với đề 2, ngoài kiến thức Văn học thông thường, học sinh còn phải biết sử dụng kiến thức Văn học sử, thơ Đường luật, Văn hóa, Lịch sử thờ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_viet_bai_van_nghi_luan_cho_hoc_sinh_l.doc