SKKN Sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh trong dạy học các đoạn trích sử thi dân gian Ngữ văn 10

SKKN Sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh trong dạy học các đoạn trích sử thi dân gian Ngữ văn 10

 Môn Ngữ văn trong trường THPT không chỉ có vai trò cung cấp những tri thức văn học phong phú, đa dạng mà còn có ý nghĩa to lớn trong quá trình hình thành thái độ sống và nhân cách làm người cho học sinh. Mỗi tác phẩm văn học là một lát cắt của cuộc sống, ở đó mỗi học sinh đều nhận thấy bóng dáng của hiện thực đời sống hằng ngày, đều nhận ra những chân lí giản đơn mà vô cùng sâu sắc ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, Từ đó các em biết hướng tới cái chân- thiện - mĩ trước mỗi hành động của mình trong cuộc sống.

Trên thực tế, môn Ngữ văn đang dần trở nên nhàm chán đối với học sinh. Một phần do thái độ học tập của các em. Nhưng một phần khác là do phương pháp truyền tải vấn đề của các thầy cô giáo trong nhà trường. Từ đó, mỗi tiết học Ngữ văn gây tâm lí nặng nề cho các em trong từng tiết học. Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang đạt ra những yêu cầu quan trọng đối với học sinh: phải sáng tạo, năng động và độc lập trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, cần hơn bao giờ hết việc mỗi giáo viên đổi mới sáng tạo trong cách truyền đạt kiến thức cho các em, trong đó có môn Ngữ văn.

 Trong hệ thống thể loại văn học, các tác phẩm sử thi dân gian (cả sử thi Việt Nam và sử thi nước ngoài) trong chương trình sách Ngữ văn 10/tập 1đang gây ra những khó khăn nhất định cho học sinh. Nguyên nhân: dung lượng của toàn bộ sử thi rất lớn, trong khi đó Hs chỉ học một đoạn trích nhỏ nên việc nắm được cốt truyện và nội dung của toàn bộ tác phẩm rất quan trọng. Phần tiểu dẫn sách giáo khoa có trình bày tóm tắt cốt truyện dưới dạng một đoạn văn, nên học sinh rất khó nhớ và khó thuộc. Từ đó dẫn đến một thực trạng là các em khó khăn trong việc gắn kết đoạn trích với tác phẩm chính; học xong đoạn trích vẫn không nắm được ý nghĩa mà tác giả dân gian gửi gắm. Vì vậy, các em không hứng thú khi tiếp xúc với thể loại này. Học sinh chỉ học thuộc bài học một cách máy móc theo những kiến thức mà giáo viên cho ghi trong vở, không thể tự mở rộng sự hiểu biết của mình trong toàn bộ sử thi.

 

docx 15 trang thuychi01 7432
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh trong dạy học các đoạn trích sử thi dân gian Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của đề tài
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.2.1. Thuận lợi 
3
2.2.2. Khó khăn
4
2.2.3. Tính cấp thiết của đề tài
5
2.3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" (Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
5
2.3.2. Đoạn trích "Uy- lit-xơ trở về" (Trích Ô-đi-xê- sử thi Hi Lạp)
7
2.3.3. Đoạn trích "Ra ma buộc tội" (Trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
11
3. Kết luận và kiến nghị
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
1. më ®Çu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Môn Ngữ văn trong trường THPT không chỉ có vai trò cung cấp những tri thức văn học phong phú, đa dạng mà còn có ý nghĩa to lớn trong quá trình hình thành thái độ sống và nhân cách làm người cho học sinh. Mỗi tác phẩm văn học là một lát cắt của cuộc sống, ở đó mỗi học sinh đều nhận thấy bóng dáng của hiện thực đời sống hằng ngày, đều nhận ra những chân lí giản đơn mà vô cùng sâu sắc ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,Từ đó các em biết hướng tới cái chân- thiện - mĩ trước mỗi hành động của mình trong cuộc sống.
Trên thực tế, môn Ngữ văn đang dần trở nên nhàm chán đối với học sinh. Một phần do thái độ học tập của các em. Nhưng một phần khác là do phương pháp truyền tải vấn đề của các thầy cô giáo trong nhà trường. Từ đó, mỗi tiết học Ngữ văn gây tâm lí nặng nề cho các em trong từng tiết học. Hiện nay, ngành giáo dục nước ta đang đạt ra những yêu cầu quan trọng đối với học sinh: phải sáng tạo, năng động và độc lập trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, cần hơn bao giờ hết việc mỗi giáo viên đổi mới sáng tạo trong cách truyền đạt kiến thức cho các em, trong đó có môn Ngữ văn.
 Trong hệ thống thể loại văn học, các tác phẩm sử thi dân gian (cả sử thi Việt Nam và sử thi nước ngoài) trong chương trình sách Ngữ văn 10/tập 1đang gây ra những khó khăn nhất định cho học sinh. Nguyên nhân: dung lượng của toàn bộ sử thi rất lớn, trong khi đó Hs chỉ học một đoạn trích nhỏ nên việc nắm được cốt truyện và nội dung của toàn bộ tác phẩm rất quan trọng. Phần tiểu dẫn sách giáo khoa có trình bày tóm tắt cốt truyện dưới dạng một đoạn văn, nên học sinh rất khó nhớ và khó thuộc. Từ đó dẫn đến một thực trạng là các em khó khăn trong việc gắn kết đoạn trích với tác phẩm chính; học xong đoạn trích vẫn không nắm được ý nghĩa mà tác giả dân gian gửi gắm. Vì vậy, các em không hứng thú khi tiếp xúc với thể loại này. Học sinh chỉ học thuộc bài học một cách máy móc theo những kiến thức mà giáo viên cho ghi trong vở, không thể tự mở rộng sự hiểu biết của mình trong toàn bộ sử thi. 
	Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Như Xuân, tôi đã thay đổi phương pháp dạy phần tóm tắm tác phẩm sử thi (thuộc phần tiểu dẫn) như sau: từ chỗ để học sinh đọc tóm tắt tác phẩm trong sách giáo khoa sau đó giáo viên kể lại đến chỗ hình thành sơ đồ tóm tắt, đưa ra hình ảnh then chốt của đoạn trích cho học sinh dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ gắn kết với đoạn trích. 
Có nhiều đề tài đã đưa hình thức sơ đồ tư duy, tranh ảnh vào dạy học các tác phẩm văn chương, nhưng chưa có một đề tài cụ thể, chuyên sâu về thể loại sử thi dân gian.
Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài:
“Sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh trong dạy học các đoạn trích sử thi dân gian Ngữ văn 10”.
Qua đề tài này tôi muốn gửi đến một phương pháp đổi mới hình thức dạy học truyền thống đó là sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động thay cho cách truyền đạt kiến thức bằng ngôn ngữ, giúp các em có hứng thú và tích cực tư duy hơn khi học môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Vấn đề sử dụng sơ đồ kiến thức phần tóm tắt tác phẩm sử thi sẽ giúp học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt bài học, liên hệ tốt với đoạn trích cần học. Từ đó các em có hứng thú hơn với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là tác phẩm sử thi dân gian.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Vấn đề sử dụng sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh trong việc dạy học các đoạn trích sử thi dân gian chương trình Ngữ văn 10.
	Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong ba tác phẩm sử thi: 
	+ Sử thi Đăm Săn với đoạn trích "Chiến thắng Mtao-Mxây" (Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam).
	+ Sử thi Ô-đi-xê với đoạn trích "Uy-lit-xơ trở về" (Sử thi Hi Lạp).
	+ Sử thi Ra-ma-ya-na với đoạn trích "Ra-ma buộc tội" (Sử thi Ấn Độ).
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
	+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài.
	+ Phương pháp điểu tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin là phương pháp khảo sát về thực trạng, tình hình học tập và năng lực học tập của học sinh tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đề xuất những giải pháp khoa học hoặc giải pháp thực tiễn để giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc.
	+ Phương pháp thống kê và xử lí số liệu là phương phápthống kê, tính toán số lượng học sinh đạt hiệu quả khi áp dụng đề tài nghiên cứu và số lượng học sinh không áp dụng đề tài nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của đề tài:
- Bên cạnh việc sử dụng sơ đồ tóm tắt, tôi bổ sung thêm cách thức đưa một số tranh ảnh minh họa cho những đoạn văn có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm và đoạn trích để tạo điểm nhấn cho bài học. Đồng thời, tạo được sự chú ý, hứng thú tiếp nhận cho các em. Kiến thức dưới dạng sơ đồ và hình ảnh luôn để lại nhiều ấn tượng và thu hút sự quan tâm của học sinh. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
* Khái niệm về sử thi: còn gọi là trường ca, bài ca anh hùng, là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùngđể kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
* Tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
* Đặc điểm của tác phẩm tự sự: miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sự kiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người và môi trường xung quanh. Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan hệ.
* Tóm tắt tác phẩm tự sự: là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra trong tác phẩm đó. Đây là thao tác cần thiết đề nắm vững được nội dung chính của câu chuyện.
* Sơ đồ, mô hình, tranh ảnh là những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật và mối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính (quan sát được, cảm nhận được). Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể. Nhằm giúp cho người học nắm vững một cách trực tiếp, khái quát những nội dung cơ bản, đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức cho người học.
* Ưu điểm của phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức:
- Dễ phát huy tính tích cực của người học.  
- Kiến thức được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, ngắn gọn dễ nhớ. Dùng sơ đồ, tranh ảnh minh họa tạo hiệu quả: trong một thời gian rất ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, vừa làm rõ bài giảng, vừa xâu chuỗi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng.
- Tác động vào "kênh hình" của người học. Sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, bài giảng, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của người học, củng cố kiến thức bài giảng, hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới, có lòng yêu thích môn học.
- Người học khám phá tri thức mới theo trình tự logic, giúp người học hiểu được bản chất quy luật. Thuận lợi cho quá tình tái hiện tri thức khi cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi 
Phía học sinh: dễ dàng nắm bắt cốt truyện của toàn bộ tác phẩm sử thi. Từ đó, học sinh dễ hiểu về nội dung của đoạn trích sẽ học, cảm nhận rõ hơn những ý nghĩa tư tưởng mà tác giả dân gian muốn gửi gắm. Học sinh hứng thú hơn trong từng tiết học, không còn cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với thể loại sử thi dân gian (cả sử thi trong nước và sử thi nước ngoài).
Phía giáo viên: đầu tư nghiên cứu, tìm tòi để giờ dạy tạo được hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả tiếp nhận cao. Qua đó, giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
	2.2.2. Khó khăn
* Phía học sinh:
- Hiện nay, học sinh đang dần "xa lánh" môn Ngữ văn bởi các em không tìm thấy hứng thú và sự đam mê trong từng tiết học.
- Đa số học sinh lười học văn vì cho rằng học văn khó và không thực tế. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh nghĩ chẳng cần phải học văn nhiều vì khi làm bài bịa vài ba dòng là có thể tránh được điểm liệt.
- Học sinh đang còn học theo kiểu đối phó và máy móc. Nhiều khi các em trình bày kiến thức theo những gì đã được ghi trong vở mà không hiểu rõ ý nghĩa và tư tưởng của tác phẩm.
- Trong các bài kiểm tra, học sinh còn yếu về khâu diễn đạt, sử dụng câu văn lủng củng, tối nghĩa, ngô nghê.
- Khả năng tư duy logic của học sinh còn nhiều yếu.
- Trường THPT Như Xuân là một trường của huyện miền núi, rất nhiều học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Phụ huynh phải đi làm ăn xa, không có điều kiện quan tâm, kèm cặp các em học tập. Đặc biệt, học sinh đi học theo tư tưởng "phổ cập giáo dục", điểm đầu vào của trường chỉ trừ điểm liệt. Nên năng lực của học sinh đa phần là yếu, kém. Khả năng nắm bắt vấn đề của các em còn chậm. Để nắm vững cốt truyện của một tác phẩm sử thi với dung lượng lớn theo hình thức đoạn văn rất khó khăn với các em. Thậm chí, nhiều học sinh còn không hề chú ý đến phần tóm tắt tác phẩm vì nó quá phức tạp. 
* Phía giáo viên: 
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài của các em học sinh.
- Một số giáo viên tâm huyết với nghề, nhưng chưa phát huy được hứng thú và tính tích cực trong học tập của các em học sinh.
* Phía thể loại văn học:
- Sử thi dân gian là một thể loại văn học có dung lượng tác phẩm lớn, nhiều sự kiện xảy ra thời cổ đại - thời đại mà học sinh chưa thể hình dung yếu tố lịch sử, đặc trưng vùng miền. Vấn đề trong sử thi lại mang tính cộng đồng, ý nghĩa tư tưởng lớn. Nhiều học sinh "ngại" tiếp xúc với thể loại văn học này, đặc biệt là học sinh miền núi.
- Trong chương trình Ngữ văn 10- ban cơ bản, ngoài tác phẩm sử thi dân gian Việt Nam (đoạn trích "Chiến thắng MtaoMxây" - sử thi "Đăm Săn"), còn có hai tác phẩm sử thi dân gian nước ngoài: sử thi Hy Lạp (đoạn trích "Uy-lit-xơ trở về"- sử thi Ô-đi-xê) và sử thi Ấn Độ (đoạn trích "Ra-Ma buộc tội"-sử thi Ra-ma-ya-na). Ba tác phẩm sử thi với dung lượng rất lớn, nhiều sự kiện xoay quanh nhân vật, tạo ra những khó khăn cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh.
2.2.3. Tính cấp thiết của đề tài
Cần phải có sự đổi mới phương pháp và cách thức giảng dạy: sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, các tranh ảnh minh họa cho một số đoạn văn có ý nghĩa then chốt trong sử thi và đoạn trích để khơi gợi hứng thú học tập của học sinh, giúp các em tiếp cận với tác phẩm sử thi dân gian một cách trực quan, ngắn gọn, mạch lạc và logic hơn.
2.3. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
	- Trước hết, giáo viên cho học sinh tìm hiểu lần lượt từng vấn đề trong phần tiểu dẫn: nêu khái niệm sử thi, thể loại sử thi. Đến phần tác phẩm cụ thể, giáo viên cung cấp cho học sinh tranh ảnh liên quan đến bài học, phần tóm tắt tác phẩm giáo viên sử dụng sơ đồ tóm tắt đã chuẩn bị từ trước. Sơ đồ kiến thức đó sẽ tác động đầu tiên vào "kênh hình" của học sinh (bước đầu thu hút sự chú ý của học sinh). Tranh ảnh sẽ tạo điểm nhấn về mặt kiến thức then chốt cho học sinh trong quá trình tiếp nhận. Giáo viên gọi một học sinh dựa vào phần tóm tắt trong sách giáo khoa và sơ đồ trên tự tóm tắt lại tác phẩm cho cả lớp cùng nghe. Giáo viên có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh cho học sinh.
	- Với sơ đồ tóm tắt tác phẩm, học sinh có dịp nhìn nhận toàn bộ sử thi một cách tổng quát nhất và nhận ra vị trí đoạn trích sẽ học trong dòng chảy của từng sự kiện xảy ra. Sau khi nắm được cốt truyện, học sinh sẽ tự rút ra nội dung chính của tác phẩm sử thi và chủ đề tư tưởng mà tác giả dân gian gửi gắm qua nhân vật chính.
	- Với một số tranh ảnh liên quan đến sử thi, sẽ dễ dàng tạo sự chú ý và hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên đã bước đầu tái hiện lại không khí vùng miền trong từng sử thi. 
	- Điều quan trọng là học sinh dựa vào cách trình bày sơ đồ tóm tắt tác phẩm mẫu của giáo viên, các tranh ảnh được đưa ra để học sinh có thể tự tóm tắt đoạn trích và phát huy trí tưởng tượng, sự liên tưởng của các em trong bài học.
	2.3.1. Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" (Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa (Ngữ văn 10 ban cơ bản/tập 1/trang 30):
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại sử thi
a. Đặc điểm của sử thi:
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn
- Ngôn ngữ có vần, nhịp
- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
b. Phân loại:
- Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới và muôn loài, con người và bộ tộc thời cổ đại.
VD: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẩm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mnông),
- Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời, chiến công của những nhân vật anh hùng.
VD: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã (Ê đê),
c. Hình thức diễn xướng: Kể - hát
2. Sử thi Đăm Săn
- Xuất xứ: Sử thi Ê –đê (dân tộc Tây Nguyên)
- Tên đầy đủ:Bài ca chàng Đăm Săn
- Thể loại: sử thi anh hùng
- Tóm tắt tác phẩm:
Lấy Hơ Nhị và
 Hơ Bhi làm vợ
Đăm Săn
Sứ mệnh tù trưởng
Tù trưởng giàu có, hùng mạnh
Tù trưởng Kên Kên
( Mtao Grư)
Tù trưởng Sắt
(Mtao Mxây)
Chặt cây thần ®vợ chết®lên trời tìm thuốc
Chết ® Sinh ra Đam Săn cháu 
Cầu hôn nữ thần mặt thời
3. Đoạn trích Chiến thắng Mato- Mxây
Đăm Săn giành chiến thắng trước Mtao- Mxây
Cảnh ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn và dân làng
- Qua sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh học sinh có thể bước đầu cảm nhận được:
+ Cuộc đấu tranh giữ và mở rộng đất đai của tù trưởng Đăm Săn, đem lại cuộc sống bình yên và giàu có cho dân làng. 
+ Vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn: đầy sức mạnh, sẵn sàng bảo vệ gia đình và buôn làng,.
+ Khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
+ Tính dân tộc, tính cộng đồng trong đoạn trích.
+ Học sinh nhìn thấy rất rõ vị trí đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" trong chỉnh thể toàn bộ sử thi.
2.3.2. Đoạn trích "UY-ÍT-XƠ trở về" (Trích Ô-đi-xê- sử thi Hi Lạp)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa (Ngữ văn 10 ban cơ bản/tập 1/trang 47):
TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Hô-me-rơ:
- Là con của một gia đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII TCN.
- Là nhà thơ mù tài hoa, một ca sĩ hát rong được mọi người dân Hi Lạp yêu mến. Hiện nay có 11 thành phố Hi Lạp đều nhận là quê hương của ông.
2. Sử thi Ô-đi-xê:
a. Dung lượng: 
Gồm 12.110 câu thơ, chia thành XXIV khúc ca.
b. Tóm tắt:
Uy-lit-xơ
Trở về quê hương sau khi hạ thành Tơ-roa
Nàng Pê-nê-lốp
Gặp nạn trên biển, bị nữ thần Ca-lip-xô giam giữ
Chống chọi với âm mưu của 108 kẻ quyền quý
Vua An-ki-ni-ôt
Trở về quê hương I-tác trừng trị 108 vị cầu hôn
Thử thách của nàng 
Pê-nê-lốp
Đoàn tụ
3. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Vị trí: Thuộc phần 2, khú ca XXIII
Uy-lit-xơ tiêu diệt 108 bọn cầu hôn xảo quyệt
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa nàng Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ
→ Qua sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh học sinh có thể nhận thấy: 
- Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình quay trở về quê hương và cuộc chiến đấu bảo vệ hạnh phúc gia đình của nhân vật Uy-lit-xơ.
- Cuộc gặp gỡ và đoàn tụ giữa Uy-lít-xơ và nàng Pê-nê-lốp thể hiện rõ nét vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ của hai nhân vật.
- Học sinh bước đầu cảm nhận được ý nghĩa của đoạn trích sẽ học qua việc tóm tắt toàn bộ tác phẩm sử thi.
- Học sinh nhìn thấy vị trí đoạn trích thuộc phần cuối của sử thi: thuộc khúc ca XXIII trong tổng số 24 khúc ca.
2.3.3. Đoạn trích "Ra ma buộc tội" (Trích Ra-ma-ya-na- sử thi Ấn Độ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa (Ngữ văn 10 ban cơ bản/tập 1/trang 55):
TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Tác giả của bộ sử thi "Ra-ma-ya-na" là nhân dân Ấn Độ (tu sĩ và thi nhân).
- Được đạo sĩ Van-mi-ki chỉnh sửa và hoàn thiện.
2. Tác phẩm sử thi Ra-ma-ya-na:
- Dung lượng: 24.000 câu thơ đôi (mỗi câu thơ đôi gồm hai dòng thơ)
- Giá trị của sử thi: 
+ Sử thi Ra-ma-ya-na được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ
+ Sử thi Ra-ma-ya-na làm say đắm lòng người và cứu vớt người dân Ấn Độ thoát khỏi tội lỗi.
- Tóm tắt tác phẩm:
Ra-ma
(hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-ra-xa-tha)
Đi đày 14 năm cùng Lăc-ma-na và Xi-ta
Ra-ma buộc tội và ruồng bỏ Xi-ta
Vua khỉ Xu-gri-va và tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ
Quỷ vương Ra-va-na bắt cóc Xi-ta
Đoàn tụ với Xi-ta và quay về cai trị vương quốc
3. Đoạn trích Ram-ma buộc tội
- Thuộc khúc ca thứ 6, chương 79
Cuộc chiến giữa Ra- ma và quỷ vương Ra-va-na
Nàng Xi-ta nhảy vào giàn lửa
→ Qua sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh học sinh có thể bước đầu nhận thấy:
- Sử thi kể lại các kì tích của hoàng tử Ra-ma cùng với hành trình tìm lại hạnh phúc và ngôi vị chính đáng của mình.
- Vị trí đoạn trích "Ra-ma buộc tội" nằm trong chuỗi những hành động của Ra- ma đối với người vợ yêu quý - nàng Xi-ta.
- Qua hình ảnh, các em có cái nhìn rõ nét hơn về hành động đầy dũng cảm và phẩm chất cao quý của nàng Xi-ta.
- Học sinh có cái nhìn tổng quát về toàn bộ sử thi Ra-ma-ya-na cùng với dung lượng đồ sộ của nó.
- Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú trong tiết học bởi sự kịch tính của vấn đề xảy ra, mong muốn tìm hiểu đoạn trích trong sách giáo khoa để khám phá tính cách của từng nhân vật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Với bản thân và đồng nghiệp: 
Đề tài đã được bản thân tôi và một số đồng nghiệp trong tổ Ngữ văn kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy ở khối 10.Việc sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm giúp chúng tôi đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực và hứng thú hơn với bài học. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng sơ đồ một cách linh hoạt trong các phần khác nhau của bài học, tạo ra những tiết học thú vị để học sinh được làm chủ tiết học nhiều hơn.
* Với học sinh:
- Nhờ sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh học sinh dễ nắm bắt cốt truyện, từ đó có cái nhìn khái quát hơn với bài học, cảm nhận tốt hơn về nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm. Dẫn đến kết quả là học sinh viết bài sẽ tốt hơn.
- Việc sử dụng sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh giúp học sinh tích cực tư duy, rèn luyện khả năng tự trình bày, tự diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. Hạn chế tình trạng học sinh học bài một cách máy móc và mang tính đối phó.
- Việc sử dụng sơ đồ tóm tắt, tranh ảnh giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết của bản thân vượt ra ngoài đoạn trích trong sách giáo khoa.
- Học sinh không còn ngại khi tiếp xúc với những tác phẩm tự sự dung lượng lớn và phức tạp về sự việc. Bởi các em biết tự rút ra kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự bằng sơ đồ kiến thức và cũng tự biết cách hệ thống kiến thức của từng bài học cụ thể.
* Kiểm nghiệm:
Kết quả so sánh giữa lớp 10A3 là lớp thực nghiệm và lớp 10A4 là lớp đối chứng cho thấy kết quả làm bài của lớp 10A3 cao hơn hẳn (Chỉ đối chiếu qua những bài có kết quả từ trung bình trở lên). 
Bài kiểm tra
Lớp – Sĩ số
Bài viết số 2
Bài viết số 3
Bài kiểm tra học kì I
10 A3- 39
24
25
35
10A4 - 38
27
27
30
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
	Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và khơi gợi hứng thú cho học sinh là một vấn đề cấp thiết đối với các môn học, đặc biệt là bộ môn Ngữ văn. Từ thực tế nghiên cứu đề tài và trực tiếp giảng dạy, tôi rút ra một số kết luận sau:
	Thứ nhất: đề tài Sử dụng sơ đồ tóm tắt tác phẩm, tranh ảnh trong dạy học các đo

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_so_do_tom_tat_tac_pham_tranh_anh_trong_day_hoc.docx