SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị Luận văn học

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị Luận văn học

 Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn học sinh giỏi, câu hỏi nghị luận văn học có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận văn học vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 4 đến 5 điểm trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận văn học thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn.

 Để làm nên một bài văn nghị luận văn học thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

 Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận văn học, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận văn học luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn đạt và trình bày. Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận văn học, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn.

 Với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận một tác phẩm văn học nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung khiến tôi trăn trở, suy ngẫm, tìm tòi để đưa ra một hướng dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi làm văn nghị luận văn học. Đó cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận văn học’’

 

doc 17 trang thuychi01 10393
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
MỤC LỤC
1
I. Mở đầu......................................................................................................
2
Lí do chọn đề tài......................................................................................
2
Mục đích nghiên cứu...
2
3. Đối tượng nghiên cứu...
2
4. Phương pháp nghiên cứu..
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.............................................................
3
1. Cơ sở lí luận.............................................................................................
3
2. Thực trạng và nguyên nhân vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................................................................................................
3
2.1. Thực trạng vấn đề..................................................................................
3
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận...............
4
3. Giải pháp thực hiện..................................................................................
5
3.1. Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.
5
3.1.1. Khái niệm đoạn văn mở bài..
5
3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài...
5
3.1.3. Cấu tạo phần mở bài..
6
3.2. Cách viết phần mở bài..
7
3.2.1. Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài...
7
3.2.2. Xác định cách nêu vấn đề (cách mở bài)
7
3. 2.3. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế...
7
* Mở bài trực tiếp.
7
 Cách 1: Mở thẳng vấn đề...
7
 Cách 2: Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt...
8
* Mở bài gián tiếp
8
 Cách 1: Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả.
8
 Cách 2: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự)...
9
 Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập).
9
 Cách 4: Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá hoặc nhận định của một tác giả
10
 Cách 5: Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm.
10
 Cách 6: Đoạn dẫn có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, hoặc một câu chuyện kể...
10
3.3. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu
12
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại trường THPT Hà Văn Mao.
13
III. Kết luận và kiến nghị.
14
1. Kết luận....................................................................................................
14
2. Kiến nghị..................................................................................................
14
Tài liệu tham khảo........................................................................................
15
Phụ lục..........................................................................................................
16
I. Mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài
 Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn học sinh giỏi, câu hỏi nghị luận văn học có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận văn học vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 4 đến 5 điểm trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận văn học thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn. 
 Để làm nên một bài văn nghị luận văn học thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. 
 Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận văn học, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận văn học luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn đạt và trình bày. Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận văn học, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn. 
 Với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận một tác phẩm văn học nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung khiến tôi trăn trở, suy ngẫm, tìm tòi để đưa ra một hướng dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi làm văn nghị luận văn học. Đó cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận văn học’’ 
2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài này nhằm định hướng thao tác viết phần mở bài cho bài văn nghị luận đúng và hay đồng thời giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm một bài văn và hạn chế tối đa học sinh yếu trong việc xậy dựng hoàn chỉnh một văn bản nghị luận. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu các kiểu mở bài cơ bản và ứng dụng vào phần mở bài cho các tác phẩm văn học lớp 12.
 SKKN được áp dụng đối với học sinh THPT đặc biệt là lớp 12 - Trường THPT Hà Văn Mao trong các giờ học tìm hiểu tác phẩm văn học, ôn buổi chiều, ôn thi tốt nghiệp THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của SKKN như: Lí thuyết về phần mở bài, Phương pháp mở bài.
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - đối chứng giữa các lớp với nhau, kết hợp tìm hiểu tâm lí của các em trong quá trình học tập.
 Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thông qua nhóm chuyên môn.
 Rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lí luận. 
 “Văn hay không kể văn dài
      Chỉ mở đầu bài là biết văn hay”
 Câu nói mà chúng ta thường nghe trên đã nói lên tầm quan trọng của phần mở bài đối với một bài văn. Tất nhiên một bài văn hay cần nhiều kĩ năng song viết mở bài là một kĩ năng quan trọng là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc đáo hay không. Nằm ở vị trí đầu tiên trong bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn nói chung cũng như nghị luận nói riêng, phần mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Một mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó còn tạo thêm hứng thú cho người viết. Ngược lại, người đọc mất cảm tình khi tiếp xúc với một bài văn có phần mở bài mang biểu hiện của nhận thức hạn chế và lối tư duy thiếu mạch lạc của người viết. Từ tâm lí tiếp nhận không tốt, người đọc có thể mặc nhiên quy kết rằng nội dung bài văn này kém chất lượng. 
 Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về phần mở bài trong văn bản nói chung và văn nghị luận nói riêng. Tiêu biểu là một vài cuốn sách hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn và hướng dẫn Làm văn như: Phương pháp làm văn nghị luận (Thẩm Thệ Hà); Tài liệu hướng dẫn học môn Làm văn (Nguyễn Quang Ninh); Giáo trình làm văn (Đình Cao, Lê A); Dàn bài Tậplàm văn 12 (Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng); Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông (Nguyễn Quốc Siêu); 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn (Nguyễn Quang Ninh); Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng Mạnh); Muốn viết được bài văn hay (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên). Nhìn chung đa số các cuốn sách đều đã đề cập đến phần mở bài, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chưa được sâu sắc và trọn vẹn như khi bàn về phần thân bài.
 Vì vậy hi vọng những kinh nghiệm của tôi trong thực tiễn giảng dạy sẽ phần nào tháo gỡ những khó khăn trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài cho học sinh.
 2. Thực trạng và nguyên nhân vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng vấn đề.
 Thực tế của nhiều năm chấm thi và trực tiếp dạy học, tôi nhận thấy phần mở bài trong bài làm văn nghị luận của học sinh còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Một số lỗi thường gặp của học sinh khi viết mở bài cho đề văn nghị luận: 
 - Nhiều học sinh làm bài không có không có mở bài, không giới thiệu yêu cầu đề. Hay nói chính xác hơn, học sinh không xác định được bố cục bài viết nên khi làm bài không phân biệt được mở bài hay thân bài. Vì vậy, học sinh khi làm bài là trực tiếp giải quyết vấn đề mà thiếu phần đặt vấn đề, thậm chí nhiều học sinh chép lại y nguyên yêu cầu của đề để thay cho phần mở bài.
 - Mở bài không nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu mở bài không giới thiệu được yêu cầu sẽ không đảm bảo yêu cầu của phần mở bài đồng thời khi viết bài sẽ diễn đạt lan man, thiếu luận điểm để làm rõ vấn đề đặt ra.
 - Mở bài dài dòng, không nêu được giới hạn phạm vi vấn đề cần nghị luận. Viết mở bài dài dòng sẽ khiến mất thời gian, cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Mở bài dài dòng sẽ gây nhàm chán cho người đọc đồng thời có thể dẫn đến xa đề, lạc đề ở phần thân bài. 
 - Mở bài bằng việc dẫn dắt ngôn từ sáo rỗng, gượng ép. Khi học sinh không hiểu yêu cầu của đề bài, không phân tích đề ra thường “bịa ra” mở bài để dẫn dắt vấn đề. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận.
 Những hạn chế của học sinh khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
 2.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài:
 Mở bài là phần khó nhất trong bài văn nghị luận. Học sinh viết được một mở bài đạt yêu cầu không chỉ giới thiệu được vấn đề mà còn phải làm tiền đề cho phần thân bài, tạo tâm thế tiếp nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết được mở bài đồng nghĩa với học sinh nhận thức được yêu cầu đề, biết cách phân tích đề ra và có định hướng viết thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần đầu của bài làm văn nghị luận nhưng mở bài cũng chi phối đến các yếu tố khác trong quá trình làm bài văn nghị luận.
 2.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ học sinh: 
 Đây là nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học sinh khi viết phần mở bài: 
 - Học sinh không nắm vững lý thuyết làm bài văn nghị luận, trước hết là lý thuyết viết mở bài. Khi vào phòng thi, học sinh cứ đặt bút viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, cứ viết chung chung, tràn lan, linh tinh, không có chọn lọc. Cho nên mở bài rồi chuyển xuống thân bài chưa nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị luận. Những mở bài như vậy sẽ trở nên mơ hồ, dễ lạc đề, lệch đề, xa trọng tâm yêu cầu đề, thậm chí là lan man, lạc đề.
 - Khi làm bài thi, học sinh có thói quen không thực hiện thao tác phân tích đề. Không phân tích đề, dẫn đến nhiều mở bài không xác định đúng yêu cầu của đề, không xác định được phạm vi đề đặt ra. Việc không phân tích đề làm cho bài viết của học sinh vừa hệ thống luận điểm không rõ ràng, không chặt chẽ vừa làm cho mở bài lan man. Phân tích đề là bước đầu tiên của việc làm bài văn nghị luận nhưng đồng thời đó cũng là bước hết sức quan trọng để có thể viết được một mở bài hay. Không tiến hành thao tác phân tích đề, dẫn đến học sinh trong quá trình làm bài nghĩ đến đâu, viết đến đó. Đây là nguyên nhân đa số học sinh gặp phải kể cả với những học sinh học khối để ôn thi Đại học, Cao đẳng.
 - Bên cạnh đó còn có nguyên nhân: học sinh không chịu khó rèn luyện trong quá trình học. Chính điều này làm cho học sinh không thành thạo khi viết mở bài. Ngay cả với học sinh giỏi, việc tự viết bài để rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng cũng rất ít. Học sinh phần lớn chỉ chờ giáo viên đọc chép, không có ý thức tự mày mò, tìm kiếm. Chính vì vậy, để ôn thi học sinh phải học thuộc cách viết của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo. 
 2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên:
 Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn nghị luận còn xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm. Giáo viên không dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình.
Giải pháp thực hiện.
 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm giúp các em làm tốt phần mở bài như sau:
3.1. Cung cấp lý thuyết về đoạn mở bài cho học sinh.
3. 1.1. Khái niệm đoạn văn mở bài.
    Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là  phần mở đầu của một bài văn. Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì? Có 2 cách mở bài:
 * Mở bài trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Đó là cách mở bài mà người xưa thường nói: “mở cửa sổ thấy núi”. Cách này thường ngắn gọn, dễ làm hơn nhưng đôi khi kém phần thu hút người đọc, và thường dành cho đối tượng học sinh trung bình.
 * Mở bài gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này nếu không nắm vững sẽ dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết vì thế cách mở bài này thường dành cho học sinh khá giỏi có vốn kiến thức về lý luận văn học cũng như phải có vốn văn chương kha khá. Nhất là phải đọc nhiều sách, “bụng phải có chữ nghĩa”. 
3.1.2. Yêu cầu của phần mở bài.
 * Yêu cầu chung.
    Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
    Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và phải cân đối với phần kết bài.
      Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt. Nói tóm lại, phần mở bài phải tạo được âm hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết.
 * Những điều cần tránh khi viết mở bài.
   Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
   Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
    Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.
 * Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay.
    Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
    Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là gì?
    Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
    Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
3.1.3. Cấu tạo phần mở bài.
   Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo 3 phần. Thông thường học sinh có thể viết từ 3 đến 5 câu văn. Đoạn văn ấy cũng có ba phần: phần mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn
   Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định, hoặc một câu chuyện kể
   Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài, tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề nghị luận). Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảm nhận được.
 Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết về tác phẩm, về nhân vật ... Đây là phần trọng tâm của mở bài. Vấn đề nghị luận có thể đã được nêu ở đề bài (người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài) nhưng cũng có khi người viết phải tự rút ra, tự khái quát khi tìm hiểu đề bài.
     Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau:
(Phần mở đầu) Câu 1
(Phần giữa) Câu 2
(Phần kết) Câu 3
Dẫn dắt vấn đề
Nêu tác giả, tác phẩm
Nêu vấn đề nghị luận
3.2. Cách viết phần mở bài.
 3.2.1. Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài.
 Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề thì phải tìm hiểu đề bài. Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi: Bài làm cần viết về cái gì? Từ đó xác định kiến thức cần nêu. Ở khâu này tôi yêu cầu học sinh hãy dùng bút tô đậm những từ chìa khóa trong đề ra và lấy đó làm từ trọng điểm cho phần mở bài của mình. 
 Lưu ý: Học sinh khi đọc đề cần xác định thật rõ ràng những yêu cầu của đề theo hướng:
 - Về nội dung: Cần xem yêu cầu vấn đề cần nghị luận có giới hạn ở đâu? giai đoạn nào? Tác phẩm nào? đề tài gì?chủ đề gì ?...
 - Về hình thức: Quan tâm đến kiểu bài mà đề yêu cầu: Phân tích, bình luận, bình giảng... hay đi kèm 2 kiểu bài hoặc tổng hợp các kiểu?
3.2.2. Xác định cách nêu vấn đề (cách mở bài).
 Tùy theo năng lực của bản thân của mình mà học sinh lựa chọn cho mình cách mở bài phù hợp ( mở bài trực tiếp hay gián tiếp).
 - Mở bài trực tiếp. Có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
 - Mở bài gián tiếp. Thường mở theo các cách sau: Diễn dịch (suy diễn); quy nạp; tương đồng, tương phản (đối lập); mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số.
 Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết : “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
3. 2.3. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế.
 * Mở bài trực tiếp
 Cách 1: Mở thẳng vấn đề:
 - Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
 - Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
 - Nêu giới hạn vấn đề.
 Ví dụ 1 : Phân tích nhân vật Mị trong ‘’ Vợ chồng A Phủ ”của Tô Hoài.
 Mở bài 1 : Mị là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chồng Aphủ ” (1). Hình ảnh Mị là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng Đảng soi đường.
 Phân tích: Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề : Mị là nhân vật trung tâm trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) bi kịch và sức sống tiềm tàng.
 Cách 2: Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
 - Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như : thời gian, không gian, địa điểm xảy ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề ; xuất xứ của tác phẩm văn học.
 - Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
 - Nêu giới hạn vấn đề.
 Ví dụ 1 ta thêm câu dẫn để thành MB mới như sau :
 Mở bài 2: Một trong những thành công của tác phẩm ‘Vợ chồng APhủ’’ là nghệ thuật xây dựng nhân vật,  trong đó tiêu biểu là nhân vật người phụ nữ miền núi + Đoạn MB1 trong VD1.
 * Mở bài theo cách gián tiếp.
 Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Có thể rút ra kết luận bản chất của một mở bài hay hoặc không hay theo lối viết mở bài gián tiếp phụ thuộc hoàn toàn vào các cách dẫn . Dưới đây tôi xin trình bày 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_viet_phan_mo_bai_cho_b.doc