SKKN Cách tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử từ hình tượng của cái tôi trữ tình

SKKN Cách tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử từ hình tượng của cái tôi trữ tình

 Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Là bức tranh về hiện thực đời sống được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Trong đó, thơ tiêu biểu cho loại hình trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, chú trọng đến cái đẹp, cái thi vị trong đời sống tâm hồn con người, là tiếng nói của tình cảm con người, của những rung động trái tim. Hay nói như : nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,1999).

 Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và tưởng tượng phong phú, vừa theo mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu.Bàn về thơ Sóng Hồng có viết “ Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng .Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.

 

doc 23 trang thuychi01 11063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử từ hình tượng của cái tôi trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
 Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Là bức tranh về hiện thực đời sống được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Trong đó, thơ tiêu biểu cho loại hình trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, chú trọng đến cái đẹp, cái thi vị trong đời sống tâm hồn con người, là tiếng nói của tình cảm con người, của những rung động trái tim. Hay nói như : nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,1999). 
 Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và tưởng tượng phong phú, vừa theo mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu.Bàn về thơ Sóng Hồng có viết “ Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng .Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.
 Chính vì những phẩm chất và những đặc điểm khác nhau đó của thơ mà có nhiều cách lí giải, cách tiếp cận khác nhau về một tác phẩm thơ.
 Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, có rất nhiều bài thơ đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều điểm mới lạ trong cách cảm nhận về cuộc sống và con người. Đặc biệt là phải kể đến những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 như Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, đứng trước những tác phẩm này sẽ có rất nhiều con đường giúp giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp của tác phẩm từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ cho các em. Nhưng vấn đề là, dù tiếp cận từ góc độ nào cũng không thể phá vỡ chất thơ, hiểu và cảm sai ý thơ, tình thơ mà cần phải giúp học sinh cảm nhận cho được hồn thơ toát lên từ câu chữ và vần điệu. Bởi đọc thơ là đi tìm tiếng nói đồng cảm. Mỗi bài thơ là một tiếng lòng mà nhà thơ muốn giãi bày, thổ lộ, kí thác mà sâu xa là mong ước được gặp tiếng lòng tri âm, tri kỉ. Tình trong thơ là tình riêng của một người nhưng cũng chính là tình chung của bao người. Chính cái tính chất vừa cụ thể vừa có sức khái quát rộng lớn ấy là đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Vì vậy, đọc- hiểu bài thơ phải cảm nhận cho được cái tình sâu xa và kín đáo mà nhà thơ kí thác. Đó mới là điều chủ yếu.
 Như trên đã nói, Đây thôn Vĩ Dạ là một thi phẩm xuất sắc của phong trào thơ mới, nó còn là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử .Với một nguồn thơ dào dạt và lạ lùng, với một vườn thơ rộng không bờ bến, hình tượng thơ đa nghĩa, biến ảo lung linh, cái tôi đa sắc điệu – một cái tôi li hợp bất định. Vì thế, khi tiếp cận tác phẩm này cái khó ở đây là làm sao là làm sao chuyển tải được cái hay, cái độc đáo đến với học sinh. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của các đồng nghiệp,tôi thấy bài thơ đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau: theo bố cục của bài thơ, theo mạch cảm xúc, theo gợi ý của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, mỗi cách khai thác có một ưu thế song vẫn chưa làm bật được hình tượng cái tôi trữ tình trong bài thơ - nội dung cốt yếu của tinh thần thơ mới. Bản thân tôi, nhận thấy vai trò quan trọng của hình tượng cái tôi trữ tình trong việc thể hiện giá trị của các bài thơ mới, đặc biệt sự vận động trong tâm trạng của cái tôi trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ góp phần tạo nên vẻ đẹp toàn bích của bài thơ. Vì thế , trong phạm vi bài viết này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Cách tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử từ hình tượng của cái tôi trữ tình” nhằm tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu này mục đích sẽ đưa ra một cách tiếp cận, một hướng khai thác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, từ đó đề xuất những định hướng có tính khả thi về việc dạy và học tác phẩm thơ mới theo sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại,nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn THPT,giúp học sinh giải quyết tốt một số dạng đề thi theo hướng mở trong những năm gần đây.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Với mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, những đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu các cách hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản thơ.
- Thiết kế giáo án thể nghiệm tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử .
- Khảo sát thực tế học sinh trong quá trình tổ chức dạy văn bản tại các lớp 11B1, 11B2 ở trường THPT Đinh Chương Dương, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo có liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Xuất phát từ thực trạng của đề tài, để đạt được kết quả nghiên cứu, tôi đã vận dụng những phương pháp: Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, so sánh, đối chiếu, phân tích- tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái lược về thơ trữ tình
 Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích , theo những quy định ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm ... của người nghệ sĩ về đời sống qua những hình tượng nghệ thuật .
 Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình, trữ tình là phương thức phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, ý thức của con người thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.
 Cũng giống tự sự và kịch, phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng của đời sống, nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự nhiên mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình . Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.
 Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời : Thơ là tiếng lòng (Diệp Tiếp), đến với thơ không chỉ là tìm đến với thế giới hiện thực được “tinh lọc” qua con mắt nhà thơ mà còn tìm đến với một thế giới nữa - thế giới thứ hai - thế giới của những cảm xúc, những rung động trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ. Đó là những rung động trực tiếp của nhà thơ trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên. Có biết bao nghệ sĩ đã khẳng định bản chất của thơ ca: Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn ( Tố Hữu); Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim ( Đuy Be- lây). Chính Hàn Mặc Tử cũng đã từng viết:
 Tôi làm thơ?
- Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng.
 Tôi làm thơ ?
- Nghĩa là tôi yếu đuối, tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật ...
 Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi?
2.1.2.Cái tôi trữ tình.
 Phương thức trữ tình là chủ thể bộc lộ, phản ánh đời sống theo nguyên tắc chủ quan, là bộc lộ tình cảm trước thế giới, cái cốt lõi làm nên phương thức trữ tình là cái tôi chủ quan cái tôi này thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình.
 Vậy cái tôi trữ tình ở đây là gì? Có thể hiểu cái tôi trữ tình là sự bộc lộ bản lĩnh và ý thức cá nhân, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Nó thường thể hiện qua cách xưng hô, cách nói, cách dùng từ ngữ, giọng điệu, hình ảnhtrong thơ .
 Cái tôi là một kiểu nhân vật trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình .Trong quá trình sáng tác, cái tôi nghệ sĩ bước vào thế giới nghệ thuật và trở thành một hình tượng trọn vẹn.“Hình tượng cái tôi có mối quan hệ tương đồng với chủ thể trữ tình đang tự bộc lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách với mọi khả năng của nó. Hình tượng cái tôi này là nhân vật trung tâm trong tác phẩm thơ, mang vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ là không nên đồng nhất cái tôi trữ tình với chủ thể nhà thơ trong mọi trường hợp. 
 Trong thơ ca cái tôi trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại . Ngay cả khi thơ trữ tình nói về quá khứ, về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra. Nhờ đặc điểm này mà những rung động thầm kín mang tính chất chủ quan, cá nhân dễ dàng được người đọc tiếp nhận như những rung động của chính bản thân họ. Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh truyền cảm lớn lao của thơ ca. Hơn thế, việc tập trung thể hiện những nỗi niềm thầm kín, chủ quan cho phép tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người như sống, chết, tình yêu, ước mơ, hi vọng Đây lại là nhân tố tạo nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của tác phẩm.
 Nói như vậy, trong các tác phẩm thơ , cái tôi trữ tình chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó là nguồn trực tiếp, duy nhất của nội dung tác phẩm .
2.1.3.Cái tôi trữ tình trong thơ mới
 Thơ ca lãng mạn 1930-1945 có vị trí bước ngoặt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nó kết liễu một cái tôi - khắc kỉ và phục sinh một cái tôi - cá tính .Ở đây cái tôi xuất hiện rất phong phú đa dạng, đa sắc ,đa thanh. Trong Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết:
“Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam).
 Như vậy, thơ mới là thời đại của cái tôi cá nhân. Chịu ảnh hưởng của nền văn học nghệ thuật thế giới thế kỉ XX, thơ mới đã đi sâu khám phá thế giới tâm hồn với cảm xúc của cái tôi nội cảm vô cùng phong phú đa dạng đã tạo nên ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc, đưa thơ ca Việt Nam bước vào thời kì hiện đại.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT
 Tác phẩm trữ tình chiếm số lượng khá lớn trong các tác phẩm ở sách giáo khoa Ngữ Văn THPT, đây là những tác phẩm tiêu biểu, tạo được dấu ấn cá nhân và chỗ đứng cho mỗi tác giả. Mỗi tác phẩm gắn liền với các đề tài, chủ đề khác nhau, với cái tôi trữ tình khác nhau xoay quanh đời sống tinh thần của con người , diễn tả nội tâm, tâm trạng và những cung bậc tình cảm khác nhau của con người từ đó bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Vậy chúng ta phải dạy thơ trữ tình như thế nào để học sinh nắm được tâm trạng, cảm xúc,cảm nhận được tiếng lòng , thấy được bản sắc của cái tôi trữ tình trong mỗi tác phẩm?
2.2.2.Thực trạng về việc học thơ trữ tình của học sinh.
 Trong chương trình giảng dạy THPT, môn Ngữ văn, một môn học quan trọng chiếm số tiết khá nhiều so với các môn học khác, nhưng nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ,hờ hững với tác phẩm văn chương nói chung và thơ ca nói riêng .Các em chưa chủ động tìm hiểu, khám phá tác phẩm thơ , thường ít hiểu, ít yêu thơ. Trong việc tiếp nhận văn bản thơ, nhiều học sinh rất thụ động, các em ghi nhớ một cách máy móc bài giảng của thầy cô giáo, phụ thuộc vào tài liệu tham khảo, ít chịu tư duy, động não. Bên cạnh đó kiến thức lí luận về thể loại của học sinh còn mơ hồ, các em không có trong tay hệ thống kiến thức lí luận cơ bản để hình thành năng lực văn. Vì vậy trong quá trình kiểm tra, đánh giá khi gặp những dạng đề như: 
“ Cảm nhận của anh(chị) về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu” hoặc“Cảm nhận của anh(chị) về tâm trạng của cái tôi trữ tình qua bài Tràng giang của Huy Cận” đã không ít học sinh tỏ ra lúng túng không biết triển khai vấn đề như thế nào hoặc viết rất lan man, nhiều em sa vào việc phân tích tác phẩm, diễn xuôi bài thơ bởi trong thực tế các em chưa hiểu cái tôi trữ tình ở đây là gì hoặc hiểu một cách đại khái, mang máng dẫn đến kết quả không được như mong muốn. 
2.2.3.Thực trạng giảng dạy của giáo viên
 Trong quá trình giảng dạy các bài thơ mới , nhiều giáo viên chỉ cố gắng phân tích từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong các bài thơ từ đó chỉ ra ý nghĩa biểu đạt của nó một số giáo viên lại dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh đọc ,tìm hiểu và chiếm lĩnh tác phẩm mà ít quan tâm đến hình tượng cái tôi trữ tình, sự vận động của tâm trạng của nhân vật trữ tình. Hơn nữa có nhiều giáo viên chưa có ý thức cung cấp kiến thức lí luận về đặc trưng thể loại, những khái niệm văn học cơ bản cho học sinh, cũng chưa trang bị cho học sinh kiến thức về một trào lưu, một phong trào thơ ca với những đặc trưng nổi bật của nó . Vì thế học sinh tỏ ra lúng túng trong việc giải quyết các đề kiểm tra như đã trình bày ở trên cũng là điều dễ hiểu.
 Một điều bất cập trong việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản còn là do việc phân bố thời lượng cho bài học còn ít , chẳng hạn bài Tràng giang- Huy Cận hoặc Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu cả tác giả, tác phẩm mỗi bài trong thời gian 45 phút, điều đó cũng là một nguyên do dẫn đến giáo viên không thể khai thác kĩ các giá trị tiềm ẩn của văn bản, không có thời gian giúp học sinh hiểu tường tận về cái tôi trữ tình trong các bài thơ.
 2.2.4. Về phía bản thân 
 Dạy - học thơ mới, theo tôi trước hết phải nắm được cái hồn cốt của thơ mới  trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.Mới thứ nhất là sự giải phóng thăng hoa của cá tính, sau nữa là cách tân sáng tạo về ngôn ngữ, thể loại và xây dựng hình tượng.Nó đã phá bỏ được  vỏ bọc sùng cổ phi ngã và những nguyên tác sáng tạo thuộc mĩ học trung cổ. Thơ mới đặc biệt chú trọng khai thác phản ánh cái hay, cái đẹp, cái lạ của thế giới khách quan, cũng như thế giới bên trong của nhà thơ. 
 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
 2.3.1. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thấy để nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm thơ mới từ đặc trưng thể loại, khi tiếp cận thơ mới từ hình tượng cái tôi trữ tình cần tiến hành các bước sau:
2.3.1.1 Phần chuẩn bị bài
 Để học sinh có cái nhìn rõ ràng về hình tượng cái tôi trữ tình trong các bài thơ mới, giáo viên có thể giành ít phút ở tiết học trước cung cấp kiến thức lí luận giúp học sinh hiểu được hình tượng cái tôi trữ tình ở đây là gì, nó thường có biểu hiện như thế nào.Việc làm này rất cần thiết bởi trong việc học văn, bộ môn Lí luận văn học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về toàn bộ những phương diện cơ bản, quan trọng nhất của văn học như đặc tính chung của văn học với tư cách là một nghệ thuật ngôn từ, phương pháp xem xét, nghiên cứu tác phẩm văn học từ đặc trưng thể loạitừ đó giúp các em biết sử dụng những kiến thức cơ bản về lí luận vào việc học tập cũng như góp phần hình thành và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
 Giáo viên cũng có thể đặt hệ thống câu hỏi mang tính chất định hướng, giúp các em khỏi bỡ ngỡ và lúng túng khi chiếm lĩnh tác phẩm.
2.3.1.2.Lời dẫn vào bài mới.
Trước khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu bài thơ ở phần dẫn vào bài mới ,tôi sẽ dẫn dắt, giới thiệu, nhấn mạnh vai trò của hình tượng cái tôi trữ tình trong các bài thơ - một phương diện tạo nên giá trị đặc sắc, nổi bật của thi phẩm. Đây là cách định hướng, tạo ấn tượng ban đầu cho học sinh giúp các em luôn có ý thức khám phá, phát hiện bản chất của hình tượng cái tôi trữ tình trong các bài thơ. 
 Có thể nói, trong thực tế giảng dạy, phần lớn các giáo viên chỉ chú tâm hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn, khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà xem nhẹ phần dẫn vào bài mới, dường như không ý thức được trong một bữa tiệc thịnh soạn của thưởng thức thơ ca, lời giới thiệu nó như một món ăn khai vị nhẹ nhàng thôi nhưng lại kích thích khẩu vị của người dùng, góp phần quyết định đến chất lượng của bữa ăn.
 2.3.1.3. Tìm hiểu tiểu sử của tác giả.
 Tác giả nào, tác phẩm ấy.Mỗi tác phẩm thơ là thế giới nội tâm của nhà thơ, thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng hướng đến cái chân- thiện- mĩ của các thi nhân. Vì thế, hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu sử của tác giả, giáo viên nhất thiết phải nhấn mạnh những đặc điểm về cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật hay điệu hồn riêng của các nhà thơ, giúp các em nắm được những nét độc đáo về chân dung của cái tôi  của mỗi tác giả. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi hình tượng cái tôi trữ tình trong tác phẩm thường mang bóng dáng chủ nhân của nó. Chính Hàn Mặc Tử đã khẳng định 
“ Người thơ phong vận như thơ ấy” hoặc Buy –phông có viết “ Phong cách chính là người”. Chẳng hạn,khi khai thác phần tiểu dẫn của các tác giả thơ mới trong chương trình tôi sẽ giúp học sinh chỉ ra :với Xuân Diệu  là cái tôi cuồng nhiệt đắm say,với Huy Cận là cái tôi với nỗi sầu vạn kỉ và với Hàn Mặc Tử là cái tôi nhiều khát khao - giằng xé. 
2.3.1.4.Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thơ.
 Bên cạnh tìm hiểu tiểu sử của tác giả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và tâm thế sáng tác của người nghệ sĩ, đây chính là cơ sở giúp cho học sinh hiểu đúng, hiểu trúng, hiểu sâu sắc, giải mã được những dụng ý nghệ thuật mà người thơ gửi gắm, trong đó học sinh thấy rõ hơn, đậm nét hơn về hình tượng cái tôi trữ tình. Điều này còn giúp học sinh làm tốt hơn các dạng đề, các câu hỏi so sánh giữa hình tượng cái tôi trữ tình, hoặc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các đoạn thơ, bài thơ nhất là khi học sinh so sánh,đối chiếu tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.
 Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm không tác động trực tiếp đơn giản đến tác phẩm mà nó tác động đến nhà văn qua hoàn cảnh riêng gắn liền với cuộc đời, tư tưởng, thế giới quan, tâm hồn nhà văn.Chính hoàn  cảnh riêng này tạo nên một lăng kính khiến ánh sáng của hoàn cảnh lịch sử chịu một độ khúc xạ nào đó trước khi hiện lên tác phẩm. Tuy nhiên hoàn cảnh riêng này cũng không tác động thẳng đến tác phẩm mà còn phải thông qua một hoàn cảnh trực tiếp tạo nên cảm hứng nghệ thuật để tạo nên tác phẩm. Vì vậy khi phân tích bài thơ " Đây thôn Vĩ Dạ "của Hàn Mặc Tử hay"Tràng giang" của Huy Cận cần khai thác hoàn cảnh gợi cảm hứng.
 Về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác cần chú ý:
+ Giới thiệu về thôn Vĩ, mối tình đơn phương giữa Hàn Mặc Tử với người con gái Vĩ Dạ - Hoàng Thị Kim Cúc, chi tiết về bức bưu ảnh.
+ Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ khi ông biết mình mắc bệnh phong, ý thức về sự sống đang mất dần nên càng nung nấu khát vọng sống cháy bỏng.
+  Khi khai thác về mối tình đơn phương này tôi thấy cần rất khéo và phải có định  hướng đối với học sinh nếu không các em sẽ chỉ tập trung khai thác văn bản ở khía cạnh như một bi kịch tình yêu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.Bởi người con gái ấy giờ đã khúc xạ qua tâm hồn Hàn Mặc Tử trở thành người con gái của kí ức, kỉ niệm của của cái thuở ban đầu đầy mộng tưởng, của thế giới khát vọng yêu và được yêu.
2.3.1.5. Hướng dẫn tìm hiểu nhan đề bài thơ.
  Nhan đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến nhan đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, cho sự sáng tạo nghệ thuật của mình một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.
Chẳng hạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_tiep_can_bai_tho_day_thon_vi_da_cua_han_mac_tu_tu.doc