SKKN Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12

SKKN Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12

 Giáo dục luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong sự phát triển của nhà nước ta. Giáo dục luôn đổi mới để nâng cao chất lượng và phù hợp với thời đại. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển nhận thức”. Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chưa bao giờ cũ; nó luôn được đặt ra như một yêu cầu quan trọng, bức thiết, then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

 Chúng ta đang sống trong một nền văn minh hiện đại với rất nhiều thành tựu ấn tượng của khoa học và công nghệ. Con người đang dần bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo dục. Hệ thống giáo dục cũng phải phát triển và đổi mới để kịp bước đi của thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện, phát triển kĩ năng của người học là một tất yếu.

 Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mục tiêu đánh giá là học tập phát triển, xác định các phương diện năng lực mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học, chú ý tích hợp kiến thức các nội dung học tập trên phương diện hình thành năng lực.

 

docx 28 trang thuychi01 8575
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRẦN ÂN CHIÊM
-----------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LIÊN HỆ GIỮA TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI VỚI TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM CHO HỌC SINH LỚP 12
 Người thực hiện: Trịnh Hồng Vân 
 Chức vụ: Giáo viên
 Sáng kiến kinh nghiệm môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2018
N¨m häc 
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU
1
1.1.Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12
4
2.3.1. Dàn ý chung cho kiểu bài nghị luận liên hệ văn học
4
2.3.2. Một số dạng đề liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
5
2.3.2.1. Liên hệ phong cách nghệ thuật nhà văn Tô Hoài với nhà văn Thạch Lam
5
2.3.2.2. Liên hệ giữa giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
7
2.3.2.3. Liên hệ giữa nhân vật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
9
2.3.2.4 . Liên hệ giữa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
10
2.3.2.5. Liên hệ chất thơ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
12
2.3.3. Đề thử nghiệm theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2018
13
2.4. Hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
PHỤ LỤC
22
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục luôn được coi là vấn đề ưu tiên trong sự phát triển của nhà nước ta. Giáo dục luôn đổi mới để nâng cao chất lượng và phù hợp với thời đại. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển nhận thức”. Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chưa bao giờ cũ; nó luôn được đặt ra như một yêu cầu quan trọng, bức thiết, then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Chúng ta đang sống trong một nền văn minh hiện đại với rất nhiều thành tựu ấn tượng của khoa học và công nghệ. Con người đang dần bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo dục. Hệ thống giáo dục cũng phải phát triển và đổi mới để kịp bước đi của thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện, phát triển kĩ năng của người học là một tất yếu.
 Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mục tiêu đánh giá là học tập phát triển, xác định các phương diện năng lực mà học sinh cần hình thành và phát triển qua môn học, chú ý tích hợp kiến thức các nội dung học tập trên phương diện hình thành năng lực.
 Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 vẫn tiếp nối những định hướng đổi mới đã thực hiện năm 2017; vừa giữ được sự ổn định, vừa có những điều chỉnh phù hợp hơn với đối tượng, bối cảnh và thời gian làm bài thi. Điểm đổi mới của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 là mở rộng phạm vi ôn luyện và kiểm tra đánh giá, không chỉ các nội dung của chương trình Ngữ văn lớp 12 mà cả chương trình Ngữ văn lớp 11, có độ phân hóa cao hơn so với đề thi môn Ngữ văn năm 2017. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình gắn bó với nghiệp dạy văn, bản thân tôi luôn trăn trở, học hỏi không ngừng để đổi mới phương pháp dạy học văn phù hợp với yêu cầu của bộ môn, phù hợp với yêu cầu của đối tượng dạy học. 
 Bằng kinh nghiệm của bản thân, và sự tìm tòi, trăn trở, nghiêm cứu; tôi mạnh dạn trình bày những sáng kiến của mình trong việc “Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung. 
- Đề tài nghiên cứu sẽ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và lâu dài về sau.
- Đề tài nghiên cứu sẽ rất cần thiết và bổ ích, đáp ứng kịp thời nhu cầu của học sinh lớp 12 trong việc ôn luyện chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018. Đề tài này sẽ giúp các em trang bị những kiến thức cần thiết cho việc ôn tập, đặc biệt biến lí thuyết thành kĩ năng thực hành một cách thành thạo - một vấn đề then chốt trong quá trình ôn thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ cho học sinh lớp 12 trường THPT Trần Ân Chiêm trong quá trình ôn thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là liên hệ các vấn đề thuộc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài với các vấn đề thuộc tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để triển khai đề tài “Rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh 
lớp 12”, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận – thực tiễn.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp khảo sát – thực nghiệm. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
 Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động, và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
 Môn ngữ văn là một môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản của học sinh. Cùng với phần Đọc hiểu và Tiếng Việt, phần Làm văn được chú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Yêu cầu nghị luận văn học hiện nay không chỉ đơn thuần là các câu hỏi đóng khung trong một tác phẩm mà đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, đặc biệt là giữa tác phẩm của chương trình Ngữ văn 12 và tác phẩm của chương trình Ngữ văn 11. Như vậy để làm tốt bài nghị luận văn học, học sinh cần phải trang bị kiến thức phong phú và kĩ năng thuần thục.
 Khi nói đến một tác phẩm văn học là nói đến sự kết hợp không thể tách biệt giữa nội dung và hình thức. Vì thế, tiêu chí liên hệ thường sẽ được xem xét từ hai bình diện lớn này. Về nội dung của tác phẩm văn xuôi bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuậtVề hình thức của tác phẩm văn xuôi bao gồm: nhan đề, thể loại, kết cấu, cốt truyện, đoạn văn, nhân vật, ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, giọng điệu, điểm nhìn, không gian và thời gian, biện pháp tu từ 
 Quá trình liên hệ có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh phải làm rõ hiện tượng văn học chính, sau đó liên hệ với hiện tượng văn học thứ hai (thông thường sẽ liên hệ giữa hai hiện tượng văn học), rồi phải nhận xét, đánh giá rút ra được điểm giống và khác nhau giữa hai vấn đề liên hệ, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, tác phẩm. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh cách học “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu	
 Liên hệ giữa các tác phẩm văn học là một yêu cầu rất quan trọng đối với học sinh. Liên hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm khác để thấy được vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của mỗi hiện tượng văn học là biểu hiện của việc biết thưởng thức cảm thụ tác phẩm văn học. Điều này buộc học sinh trong quá trình học văn không thể có cái nhìn đơn giản về một tác phẩm độc lập; mà đòi hỏi các em phải thực sự hiểu bản chất của hiện tượng văn học và liên tục tư duy, sáng tạo, có cái nhìn rộng với các hiện tượng văn học liên quan.
 Nghị luận liên hệ văn học là một dạng đề khó bởi phạm vi vấn đề nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm văn học, nhất là không nằm trong phạm vi một khối học. Hơn nữa, dạng đề này mới và chưa được cụ thể hóa thành bài học trong sách giáo khoa. Kiểu bài này được áp dụng trong việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực bắt đầu từ kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018. Vì vậy không ít giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy, có số giáo viên nhầm lẫn giữa nghị luận liên hệ văn học với nghị luận so sánh văn học. Học sinh thì kiến thức lại hạn hẹp trong khuôn khổ một tác phẩm, và phần đa có tâm lí ngại khó, ngại sáng tạo, quen với cách học thuộc lòng theo lối mòn. 
 Nghị luận liên hệ văn học không phải nghị luận so sánh văn học. Dạng đề nghị luận so sánh văn học đã từng quen thuộc trong đề thi Đại học, Cao đẳng từ năm 2009. Ví dụ trong đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009 môn Ngữ văn khối C có câu III a (theo chương trình chuẩn) như sau: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Đối với kiểu so sánh văn học thì cách làm phổ biến là giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh; sau đó làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất, làm rõ đối tượng so sánh thứ hai; rút ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện chủ đề, nội dung, hình thức nghệ thuật.
 Đối với kiểu đề liên hệ văn học có những điểm khác với so sánh văn học như:
- Nhấn mạnh yêu cầu về phần kĩ năng làm bài bao gồm kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng vận dụng các thao tác nghị luận, đặc biệt là kĩ năng liên hệ một vấn đề trong tác phẩm văn học này với một vấn đề trong tác phẩm văn học khác.
- Khi giới thiệu vào bài chỉ giới thiệu về đối tượng chính, điều đó xác định đó là vấn đề trọng tâm trong bài làm.
- Khi phân tích, học sinh cần tập trung xoáy sâu vào đối tượng chính, còn đối tượng thứ hai nêu ngắn gọn những vấn đề cần liên hệ. 
- Sau đó yêu cầu rút ra nhận xét đánh giá, kèm theo sự lí giải về vấn đề đã liên hệ.
2.3. Một số biện pháp xây dựng và tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam cho học sinh lớp 12
2.3.1. Dàn ý chung cho kiểu bài nghị luận liên hệ văn học:
 Trong thời gian qua, kiểu bài này tôi đã lồng ghép trong các tiết ôn tập, ra đề và chữa bài kiểm tra, áp dụng cho học sinh khối 12 ở trường THPT Trần Ân Chiêm. Về cơ bản, học sinh đã vận dụng một cách hiệu quả trong việc giải quyết các đề bài yêu cầu kĩ năng liên hệ văn học. Sau đây là một số định hướng cơ bản cho kiểu bài nghị luận liên hệ văn học:
 Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về đối tượng chính.
 Thân bài: 
* Bước 1: Làm rõ đối tượng chính (học sinh cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác nghị luận để lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận một cách cụ thể, rõ ràng).
* Bước 2: Liên hệ với đối tượng thứ hai (đây là đối tượng được đem ra để liên hệ, đối tượng này do chưa được dẫn dắt ở mở bài nên phần này sẽ dẫn dắt ngắn gọn, sau đó chỉ liên hệ những điểm cơ bản, không quá đi sâu như đối tượng chính).
* Bước 3: Đánh giá, nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng trên cả bình diện nội dung, nghệ thuật; tuy nhiên vẫn đánh giá tập trung vào đối tượng chính (bước này học sinh cần vận dụng nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh).
* Bước 4: Lí giải nguyên nhân dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
- Bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa.
- Tư tưởng, phong cách tác giả.
- Đặc trưng thi pháp từng thời kì văn học.
 (Bước này vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
 Kết bài: Đánh giá về hai đối tượng liên hệ (tập trung vào đối tượng chính), sau đó nêu những suy nghĩ của bản thân.
 Lưu ý: Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trên. Học sinh có thể linh hoạt trong việc trình bày, có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc, miễn là thể hiện được đầy đủ ý cơ bản và các kĩ năng làm bài, đặc biệt là kĩ năng liên hệ văn học. 
2.3.2. Một số dạng đề liên hệ giữa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
2.3.2.1. Liên hệ phong cách nghệ thuật nhà văn Tô Hoài với nhà văn Thạch Lam
* Vài nét về phong cách văn học
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, người sáng tác phải có phong cách nổi bật: đấy chính là phong cách nghệ thật của mỗi nhà văn chân chính. Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo, riêng biệt trong cách cảm nhận và tái hiện đời sống của một tác giả. Bởi vậy, Buy- phông từng viết: “Phong cách chính là người”. - Cái riêng, cái mới lạ thể hiện trong tác phẩm của nhà văn: là cái nhìn có chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống, là giọng điệu riêng biệt, là sự sáng tạo mới mẻ trong việc sử dụng các phương tiện hình thức nghệ thuật (sử dụng ngôn từ, xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lí nhân vật  ). Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có giá trị thẩm mĩ – cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất, cho dù có lúc ở thế “lộ thiên” hay “mạch ngầm”. * Đề luyện 
 “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra” 
 (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 
 Cảm nhận của anh/chị về phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài qua đoạn văn trên. Từ đó liên hệ với văn phong nhà văn Thạch Lam qua đoạn văn mở đầu truyện ngắn Hai đứa trẻ để thấy nét đặc sắc trong hai phong cách văn học.
 Học sinh: suy nghĩ, tự lập dàn ý, thảo luận với nhóm.
 Giáo viên: nhận xét và hướng dẫn dàn ý như sau:
 Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cách sáng tác nhà văn Tô Hoài và đoạn văn thể hiện phong cách sáng tác của ông.
 Thân bài: 
* Luận điểm 1. Phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài qua đoạn văn:
- Đoạn văn mở đầu tác phẩm phác họa chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Chân dung Mị là một mảng màu đối nghịch tương phản gay gắt với khung cảnh thế lực nhà thống lí Pá Tra. Nhà thống lí tấp nập, đông vui bao nhiêu thì Mị cô đơn thui thủi bấy nhiêu. Nhà thống lí giàu có, sang trọng bao nhiêu thì Mị cơ cực bấy nhiêu. Nhà thống lí danh giá, quyền lực bao nhiêu thì Mị khổ sở bấy nhiêu. Là con dâu nhà thống lí nhưng vây quanh Mị là một núi công việc nặng nhọc. Mị lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
- Đặc tả vẻ mặt cùng chân dung của Mị trong thế đối lập với gia cảnh nhà thống lí Pá Tra, Tô Hoài đã hé mở thân phận bất hạnh, éo le, ngang trái đầy bất hạnh, bi kịch của Mị. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng Mị lại mang thân phận của đứa con ở, kẻ nô lệ, suốt đời chỉ biết cúi mặt, cam chịu. Hình bóng Mị chìm dần vào những vật vô tri, vô giác lẫn vào thân phận trâu ngựa. 
→ Từ góc quay rất hẹp, Tô Hoài đã khái quát bức tranh rộng lớn của Tây Bắc với những gam màu đen tối, đau thương. Qua đó, thấy được lòng xót thương của nhà văn với thân phận con người và sự căm phẫn các thế lực tàn bạo.
 Tô Hoài là nhà văn có khả năng quan sát, có cái nhìn hiện thực rất tinh tế sắc sảo. Cách trần thuật linh hoạt, kết cấu truyện đảo ngược thời gian đã tạo được một cách mở đầu tác phẩm gây ấn tượng mạnh với người đọc. 
* Luận điểm 2. Liên hệ với văn phong Thạch Lam qua đoạn văn mở đầu tác phẩm:
- Mở đầu thiên truyện là cảnh thiên nhiên lúc chiều tàn và nỗi lòng của nhân vật Liên. Cảnh và người thật đẹp nhưng cũng thật gợi buồn. Tất cả đang tối dần đi, mờ đi, tàn đi trong cô quạnh.
- Nghệ thuật tương phản đối lập, gợi hơn tả, nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy xa nói gần, giọng văn nhẹ nhàng, những câu văn gợi cảm xúc giống như những câu thơ 
* Luận điểm 3. Nhận xét về phong cách hai tác giả:
- Tô Hoài nổi tiếng là nhà văn giỏi miêu tả phong tục, giỏi khắc họa nét riêng trong cảnh vật và số phận con người ở một vùng đất. Yếu tố quyết định được coi là hạt nhân trong phong cách của nhà văn Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường. Thế mạnh của Tô Hoài là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lối miêu tả sinh động, ngôn từ phong phú.
- Thạch Lam viết những truyện không có cốt truyện đặc biệt, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm con người; giọng văn nhẹ nhàng, bay bổng, cách miêu tả đầy chất thơ.
* Luận điểm 4. Lí giải sự khác nhau: 
 Mỗi nhà văn có phong cách nghệ thuật riêng: 
- Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn trước cách mạng. 
- Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực sau cách mạng.
 Kết bài: Đánh giá chung, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
2.3.2.2. Liên hệ giữa giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
* Về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn xuôi
- “Văn học là nhân học” (M.Gor-ki). Chính vì vậy, giá trị cốt lõi của văn học là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá trị hiện thực là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, hầu hết hiện thực trong tác phẩm văn chương đều là hiện thực được hư cấu từ hiện thực cuộc sống. 
- Giá trị nhân đạo là niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau, bất hạnh của những con người. Đồng thời nhà văn còn thể hiện sự nâng niu trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn con người và khả năng vươn dậy của con người. Tác giả Enxa-Triôlê từng nói: “Nhà văn là người cho máu”. Quả thật, quá trình sáng tạo là một quá trình gian khổ và vinh quang, đòi hỏi mỗi nhà văn phải dốc toàn bộ mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu của mình. Nhà văn như loài phượng hoàng lửa trong truyền thuyết trầm mình vào lửa đỏ để làm nên sự hồi sinh của cuộc sống – chính là những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần nhân đạo, thấm đẫm tình yêu thương con người.
* Đề luyện
 Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Liên hệ với giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam để thấy tấm lòng của hai nhà văn.
 Học sinh: suy nghĩ, tự lập dàn ý, thảo luận với nhóm.
 Giáo viên: nhận xét và hướng dẫn dàn ý như sau:	
 Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và vấn đề nghị luận.
 Thân bài:
* Luận điểm 1. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
- Giá trị hiện thực: Tác phẩm đã phản ánh chân thực số phận cực khổ, đắng cay, bất hạnh của người dân lao động miền núi (điển hình là Mị và A Phủ).
- Giá trị nhân đạo: 
+ Đồng cảm sâu sắc với đời sống cực khổ, bất hạnh của người dân lao động miền núi. Tô Hoài đã ghi lại câu chuyện thương tâm, nỗi đau đời người vẫn còn đọng lạ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ki_nang_lien_he_giua_tac_pham_vo_chong_a_phu.docx