SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông

Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí

tiên phong mà thiếu đi sự học tập tích cực. Sự phồn thịnh của một quốc gia phụ

thuộc vào khả năng học tập của mọi ngƣời trong đó thế hệ trẻ là lực lƣợng tiên

phong. Do vậy, hiện nay trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt giáo dục vào

vị trí “quốc sách hàng đầu”, giáo dục đƣợc coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là

mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. “Ở nƣớc ta, mục tiêu giáo dục

phổ thông đã đƣợc xác định rõ: Đó là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển

toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành

với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân

cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1]. Với mục tiêu đó, môn Ngữ văn trong nhà trƣờng,

trong đó có văn học nƣớc ngoài, có một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần

trang bị cho học sinh một tƣ duy năng động, sáng tạo, có khả năng liên kết và

giải quyết vấn đề, đề xuất các ý tƣởng độc đáo, giao tiếp và làm việc trong môi

trƣờng rộng lớn, đa quốc gia. Đặc biệt, theo tôi, đối với thời đại hội nhập toàn

cầu ngày hôm nay, văn học nƣớc ngoài phải có vai trò quan trọng. Nếu “văn học

là nhân học” (M. Gorki) thì văn học, nhất là văn học nƣớc ngoài có khả năng

giúp bồi dƣỡng những công dân toàn cầu khoan dung, hòa bình, hòa hợp trên cơ

sở hiểu biết con ngƣời, hiểu biết dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới.

“ Các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình

THPT hầu hết toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông, tây đã đƣợc thời

gian sàng lọc, với những áng văn thơ long lanh nhƣ châu ngọc -cả về hình thức

nghệ thuật lẫn nội dung tƣ tƣởng không chỉ mang lại cho các em những rung

cảm thẩm mỹ trƣớc những áng thơ, văn bất hủ mà còn trang bị cho các em

những tri thức văn hoá về các nƣớc trên thế giới”[2]. Mặt khác, việc đƣợc học

các hiện tƣợng văn học nƣớc ngoài bên cạnh văn học Việt Nam sẽ giúp các em

nhận thức đƣợc những tƣơng đồng, khác biệt giữa văn học Việt Nam và văn học

thế giới. Từ đó, các em có thêm lòng tự tôn và tự cƣờng dân tộc. Tuy nhiên hiện

nay, đã có nhiều ý kiến về sự sa sút đến mức đáng báo động của chất lƣợng, hiệu

quả giảng dạy văn học trong nhà trƣờng phổ thông. Trên mặt bằng chung thấp

ấy, chất lƣợng, hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài ở nhà trƣờng

THPT ngày càng thấp kém hơn nữa. Với tƣ cách là một giáo viên, sau nhiều

năm đứng lớp tôi rất mong muốn tìm ra đƣợc một số biện pháp để “cải thiện”

chất lƣợng các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài, giúp các em học sinh say mê và

hứng thú đối với những tiết học tìm hiểu về những tác phẩm, đoạn trích của các

tác giả nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy tôi chọn đề tài:

“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài

ở trường trung học phổ thông ”.

pdf 17 trang thuychi01 5733
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 
MỤC LỤC 
Trang 
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1 
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1 
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................2 
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................2 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2 
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3 
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................3 
2.2. Thực trạng vấn đề...........................................................................................3 
2.2.1. Thực trạng các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài tại trƣờng THPT............3 
2.2.1.1. Về phía giáo viên......................................................................................4 
2.2.1.2. Về phía cấu trúc chƣơng trình và kiểm tra đánh giá................................4 
2.2.1.3. Về phía học sinh.......................................................................................4 
2.2.2. Thực trạng các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài tại trƣờng THPT Nhƣ 
Xuân......................................................................................................................4 
2.2.2.1. Thuận lợi..................................................................................................5 
2.2.2.2. Khó khăn..................................................................................................5 
2.3. Các giải pháp..................................................................................................5 
2.3.1. Tạo điều kiện để cho giáo viên đƣợc học các chuyên đề bồi dƣỡng về văn 
học nƣớc ngoài......................................................................................................5 
2.3.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin.........7 
2.3.3. Về kiểm tra đánh giá...................................................................................7 
2.3.4. Tìm phƣơng pháp phù hợp để học sinh thuộc thơ hoặc tóm tắt các tác 
phẩm, đoạn trích truyện một cách dễ dàng...........................................................8 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................13 
2.4.1. Với bản thân và đồng nghiệp.....................................................................13 
2.4.2. Kiểm nghiệm.............................................................................................13 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................14 
3.1. Kết luận........................................................................................................13 
3.2. Kiến nghị......................................................................................................13 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................15 
1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí 
tiên phong mà thiếu đi sự học tập tích cực. Sự phồn thịnh của một quốc gia phụ 
thuộc vào khả năng học tập của mọi ngƣời trong đó thế hệ trẻ là lực lƣợng tiên 
phong. Do vậy, hiện nay trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt giáo dục vào 
vị trí “quốc sách hàng đầu”, giáo dục đƣợc coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là 
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. “Ở nƣớc ta, mục tiêu giáo dục 
phổ thông đã đƣợc xác định rõ: Đó là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển 
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành 
với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân 
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1]. Với mục tiêu đó, môn Ngữ văn trong nhà trƣờng, 
trong đó có văn học nƣớc ngoài, có một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần 
trang bị cho học sinh một tƣ duy năng động, sáng tạo, có khả năng liên kết và 
giải quyết vấn đề, đề xuất các ý tƣởng độc đáo, giao tiếp và làm việc trong môi 
trƣờng rộng lớn, đa quốc gia. Đặc biệt, theo tôi, đối với thời đại hội nhập toàn 
cầu ngày hôm nay, văn học nƣớc ngoài phải có vai trò quan trọng. Nếu “văn học 
là nhân học” (M. Gorki) thì văn học, nhất là văn học nƣớc ngoài có khả năng 
giúp bồi dƣỡng những công dân toàn cầu khoan dung, hòa bình, hòa hợp trên cơ 
sở hiểu biết con ngƣời, hiểu biết dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới. 
“ Các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình 
THPT hầu hết toàn là những đỉnh cao nổi tiếng cổ, kim, đông, tây đã đƣợc thời 
gian sàng lọc, với những áng văn thơ long lanh nhƣ châu ngọc -cả về hình thức 
nghệ thuật lẫn nội dung tƣ tƣởng không chỉ mang lại cho các em những rung 
cảm thẩm mỹ trƣớc những áng thơ, văn bất hủ mà còn trang bị cho các em 
những tri thức văn hoá về các nƣớc trên thế giới”[2]. Mặt khác, việc đƣợc học 
các hiện tƣợng văn học nƣớc ngoài bên cạnh văn học Việt Nam sẽ giúp các em 
nhận thức đƣợc những tƣơng đồng, khác biệt giữa văn học Việt Nam và văn học 
thế giới. Từ đó, các em có thêm lòng tự tôn và tự cƣờng dân tộc. Tuy nhiên hiện 
nay, đã có nhiều ý kiến về sự sa sút đến mức đáng báo động của chất lƣợng, hiệu 
quả giảng dạy văn học trong nhà trƣờng phổ thông. Trên mặt bằng chung thấp 
ấy, chất lƣợng, hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài ở nhà trƣờng 
THPT ngày càng thấp kém hơn nữa. Với tƣ cách là một giáo viên, sau nhiều 
năm đứng lớp tôi rất mong muốn tìm ra đƣợc một số biện pháp để “cải thiện” 
chất lƣợng các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài, giúp các em học sinh say mê và 
hứng thú đối với những tiết học tìm hiểu về những tác phẩm, đoạn trích của các 
tác giả nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy tôi chọn đề tài: 
 “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài 
ở trường trung học phổ thông ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
2 
 Để giúp cho bản thân mình cũng nhƣ anh, chị em đồng nghiệp có thêm 
nguồn tài liệu bổ ích trong quá trình giảng dạy các tác phẩm, đoạn trích văn học 
nƣớc ngoài, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với phân môn này. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn học nƣớc ngoài ở 
trƣờng trung học phổ thông ”. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng trong việc sƣu tầm một số công 
trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu, sách báo.có liên quan đến đề tài 
-Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu 
biểu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế,thu thập thông tin: Lấy thông tin từ 
học sinh và giáo viên để đƣa ra đƣợc những biện pháp tối ƣu nhất. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
- So với sáng kiến kinh nghiệm cùng đề tài năm ngoái, sáng kiến kinh nghiệm 
năm nay, cũng đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các giờ đọc hiểu văn 
học nƣớc ngoài ở trƣờng trung học phổ thông ”, trong phần nội dung, mục các 
giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề ( mục 2.3) với giải pháp: Tìm phương 
pháp phù hợp để học sinh thuộc thơ hoặc tóm tắt các tác phẩm, đoạn trích 
truyện một cách dễ dàng.( 2.3.4), tôi bổ sung thêm phƣơng pháp tóm tắt các 
tác phẩm văn học nƣớc ngoài bằng hình ảnh- đây là một phƣơng pháp tôi thấy 
rất hiệu quả qua thực tế giảng dạy. 
3 
 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận: 
Báo cáo năm 1996 của Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI do 
Jaccque Delor làm Chủ tịch đã nêu bật tầm nhìn về 4 mục tiêu của giáo dục hiện 
đại bao gồm: (1) Học để biết; (2) Học để làm; (3) Học để tự khẳng định mình; 
(4) Học để cùng chung sống. Trong 4 mục tiêu, “Học để cùng chung sống” đƣợc 
coi là một trụ cột quan trọng, then chốt, giúp các dân tộc có thái độ hoà bình, 
khoan dung, hiểu biết, tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hoá, 
tinh thần của nhau. Để mục tiêu trên hoàn thành các tác phẩm văn học nƣớc 
ngoài đóng góp không nhỏ bởi văn học nƣớc ngoài có khả năng giúp bồi dƣỡng 
những công dân toàn cầu khoan dung, hòa bình, hòa hợp trên cơ sở hiểu biết con 
ngƣời, hiểu biết dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới[3]. 
 Tuy nhiên, kể từ ngày đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự 
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hoá xã hội, nhiều chuẩn mực giá trị đã thay 
đổi. Con ngƣời sống mạnh mẽ, năng động và cũng gấp gáp, thực dụng hơn. Lối 
sống coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ đời sống tinh thần vốn xa lạ với truyền 
thống phƣơng Đông, giờ đây có nguy cơ lan rộng, phổ biến trong xã hội, nhất là 
giới trẻ học sinh, sinh viên. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tạo ra 
những thay đổi nhanh chóng, đáp ứng nhiều nhu cầu trƣớc mắt cho con ngƣời. 
Trong bối cảnh đó, khoa học xã hội nhân văn không đƣợc coi trọng trong đời 
sống xã hội. Hậu quả của nó là môn Ngữ văn trong nhà trƣờng ngày càng mất 
dần vị thế[4]. Số lƣợng học sinh say mê học văn ngày một giảm, mặc dầu tình 
yêu văn chƣơng, khả năng văn chƣơng ở các em là rất lớn. Áp lực công việc khi 
vào đời, lối sống thực dụng, tâm lý đám đông đã lấn lƣớt niềm hứng thú văn 
chƣơng. Thực trạng này với văn học nƣớc ngoài còn tồi tệ hơn, mặc dù vẫn còn 
đó nhiều em học sinh yêu thích văn học nƣớc ngoài, nhận ra sự sâu sắc, mới lạ 
của văn học nƣớc ngoài. Với văn học Việt Nam, dù không muốn, các em cũng 
phải học, cho dù chỉ là đối phó. Học để làm bài kiểm tra, để vƣợt qua các kỳ thi. 
Văn học nƣớc ngoài không có đƣợc cái "may mắn" đó. Học sinh không cần học 
văn học nƣớc ngoài vẫn có thể ra trƣờng, vào đại học. Sự xem nhẹ môn Ngữ 
văn, không quan tâm đến văn học nƣớc ngoài có nguyên nhân ở đó. Không thi 
thì không học. Đó là lối hành xử phổ biến trong tuyệt đại bộ phần học sinh 
THPT hiện nay. Bên cạnh đó, sự giảm sút tình cảm nghề nghiệp, ý thức trách 
nhiệm của một số cán bộ giáo viên cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn tới 
tình trạng dạy, học văn nhƣ hiện nay. Những giáo viên say nghề, tâm huyết với 
nghề dạy văn dƣờng nhƣ càng ngày càng hiếm. Đó là một thực trạng đáng báo 
động cho nền giáo dục, và xa hơn, cho xã hội bởi quay lƣng với văn học là quay 
lƣng với các giá trị làm ngƣời. 
2.2. Thực trạng vấn đề: 
2.2.1. Thực trạng các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài tại trường THPT 
 Văn học nƣớc ngoài có một vai trò vô cùng quan trọng giúp các em hiểu 
về nhiều vùng đất mới, nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, biết đƣợc về 
các nƣớc trên thế giới ở những thời điểm lịch sử trƣớc đó, chẳng hạn học 
4 
“Thuốc” (Lỗ Tấn) nhà văn cho ngƣời đọc thấy đƣợc hình ảnh dân tộc Trung Hoa 
thế kỉ XIX: “Nhân dân thì ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, còn ngƣời cách 
mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”  nhƣng thực tế hiện nay các giờ đọc 
hiểu văn học nƣớc ngoài không đƣợc coi trọng, thậm chí là xem nhẹ, không có 
hiệu quả. 
 2.2.1.1. Về phía giáo viên: 
 Văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào giảng dạy ở cấp THPT gồm của rất 
nhiều các nƣớc trên thế giới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mĩ,nghĩa là để có 
một bài giảng văn học nƣớc ngoài hay ngƣời giáo viên phải có một tri thức cực 
kì sâu rộng về văn hóa, lịch sử các nƣớc và các kiến thức về tác giả bởi có nhiều 
những tác phẩm thể hiện nét đẹp văn hóa và thời kì lịch sử của đất nƣớc họ. Tuy 
nhiên, thế hệ giáo viên ngữ văn trong các nhà trƣờng THPT hiện nay về tuổi đời 
có nhiều sự chênh lệch về tuổi tác, có những ngƣời thuộc thế hệ 6X, 7X qua 
nhiều lần thay đổi và cải cách chƣơng trình giáo dục, nhiều tác phẩm, đoạn trích 
mới với các tác giả mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình nên rất nhiều giáo viên phải 
dạy những điều mình chƣa đƣợc học ở chƣơng trình giáo dục đại học, thậm chí 
là chƣa từng biết mặc dù họ vẵn có phƣơng pháp giảng dạy tốt. Họ chỉ còn biết 
dựa vào hƣớng dẫn giảng dạy hoặc các tài liệu tham khảo, bản thân họ cũng 
thiếu hụt những tri thức cơ bản về văn hóa văn học nƣớc ngoài. 
2.2.1.2. Về phía cấu trúc chương trình và kiểm tra đánh giá: 
 Một thực tế là hầu hết các bài học văn học nƣớc ngoài đều đƣợc bố trí vào 
cuối mỗi học kỳ, khi mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của các 
em về cơ bản đã hoàn tất. Điều đó cũng có nghĩa là, phần văn học nƣớc ngoài 
mặc nhiên đã bị loại ra khỏi nội dung kiểm tra đánh giá. Thêm vào đó, trong các 
bài làm văn (bao gồm cả trên lớp và ở nhà) không có một bài nào dành cho văn 
học nƣớc ngoài. Những năm trƣớc đang còn có sự riêng rẽ giữa kì thi tốt nghiệp 
THPT và kì thi đại học, cao đẳng thì đề thi tốt nghiệp chỉ có một câu 2 điểm 
(nhiều năm thuộc phần tự chọn) về văn học nƣớc ngoài dƣới hình thức kiểm tra 
kiến thức cơ bản (đúng hơn là sơ đẳng) về tác giả, tác phẩm. Học sinh không cần 
học văn học nƣớc ngoài cũng hoàn thành tốt bài thi. Còn các đề thi đại học, cao 
đẳng hầu nhƣ không có sự xuất hiện của văn học nƣớc ngoài. Năm qua, các em 
học sinh chỉ còn một kì thi quan trọng là kì thi THPT quốc gia nhƣng văn học 
nƣớc ngoài cũng vắng bóng trong đề thi. Là một phần khó học, khó nhớ, lại 
không phải kiểm tra, thi cử suốt trong ba năm THPT, học sinh không học cũng 
là điều dễ hiểu. 
2.2.1.3. Về phía học sinh: 
 Khi học sinh nhận thấy không ảnh hƣởng đến kết quả thi cử, đánh giá 
cuối cùng của học sinh thì học sinh đều xem văn học nƣớc ngoài là cái bên lề, 
cái “hạng hai”, cái “dƣ thừa”, vô ích, các em sẽ không học hoặc học cho xong vì 
tâm lý của học sinh THPT nƣớc ta hiện nay nhƣ trên đã nói, đa số là ứng phó, 
“không thi không học”, “bỏ đƣợc phần nào hay phần đó”- đây là một thực trạng 
phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ một trƣờng THPT nào. 
2.2.2. Thực trạng các giờ đọc hiểu văn học nước ngoài ở trường THPT Như 
Xuân 
5 
 Gắn bó với ngôi trƣờng THPT Nhƣ Xuân đã gần đƣợc mƣời năm, trong 
những năm tháng đứng trên bục giảng với tƣ cách là giáo viên bộ môn ngữ văn, 
tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy bộ môn văn nói chung 
và phân môn văn học nƣớc ngoài nói riêng. 
2.2.2.1. Thuận lợi: 
 Đa số các em học sinh chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô giáo, nhiều em 
học sinh tỏ ra rất yêu thích môn văn. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn đang 
còn rất trẻ, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học có bề dày truyền thống, các thầy 
cô rất tâm huyết nhiệt tình trong giảng dạy, luôn có những buổi phụ đạo để các 
em nắm chắc kiến thức và nâng cao kiến thức về các bài học. Đội ngũ lãnh đạo 
nhà trƣờng luôn quan tâm đến chất lƣợng dạy và học, luôn có những biện pháp 
và cách thức để chất lƣợng dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. 
2.2.2.2. Khó khăn: 
 Trƣờng THPT Nhƣ Xuân là một trƣờng đóng trên địa bàn của một huyện 
miền núi nghèo tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, 
giao thông đi lại gặp nhiều cản trở, điều kiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị 
phục vụ cho quá trình dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng còn nhiều 
hạn chế nhƣ thƣ viện của nhà trƣờng phạm vi hoạt động chủ yếu dành cho giáo 
viên, chƣa có nhiều tài liệu tham khảo đặc biệt ở phân môn văn học nƣớc ngoài; 
hệ thống các máy chiếu đa năng phục vụ cho các bài dạy giáo án điện tử còn 
ít Các em học sinh phần lớn là con em của các dân tộc thiểu số: Thái, Thổ, 
Mƣờng, có nhiều em nói tiếng Kinh còn chƣa sõi, chất lƣợng đầu vào trƣờng của 
các em rất thấp, có những năm chỉ cần chống điểm liệt, các em đi học hầu hết 
chỉ có độc mỗi cuốn sách giáo khoa cùng vở ghi thậm chí không có, tài liệu 
tham khảo dƣờng nhƣ các em không hề biết đến vì thế, khi học đến các văn bản 
văn học nƣớc ngoài-tƣơng đối khó học với các em nên năng lực học tập có nhiều 
hạn chế. Phần lớn các em chỉ đặt ra mục tiêu là đỗ tốt nghiệp THPT nên chỉ học 
những kiến thức trong phạm vi thi, những đơn vị kiến thức văn học nƣớc ngoài 
không thi nên các em không quan tâm. 
Làm thế nào để kéo các em trở lại với phần văn học nƣớc ngoài trong 
chƣơng trình, tạo hứng thú và lực cho giáo viên. Đây là một câu hỏi lớn cũng là 
một thách thức đối với nhiều nhà trƣờng hiện nay. Sau nhiều năm đứng lớp, tôi 
mạnh dạn đƣa ra một số biện pháp, trƣớc hết để giúp cho bản thân mình và sau 
đó là các đồng nghiệp trong các tiết dạy đọc hiểu văn học nƣớc ngoài đạt hiệu 
quả cao. 
2.3. Các giải pháp: 
2.3.1. Tạo điều kiện để cho giáo viên được học các chuyên đề bồi dưỡng về 
văn học nước ngoài. 
 Hằng năm, Sở giáo dục đào tạo có tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên đề 
cho giáo viên THPT nhƣng các chuyên đề ấy chủ yếu là phần văn học Việt Nam, 
các chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi rồi đổi mới phƣơng pháp dạy học tích 
cực lấy học sinh là đối tƣợng trung tâm, giáo viên chỉ là ngƣời định hƣớng, gợi 
mở, dẫn dắt vấn đề..Thế nhƣng vắng bóng các chuyên đề dành cho văn học 
nƣớc ngoài. Qua khảo sát một số đồng nghiệp tại trƣờng THPT Nhƣ Xuân ở tổ 
Ngữ Văn, anh, chị em đều cho rằng: 
6 
 Thứ nhất: Hiện nay, giáo viên THPT phải đảm đƣơng cả văn học Việt 
Nam lẫn văn học nƣớc ngoài, từ châu Á qua châu Âu, châu Mỹ, từ những bản 
anh hùng ca ra đời nhiều thế kỉ trƣớc công nguyên đến những tác phẩm văn học 
hiện đại. Đành rằng ngƣời giáo viên cũng đã có lúc đƣợc nghe giảng và nghiên 
cứu trên đại học nhƣng cũng không khỏi lúng túng khi giảng dạy cho học sinh 
những điều mà do điều kiện thời gian, mình chƣa nhận thức cặn kẽ, đến nơi, đến 
chốn. 
 Thứ hai: Qua nhiều lần cải cách SGK, nhiều tác phẩm mới, tác giả mới 
đƣợc đƣa vào chƣơng trình SGK để giảng dạy, họ chƣa đƣợc tiếp cận ở đại học 
nên cần có nhiều tài liệu tham khảo, đặc biệt đƣợc đi học các chuyên đề bồi 
dƣỡng về văn học nƣớc ngoài dƣới sự hƣớng dẫn của các giáo sƣ, nhà giáo có 
chuyên môn sâu để các giáo viên nâng cao trình độ kiến thức. 
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học bằng ứng dụng công nghệ thông tin. 
 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đã 
đƣợc đặt ra một cách cấp thiết cùng với việc đổi mới nội dung chƣơng trình 
SGK nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em học sinh. Một trong 
những yếu tố quan trọng để đổi mới phƣơng pháp dạy học là phƣơng tiện dạy 
học trong đó công nghệ thông tin là một trong những phƣơng tiện tiện ích. 
Ngữ văn là một môn học có vai trò qua trọng trong việc trau dồi tƣ tƣởng, 
tình cảm cho học sinh.Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của ngƣời thầy, 
các em sẽ lĩnh hội đƣợc cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn văn học.Để học 
sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp thì ngƣời giáo viên phải lựa chọn cho mình 
một cách truyền thụ sao cho hiệu quả nhất. Trong xu thế dạy học ngữ văn theo 
phƣơng pháp hiện đại, ngƣời ta nghĩ ngay đến ứng dụng công nghệ thông tin 
trong bài giảng.Vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng có nhiều hình thức, 
tùy vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên, một trong những cách là hiệu quả nhất là 
xây dựng những bài giảng bằng giáo án điện tử sinh động, với hình ảnh, âm 
thanh, bản đồ đất nƣớc, phong cảnh núi sông, tƣ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội 
 Thực tế giảng dạy cho thấy, biện pháp này có hiệu quả rõ rệt: Cùng đối 
tƣợng khảo sát là 2 lớp 11B10 và lớp 11B7, khi tôi dạy văn bản “Ngƣời cầm 
quyền khôi phục uy quyền” (Trích:Những ngƣời khốn khổ-V.Huy Gô)-Lớp 
11B10 dạy bằng giáo án điện tử, tôi cho học sinh xem những hình ảnh về nƣớc 
Pháp, về những địa danh nổi tiếng ở Pháp, đặc biệt cho các em xem những chân 
dung minh họa của các nhân vật nhƣ Giăng-văn-Giăng; Gia-ve đến khi học 
đoạn trích các em rất hứng thú, khái quát tính cách nhân vật rất nhanh còn lớp 
11B7 dạy bằng giáo án thƣờng không tạo đƣợc nhiều hứng thú cho học sinh. 
2.3.3. Về kiểm tra đánh giá: 
 Trong phần kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên nên có quy định bắt buộc 
phải có nội 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cac_gio_doc_hieu_van.pdf