SKKN Tổ chức nghiên cứu bài học ở khâu giới thiệu bài mới trong một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12, nhằm tạo hứng thú cho học sinh

SKKN Tổ chức nghiên cứu bài học ở khâu giới thiệu bài mới trong một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12, nhằm tạo hứng thú cho học sinh

 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần cải tiến và vận dụng sáng tạo linh hoạt các cách thức trong giảng dạy, nhằm khơi dậy hứng thú say mê học tập môn Ngữ Văn của học sinh. vấn đề tổ chức giới thiệu bài mới như thế nào để tạo tâm thế không khí trước giờ Nghiên cứu bài học (NCBH) của học sinh THPT là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

 Thực tế cho thấy những năm gần đây học sinh đều chọn các môn học tự nhiên vừa có nhiều trường để lựa chọn, dễ xin việc mức thu nhập lại cao. Hầu như các trường phổ thông đều có hiện tượng ban C không có học sinh đăng kí, hoặc là đăng kí rất ít dẫn đến tình trạng không tổ chức thành một lớp học được mà phải tạm ghép ban C với ban D. Nhiều giáo viên dạy văn nhận thấy trong giờ Ngữ văn các em thường không tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc học một cách đối phó: để có điểm, để không phải thi lại, để thi tốt nghiệp.Những học sinh thực sự say mê và yêu môn văn còn rất ít. Đây là một hiện tượng khá phổ biến chứ không phải đơn lẻ rải rác ở một số trường một số tỉnh.

 Trong khi đó môn văn lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho con người. Với ba chức năng của văn học: nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục có thể nói dạy học văn chính là dạy nhân cách làm người. Với những thuận lợi như vậy môn văn sẽ là môn tác động vào nhận thức của người học để điều chỉnh những hành vi lệch lạc thiếu chuẩn mực; hướng người học đến những việc làm hành động đúng phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục những năm gần đây: Dạy học văn chính là hướng vào năng lực và phẩm chất của người học sinh.

 

doc 17 trang thuychi01 12211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức nghiên cứu bài học ở khâu giới thiệu bài mới trong một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12, nhằm tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI:
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở KHÂU GIỚI THIỆU BÀI MỚI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12, NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
 Người thực hiện: Hoàng Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ văn
 THANH HOÁ NĂM 2016
 MỤC LỤC Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2-3
I. Lí do chọn đề tài. 2
II. Mục đích nghiên cứu. 2
 III. Đối tượng nghiên cứu. 3
 IV. Phương pháp nghiên cứu. 3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3- 12
 I. Cơ sở lí luận. 3
 II. Thực trạng của vấn đề. 4
 III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 5
 1. Sử dụng kiến thức liên môn. 5
 2. Tích hợp kiến thức theo chủ đề đề tài . 7 
 3. Vận dụng kỹ năng sống 8
 4. Đi từ những mâu thuẫn nghịch lí để suy tư chiêm nghiệm 10
 5. Khơi gợi bằng cách đặt câu hỏi 11
 IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm. 13 
PHẦN II. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 14
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở KHÂU GIỚI THIỆU BÀI MỚI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12, NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH.
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, góp phần cải tiến và vận dụng sáng tạo linh hoạt các cách thức trong giảng dạy, nhằm khơi dậy hứng thú say mê học tập môn Ngữ Văn của học sinh. vấn đề tổ chức giới thiệu bài mới như thế nào để tạo tâm thế không khí trước giờ Nghiên cứu bài học (NCBH) của học sinh THPT là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
 Thực tế cho thấy những năm gần đây học sinh đều chọn các môn học tự nhiên vừa có nhiều trường để lựa chọn, dễ xin việc mức thu nhập lại cao. Hầu như các trường phổ thông đều có hiện tượng ban C không có học sinh đăng kí, hoặc là đăng kí rất ít dẫn đến tình trạng không tổ chức thành một lớp học được mà phải tạm ghép ban C với ban D. Nhiều giáo viên dạy văn nhận thấy trong giờ Ngữ văn các em thường không tập trung, có tâm lí ngại học văn, hoặc học một cách đối phó: để có điểm, để không phải thi lại, để thi tốt nghiệp...Những học sinh thực sự say mê và yêu môn văn còn rất ít. Đây là một hiện tượng khá phổ biến chứ không phải đơn lẻ rải rác ở một số trường một số tỉnh.
 Trong khi đó môn văn lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho con người. Với ba chức năng của văn học: nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục có thể nói dạy học văn chính là dạy nhân cách làm người. Với những thuận lợi như vậy môn văn sẽ là môn tác động vào nhận thức của người học để điều chỉnh những hành vi lệch lạc thiếu chuẩn mực; hướng người học đến những việc làm hành động đúng phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục những năm gần đây: Dạy học văn chính là hướng vào năng lực và phẩm chất của người học sinh.
 Có thể nói Nghiên cứu bài học là một bước đột phá trong ngành giáo dục. Song phương pháp này vẫn còn đang ở bước đầu và mang tính sơ khai, có một số tài liệu mô tả về phương pháp này, song cụ thể như thế nào thì chưa có một tài liệu hay một cuốn sách nào nói rõ. Và rồi áp dụng cách dạy này như thế nào trong bộ môn Ngữ văn để vừa phát huy được khả năng học tập ở các em; lại không làm mất đi đặc trưng vốn có riêng biệt của môn văn. Đem những băn khoăn trăn trở đó vào mỗi bài giảng tôi quyết định chọn vấn đề NCBH ở góc độ giới thiệu bài mới nhằm giúp học sinh “nhập cuộc nhanh hơn” với bài học của mình. Đây cũng chính là một cách kích thích tạo hứng thú học tập cho học sinh.
II. Mục đích nghiên cứu:
 - Tạo niềm hứng khởi cho học sinh trong giờ Ngữ văn.
 - Chủ động và sáng tạo trong tiếp nhận tri thức.
 - Cung cấp thêm kỹ năng mở bài cho học sinh (một trong những vấn đề mà sách giáo khoa lớp 12 tập 2 đề cập).
III. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu bài học ở khâu giới thiệu bài mới đối với một số tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Để tạo được hứng thú học tập trong giờ Nghiên cứu bài học ở phần giới thiệu bài mới, tôi đã vận dụng các phương pháp sau đây:
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế về tâm lí và hứng thú của học sinh.
 - Phương pháp tổ chức và hoạt động nhóm.
 - Phương pháp cắt nghĩa lí giải .
 - Phương pháp thống kê so sánh.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
 Luật Giáo dục có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Rõ ràng khi có được sự say mê hứng thú trong bất kì công việc gì con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, thành công hơn. Hứng thú còn có tác dụng chống lại sự mệt mỏi, giảm căng thẳng. Học sinh cũng vậy, khi có hứng thú các em sẽ kiên trì làm bài tập, không nản chí trước câu hỏi khó, không những thế các em còn hăng hái trả lời, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn, chủ động nêu câu hỏi, đưa ra những thắc mắc để các bạn cùng trả lời, thầy cô giải thích thấu đáo.
 Với bất kì môn học nào cũng cần phải có hứng thú thì học sinh mới có thể tiếp cận bài học đó một cách tốt nhất. Đặc biệt với môn Ngữ văn- là một môn học thiên nhiều về cảm xúc, về tâm hồn thì hứng thú là một trong những điều đầu tiên mà người giáo viên dạy văn không nên bỏ qua.Vì vậy người giáo viên khi lên lớp không phải chỉ “chăm chăm truyền tải kiến thức” quan trọng hơn chính là ta phải không ngừng tìm tòi đổi mới các phương pháp cách thức dạy học sinh để tạo hứng thú cho các em, có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của người học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện nay.
 Bên cạnh đó mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn ở trường THPT được xác định là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn bao gồm: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 Chúng ta phải thừa nhận rằng học sinh hiện nay ít còn hứng thú với những giờ học Ngữ văn nói chung, thậm chí cả những giờ dạy học tác phẩm văn chương hay và nổi tiếng- Điều mà trước kia chúng tôi thường háo hức mong chờ. Những giờ học Ngữ văn có khi chỉ còn là giờ thông tin kiến thức một chiều, khô cứng và nhạt nhẽo. Học xong một giờ Ngữ văn cái mà các em thu được thật là ít ỏi, thậm chí có em còn chẳng thu hoạch được gì. Chính điều đó dẫn đến kiến thức về văn học của các em còn nghèo nàn, khả năng ứng dụng thực hành còn kém như dùng từ ngữ trong giao tiếp còn thiếu chính xác, đặc biệt trong các bài tập làm văn thường mắc lỗi chính tả, câu văn viết chưa đúng ngữ pháp, cách diễn đạt vụng về sáo mòn, còn lệ thuộc vào sách tham khảo. 
 Thêm vào đó có thể nói vấn đề mà tôi đã nghiên cứu ở đây là một vấn đề không mới, thế nhưng ít giáo viên quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức. Chính vì vậy không đánh giá hết hiệu quả mà phương pháp mang lại. Mặt khác cũng có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm bàn về vấn đề này song còn chiếu lệ qua loa. Đa số các giáo viên chỉ chú ý đến hứng thú của các em trong giờ dạy học các tác phẩm văn chương mà chưa chú ý đến tính toàn diện của vấn đề này. Dẫn tới có sự lệch lạc trong suy nghĩ của các em: thầy cô chỉ chú ý tới những tác phẩm mang đậm chất văn chương còn những tác phẩm khác thì bị xem nhẹ.
 Ngay trong một giờ học tác phẩm văn chương thì cũng có sự thiên lệch, người giáo viên lên lớp chỉ chú ý đến khâu tìm hiểu tác giả, tác phẩm mà quên đi khâu giới thiệu bài mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Vì cho rằng mất thời gian lại không đem lại hiệu quả, nên khâu này thường bị bỏ qua hoặc có giới thiệu nhưng chỉ là giới thiệu cho có. Dẫn đến không có hiệu quả hoặc là hiệu quả không cao. Trong khi đó thời gian dành cho phần này chỉ chiếm khoảng từ 1 đến 5 phút. Tôi không dám so sánh nhưng việc giới thiệu tác phẩm cũng giống như anh quảng bá điều đặc sắc của sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Và quảng bá có tốt hay không thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng dùng sản phẩm của mình. Khâu giới thiệu bài mới cũng có thể xem là như vậy. Người giáo viên muốn thu hút, tạo ấn tượng với học sinh ngay từ những giây phút ban đầu thì cần phải đầu tư chăm chút cho bài giảng của mình với những khâu nhỏ nhất dễ bị bỏ qua như: giới thiệu bài mới.
 Nếu người giáo viên tổ chức thường xuyên được khâu này có nghĩa là đã kích thích trong các em ý thức phải chuẩn bị bài trước ở nhà, chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức, và cũng là góp phần tạo cho không khí giờ học thêm phần dân chủ.
 Điều khiến tôi trăn trở và băn khoăn còn là lí do xuất phát từ thực tế của trường THPT Triệu Sơn 6, là một trường công lập non trẻ được phôi thai từ hình thức trường bán công, nên chưa thực sự được phụ huynh và học sinh quan tâm. Vì vậy chưa tuyển được những lứa học sinh thật sự xuất sắc. Hầu hết các em học ở trường này khả năng tập trung và tư duy còn yếu. Kiến thức về xã hội cũng như kỹ năng sống vô cùng nghèo nàn. Các em thường ngại bộc lộ mình vì thiếu tự tin. Nếu như người giáo viên vẫn giữ cách dạy truyền thống thì sẽ rất khó trong việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. Chính vì lí do đó người giáo viên phải không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp để tiếp cận được học sinh một cách gần nhất. Và cũng là để cho các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 Trước mỗi giờ Nghiên cứu bài học tôi thường tổ chức một cuộc thi giới thiệu bài mới nhằm thu hút lôi kéo các em vào bài học của mình. Tôi chia lớp thành 2 đến 5 nhóm (tuỳ thuộc vào thời gian cho phép), hoặc có khi tôi vận dụng những tình huống thực tế để hỏi cá nhân mỗi em học sinh. Cách thức giới thiệu dựa trên sơ đồ về phương pháp mà tôi đã cung cấp trước đó.
 Các phương pháp sử dụng cho giới thiệu bài mới
Sử dụng kiến
thức liên môn
Tích hợp kiến
thức theo chủ
đề, đề tài.
Vận dụng kỹ
năng sống.
Đi từ những mâu 
thuẫn nghịch lí
để có sự suy tư 
chiêm nghiệm.
Khơi gợi bằng
cách đặt câu 
hỏi.
 Tác phẩm, bài học cần giới thiệu
1. Sử dụng kiến thức liên môn.
 Là việc sử dụng kiến thức của môn học khác, mà mình cho là có liên quan đến tác phẩm, bài học mình đang học.
 Tôi đã giới thiệu mẫu cho các em thế nào là việc sử dụng kiến thức liên môn trong tác phẩm “Số phận con người” của Sô Lô Khốp.
 * Ví dụ: "Nhân loại đã tốn bao giấy mực viết về hậu quả và tội ác của chiến tranh nhưng dường như nó chưa phải là hồi chuông cảnh báo và thức tỉnh . Bằng chứng là vẫn có rất nhiều cuộc chiến đã đang và sẽ diễn ra trong thế giới văn minh của chúng ta : Chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi chiến tranh thế giới thứ hai và sau nó có còn những cuộc chiến nào không? Chẳng ai có thể đoán trước được điều gì. Song nhân loại lại phải chứng kiến thêm những đau thương mất mát khi cuộc chiến ở Irag, Afghanistan, Libi và cuộc chiến ở Syria nổ ra cướp đi bao sinh mạng của con người. Nhân loại ơi hãy đọc lại những trang viết về cuộc chiến trong tác phẩm "Chiến tranh và hoà bình" của Lep-tôn-xtôi hay gần gũi hơn, xúc động hơn, thấm thía hơn, dễ hiểu hơn đó là tác phẩm "Số phận con người" của Sôlôkhốp" để thấy được nỗi đau nỗi mất mát trong chiến tranh là vô cùng lớn và khốc liệt.”
- Với cách giới thiệu này tôi đã tích hợp kiến thức của môn Lịch Sử; một môn học có nhiều gắn bó máu thịt với môn văn. Đồng thời thông qua việc tích hợp này học sinh sẽ nhận thấy được tội ác của chiến tranh cần phải lên án một cách mạnh mẽ.
- Khi học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nhóm học sinh ở lớp 12A1 giới thiệu:
* Học sinh : "Dòng người di cư đang đổ về châu Âu rầm rập. Để đến được miền đất hứa này họ đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Song với họ đó là con đường duy nhất để được tiếp tục sống. Ở lại quê nhà họ sẽ là mồi cho pháo đạn, bom mìn hoặc trở thành con ma đói bởi chẳng có gì để tồn tại. Thế nhưng đến châu Âu rồi thì ở nơi đây cuộc nợ công đang bùng nổ, kéo theo nó là hàng loạt các nhà máy, các công ty các tập đoàn kinh tế lớn tuyên bố phá sản hoặc sa thải công nhân, thu gọn qui mô sản xuất dẫn tới hàng ngàn người rơi vào tình trạng thất nghiệp, hàng vạn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, không nhà không cửa.Vậy là một lần nữa họ lại không có cơ hội để tồn tại, đã có rất nhiều người phải chết đói, chết rét. Điều đó lại khiến cho chúng ta nhớ lại nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Trong xã hội hiện đại ngày nay điều gì cũng có thể xảy ra. Vậy thì nếu như không may chúng ta lâm vào hoàn cảnh khốn cùng như thế chúng ta sẽ làm gì? Tự tin, luôn nhìn về tương lai, luôn hi vọng ở phía trước, biết chắt chiu hạnh phúc và nỗ lực không ngừng, chính là thông điệp mà nhà văn Kim Lân gửi tới bạn đọc thông qua tác phẩm "Vợ nhặt".
* Giáo viên: yêu cầu một học sinh khác nhận xét dựa trên những tiêu chí:
 Tiêu chí
 Học sinh nhận xét
-Đoạn giới thiệu của bạn có liên 
 quan đến môn học nào trong
 chương trình? 
-Gián tiếp thông báo điều gì?
-Hậu quả của chiến tranh và nợ
 công?
 -Liên hệ gì đến lịch sử Việt
Nam?
 - Môn lịch sử.
-Tình hình trên thế giới hiện nay là dòng 
người di cư vào châu Âu do chiến tranh. Và
nợ công ở châu Âu đang diễn ra trên phạm
vi rộng.
- Dòng người di cư, thất nghiệp, đói nghèo
và chết chóc .
- Nạn đói xảy ra năm 1945, cướp đi sinh
mệnh của nhiều người.
* Giáo viên: Từ cách giới thiệu này các em có thể chỉ ra yếu tố lịch sử và yếu tố văn học trong đoạn thơ sau của Tố Hữu ?
 “Ôi nhớ những năm nào thưở trước
 Xóm làng ta xơ xác héo hon
 Nửa đêm thuế giục trống dồn
 Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”
* Học sinh trả lời:
 Yếu tố lịch sử
 Yếu tố văn học
- Thời gian trước những năm
1945 “Thưở trước”
- Nạn thúc thuế bắt thuế của 
Thực Dân Pháp và bọn thống trị 
phong kiến
- Cảnh tù đày bắt bớ diễn ra 
liên miên.
- Cảm xúc xót xa đau đớn “ôi”, “xơ xác”
“héo hon”.
- Phản ánh lịch sử tang thương để bộc
 lộ niềm phẫn uất
- Đó cũng chính là nguyên nhân để dẫn đến 
cái chết của 2 triệu đồng bào ta trong nạn 
đói năm 1945 mà tác phẩm “Vợ nhặt” đã
 phản ánh.
* Nhận xét: Với việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho các em nhìn được vấn đề ở chiều sâu của nó, nhận ra được đâu là bản chất của vấn đề. Đây cũng là một cách mở rộng kiến thức cho các em.
* Lưu ý: Để việc sử dụng kiến thức lên môn diễn ra thường xuyên và đem lại hiệu quả cao:
 - Với giáo viên: cần ngồi lại với nhau để trao đổi, xem những vấn đề nào có thể sử dụng kiến thức liên môn, và sử dụng với liều lượng ra sao.
 - Với học sinh: cần chuẩn bị bài học kĩ và tìm tòi tài liệu có liên quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 2. Tích hợp kiến thức theo chủ đề, đề tài.
 Là xâu chuỗi hệ thống lại kiến thức theo những mối quan hệ tương đồng.
 Khi học tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh tôi đã gợi ý để các em giới thiệu vấn đề theo hướng tích hợp.
 Giáo viên gợi ý
 Học sinh trả lời
- Bài thơ “Sóng” viết về vấn đề gì ?
- Những bài thơ nào viết về tình yêu ở chương 
trình lớp 11 ?
- Điểm nhấn quan trọng ở mỗi tác phẩm ấy ?
.........
.........
.........
 Với những gợi ý này nhóm của bạn Bùi Thị Hồng ở lớp 12A5 đã giới thiệu được vấn đề theo hướng tích hợp.
 * Ví dụ : Giới thiệu bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.
 "Nếu như một "Tôi yêu em" của Puskin đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc bởi tình yêu cao thượng vị tha của một trái tim, đầy bản lĩnh, thì một Tagor với bài thơ tình số 28 lại ám ảnh người đọc bởi "Đôi mắt băn khoăn của em buồn" (Buồn vì không thể khám phá hết những bí ẩn của tình yêu) và một người được mệnh danh "Ông hoàng thơ tình" của Việt Nam (Xuân Diệu) đã có những câu thơ đầy tính triết lí về tình yêu:
 Làm sao sống được mà không yêu
 Không nhớ không thương một kẻ nào.
 Tưởng rằng thế là đã đủ vậy mà cuối năm 1967 Xuân Quỳnh cho ra đời bài "Sóng". Một bài thơ khiến nhiều người ngỡ ngàng nhưng người đọc thêm yêu chị, bởi đó là trái tim của một phụ nữ đa cảm giàu lòng nhân ái"
 * Khi học tác phẩm “Số phận con người” học sinh Trần Thị Tuyến 12A1 đã giới thiệu.
 Ví dụ: "Qua nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, chúng ta thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: phải chịu nhiều những mất mát đau thương nhưng vẫn kiên cường bất khuất, nén chịu nỗi đau của cá nhân mình để sống và chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc. Đó là những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta luôn tự hào nhưng không chỉ chúng ta mà nhân dân Nga cũng từng chịu những mất mát hi sinh to lớn trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước chống phát xít Đức. Trong hoàn cảnh như thế người dân Nga đã làm gì? Chúng ta cùng đến với con người Nga qua tác phẩm "Số phận con người" của Sô- Lô- Khốp"
 * Nhận xét:
 - Với cách giới thiệu thứ nhất :
 + Học sinh có thêm kỹ năng tích hợp kiến thức (Từ lớp 11 đến lớp 12). 
 + Biết được đề tài tình yêu là một đề tài có tính chất muôn thuở và không phân chia ranh giới lãnh thổ, không giới hạn thời gian tuổi tác. Tình yêu là một thế giới đầy màu sắc và cũng là một trạng thái cảm xúc thăng hoa của con người.
 + Từ những điều gợi mở ở đoạn giới thiệu trên người giáo viên có thể định hướng, hướng thiện cho các em hiểu rõ như thế nào là một tình yêu đẹp. Và lứa tuổi học đường thì nên dừng ranh giới ở đâu.
 - Với cách giới thiệu thứ hai:
 + Học sinh biết tích hợp kiến thức theo chủ đề.
 + Biết được nỗi đau của mỗi con người và của mọi dân tộc khi là nạn nhân của chiến tranh.
 + Nhận thấy vẻ đẹp của mỗi con người và của mỗi dân tộc trong chiến tranh.
 Nói tóm lại với phương pháp này tôi đã rèn cho học sinh có một cái nhìn tổng hợp, luôn luôn biết so sánh đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng có cùng bản chất của vấn đề.
3. Vận dụng kỹ năng sống
 Là biết vận dụng những kiến thức từ sách vở vào thực tiễn; là biết biến lý thuyết thành hành động để bảo vệ xã hội và bảo vệ chính mình để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 Khi học văn bản nhật dụng như "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12- 2003" của Cô- Phi An- Nan, học sinh Lê Mai Phương 12 A1 đã trình bày suy nghĩ của mình.
 Học sinh : "Có lẽ tất cả chúng ta đã biết từ lâu căn bệnh thế kỉ HIV- AIDS trở thành mối hiểm hoạ đe doạ sự sống của toàn nhân loại. Tôi đã được chứng kiến hậu quả của căn bệnh này, nó đã biến bao thân thể cường tráng khoẻ mạnh trở thành những bóng ma, cướp đi hạnh phúc của bao gia đình, để lại nỗi đau khôn nguôi cho bao người và là gánh nặng cho nhiều quốc gia. Sự việc ấy, nỗi đau ấy vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Vì vậy đã đến lúc loài người phải lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ để loại trừ căn bệnh thế kỉ. Nhân ngày thế giới phòng chống căn bệnh HIV- AIDS, Cô- Phi An- Nan tổng thư kí liên hợp quốc đồng thời là một nhà văn châu Phi đã có bài viết nói lên tiếng nói của mình về căn bệnh đại dịch của thế kỉ và việc đấu tranh phòng chống HIV- AIDS. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài:"Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003" của Cô- Phi An- Nan".
 - Giáo viên: Các em đã biết gì về căn bệnh thế kỉ này ?
 - Học sinh: Một căn bệnh nguy hiểm dẫn đến chết người.
 - Giáo viên: Vậy bạn đã giới thiệu được gì và chuyển tải được những thông điệp gì đến với các em ?
 - Học sinh: 
 Đoạn văn đã giới thiệu 
 Thông điệp
- Bản thân bạn đã được chứng kiến.
- Căn bệnh đe doạ sự sống của toàn 
nhân loại
- Hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh.
- Tác giả là tổng thư kí Liên Hợp Quốc
- Hãy tự bảo vệ chính mình và gia đình
để không mắc phải căn bệnh này.
- Cùng chung tay góp sức lên tiếng 
cảnh báo và giúp đỡ cho những người
không may mắc phải căn bệnh này.
 - Khi học bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, học sinh Nguyễn Thị Quỳnh An

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_nghien_cuu_bai_hoc_o_khau_gioi_thieu_bai_moi_tr.doc