SKKN Rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong phân môn vẽ tranh, môn mĩ thuật ở trường TH & THCS Vĩnh Tiến

SKKN Rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong phân môn vẽ tranh, môn mĩ thuật ở trường TH & THCS Vĩnh Tiến

 Mĩ thuật là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh biết cảm nhận cái đẹp, yêu quý cái đẹp, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc để tạo ra cái đẹp.

Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nhưng tùy theo trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên nhận ra quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Như vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau.Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh vừa phải trực tiếp vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít đã nắm bắt được ngay nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” để các em học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mĩ thuật.

 

doc 21 trang thuychi01 9842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong phân môn vẽ tranh, môn mĩ thuật ở trường TH & THCS Vĩnh Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu 
4
II. NỘI DUNG 
4
1. Cơ sở lý luận
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
5
3. Các giải pháp đã thực hiện 
7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Mĩ thuật là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh biết cảm nhận cái đẹp, yêu quý cái đẹp, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc để tạo ra cái đẹp. 
Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nhưng tùy theo trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau mà giáo viên nhận ra quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Như vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau.Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh vừa phải trực tiếp vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít đã nắm bắt được ngay nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” để các em học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mĩ thuật.
Là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt những suy nghĩ, sáng tạo của học sinh bằng nét vẽ rất khó khăn. Đặc biệt là phân môn Vẽ tranh. Vì thế khi học và khi thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi...đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lí.
Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mĩ thuật mà cụ thể là cách: “Rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong phân môn vẽ tranh, môn mĩ thuật ở trường TH & THCS Vĩnh Tiến ”. Tôi hy vọng với những nghiên cứu này của mình sẽ cung cấp các kĩ năng cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo hứng thú tiếp thu bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đối với học sinh:
+ Biết quan sát và chọn nội dung đề tài để đưa vào trong các bài vẽ tranh. Hình thành được thói quen trước khi vẽ bài phải thực hiện làm phác thảo đen trắng.
+ Biết cách sắp xếp bố cục, có chính có phụ. Vẽ được những dáng nhân vật đẹp trong các mảng đã sắp xếp.
+ Vẽ được những màu đẹp, có sáng tạo và phân biệt được nhóm chính, phụ cho bài vẽ.
+ Cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
- Đối với giáo viên:
+ Giúp học sinh biết thứ tự các cách thực hiện thông qua các bước nhỏ của một bài vẽ tranh, hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong phân môn vẽ tranh.
+ Mỗi bài dạy vẽ tranh phải đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, mang đặc trưng môn học. Từ đó, các em có thể vận dụng trong đời sống hàng ngày.
+ Biết mở rộng kiến thức trong mỗi bài vẽ tranh bằng sự hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo (tìm ra nội dung đề tài, tìm bố cục, tìm màu cho hài hòa). Hướng dẫn làm bài vẽ tranh cho phù hợp, góp ý chỉnh sửa, nhận xét cho từng học sinh.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	Học sinh khối 6 trường TH và THCS Vĩnh Tiến – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa, các em ở độ tuổi làm quen với chương trình học năng khiếu ngành mĩ thuật.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra: nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng chưa phát triển ở học sinh để có biện pháp bổ sung.
- Phương pháp đánh giá: được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh. Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp. Tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ. 
- Phương pháp nghiên cứu: tự nghiên cứu trau dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết dạy và học Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. 
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn, bài vẽ chậm và xấu làm cho các em này tỏ ra chán nản không có hứng thú vẽ, vì nghĩ rằng mình không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập, khi học sinh đã nắm được trọng tâm kiến thức và các kỹ năng cơ bản của bộ môn thì các em đã ham thích, đam mê và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học Mĩ thuật ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực chịu khó. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển những kỹ năng cho học sinh để các em có thể học tốt bộ môn Mĩ thuật và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết. 
Để đạt được mục tiêu trên học sinh phải được hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết khi học những giờ học của môn Mĩ thuật đó là:
	- Kỹ năng quan sát
	- Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ
	- Kỹ năng tư duy hình tượng
	- Kỹ năng thực hành
	- Kỹ năng đánh giá
	- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường TH &THCS Vĩnh Tiến –Vĩnh Lộc – Thanh Hóa, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu mẫu vẽ, tranh ảnh và phòng thực hành riêng, nên khi giảng dạy phân môn Vẽ tranh tôi thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn , các em còn sơ sài trong lựa chọn nội dung đề tài, hình vẽ nhàm chán, đơn điệu, bố cục rời rạc, chưa xác định nhóm chính phụ rõ ràng, màu sắc mờ nhạt nên nhiều bài vẽ của học sinh đạt kết quả chưa cao.
2: Thực trạng của vấn đề:
* Từ học sinh:
Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở (khối lớp 6 chưa quen với nếp học cấp II, khối 7, 8, 9 đang trong giai đoạn tập làm người lớn nên thường thích làm theo ý mình).
Đa số các em vẫn làm theo cảm tính( vẽ theo ý mình mặc dù giáo viên hướng dẫn rất kĩ, nhưng vẫn làm khác với yêu cầu của giáo viên).
Một số em khi làm bài thường sao chép từ sách giáo khoa, rập khuôn, máy móc.
* Từ nhà trường
Chưa có phòng học riêng cho môn mĩ Thuật, mỗi tiết học vẫn bị gò bó về kỉ luật trật tự, gò bó về tầm nhìn, về môi trường thẩm mĩ.
Chưa thấy rõ được vai trò, tác dụng của bộ môn nên chưa có hướng để bộ môn phát huy.
* Từ nhận thức của người dân địa phương
Chưa thấy rõ vai trò của bộ môn trong việc bổ trợ cho các môn học khác nên chưa quan tâm, đầu tư cho con em học môn Mĩ Thuật trong nhà trường.
* Từ chương trình học
Bộ môn Mĩ thuật gồm 4 phân môn:	
- Vẽ trang trí.
- Vẽ tranh.
- Vẽ theo mẫu.
- Thường thức mĩ thuật.
Trong cấp học gồm 4 khối (6, 7, 8,9) phân môn vẽ tranh có thời lượng 2 tiết/ bài, có bài chỉ có thời lượng 1 tiết/ bài nên hạn chế khả năng sáng tạo của các em.
 Kết quả của thực trạng trên:
Qua việc dạy học và kiểm tra, thống kê kết quả học tập của học sinh khối 6 tại trường sở tại như sau:
Khối Lớp
Số học sinh
Học sinh vẽ đạt yêu cầu
Nội dung chính xác
Bố cục hợp lí
Màu sắc
hài hòa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
33
15
45,5
10
30,3
8
24,2
8
24,2
Từ kết quả khảo sát trên và quá trình theo dõi hoạt động học tập của học sinh tôi thấy kết quả khảo sát của các lớp đều rất thấp. Phần lớn các em thường cảm thấy nhàm chán, không thích học hoặc nếu có học thì tỏ ra uể oải và đối phó.
Vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài là làm thế nào để học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh. Theo tôi phải tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều năm, trao đổi với đồng nghiệp tìm ra cái gì mình làm được, cái gì còn thiếu sót, điều quan trọng là phương pháp dạy học của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, thường xuyên đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh; tiếp cận gần gũi với học sinh, tìm hiểu ý nghĩ và khó khăn của các em để cùng các em giải quyết. Đồng thời giáo viên cần biết sưu tầm và sử dụng đồ dùng dạy học để khai thác trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh, nhằm gây niềm tin cho các em khi bắt tay vào bài học.
3. Các giải pháp đã sử dụng: 
3.1. Các giải pháp:
- Xác định mục tiêu cần đạt trong tiến trình dạy học.
- Chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng dạy – học khoa học, hợp lí, xây dựng kế hoạch dạy học rõ ràng, có trọng tâm.
- Vận dụng kĩ năng dạy học linh hoạt áp dụng cho phân môn vẽ tranh.
- Ứng dụng một cách khoa học công nghệ thông tin vào bài giảng.
- Hiểu và nắm vững tâm lí học sinh trong độ tuổi.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
a. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát:
* Hướng dẫn học sinh quan sát thực tế ngoài thiên nhiên: Hoa lá, cây cỏ, con vật, các hoạt động của con người.
Giáo viên đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh khi quan sát:
- Quan sát về đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, tỉ lệ, màu sắc... 
- Học sinh quan sát để hiểu được đối tượng, tìm ra vẻ đẹp của đối tượng.
- Biết chọn góc nhìn đẹp, xác định trọng tầm quan sát cho mỗi bài học.
- Không yêu cầu quan sát đúng, chính xác 100%.
Ví dụ: Khi dạy bài 5 Vẽ tranh đề tài chủ đề Học tập ( Tiết 6,7- Mĩ thuật 6) Giáo viên đưa ra những tranh, ảnh thực tế (học nhóm, học ở nhà, học trên lớp, chăn trâu học bài) cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, như:
- Bức tranh( ảnh) có nội dung gì?
- Bố cục trong tranh?
- Em có nhận xét gì về các hình vẽ trong tranh?
- Màu sắc của tranh như thế nào?
-Em hãy chọn một nội dung khi thể hiện bài vẽ tranh về đề tài này?
Từ những hướng dẫn trên học sinh có những cảm nhận bước đầu về nội dung đề tài, biết chọn những nội dung phù hợp, dễ dàng đưa ra nhận xét chính xác về đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, màu sắc của hình dáng nhân vật, kỹ năng quan sát của học sinh đựơc nâng cao và làm nền tảng cho kỹ năng khác phát triển.
* Hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh, bài vẽ mẫu
Khi dạy về vẽ tranh giáo viên cần cho học sinh quan sát tranh ảnh, bài vẽ mẫu (cả bài vẽ đẹp và chưa đẹp) và yêu cầu học sinh so sánh, đối chiếu về bố cục, hình vẽ, màu sắc qua các câu hỏi, ví dụ:
-Trong những bài vẽ này, bài nào có bố cục chặt chẽ, hài hòa?
-Bài vẽ nào có sự phối hợp hợp lý về màu sắc? 
-Bài vẽ nào em cho là chưa đẹp? vì sao?
-Em có nhận xét gì về nội dung trong thực tế và nội dung đó trong bài vẽ?
Qua việc hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh, bài vẽ mẫu kết hợp với phương pháp dạy học vấn đáp, giáo viên giúp học sinh:
 - Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của các bài vẽ để vận dụng cho việc làm bài tốt hơn.
- Học sinh biết so sánh, đối chiếu giữa các bài vẽ
- Tập cho học sinh có thói quen quan sát, so sánh, phân tích.
b. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ:
Khi giáo viên đã rèn luyện được cho học sinh có kỹ năng quan sát tức là học sinh đã có khả năng nhận biết cái đẹp. 
Tuy nhiên mỗi học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp, giáo viên giảng dạy cần hướng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản. Cái đẹp ở đây bao gồm cả hình thức và nội dung, hình thức thể hiện được nội dung, cái đẹp của nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. 
Học sinh phải biết chắt lọc lựa chọn hình tượng đẹp để phản ánh trong “tác phẩm” của mình. Học sinh biết rung động, cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống , từ đó các em biết trân trọng và giữ gìn những cái đẹp của bản thân và của xã hội, có ý thức vươn tới giá trị “chân, thiện, mỹ”.
c. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy hình tượng:
Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở, liên hệ thực tiễn, tổ chức cho học sinh đi dã ngoại, trải nghiệm thực tế trên các làng nghề ở địa phương. Từ đó các em tư duy có sự vận dụng thực tế vào bài vẽ.
Ví dụ: Cho các em học sinh kí họa để các em cảm nhận được vẻ đẹp của những hình ảnh quen thuộc, sau đó biết vận dụng áp dụng vào các bài vẽ tranh.
Giáo viên cần sưu tầm thêm nhiều bài vẽ tranh đẹp của các học sinh khóa trước và của các họa sĩ để học sinh cảm thụ và biết vận dụng cho bài vẽ của mình.
d. Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành:
Là khả năng vận dụng những hiểu biết thông qua quan sát, so sánh vào trong bài học để có thể sắp xếp bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu... Khả năng tự học, tự nghiên cứu sưu tầm tài liệu, trình bày sản phẩm học tập. Để học sinh thực hiện có hiệu quả kỹ năng thực hành trong bài vẽ tranh, người giáo viên nên hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
* Hướng dẫn học sinh tìm bố cục:
 Sau khi cho học sinh lựa chọn nội dung đề tài, giáo viên yêu cầu học sinh tìm bố cục, các mảng hình chính, phụ.
Giáo viên vẽ thị phạm trên bảng cụ thể từng bước tìm nét và hình, để học sinh quan sát và thấy được kỹ năng của thầy, sự hào hứng khi biết vẽ thì sẽ làm được những sản phẩm đẹp, và các em có hứng thú làm bài.
Tạo thói quen cho học sinh suy nghĩ trước khi tìm hình,hướng dẫn các em phân mảng chính, phụ một cách rõ ràng bằng cách sắp xếp nhóm chính theo hình tròn, vuông, hình chữ nhật hoặc tam giác và thường đặt giữa tranh, nhóm phụ nhỏ hơn, hỗ trợ cho nhóm chính, nhằm tạo ra một bố cục hợp lý. Sau đây là các bước phân mảng, tìm hình
 Hình 1: Tìm bố cục: 
Ở bước này giáo viên lưu ý học sinh tránh một số lỗi: bố cục nặng nề ( mảng to quá, nhỏ quá) hoặc bố cục dàn trải rời rạc nhau.
Ví dụ:
 Hình 2: Một số bố cục nặng nề, dàn trải không đều nhau.
Ở bước này hầu hết học sinh thường bỏ qua và các em chỉ tập trung để vẽ hình.Vì thế giáo viên cần tập cho các em thói quen xác định mảng hình để xây dụng cho bài vẽ một bố cục cân đối và hài hòa
	* Hướng dẫn học sinh tìm hình:
Dựa vào các mảng hình đã sắp xếp trong bố cục để vẽ các dáng hình cụ thể ( con người, cảnh vật...). Hình dáng nhân vật cần có sự khác nhau, có dáng tĩnh, dáng động,các nhân vật trong tranh cần ăn nhập với nhau, hợp lí, nhất quán giữa hình vẽ với nội dung tư tưởng.
 Hình 3: Tìm hình
Ví dụ: Bài 31 Vẽ tranh đề tài Mẹ của em (Mĩ thuật 6). Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
+ Xác định được nội dung đề tài 
+ Xác định bố cục ( nhóm chính, nhóm phụ)
+ Xác định mảng chính: mảng hình thoi hoặc hình tròn, hình vuông
+ Xắp xếp hình mảng không lặp lại,không đều nhau,cần có các mảng trống( như nền trời, đất) sao cho bố cục không bị chật chội hoặc quá trống hay dàn trải, cần có gần, có xa.
+ Tìm hình: các hình dáng phải phù hợp với nội dung đề tài, xác định mảng chính, mảng phụ.
* Hướng dẫn học sinh vẽ màu:
Hướng dẫn học sinh vẽ màu cho phù hợp, có thể hướng các em vẽ màu theo hòa sắc nóng, lạnh hay màu trầm. Trong bài vẽ tranh học sinh cần sử dụng màu sắc hài hòa, làm bật nổi màu nhóm chính, màu sắc nhóm phụ hỗ trợ cho nhóm chính nên sử dụng màu nhạt hơn.
Trên thực tế học sinh thường sử dụng bút dạ, màu sáp là chủ yếu, chính các chất liệu này trong khi các em sử dụng thường hay ngẫu hứng vẽ màu theo ý thích do vậy nhiều em thường hay mắc phải những lỗi như: vẽ màu chưa hợp, không rõ đậm nhạt, chưa biết chạy màu trong một bài vẽ, chưa phân biệt được sắc màu, cách đưa nét vẽ màu chưa hợp lý.
Để khắc phục những vấn đề trên giáo viên yêu cầu học sinh vẽ màu phải đủ đậm. Phải biết so sánh và chạy màu, ở hình nhóm chính có đỏ thì phải chạy ra hình nhóm phụ có đỏ nhưng sắc độ có sự khác nhau, hình nhóm chính bao giờ cũng sáng và rõ hơn hình nhóm phụ.
Đôi khi vẽ bài các mảng hình lẫn nhau, ta có thể dùng bút dạ đi nét cho tách mảnh hình, đặc biệt là hình nhóm chính.
Chú trọng tới chiều hướng khi đưa màu,có thể sử dụng những nét ngang, dọc tùy thuộc vào mỗi mảng hình khác nhau để tạo cho bài vẽ sinh động.
Ngoài những chất liệu hay sử dụng các em có thể tìm tòi và sử dụng những chất liệu màu cao hơn, màu nước, màu bột, sơn dầu
Ví dụ: 
Các bài vẽ màu chưa đẹp của học sinh:
Các bài vẽ trên có màu sắc mờ nhạt, không rõ ràng, vẽ màu còn ẩu, nhóm phụ chưa hợp lý có sự tranh chấp với nhóm chính.
Các bài vẽ màu đẹp của học sinh:
* Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng đánh giá
Ở mỗi bước của bài vẽ tranh, giáo viên đều có thể hướng dẫn học sinh tự đánh giá những chỗ hợp lý, đúng sai, đẹp và chưa đẹp về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của sản phẩm. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được những giá trị của nghệ thuật, từ đó biết phát huy sở trường, tích cực sáng tạo trong học tập.
Ví dụ: Học sinh nêu nhận xét về bố cục dàn trải hoặc nặng nề do cách sắp xếp mảng hình không hợp lí.
Học sinh tự nhận xét theo cảm nhận riêng của mình, tự đánh giá theo cách hiểu của mình để từ đó khắc sâu kiến thức, hiểu được yêu cầu bài học và rút kinh nghiệm cho bài học sau.
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp hoạt động hợp tác theo nhóm, phương pháp vấn đáp hoặc phương pháp trò chơi để học sinh phát hiện những điểm đạt, chưa đạt, hợp lý, chưa hợp lý của từng bài về bố cục, hình vẽ, màu sắc để từ đó áp dụng vào bài vẽ của mình.
- Khi học sinh đã hoàn thành bài vẽ: giáo viên cần gợi ý giúp học sinh biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn, chỉ ra được những điểm đạt và chưa đạt của từng bài, qua đó nhằm động viên, khích lệ kịp thời cho các em học sinh có kết quả học tập tiến bộ.
Ví dụ: Cuối tiết dạy giáo viên dành khoảng 5 đến 7 phút cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của mình và của bạn. Giáo viên lựa chọn một số bài vẽ đẹp và một số bài chưa hoàn thiện để học sinh tự đánh giá, với hệ thống câu hỏi đánh giá như: 
- Bài vẽ đúng nội dung chủ đề hay chưa?
- Bài vẽ a, b, c sắp xếp bố cục đã hợp lý chưa, hình vẽ phù hợp chưa? Vì sao?
- Màu sắc của bài vẽ trên sử dụng gam màu gì?
- Các bài vẽ trên, em thấy bài vẽ nào đẹp nhất?....
Học sinh tự đánh giá theo cảm nhận riêng của mình, sau đó giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức (giáo viên không nên chê những bài vẽ xấu mà nên động viên học sinh, chỉ ra những lỗi học sinh mắc phải để các em khắc phục).
*Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
+ Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật vào cuộc sống.
 Vẽ tranh bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, tranh vẽ truyền tải những nội dung, hoạt động của cuộc sống thông qua cảm xúc của người vẽ và làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu. Nhiệm vụ của người giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp để làm đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình.
- Học sinh cảm thụ và nhận biết những biểu hiện của các hoạt động trong đời sống xã hội như: lao động, học tập, rèn luyện, vui chơi, lễ hội, có lối sống theo hướng tích cực.
+ Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật với các môn học khác.
 Để học sinh hệ thống được kiến thức, có sự liên hệ giữa các môn học nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật vào học các môn học khác, như: Âm nhạc, Ngữ văn, Lịch sử.
. Đối với môn Âm nhạc, Ngữ văn: Khi học sinh đã rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ và tư duy hình tượng sẽ dễ dàng cảm thụ được vẻ đẹp lãng mạn của thơ văn, của những bài hát trữ tình và ngược lại những bài hát ca ngợi về cuộc sống, con người, cảnh đẹp quê hương, đất nước trong chương trình bậc THCS (Khúc hát chim Sơn ca, Tiếng ve gọi hè, các bài dân ca) những bài thơ, truyện có nhạc, có họa (Mùa xuân nho nhỏ, Truyện Kiều) cũng góp tạo cảm hứng cho học sinh thể hiện sự sáng tạo khi chọn các hình vẽ thực tế để đưa vào các bài vẽ của mình.
. Đối với môn Lịch sử: Dựa vào các hoa văn trang trí cổ của c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_cac_ki_nang_co_ban_trong_phan_mon_ve_tranh_mo.doc