SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long

Công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra cho sự nghiệp GD&ĐT một giai đoạn phát triển mới và đã thu được những thành tựu to lớn. Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: “ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.”

Để thực hiện được mục tiêu trên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chi bộ Đảng nhà trường đã xác định công tác chủ nhiệm lớpcó vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Song, thực tế cho thấy chưa có sự đào tạo chuyên sâu giáo viên chủ nhiệm (GVCN) mà giáo viên làm công tác chủ nhiệm chủ yếu dựa vào vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Mặt khác, có không ít những giáo viên làm công tác chủ nhiệm rất nhiệt tình song non yếu nhiệp vụ chủ nhiệm lớp nên hiệu quả mang lại trên thực tế lớp chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, làm giảm sút uy tín nhà trường. Vì vậy, người quản lý nhà trường cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chủ nhiệm lớp cho giáo viên.

 

doc 21 trang thuychi01 6113
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A.MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài 
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B.NỘI DUNG
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long
3
1. Thuận lợi
3
2. Khó khăn
3
III. Một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long
5
1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của GVCN lớp
5
2. Biện pháp 2: Tập huấn quy trình xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm xuyên suốt năm học
6
3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên phương pháp tổ chức
8
giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên phương pháp giáo dục
9
giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
5. Biện pháp 5: Tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm
11
6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá xếp loại công tác bồi dưỡng của GVCN. Biểu dương khen thưởng kịp thời
12
IV. Kết quả
16
C.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
A.MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài`
Công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra cho sự nghiệp GD&ĐT một giai đoạn phát triển mới và đã thu được những thành tựu to lớn. Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: “ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.”
Để thực hiện được mục tiêu trên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chi bộ Đảng nhà trường đã xác định công tác chủ nhiệm lớpcó vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Song, thực tế cho thấy chưa có sự đào tạo chuyên sâu giáo viên chủ nhiệm (GVCN) mà giáo viên làm công tác chủ nhiệm chủ yếu dựa vào vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Mặt khác, có không ít những giáo viên làm công tác chủ nhiệm rất nhiệt tình song non yếu nhiệp vụ chủ nhiệm lớp nên hiệu quả mang lại trên thực tế lớp chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, làm giảm sút uy tín nhà trường. Vì vậy, người quản lý nhà trường cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chủ nhiệm lớp cho giáo viên.
Nay trước yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa lần thứ XX nhiệm kỳ 2015- 2020 là “ Đẩy mạnh XHH và nâng cao các hoạt động văn hóa- xã hội, đổi mới chương trình giáo dục ở các bậc học, ngành học, chú trọng giáo dục toàn diện về kiến thức, đạo đức, kỹ năng, thể chất, ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật” và nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hoằng Long nhiệm kỳ 2015- 2020 là “Đổi mới chương trình giáo dục ở các bậc học, chú trọng giáo dục toàn diện về kiến thức, đạo đức, kỹ năng, thể chất, ý thức cộng đồng và tuân thủ pháp luật”; từ thực tiễn của nhà trường là còn có một bộ phận giáo viên non yếu về nghiệp vụ chủ nhiệm và từ vị trí chức trách nhiệm vụ được giao tôi đã lựa chọn đề tài: “ Kinh nghiệm bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long ” để nghiên cứu và áp dụng.
II. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp lý luận
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; khái quát hóa; hệ thống hóa để xây dựng các vấn đề lý luận của đề tài. 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê; tổng kết kinh nghiệm.
B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Tại điều 32- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phố thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Giáo viên được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
Tại điều 19- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phố thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm: Xác định mục tiêu, điều kiện thực hiện kế hoạch ( tài liệu tham khảo, giảng viên, thời gian, cơ sở vật chất); xác định các biện pháp thực hiện kế hoạch. Kế hoạch phải đảm bảo sát thực tế, có tính khả thi cao.
Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo cho giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp. Có thể phân công thành từng nhóm giáo viên trên cơ sở nắm vững năng lực của từng người, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng nội dung phù hợp với nhu cầu nhóm.
Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp: Đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một nội dung trong đánh giá giáo viên đồng thời từ kết quả đánh giá giúp cá nhân giáo viên tự điều chỉnh công tác bồi dưỡng và giúp hiệu trưởng điều chỉnh hoạt động quản lý của mình. 
Tóm lại: Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần chú trọng đến công tác chủ nhiệm mà trong đó việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên là hết sức quan trọng. Trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên, Hiệu trưởng là người lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá.
	II. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long
	1. Thuận lợi
	- Về phía địa phương:
 	Xã Hoằng Long có diện tích 228 ha với số dân là hơn ba ngàn năm trăm người hiện cư trú tại 6 thôn. Người dân cần cù, chịu khó; anh hùng trong cuộc đấu tranh giữ nước và có ý chí khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.
 	Trong những năm qua, lãnh đạo xã đã tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, cùng với sự nỗ lực, tâm huyết với giáo dục mà sự nghiệp giáo dục trong toàn xã duy trì và phát triển tương đối ổn định. 
 	Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường được cải thiện theo hướng hiện đại, đảm bảo yêu cầu dạy học.
 	- Về phía Phòng giáo dục và Đào tạo:
	Luôn có sự quan tâm, chỉ đạo đến công tác giáo dục trong nhà trường, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém, hạn chế.
	 - Về phía nhà trường:
 	Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn; nhiệt tình, trách nhiệm, thương yêu học sinh, có phẩm chất chính trị và đạo đức; đoàn kết nội bộ.
 	Sân trường, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể. 
	2. Khó khăn
 Địa bàn thuộc vùng ven thành phố, nhân dân sống chủ yếu bằng buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do. Do cuộc sống mưu sinh cùng với điều kiện kinh tế khó khăn làm cho sự quan tâm của cha mẹ đến việc học hành của con em còn nhiều hạn chế.
Trong những năm qua, nhà trường có sự biến động về công tác cán bộ, không ít giáo viên chuyển vào trung tâm thành phố, vì vậy GVCN của một số lớp thay đổi nhiều, phần nào ảnh hưởng đến nền nếp học sinh cũng như chất lượng hai mặt giáo dục. Năm học 2014-2015 nhà trường đã được bổ sung đủ số lượng song vẫn còn thiếu cục bộ ở một số bộ môn.
 Một bộ phận giáo viên coi công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ kiêm nhiệm, chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy theo bộ môn, chưa hoặc không quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp. 
Vì vậy, không ít giáo viên không nắm vững vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ cũng như các kỹ năng cần thiết của người làm công tác chủ nhiệm, thiếu quan tâm hoặc quan tâm nhưng chưa đủ biện pháp xây dựng lớp trở thành một tập thể vững mạnh, và khó hơn trong việc phát huy tính cực trong mọi hoạt động của học sinh. Một số giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm, non yếu về nghiệp vụ chủ nhiệm nên đã đẩy các em sang một thái cực bất lợi cho mình đó là luôn đối đầu với tập thể lớp mà không xây dựng được quan hệ thân thiện, cộng sự.
Đối với cán bộ quản lý, những năm học qua cũng đã dành nhiều thời gian, công sức cho việc quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm; phân công chủ nhiệm hợp lý, thường xuyên trao đổi với GVCN, đặc biệt ở những lớp có nhiều học sinh chưa ngoan, nắm bắt tình hình để có sự chỉ đạo phù hợp với từng lớp. Song, nhiều lúc chưa có sự tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thống nhất xuyên suốt cho tất cả các GVCN, chưa có biện pháp rõ ràng hiệu quả trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên, từ đó một số giáo viên chủ nhiệm còn bị động, lúng túng dẫn đến thiếu tự tin, đôi lúc chán nản. Công tác đánh giá xếp loại GVCN thực hiện không có hiệu quả, còn mang tính hình thức, thiếu sức thuyết phục. GVCN giỏi chưa thực sự được tôn vinh.
 Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của nhà trường trong những năm qua chưa cao, đặc biệt kết quả xếp loại lớp tiên tiến, giáo viên chủ nhiệm giỏi còn nhiều hạn chế, thể hiện qua các số liệu sau:
Kết quả hạnh kiểm
Năm học
Sĩ số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
2012- 2013
181
149
82.3
25
13.8
6
3.3
1
0.6
2013- 2014
191
156
81.7
28
14.7
6
3.1
1
0.5
2014- 2015
200
159
79.5
35
17.5
5
2.5
1
0.5
 Kết quả học lực
Năm học
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
2012- 2013
181
22
12.2
77
42.5
76
42.0
6
3.3
0
0
2013- 2014
191
34
17.8
88
46.1
69
36.1
0
0
0
0
2014- 2015
200
36
18
91
45.5
63
31.5
10
5.0
0
0
 Kết quả xếp loại các lớp
Năm học
Số lớp
Tiên tiến
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
2012- 2013
7
2
28.6
2
28.6
3
42.8
0
0
2013- 2014
7
1
14.3
2
28.6
4
57.1
0
0
2014- 2015
8
2
25
2
25
4
50
0
0
 Kết quả xếp loại GVCN
Năm học
Số lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
2012- 2013
7
2
28.6
2
28.6
3
42.8
0
0
2013- 2014
7
1
14.3
2
28.6
4
57.1
0
0
2014- 2015
8
2
25
2
25
4
50
0
0
 Dù mới được đảm nhận công việc tại trường THCS Hoằng Long, song việc tìm hiểu thực tế, thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp và đánh giá những ưu điểm, tồn tại và kết quả hai mặt giáo dục trong đó có kết quả xếp loại các lớp, kết quả xếp loại GVCN của nhà trường trong những năm qua, không những là cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo mà còn rút ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như đào tạo nguồn nhân lực, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế-xã hội và sự phát triển của địa phương, của thành phố trong thời kỳ đổi mới.
	III. Một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường THCS Hoằng Long
	1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của GVCN lớp
	1.1. Mục đích
	Giúp giáo viên nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của GVCN, qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò quan trọng của GVCN.
	1.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
	Bước 1. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các văn bản: Luật giáo dục năm 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2013); Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phố thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó điều 31,32 quy định nhiệm vụ và quyền của GVCN; Điều 38,39 quy định về nhiệm vụ và quyền của học sinh; Điều 42 quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh; Các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp.
	Bước 2. Giáo viên đối chiếu những thông tin thu thập được với quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp của mình, đánh giá rút kinh nghiệm.
	Bước 3. Giới thiệu một số gương tiêu biểu trong công tác chủ nhiệm, so sánh chất lượng giáo dục của những lớp có GVCN có kinh nghiệm với chất lượng lớp có GVCN trẻ thiếu kinh nghiệm.
	1.3. Kết quả
	Giáo viên đã nắm được chức năng nhiệm vụ quyền hạn của GVCN giúp GVCN làm việc đúng luật, đúng điều lệ trường.
	Rút kinh nghiệm: Khi thực hiện biện pháp này cho thấy, nhà trường cần cung cấp đầy đủ hơn tài liệu cho giáo viên để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
	2. Biện pháp 2. Tập huấn quy trình xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm xuyên suốt năm học
	2.1. Mục đích
	- Trang bị cho giáo viên kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
	- Kế hoạch công tác chủ nhiệm giúp cho GVCN nắm bắt rõ ràng mục tiêu, nội dung, biện pháp và cách tổ chức thực hiện trên thực tế lớp chủ nhiệm của mình.
	2.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
	2.2.1. Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch (sau khi đã được tiếp thu nhiệm vụ năm học của nhà trường) theo các bước:
	Bước 1
	- Phân tích môi trường lớp học: Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm bao gồm các vấn đề cụ thể sau:
	- Điều tra thông tin cơ bản của học sinh (Theo mẫu sơ yếu lý lịch GVCN đã chuẩn bị sẵn)
	- Thống kê kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, thành tích của học sinh năm học trước và nguồn vào năm nay; kế hoạch của giáo viên bộ môn.
	- Tìm hiểu cụ thể chính xác và chi tiết ( bằng trực tiếp và qua nhiều kênh thông tin) hoàn cảnh, nguyên nhân, tính cách của những “ cá biệt” gồm học sinh xuất sắc, học sinh ý thức chưa tốt hay vi phạm nội quy, học sinh có hoàn cảnh kinh tế hoặc tình cảm đặc biệt
Từ đó, đánh giá điểm mạnh-yếu, thuận lợi- khó khăn của lớp chủ nhiệm.
	Bước 2
 Căn cứ vào mục tiêu, định hướng, sự chỉ đạo của nhà trường; căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm, GVCN xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu khả thi phù hợp với tình hình lớp.
	Bước 3. Đưa ra các biện pháp chính để đạt được mục tiêu.
	Bước 4. Hướng dẫn tập thể lớp thảo luận kế hoạch.
	Bước 5. Hoàn thiện văn bản kế hoạch chủ nhiệm lớp theo cấu trúc sau:
 Đặc điểm tình hình.
 Phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu.
 Các biện pháp chính.
 Kế hoạch cụ thể theo năm học, từng học kỳ, từng tháng. Khi xây dựng kế hoạch tháng, GVCN cần tích hợp nội dung công tác tháng của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể với nội dung hoạt động của lớp; Sau khi sơ kết học kỳ 1, bổ sung hoàn thiện kế hoạch học kỳ 2 với mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch cả năm.
 Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch.
	Ví dụ: Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 9B, năm học 2015 - 2016 (tóm tắt)
	- Đặc điểm tình hình:
 	Thuận lợi
Số học sinh của lớp ít (sĩ số 25- tăng 01 em so vói năm học trước), đây là điều kiện thuận lợi để GVCN có thể sát sao từng học sinh về học tập cũng như rèn luyện đạo đức, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, những thay đổi hàng ngày của từng em.
Một bộ phận học sinh nữ ngoan, có ý thức tập thể, gần gũi, chia sẻ mọi chuyện cũng như công việc của lớp với GVCN.
 Học sinh đều ở trên địa bàn xã. Việc đi lại của học sinh cũng như phụ huynh khi cần đến trường được thuận tiện.
 GVCN nhiệt tình, trách nhiệm. Các thầy cô bộ môn nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ học sinh. 
	 Khó khăn 
 Có khá nhiều học sinh chưa ngoan, lười học, hay vi phạm nội quy. Có học sinh bỏ học thường xuyên chơi điện tử, thiếu lễ phép, có biểu hiện chống đối, ương bướng, khó bảo, đôi lúc gây gổ đánh nhau (Em Đặng Khánh Dương, em Lê Kim Chiến)
Nhiều học sinh khả năng tiếp thu còn chậm. Đây là khó khăn lớn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và hạn chế ở kết quả thi học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố.
 Hầu hết các học sinh thuộc gia đình còn khó khăn về kinh tế, bố mẹ lao động tự do hoặc buôn bán nhỏ, cuộc sống mưu sinh làm cho họ không có nhiều thời gian và tâm sức để quan tâm đến việc học hành của con em. 
Một số kết quả của năm học trước (Năm học 2014-2015)- Lớp 9B
Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Sĩ số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
24
10
41,7
11
45.7
2
8.4
1
4,2
Kết quả học lực:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
24
3
12,5
7
29.2
11
45.8
3
12.5
0
0
	 Kết quả các phong trào, các cuộc thi: Loại khá
 Kết quả xếp loại của lớp: Loại khá
	- Phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu năm học 2015- 2016 
 Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, gắn bó và mạnh về mọi mặt.
 Các phong trào, các cuộc thi xếp loại tốt.
 Không có học sinh bỏ học. 
 45 % xếp loại học lực khá, giỏi. Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Hạnh kiểm trung bình dưới 10%. 100% học sinh tốt nghiệp THCS.
 Có 1 đến 3 em đạt học sinh giỏi bộ môn cấp thành phố.
 Lớp tiên tiến.
	- Các biện pháp chính
 Ổn định tổ chức lớp. Học sinh học nội quy trường, lớp.
 Xây dựng kế hoạch, tiêu chí thi đua khen thưởng của lớp.
 Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn; các tổ chức Đoàn, Đội; phụ huynh học sinh.
 Xây dựng nhóm học tập theo bộ môn, đôi bạn cùng tiến cùng động viên, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống.
 Chú trọng rèn kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử cho học sinh.
 Làm tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp.
 GVCN lắng nghe, thấu hiểu và cảm hóa được học sinh.
- Kế hoạch từng học kỳ, từng tháng. 
- Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch.
 Ngày 08 tháng 9 năm 2015 
 GVCN: Trần Thị Hòa
	2.2.2. Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch công tác chủ nhiệm của từng GVCN (nhà trường không thành lập tổ chủ nhiệm). Hiệu trưởng tổng hợp theo dõi và là căn cứ để xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Tổ chức, thông báo kế hoạch công tác chủ nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường; phụ huynh học sinh từng lớp tại hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học.
	2.2.3. Triển khai thực hiện kế hoạch trong toàn trường.
	2.3. Kết quả
	Giáo viên xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm đúng quy trình, tương đối sát, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm.
 	Rút kinh nghiệm: Khi thực hiện giải pháp này cho thấy, nhà trường cần chỉ đạo sâu sát giáo viên tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác đặc điểm tình hình lớp học qua nhiều kênh thông tin khác nhau để từ đó xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của lớp, với kế hoạch của nhà trường và có tính thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
	3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng giáo viên phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả
 3.1.Mục đích
Giúp giáo viên biết tổ chức một giờ sinh hoạt cuối tuần hiệu quả, tránh máy móc, nặng hình thức, tránh gây tâm lý căng thẳng cho học sinh
 3.2.Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
- Trên cơ sở kế hoạch công tác chủ nhiệm trong tuần, mục tiêu cần đạt, giáo viên giúp học sinh tự kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động cá nhân, của tập thể lớp trong tuần, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm.
- Xếp loại thi đua tuần.
- Giáo viên tuyên dương cá nhân có thành tích nổi bật, những việc làm tốt trong tuần.
- Tạo cơ hội, khích lệ những học sinh vi phạm nội quy trường, lớp khắc phục khuyết điểm, không gây căng thẳng đối với những học sinh này.
- Hướng dẫn từng cá nhân, ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo, đề ra biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch.
Có thể nói giờ sinh hoạt là cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_boi_duong_nghiep_vu_lam_cong_tac_chu_nhiem.doc