SKKN Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim

SKKN Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Mục tiêu giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.

Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Đối với lĩnh vực giáo dục, ở cấp Trung học cơ sở nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được đề cập trong nhiều môn học như Giáo dục Công dân, Địa lý, Ngữ văn, Công nghệ,.

Nhận thức được vấn đề này, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim” Sau đây tôi xin trình bày lại những điều mà chúng tôi đã dám nghĩ, những việc chúng tôi đã dám làm, cũng như những thành quả chúng tôi đã gặt hái được. Song kỳ vọng lớn nhất của bản thân là được lắng nghe ý kiến góp ý thẳng thắn chân tình từ phía các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Từ đó tôi rút ra được bài học quý báu để hoàn thiện mình hơn nữa.

 

doc 39 trang thuychi01 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
 CÔNG TÁC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS HOẰNG KIM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh 
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Kim
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý
THANH HOÁ , NĂM 2018. 
I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
	Mục tiêu giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.
Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Đối với lĩnh vực giáo dục, ở cấp Trung học cơ sở nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được đề cập trong nhiều môn học như Giáo dục Công dân, Địa lý, Ngữ văn, Công nghệ,...
Nhận thức được vấn đề này, tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Công tác dạy học tích hợp chủ đề bảo vệ môi trường ở trường THCS Hoằng Kim” Sau đây tôi xin trình bày lại những điều mà chúng tôi đã dám nghĩ, những việc chúng tôi đã dám làm, cũng như những thành quả chúng tôi đã gặt hái được. Song kỳ vọng lớn nhất của bản thân là được lắng nghe ý kiến góp ý thẳng thắn chân tình từ phía các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Từ đó tôi rút ra được bài học quý báu để hoàn thiện mình hơn nữa.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm ra giải pháp tốt nhất giảng dạy bài học có yêu cầu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học Giáo dục Công dân, Địa lý, Ngữ văn, Công nghệ, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,... cấp THCS.
 Giúp học sinh có ý thức, kĩ năng thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Giáo viên, học sinh trường THCS Hoằng Kim - Hoằng Hóa - Thanh Hóa
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu các tài liệu, các đề tài về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu về vấn đề liên quan đến đề tài.
1.4.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn qua bảng hỏi
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS. Để đo mức độ hình thành kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS.
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý các kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và bảng biểu.
1.4.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp xử lý thông tin để xây dựng các luận cứ, khái quát hoá để phục vụ cho việc chứng minh.
 	1.4.5. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS, phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường.
1.4.6. Phương pháp trải nghiệm thực tế 
Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn ( các tiết chuyên đề, qua dự giờ giáo viên.)
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.1.1.Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
	Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương 
trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, 
song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
II.1.2. Bảo vệ môi trường là gì?
	Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 
II.1.3. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
 	Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
II.1.4. Mục tiêu bảo vệ môi trường.
Nhằm đảm bảo cho chúng ta và cả thế hệ tương lai, được sống trong một thế giới hạnh phúc và lành mạnh. 
	Cung cấp cho mỗi học sinh những kiến thức cần thiết về bảo vệ môi trường để các em sống sao cho lành mạnh, hạnh phúc và có ý nghĩa.
	Giúp các em hiểu và trải nghiệm việc bảo vệ môi trường từ các câu hỏi, các bài tập, tình huống đời thường của chính các em.
II.1.5. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS. [8]
 Từ xa xưa, ông cha ta đã sớm nhận thấy vai trò của môi trường và có câu tục ngữ “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”...
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn mọi người giữ gìn vệ sinh trong sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Người nói: rừng là vàng, rừng rât quý mọi người phải bảo vệ rừng. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây, gây rừng. 
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Giữ gìn tài nguyên và môi trường là tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, một yếu tố của hội nhập quốc tế.
Bảo vệ môi trường là bảo đảm quyền con người sống trong khoẻ mạnh, an toàn. An ninh môi trường là một bộ phận của an ninh quốc gia; bảo vệ môi trường là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia.
Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xã hội gắn với xoá đói, giảm nghèo ở mỗi nước, với đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và sự sống của nhân loại.
Sự bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết cho mỗi quốc gia mỗi con người, và đây là trách nhiệm không của riêng ai, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường thì đến một lúc nào đó trái đất sẽ hoàn toàn biến mất trong hệ mặt trời. 
II.1.6. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Tái chế: Bằng việc phân loại các đồ tái chế như nhựa, bìa và giấy, chúng ta có thể làm giảm sự phân huỷ rác đồng thời ngăn chặn tác hại của nạn chặt phá rừng. 
Giảm sử dụng túi nilon 
Bảo vệ và tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy
 Khuyến khích đi bộ và đạp xe: điều này không chỉ tốt cho môi trường mà còn giúp ích cho con người giữ được sức khoẻ và sự năng động.
Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. 
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Rút các phích khỏi ổ cắm khi không sử dụng.
Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Sử dụng các tiến bộ của khoa học
II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II.2.1. Thực trạng chung bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
-  Những thành tựu chủ yếu:
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhận thức về bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu triển khai và đạt kết quả nhất định. Đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt về bảo vệ môi trường. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môỉ trường được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đã có tỉến bộ trong ngăn chặn nạn phá rừng, làm tăng độ che phủ rừng.
Môi trường được quan tâm bảo vệ và gìn giữ đã đáp ứng yêu cầu về không gian, nguồn lực cho các ngành kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
-   Hạn chế, khuyết điểm:
Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Rừng bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm, nước biển đang bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Ý thức tự giác thi hành pháp luật bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên và rộng rãi.
- Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
Việc giáo dục nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức. 
Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thiêu thống nhất.
Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn phổ biến. 
Đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. 
Nhiều cơ sở chưa khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.
 II.2.2. Thực trạng nhà trường
 - Thuận lợi: 
Vị trí nhà trường nằm trên trục đường liên xã, xen kẽ với nhà dân, là nơi tập trung đông người, số lượng cây xanh đảm bảo cho bóng mát và môi trường. 
Diện tích của nhà trường là 9560 m2. Số lượng học sinh của nhà trường 229 em.
Nhà trường được sự quan tâm của địa phương, cha mẹ học sinh trong việc bảo vệ môi trường
Thường xuyên tuyên truyền bảo vệ môi trường cho học sinh 
 Phong trào xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp được áp dụng, đây chính là tiêu chí thi đua của các lớp. Việc quét dọn vệ sinh trường lớp đã trở thành việc làm thường xuyên hàng ngày của học sinh 
- Khó khăn: 
Diện tích quy hoạch sân chơi còn ít, sân thể chất đang phải chia làm 2 khu.
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ,công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức. 
Ý thức của học sinh chưa cao, chưa thấy được tác hại của sự ô nhiễm môi trường
Gia đình chưa cùng giáo dục học sinh, còn xem đây là việc của nhà nước của người khác 
II.2.3. Thực trạng đối với địa phương nơi học sinh đang sống
	- Thuận lợi:
	Đa số gia đình các em đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường
	Chính quyền địa phương đã tổ chức mít tinh, tuyên truyền và tổ chức dọn vệ sinh thôn xóm trong những dịp lễ, Tết
	- Khó khăn:
	Đại đa số các gia đình chưa có sọt rác gia đình, hàng ngày gom rác thải vào túi nilon rồi chờ đến ngày người gom rác đến thì đem ra 
	Một số người vứt bừa bãi dọc đường đi hoặc xuống sông nào là bọc, giấy, lá cây, xác chết động vật, chai nhựa, thủy tinh,...Những việc làm này đang gây ô nhiễm môi trường trực tiếp đến những người sống xung quanh như gây bệnh về đường ruột, hô hấp
Một số gia đình ý thức chưa cao trong việc bảo vệ môi trường, chưa thấy được hậu quả gây ra của những việc làm như trên, còn có tư tưởng sạnh mình bẩn ở đâu mặc kệ, mình không bệnh là được,...
	Xung quanh các em sống có nhiều hố rác, nhiều nơi để rác
II.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
Về phía học sinh: chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận thức về bản thân và đối phó với các tình huống đến từ các mối quan hệ xã hội và sự biến đổi tâm sinh lý của bản thân và sự biến đổi của môi trường.
Về phía gia đình: chưa nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, chưa thật sự gương mẫu cho các em noi theo, phó mặc nhiệm vụ cho giáo viên và nhà trường.
 Về phía nhà trường: chưa quan tâm đầy đủ đến công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, chưa đưa công tác này thành kế hoạch cụ thể, chưa có công tác tổ chức và hướng dẫn thực hiện cho giáo viên. Giáo viên thì chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng sống và tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chưa biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho từng lứa tuổi.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN	
III.1. Quan điểm chỉ đạo của nhà trường
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong trong tất cả các môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được. 
III.2. Biện pháp thực hiện khi dạy học bài có giáo dục bảo vệ môi trường:
III.2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn phần tích hợp về bảo vệ môi trường.
	Môn Giáo dục công dân: [6] , [7]
Lớp
Bài
Mức độ
Phần
Nội dung tích hợp
Lớp 6
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 
 Bộ phận
Mục a
 Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư. 
 Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người. 
Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Toàn phần
Cả bài
 Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.
 Các yếu tố của thiên nhiên. Vai trò quan trọng của thiên nhiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
 Bộ phận
Mục c
 HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng thực hiện. 
Lớp 7
Bài 9. Xây dựng gia đình văn hoá 
Bộ phận
Mục d
HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh, ...).
Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
Toàn phần
Cả bài
 Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì?
 Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên .
 Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con người. 
 Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên .
 Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá 
Bộ phận
Mục b, c
 Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh ...) là một bộ phận của môi trường ; bảo vệ di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường.
 Quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hoá liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. 
Lớp 8
Bài 3. Tôn trọng người khác
Bộ phận
Mục 1
 Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là tôn trọng lợi ích của mình và của người khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác
Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội 
Bộ phận
Mục 1,3
 Hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động chính trị - xã hội.
 Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư 
Bộ phận
Mục 2,4
 Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh. 
Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 
Bộ phận
Mục 1,2
 Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.
 Quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại.
Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng 
Bộ phận
Mục 1,2
 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
 Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh cần được thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
Bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân 
Bộ phận
Mục 4
 Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên.
Lớp 9
Bài 6. Hợp tác cùng phát triển 
 Bộ phận
Mục 2
 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế trong việc 
Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Bộ phận
Mục 1,2
 Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
 HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện. 
Môn Địa lý: [2], [7]
Lớp
Bài
Mức độ
Phần
Nội dung tích hợp
Lớp 6
Bài 24: Biển và Đại dường
Toàn phần
Cả bài
- Biết được vai trò của biển và đại dương đới với đời sống, sản xuất của con người trên Trái Đất. Biết được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước biển và đại dương.
Có ‎ ý thức hành động bảo vệ môi trường biển, đại dương không bị ô nhiễm.
Phản đối các hoạt động làm ô nhiễm môi trường nước biển, đại dương
Lớp 7
Bài 17 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Toàn phần
Cả bài
Biết được hiện trạng ô nhiểm không khí và nước; Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển; tác hại của mưa axit
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đền môi trường.
Lớp 8
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 
Toàn phần
Cả bài
 Biết giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta; Biết hiện trạng, nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật của nước ta; Biết nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừngViệt Nam.
 Có ý thức bảo vệ các loài động vật, thực vật ở địa phương, đất nước, không đồng tình không tham gia các hoạt động phá hoại cây cối, săn bắt chim thú...Có ý thức tìm hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ động vật, thực vật
Bảo vệ rừng là một trong những biện pháp hạn chế sự BĐKH.
Lớp 9
Bài 12: Sự phát triển và phân bố Công nghiệp
Bộ phận
Mục 2 (mức độ liên hệ)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_day_hoc_tich_hop_chu_de_bao_ve_moi_truong_o_tr.doc