SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tại trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tại trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Yếu tố con người giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nguồn lực có chất xám càng cao sẽ trở thành lợi thế quyết định đến sự phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp đổi mới toàn diện và triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX, đã dặt ra những vấn đề bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học đối với đất nước mà mục tiêu là đào tạo con người có đủ Nhân, Trí, Dũng như nghị quyết TW khoá VIII. Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai và điều chỉnh.

Muốn thích ứng và đứng vững trong cơ chế mới, muốn đáp ứng những yêu cầu mới của nghề nghiệp, người giáo viên phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt của mình. Công tác chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBGV là việc làm cần thiết từ trước đến nay của mỗi nhà trường. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cho đất nước.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ giáo viên có những hạn chế bất cập, cơ cấu giáo viên chưa cân đối các môn học, trình độ có những mặt chưa đáp ứng đựoc nhu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục, chế độ chính sách chưa hợp lý, chưa tạo động lực để phát huy tiềm năng của đội ngũ. Vì vậy chỉ đạo công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm cần thiết ở mỗi nhà trường, của mỗi cán bộ quản lý. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên Trường THCS Trung Thành tương đối đủ về số lượng, cơ cấu và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy vậy, chất lượng của một số bộ phận giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng đi theo lối mòn của phương pháp cũ và một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và cuộc sống, kỹ năng sư phạm còn non, ít chịu học hỏi. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như thành tích chung của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong tình hình hiện nay trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và trường THCS Trung Thành nói riêng. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu " Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tại trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa"

 

doc 15 trang thuychi01 9960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tại trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tên mục
Trang
01
I. PHẦN MỞ ĐẦU
02
02
1. Lí do chọn đề tài
02
03
2. Mục đích nghiên cứu
03
04
3. Đối tượng nghiên cứu
03
05
 a. Đối tượng nghiên cứu
03
06
 b. Phạm vi nghiên cứu
03
07
4. Phương pháp nghiên cứu
03
08
II. PHẦN NỘI DUNG
03
09
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
03
10
2. Thực trạng 
04
11
 a. Tình hình chung	
04
12
 b. Thực trạng về chất lượng đội ngũ
05
13
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ 
06
14
 a. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
06
15
 b. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 
06
16
 c. Tăng cường tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
08
17
 d. Tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên đi sinh hoạt chuyên môn cụm.
09
18
 e. Chi bộ nhà trường chỉ đạo chuyên môn và công đoàn tổ chức tốt các hội thi, hội thảo để nâng cao chất lượng đội ngũ.
09
19
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
12
20
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
21
1. Kết luận
13
22
2. Kiến nghị.
14
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yếu tố con người giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nguồn lực có chất xám càng cao sẽ trở thành lợi thế quyết định đến sự phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp đổi mới toàn diện và triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VI, VII, VIII và IX, đã dặt ra những vấn đề bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học đối với đất nước mà mục tiêu là đào tạo con người có đủ Nhân, Trí, Dũng như nghị quyết TW khoá VIII. Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai và điều chỉnh. 
Muốn thích ứng và đứng vững trong cơ chế mới, muốn đáp ứng những yêu cầu mới của nghề nghiệp, người giáo viên phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt của mình. Công tác chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBGV là việc làm cần thiết từ trước đến nay của mỗi nhà trường. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đội ngũ này cơ bản đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng cho đất nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ giáo viên có những hạn chế bất cập, cơ cấu giáo viên chưa cân đối các môn học, trình độ có những mặt chưa đáp ứng đựoc nhu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục, chế độ chính sách chưa hợp lý, chưa tạo động lực để phát huy tiềm năng của đội ngũ. Vì vậy chỉ đạo công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ là việc làm cần thiết ở mỗi nhà trường, của mỗi cán bộ quản lý. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên Trường THCS Trung Thành tương đối đủ về số lượng, cơ cấu và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy vậy, chất lượng của một số bộ phận giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng đi theo lối mòn của phương pháp cũ và một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và cuộc sống, kỹ năng sư phạm còn non, ít chịu học hỏi. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như thành tích chung của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong tình hình hiện nay trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và trường THCS Trung Thành nói riêng. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu " Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên tại trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa"
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong chỉ đạo bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường THCS Trung Thành.
3. Đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên Trường THCS Trung Thành. 
b. Phạm vi nghiên cứu: Kết quả hoạt động chuyên môn và hoạt động giáo dục ở trường THCS Trung Thành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn bản có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài này.
 Phương pháp thực hành: Điều tra thực tế, so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Để thực hiện mục tiêu mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, chúng ta sẽ tiến theo con đường công nghiệp hóa rút ngắn, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, cần ứng dụng ngày càng nhiều tri thức mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Do vậy, để đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần coi trọng hai lĩnh vực trọng yếu là Giáo dục - Đào tạo và Khoa học công nghệ. Thực tiễn đã khẳng định: Chỉ có một chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đúng đắn mới giúp các nước thoát khỏi thứ nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Vì vậy, giáo dục và đào tạo giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia.
 Khuyến nghị của UNESCO về chiến lược giáo dục đã yêu cầu đối với công tác đào tạo người thầy giáo trong thời đại mới: “ Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành Nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền thụ kiến thức”, “Các chương trình đào tạo thầy giáo cần triệt để sử dụng các thiết bị mới nhất”...
 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định: "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Muốn thực hiện được điều đó cần phải phát triển giáo dục và đào tạo, do vậy giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Giáo dục và đào tạo không chỉ có ý nghĩa lơn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà con là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa, có tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục hệ tự tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống, đạo đức và nhân cách mới của toàn xã hội. Như vậy, sự nghiệp giáo dục mà chúng ta đang xây dựng là sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân trung thành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để vượt qua những thách thức của thời đại và dân tộc, đưa đất nước tiến lên.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông đó là: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
Bên cạnh đó phải nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thông giáo dục. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học.
2. Thực trạng 
 a. Tình hình chung
	Trường THCS Trung Thành được sự quan tâm rất lớn của Đảng Ủy, Chính quyền địa phương; các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp, tạo điều kiện rất lớn, nhân dân có truyền thống hiếu học.
Hầu hết học sinh chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo và người trên. Các em sống chan hòa, thân thiện,biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong sinh hoạt.
Chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ, là một trong những trường xếp tắng nhiều thứ bậc trong những năm gần đây về chất lượng giáo dục mũi nhọn. 
* Chất lượng học sinh: 
Năm học
HS
Chất lượng đạo đức
Chất lượng văn hoá
Tốt
TL
K
TL
TB
TL
G
TL
K
TL
TB
TL
Y
TL
2015-2016
183
152
83.1
29
15.9
2
1.1
17
9.3
64
35
81
44.3
21
11.5
2016-2017
165
137
83
28
17
0
0
13
7.9
50
30.3
79
48.9
23
13.9
Số học sinh giỏi các cấp qua các kỳ giao lưu và thi học sinh giỏi
Năm học
HS đạt giải tỉnh
HS đạt giải huyện
2015-2016
0
41
2016-2017
5
21
b. Thực trạng về chất lượng đội ngũ
*Thuận lợi: 
Trường có 16 CBGV trong đó: Quản lý: 02đ/c, hành chính: 2đ/c, Giáo viên văn hoá: 12đ/c. 100% CBGV nhân viên đạt chuẩn trở lên, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết và phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ. 
Về chuyên môn: Thạc sỹ: 01; Đại học: 10; Cao đẳng: 04; Trung cấp:01
Có 02 đồng chí được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh., 08 lượt giáo viên giỏi cấp huyện.
Về trình độ Lý luận Chính trị: Trung cấp 03. Đang học Trung cấp: 01
Đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm lo công việc tập thể. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Đội ngũ giáo viên chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; nắm rõ mục tiêu và nhiệm vụ, gương mẫu, nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường; đạo đức tốt, tác phong sư phạm chuẩn mực. Một số đồng chí có ý thức phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện và cấp tỉnh. 
Đội ngũ giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ nhà trường, song chất lượng chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được yêu cầu tình tình thực tế của nhà trường cũng như chưa đáp ứng được so với thực tế giáo dục của huyện nhà.
*Khó khăn: 
 Một số ít giáo viên chưa tích cực đầu tư để nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học... nên chất lượng giảng dạy chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Công tác quản lí của nhà trường tuy có nhiều đổi mới nhưng việc kiểm tra đánh giá chất lượng chuyên môn của Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn với giáo viên chưa được chú trọng đúng mức, vẫn còn mang tính hình thức, động viên.
Một số cán bộ giáo viên đã qua các lớp bồi dưỡng đào tạo nhưng chưa thực sự phát huy được hết năng lực của mình trong công tác.
Vẫn còn tình trạng một số ít CBGV viết SKKN theo kiểu đối phó, sao chép không trung thực; chưa có nhiều những nghiên cứu khoa học, SKKN sư phạm ứng dụng nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học.
 Công tác đánh giá GV trong thao giảng, hội giảng, viết SKKN đôi lúc còn nể nang, vì vậy kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất của giáo viên.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Trường THCS Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
a. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải tiến hành thường xuyên thông qua việc tổ chức học tập Chỉ thị, Nghị quyết, nghe thời sự, đọc báo Đảng, báo Giáo dục và Thời đại... 
Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tư tưởng mà từng giáo viên nhận thức phải biến thành hành động cụ thể, thiết thực. Đặc biệt là việc thực hiện chống tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
Triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên. Mời Bí thư Đảng uỷ về nói chuyện, giảng bài cho giáo viên ( khi triển khai các nghị quyết của Đảng ). Chỉ đạo việc học tập thảo luận các chỉ thị, nhất là chỉ thị 40/ CP-TW về nâng cao chất lượng đội ngũ để tập thể CBGV nhà trường nhận thức được phải vươn lên về mọi mặt. Nhất là phải tự học, tự bồi dưỡng về mọi mặt.
Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình yêu nghề tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sinh hoạt hàng ngày.
b. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ. 
Trong nhà trường việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực giáo viên là rất cần thiết vì đối với một số giáo viên đã có nhiều năm công tác kiến thức được trang bị từ thời cao đẳng trước đây có thể không còn phù hợp hoặc chí ít cũng cần thay đổi. Nếu không có ý thức tích lũy thì với thời gian mọi thứ đều có thể lạc hậu, lỗi thời. Vì vậy người quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, phải coi trọng việc đầu tư trí tuệ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý.
Cụ thể phải tạo điều kiện cho giáo viên lâu năm có sự cập nhật kiến thức mới, đối với giáo viên mới ra trường, tuy kiến thức được trang bị mới mang tính hiện đại nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm nên việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nhằm tích luỹ trên những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy và nâng cao nghiệp vụ sư phạm là không thể thiếu được.Như vậy việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phải thật sự thiết thực và phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo dục cốt lõi là để nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động khác trong nhà trường một cách hiệu quả.
- Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ gồm: 
	+ Phương pháp giảng dạy.
	+ Nâng cao kiến thức chuyên môn.
	+ Mở rộng kiến thức liên quan: Ngoại ngữ A,B; Tin học A, B.
- Bồi dưỡng tự bồi dưỡng về giáo dục gồm: 
	+ Công tác chủ nhiệm.
	+ Giáo dục đạo đức cho học sinh. 
	+ Giáo dục truyền thống, giáo dục nghề nghiệp.
Tự mỗi giáo viên phải nhận thức được vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ cập nhật kiến thức nếu không sẽ bị tụt hậu. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để có thêm vốn kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống cho mình, chính điều này sẽ làm phong phú sinh động cuốn hút hơn đối với người học qua các bài giảng của mỗi giáo viên đứng trên mục giảng. Cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hằng năm cho giáo viên cần xác định rõ :
	+ Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. 
	+ Thời gian bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. 
	+ Hình thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. 
	+ Đối tượng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.
Bên cạnh đó nhà trường cần phát động phong trào thi đua tự học, tự bồi dưỡng rộng khắp trong toàn thể cán bộ giáo viên, có động viên khen thưởng đối với những giáo viên giỏi, những sáng kiến có giá trị trong dạy học và xử lý nghiêm khắc những cán bộ giáo viên chậm tiến tạo động lực thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong cán bộ- giáo viên. Bản thân mỗi cán bộ giáo viên cần nhận thức đúng đắn rằng: Đẩy mạnh tự học, tự bồi dưỡng không những để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao chất lượng đội ngũ một cách hiệu quả.
Tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Với quan điểm chỉ đạo là từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBQL, giáo viên và đặc biệt là nhân viên hành chính văn phòng; nhà trường và các tổ chức đoàn thể khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia các lớp học, khóa đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ. 
Nhà trường bố trí giáo viên đi học để đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn của mỗi giáo viên và các chuyên môn khác như: Tin học, Ngoại ngữ,... do nhu cầu của trường hoặc của giáo viên. Nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập bồi dưỡng tại trường thông qua dự giờ, thăm lớp, qua giao ban cụm chuyên môn.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường quan tâm chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ nhà giáo và nhân viên trong trường. Trường hiện có 1 nhân viên học Đại học Kế toán, 1 giáo viên học trung cấp lý luận chính trị. 
c. Tăng cường tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy, do trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảng dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và mỗi giáo viên phải có kế hoạch dự giờ thường xuyên ( báo trước và đột xuất ).
Việc dự giờ không thể tuỳ tiện, đối với người cán bộ quản lý, trước khi dự giờ, chúng tôi xem trước nội dung bài học của học sinh để khi dự giờ nhanh chóng hiểu và phân tích cái hay, cái chưa hay trong bài giảng của giáo viên. Sau tiết dạy, Ban giám hiệu phải có đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Hàng năm cứ vào tháng 10, 11 là nhà trường phát động “ Hội giảng giờ dạy của giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Đó là một dịp để mọi giáo viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp, tổ chuyên môn và Ban giám hiệu. Vì vậy các đồng chí giáo viên nghiên cứu bài rất kỹ, làm đồ dùng dạy học bổ sung để phục vụ cho bài giảng của mình. Do đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên Ban giám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt giải cao. Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ, Ban giám hiệu không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết Giỏi hay Khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được, để góp ý cho giáo viên. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên mà trong những năm gần đây, năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trường tôi nâng lên rõ rệt. Số lượng các đồng chí giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện luôn ổn định và đạt tốp đầu toàn huyện.
Trong năm học 2017-2018 trường tổ chức thi Hội giảng cấp trường dịp 20/10 và 20/11, qua Hội thi giáo viên giỏi để chọn được những nhân tố của từng bộ môn, đồng thời qua đó cũng nắm được trình độ chuyên môn, kỹ năng tổ chức dạy học của đội ngũ giáo viên để kịp thời có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Hội thi cũng là dịp để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau từ đó phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt còn yếu kém của bản thân. Qua Hội thi nhà trường đã chọn cử được 6 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện. Kết quả: 3 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, trong đó 2 đồng chí đạt điểm cao được dự nguồn thi cấp tỉnh trong đợt tới.
Bên cạnh đó, trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Ban giám hiệu chú trọng phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho bài giảng của mình. Mỗi giáo viên đều phải đầu tư, suy nghĩ để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy của mình. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với đổi mới phương pháp hiện nay.
Qua mỗi đợt phát động, nhà trường có thêm từ 2 đến 3 đồ dùng dạy học có chất lượng, áp dụng dạy được nhiều bài và nhiều môn khác nhau........ Góp phần làm phong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_thong_qu.doc