SKKN Cách dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Thị Trấn Thường Xuân

SKKN Cách dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Thị Trấn Thường Xuân

Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy học các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, GDCD Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: Cách dạy văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Thị Trấn Thường Xuân.

 

doc 16 trang thuychi01 14702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Thị Trấn Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
3
1. Lí do chọn đề tài 
3
2. Mục đích nghiên cứu 
3
3. Đối tượng nghiên cứu 
3
4. Phương pháp nghiên cứu 
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.1. Thuận lợi 
4
2.2. Khó khăn 
4
2.2.1.Về phía học sinh 
4
2.2.2.Về phía giáo viên 
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
2.3.1. Các môn học tích hợp 
5
2.3.2. Định hướng tích hợp 
5
2.3.4. Soạn giáo án tích hợp
6-14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục 
14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận 
15
2. Kiến nghị
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS
Trung học cơ sở
HS
Học sinh
GDCD
Giáo dục công dân
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
GD và ĐT
Giáo dục và đào tạo
CNTT
Công nghệ thông tin
NXBGD
Nhà xuất bản Giáo dục
SGK
Sách giáo khoa 
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ, điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn khác. Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng sẽ góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy học các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lí, GDCDVấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các bộ môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
 Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: Cách dạy văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp liên môn cho học sinh lớp 9, trường THCS Thị Trấn Thường Xuân. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Qua việc nghiên cứu này hi vọng giúp được bản thân và cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 hiểu rõ được mối liên hệ giữa các môn học với bộ môn Ngữ văn, nhằm khắc sâu hơn nội dung bài học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 	- Văn bản” Lặng lẽ Sa Pa”, áp dung dạy cho học sinh lớp 9-Trường THCS Thị trấn Thường Xuân – Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 	- Phương pháp điều tra thực tế.
 	- Phương pháp thu thập thông tin.
 	- Phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của SKKN:
Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng, phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
Môn Ngữ văn là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi kiến thức ngôn ngữ, từ vựng, các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu cadao tục ngữ, lấy vốn đó làm vốn sống, kinh nghiệm cho bản thân.
 Việc vận dụng kiến thức liên môn với Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài Ngữ văn được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động cuộc sống xung quanh mình qua các môn học khác.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
2.1. Thuận lợi:
- Các em học sinh lớp 9 nên đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS, không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá khi giáo viên đề ra.
- Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
- Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD...các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có liên qua đến tác phẩm văn học được tích hợp trong các bài học. Vì vậy, nên khi cần thiết kết hợp các kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngữ văn để giải quyết một vấn đề trong bài học các em sẽ cảm thấy không bỡ ngỡ.
 	- Các em đều có SGK, nhiều em có tài liệu tham khảo, có điều kiện tra cứu thông tin trên mạng Internet qua máy tính nên việc học cũng rất thuận lợi.
2.2. Khó khăn:
2.2.1. Về phía học sinh: 
- Đa số học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn bản văn học.
- Học sinh hạn chế việc nắm bắt các mối liên hệ giữa thời đại thông qua bộ môn Lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm.
- Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
- Một số văn bản dung lượng kiến thức dài so với thời lượng 45->90 phút nghiên cứu trên lớp, học sinh khó nắm bắt hết được toàn bộ các giá trị của văn bản văn học.
- Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế đặc biệt các các em chưa nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử phát triển văn học; hạn chế về tư duy địa lí....
- Học sinh ít và không có sự phối hợp với phụ huynh trình quá trình học, chuẩn bị bài ở nhà. Do vậy, không có sự hỗ trợ về kiến thức trong quá trình tiếp cận văn bản.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi dạy học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo hướng tích hợp các môn học: ( Năm học 2014-2015)
TT
Lớp
Sĩ số
HS biết vận dụng kiến thức liên môn trong tiếp cận văn bản
HS chưa biêt vận dụng kiến thức liên môn trong việc tiếp cận văn bản
Sl
Tỉ lệ
Sl
Tỉ lệ
1
9A
33
20
60%
13
40%
2
9B
30
13
43%
17
57%
2.2.2. Về phía giáo viên:
- Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chú trọng khai thác những vấn đề liên quan.
 	- Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học.
 	- Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức có liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức còn hạn chế.
 	Với những hạn chế, khó khăn trên, tôi đã chọn dạy một văn bản có sự tích hợp kiến thức một số môn học, hy vọng sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy Ngữ văn.
2.3. Các biện pháp đã thực hiện: 
2.3.1. Các môn học được tích hợp:
 	Khi dạy bài: “ Lặng lẽ Sa Pa” Tôi đã tích hợp với các môn học sau:
* Tích hợp Văn – Địa lý: Giúp các em hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa.
* Tích hợp Văn – Lịch sử: Giúp các em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử đất nước ta những năm 70 của thế kỉ XX và phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên. 
* Tích hợp Văn – GDCD: Giúp học sinh:
	- Hiểu khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng. 
	- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.
	- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước.
	* Tích hợp Văn – Mĩ thuật: 
	- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung.
	- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
* Tích hợp Văn – Âm nhạc: Ví dụ khi thuyết minh về Sa pa có thể cho các em hát, hoặc nghe vài đoạn nhạc, làm như vậy các em sẽ hứng thú học hơn và kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.
2.3.2. Định hướng tích hợp:
 	Để bài học sinh động, học sinh có thể nắm bài tốt hơn, chúng ta có thể thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh . . .
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà )
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội
2.3.3. Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp:
Tiết 66,67:
LẶNG LẼ SA PA
 (Nguyễn Thành Long)
A. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
1. Kiến thức: 
 	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người con thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 	- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
 	- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
 	- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 	- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- SGK, máy chiếu, các tài liệu khác.
2. Học sinh: 
- Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi: Nêu diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc?
2. Giáo viên giới thiệu bài 
 	Thế nào là hạnh phúc? Làm thế nào để diễn tả một cách chân thực và giản dị cảm nhận về hạnh phúc? Muốn thể hiện được điều này, tác phẩm nghệ thuật phải gieo vào lòng người đọc ấn tượng đẹp đẽ, niềm vui ấm áp và tin yêu vào cuộc sống xuất phát từ cội nguồn cảm xúc và lý tưởng sống của chính nhân vật. Có một tác phẩm làm được trọn vẹn điều này. Bởi trong tác phẩm, không chỉ có một hoặc hai nhân vật chính có niềm yêu sống mà tất cả mọi người đều là những người yêu sống. Bởi không chỉ niềm yêu sống ấy vút lên trong những khát vọng cao vợi mà nó lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống bình dị hàng ngày, đó chính là Lặng lẽ Sa Pa.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hs đọc chú thích*(SGK)
 Hỏi: Hãy nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long?
Gv chiếu một số hình ảnh về tác giả (tích hợp CNTT)
Hỏi: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của truyện?
Tích hợp với môn Lịch sử.
Hỏi: Qua kiến thức về môn Lịch sử em biết gì về hoàn cảnh lịch sử đất nước ta những năm 70 ?
HS phát biểu
GV chốt: Những năm 70 của Thế kỷ XX là thời điểm vô cùng gian khổ nhưng cũng thật hào hùng của dân tộc. Đế quốc Mỹ mở công cuộc chiến tranh xâm lược ở cả 2 miền Nam – Bắc. Miền Bắc lúc này cùng lúc phải gánh vác 2 nhiệm vụ nặng nề: vừa đấu tranh chống chiến tranh phá hoại vừa phải làm nhiệm vụ là hậu phương lớn cho tiền tuyến Miền Nam.
Gv cho HS đọc văn bản
1. Từ đầu... kìa, anh ta kia
2. Bác lái xe dắt anh ta ... bốn năm nay
Người con trai nói to...ngủ lại được 
(Gv tóm lược)
3. “Trời ơi ... vẫn im lặng’’
Học sinh tóm tắt
Hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt?
Hỏi: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Hỏi: Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện?
Vậy “Lặng lẽ Sa Pa” ta thấy Nguyễn Thành Long đã hướng người đọc đến những đề tài nào?
(Vẻ đẹp thiên nhiên và con người)
Tích hợp với môn Địa lí
- Gv treo lược đồ vùng Trung Du Miền Núi phía Bắc và yêu cầu học sinh tìm vị trí của Sa Pa trên lược đồ.
Bằng kiến thức thực tế, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về địa danh Sa Pa?
Nằm ở phíaTây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. 
Gv Chốt kiến thức:
Hỏi: Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa được gợi tả qua những hình ảnh nào trong tác phẩm? Học sinh thống kê các hình ảnh miêu tả về thiên Sa Pa
GV chiếu clip giới thiệu về Thiên nhiên Sa Pa.
Hỏi: Qua những hình ảnh này, em cảm nhận được gì về thiên nhiên Sa Pa?
Gv bình sau đó chốt ý:
Tích hợp với GDCD
Nếu được đến Sa Pa, hay là một người con của Sa Pa thì em sẽ làm gì để giữ mãi vẻ đẹp của Sa Pa ?
- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường nơi đây
- Giới thiệu tới mọi người về cảnh quan Sa Pa.
- Tuyên truyền tới mọi người việc bảo vệ môi trường và cảnh quan Sa Pa 
Chuyển ý:
Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng, nên thơ của Sa Pa thì thiên nhiên nơi đây còn muốn thử thách ý chí và nghị lực của con người ở đây bởi chính sự khắc nghiệt của thời tiết nơi vùng núi cao vào mùa đông lạnh giá và tuyết rơi.Vậy con người nơi đây đã khắc phục và vượt lên thử thách đó như thế nào chúng ta tìm hiểu sang phần 2 
Hỏi: Vẻ đẹp của người lao động được tác giả khắc họa qua những nhân vật nào?
Học sinh kể tên các nhân vật. 
Hỏi: Tác giả giới thiệu chung về nhân vật anh thanh niên như thế nào?
" Hai mươi bảy tuổi; một trong những người cô độc nhất thế gian, rất "thèm người".
(Không xuất hiện từ đầu mà hiện ra trong cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát với các nhân vật khác)
Hỏi: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên có gì đặc biệt? Tìm những những chi tiết nói về công việc của anh? Công việc đó như thế nào? (đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao)
GV: Chiếu hình ảnh trạm khí tượng Sa Pa
 Tích hợp với môn địa lí. 
Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về công việc mà anh thanh niên đã làm?
GV bình: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên rất đặc biệt, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình nơi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn giữa mây mù và cái im lặng hãi hùng trên núi cao. Sự khó khăn thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô đơn khiến anh thèm được gặp người thế nhưng anh thanh niên đã có thái độ và ý thức làm việc như thế nào?
Hỏi: Thái độ và ý thức làm việc của anh ra sao? 
-> Có sự thay đổi theo thời gian; ban đầu cũng không quen sự cô đơn trong công việc.
Hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tâm sự, suy nghĩ của anh thanh niên về công việc mà anh làm?
GV bình: Có nghĩa là anh tìm thấy niềm vui trong công việc để quên đi nỗi buồn.Với anh được làm việc là niềm vui sướng, hạnh phúc.
Hỏi: Em cảm nhận được phẩm chất gì đáng quý của người thanh niên?
Hỏi: Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt và sự cô đơn nơi núi cao vòi vọi? 
-> Với anh, cuộc sống không hề cô đơn, buồn tẻ. Anh tìm nguồn vui trong công việc, từ những cuốn sách. Sách là người bạn để anh cùng trò chuyện.
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về cuộc sống của anh thanh niên? 
Hỏi: Qua cuộc gặp gỡ với các nhân vật khác, anh thanh niên đã bộc lộ nét tính cách nào đáng quý?
Hỏi: Em có cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật anh thanh niên? 
Tích hợp với môn giáo dục công dân.
->Vậy em hiểu lí tưởng sống là gì?
Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
-> Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh niên?
Anh thanh niên là người sống có lí tưởng cao đẹp. Dù phải sống và làm việc một mình nhưng anh luôn suy nghĩ nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh luôn cố gắng hết mình vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện lí tưởng sống của mình: được làm việc, được cống hiến sức mình cho đất nước.
Hỏi: Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Hỏi: Trong văn bản có một người lặng lẽ quan sát, xúc cảm và suy nghĩ, đó là nhân vật nào?
-> Những xúc cảm của người họa sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn từ chính những con người đang âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa.
Hỏi: Vì sao người hoạ sĩ xúc động mạnh khi nghe bác lái xe kể anh thanh niên thèm người như thế nào?
Hỏi: Khi chứng kiến anh thanh niên hái hoa tặng cô kĩ sư, nghe anh kể về công việc gian khó, hoạ sĩ thấy bối rối, vì sao? 
" Cái bối rối của người đi tìm kiếm cái đẹp, bỗng phát hiện cái đẹp hiển hiện trước mắt mình
Hỏi: Nhân vật này đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ thuật ở chi tiết nào? Chủ đề của truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân vật này ra sao?
Hỏi: Nhân vật cô gái có vai trò như thế nào trong câu chuyện?
Hỏi: Cuộc gặp gỡ khiến cô bàng hoàng, vì sao?
Hỏi: Từ anh thanh niên, cô hiểu ra điều gì?
" Ở cô bừng dậy những tình cảm lớn lao cao đẹp khi gặp ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn anh thanh niên.
Hỏi: Bác lái xe có vai trò gì trong truyện?
Hỏi: Tình cảm của bác với anh thanh niên?
Hỏi: Qua lời giới thiệu của anh thanh niên, em biết được những ai trong "thế giới những con người như anh"?
Hỏi: Sau khi tìm hiểu về các nhân vật. Em có nhận xét gì về họ?
Hỏi: Theo em, vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, tuổi tác hoặc nghề nghiệp?
GV bình: Các nhân vật không có tên riêng, họ chỉ là: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên. Đây là dụng ý của tác giả muốn nói về những con người vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê cống hiến cho đất nước. Họ ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, ở nhiều nơi trên đất nước, ở cả những miền xa xôi hẻo lánh. Họ đã lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và phần công sức nhỏ bé của mình. Họ có cuộc sống âm thầm mà cao đẹp. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
Hỏi: Qua văn bản tác giả muốn nói với người đọc điều gì?
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách kể truyện của tác giả?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
 - Gv cho hs làm bài tập nhanh bằng câu hỏi.
( Học sinh làm vào phiếu học tập)
Hỏi: Em hiểu gì về nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”.
Tìm hiểu chung
Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991). Quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ cuộc Kháng chiến chống pháp .
- Cây bút chuyên về chuyện ngắn và kí. 
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:
 - Sáng tác 1970, là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai.
- Rút từ tập Giữa trong xanh, in 1972.
b. Đọc, tóm tắt
* Đọc
* Tóm tắt
c. Thể loại và phương thức biểu đạt.
 - Thể loại truyện ngắn.
 - Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
d. Nhận xét ngôi kể, cốt truyện và tình huống truyện.
 - Ngôi kể: ngôi thứ ba.
 - Cốt truyện đơn giản.
 - Tình huống: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Thiên nhiên Sa Pa 
- Những rặng đào.
- Đàn bò lang cổ đeo chuông.
- Nắng len tới đốt cháy rừng cây.
- Những cây thông rung tít trong nắng.
- Những cây tử kinh nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây cuộn tròn, lăn trên các vòm lá
-> Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng được tái hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình, giàu chất thơ và qua sự rung cảm của một tâm hồn tinh tế. Sa Pa có phong cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp, thiên nhiên đa dạng phong phú nhưng có phần khắc nghiệt.
2. Con người Sa Pa.
a. Anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống và làm việc 
- Sống một mình ở độ cao 2.600 m, quanh năm bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
- Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất 
 " Công việc có vẻ đơn điệu nhưng vất vả và cực kì quan trọng (phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu)
* Ý thức, thái độ làm việc
- Anh suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
- Công việc gian khổ nhưng nếu cất nó đi buồn chết
- Góp phần phát hiện một đám mây khô từ ấy sống thật hạnh phúc
->Anh là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao
* Tổ chức cuộc sống:
- Trồng hoa
- Đọc sách
- Nuôi gà
- Sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ
-> Cuộc sống vừa khoa học vừa lãng mạn giúp anh vượt qua sự cô đơn, buồn tẻ, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống
* Tính cách
- Cởi mở, chân thành
- Quý trọng tình cảm
- Ân cần, chu đáo
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_day_van_ban_lang_le_sa_pa_theo_huong_tich_hop_lien.doc