SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - Ngữ Văn 9 tập 1

SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - Ngữ Văn 9 tập 1

Bác Hồ đã từng nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây.

 Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Đất nước chúng ta muốn phát triển được, muốn trở thành một quốc gia sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì không có con đường nào hữu ích hơn là việc chăm lo cho sự phát triển trí tuệ của con người. Ngành giáo dục đã gánh trên vai một sứ mệnh lớn lao, mợt trách nhiệm nặng nề và cũng hết sức vinh dự , trong việc đào tạo giáo nên những con người có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước. Để đạt được mục tiêu trồng nên những thế hẹ người Việt Nam có trí tuệ, có tư duy, có sự sang tạo trong tương lai thì ngành giáo dục của chúng ta nói chung và ngành ngữ văn nói riêng không thể cứ mãi bám lấy những phương pháp dạy học xưa cũ lạc hậu được. thời cuộc vẫy gọi, đất nước yêu cầu yêu cầu, chúng ta là những nhà giáo, những con người ươm mầm tri thức đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy hiện đại tiên tiến và hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc 16 trang thuychi01 10301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - Ngữ Văn 9 tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Bác Hồ đã từng nói: 	Vì lợi ích mười năm trồng cây.
	Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Đất nước chúng ta muốn phát triển được, muốn trở thành một quốc gia sánh vai với các cường quốc trên thế giới thì không có con đường nào hữu ích hơn là việc chăm lo cho sự phát triển trí tuệ của con người. Ngành giáo dục đã gánh trên vai một sứ mệnh lớn lao, mợt trách nhiệm nặng nề và cũng hết sức vinh dự , trong việc đào tạo giáo nên những con người có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước. Để đạt được mục tiêu trồng nên những thế hẹ người Việt Nam có trí tuệ, có tư duy, có sự sang tạo trong tương lai thì ngành giáo dục của chúng ta nói chung và ngành ngữ văn nói riêng không thể cứ mãi bám lấy những phương pháp dạy học xưa cũ lạc hậu được. thời cuộc vẫy gọi, đất nước yêu cầu yêu cầu, chúng ta là những nhà giáo, những con người ươm mầm tri thức đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy hiện đại tiên tiến và hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thời đại kĩ thuật số đã chiếm lĩnh cuộc sống của con người. Ngành giáo dục cũng không nằm ngoài dòng chảy của sự phát triển ấy. Để khai thác triệt để những thế mạnh, tính ưu việt của công nghệ thông tin, ngành giáo dục chúng ta đã vận dụng những thành tựu khoa học của nhân loại vào việc thúc đẩy sự phát triển chất lượng của ngành. Vì thế công nghệ thông tin không chỉ xuất hiện với vai trò cung cấp thông tin đơn thuần mà nó đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực và tích cực cho việc dạy và học.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, con người cũng cần phát triển trí tuệ thật nhanh, thật sắc xảo để có thể bắt kịp với nhịp sống của cuộc sống số. Muốn con người mỗi ngày một văn minh hơn thì giáo dục cũng phải không ngừng đổi mới và phát triển những phương pháp dạy tối ưu để có thể đáp úng được nhu cầu phát triển trí tuệ của cả xã hội. Trước thực tế đó ta không thể giữ mãi một phương pháp học xưa cũ để bắt học sinh phải theo một mô tuýp lạc hậu, lỗi thời. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu của giáo dục hiện nay.Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học ở mỗi bộ môn lại có những đặc thù khác nhau. Môn ngữ Văn trước nay được mọi người xem là môn học thuộc lòng, phương pháp giảng dạy cũ là theo lối mòn đọc chép. Trước thực tế bất cập đó thì đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với ngành giáo dục.
Một trong những phương pháp đổi mới đang được các giáo viên Ngữ văn ở trường THCS An Hoạch áp dụng khi giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” nói riêng là phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
Phương pháp sơ đồ tư duy khi được áp dụng đã phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em hứng thú học hơn, nên giờ Văn không còn là gắnh nặng của các em nữa.Thay vì đọc chép, giáo viên giảng bài, học sinh ghi lại kiến thức một cách thụ động, giờ đây khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy các em có cơ hội và điều kiện để phát triển tư duy logic ngay khi học văn.Từ thực tế đó khiến cho việc học Văn và dạy Văn trở nên ý nghĩa hơn trong thời đại kĩ thuật số.
Tuy nhiên phương pháp này còn khá mới mẻ nhiều giáo viên chưa thực sự thành thạo thao tác nên hiệu quả giờ học chưa cao.Hơn nữa khi áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy các giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng một dạng thức sơ đồ nên chưa phát huy được tính tích cực và chưa gây được hứng thú mạnh cho học sinh.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn đề tài “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận - Ngữ Văn 9 tập 1”.Qua đề tài tôi mong muốn được góp một phần kinh nghiệm, nhỏ bé vào quá trình đổi mới phương pháp giáo dục của ngành để làm cho sự đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ngày càng hoàn thiện hơn, tiên tiến hơn. Đồng thời giúp học sinh mỗi ngày càng có lòng đam mê với môn Văn hơn trong sự nghiệp học hành.
II. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện sáng kiến này tôi muốn đem một phần kinh nghiệm giảng dạy nhỏ bé của tôi về tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” đến với những bạn đồng nghiệp đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn trên khắp mọi miền tổ Quốc. Từ thực tế trên tôi muốn qua sáng kiến này đạt được những mục đích sau:
- Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Đưa môn Văn thoát khỏi lối học xưa cũ, xáo mòn.
- Phát hiện được chiều sâu của tác phẩm từ việc phát hiện cảm xúc của nhà thơ Huy Cận bằng sơ đồ tư duy.
- Thấy được sự tài tình của Huy Cận qua nghệ thuật xây dựng hình tượng người lao động mới trong cuộc sống mới.
III. Nội dung nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sáng kiến gồm những nội dung sau, được thể hiện trong phần giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
2. Chứng minh phương pháp qua tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
a. Tìm hiểu về tác giả Huy Cận và tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
b. Tìm hiểu tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
-Khúc hát ra khơi của người dân chài lưới.
-Khúc hátlao động trên biển của người dân chài lưới.
-Khúc hát trở về của người dân chài lưới.
- Tổng kết bài học.
3. Cách thức tiến hành.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: thống kê, ngữ liệu, dẫn chứng phục vụ cho việc thực hiện sáng kiến.
- Phương pháp thực nghiệm: áp dụng phương pháp để giảng dạy tại các lớp.
Phương pháp phân tích thiết kế sơ đồ: sử dụng các phương pháp này để làm cho kiến thức của tiết dạy được khai thác triệt để, đồng thời phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy làm cho bài học thành một hệ thống logic khoa học, mạch lạc, để khắc sâu vào trí nhớ của học sinh bằng mô hình kiến thức.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm sơ đồ tư duy.
	Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp xếp” ý nghĩ.
2. Mục tiêu khi sử dụng sơ đồ tư duy.
	Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng.
3. Cơ chế tác động của sơ đồ tư duy đến học sinh.
3.1. Tác động đến sinh lý thần kinh.
	- Qua những nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, não bộ của người không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh.
	- Những nghiên cứu bằng ảnh cộng hưởng từ chức năng cho thấy bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con người và quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu. Tức là tư duy đã sử dụng toàn bộ các phần khác nhau trên não bộ.
3.2. Tác động đến tâm lý học.
	- Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thông tin được tích lũy trong não một cách dần dần. Bằng trí tưởng tượng của mình, con người sử dụng các sơ đồ, mô hình và tiến hành các thao tác với các vật liệu ấy.Khi được những sự kiện mới làm nảy sinh, kích thích, khơi gợi những thông tin từ trong não bật ra tự nhiên và dễ dàng, giúp con người phán đoán nhanh và cái mới xuất hiện.
	- Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy có thể phục vụ một số mục đích. Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất và tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Với việc lập sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối với nó cách hiểu biết của mình.
3.3. Sự tác động của sơ đồ tư duy đến việc học văn của học sinh
	Cơ chế tác động của sơ đồ tư duy nói chung là tạo ra sự liên kết kiến thức từ những đơn vị kiến thức nhỏ bé. Từ cơ chế ấy khi học môn Văn bằng phương pháp sơ đồ tư duy, học sinh có thể sâu chuỗi kiến thức của toàn bộ tác phẩm, toàn bộ chương bằng một hệ thống sơ đồ. Hệ thống sơ đồ này sẽ làm cho liên tưởng, tưởng tượng và khám phá của học sinh về tác phẩm văn học sẽ phong phú và sâu sắc hơn, sáng tạo hơn. Thay vì trước đây học sinh chỉ nghe lời thầy cô giảng và tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà không có một kết nối nào giữa tư duy và cảm xúc.
	Sơ đồ tư duy sẽ kích thích sự hình thành những ý tưởng mới về tác phẩm văn học, do đó hứng thú học môn văn của các em sẽ tăng lên, từ sự hứng thú đó nguồn cảm xúc văn chương sẽ được khơi dậy, cơ chế tác động này sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn cho môn Văn khi học bằng sơ đồ tư duy ở những văn bản có thể áp dụng được phương pháp.
II. Chứng minh phương pháp qua tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
1. Tìm hiểu chung.
. Tác giả.
- Huy Cận sinh năm 1910, mất năm 2005.
- Ông là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.
- Trước cách mạng, hồn thơ Huy Cận sầu não, mang nặng nỗi sầu nhân thế.
- Sau cách mạng, hồn thơ sôi nổi, vui tươi, say xưa với những đổi thay của đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ông là nhà thơ thành công trên cả hai con đường: chính trị và văm học nghệ thuật.
. Tác phẩm: 
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả sang tác năm 1960, là kết quả của một chuyến đi thực tế dài ngày trên vùng đất Quảng Ninh.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Khúc hát ra khơi của đoàn thuyền.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
? Đoàn thuyền ra khơi trong một khung cảnh như thế nào?
? Thiên nhiên ở thời điểm đó có gì đặc biệt?
? Cảnh hoàng hôn trên biển được tác giả miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để niêu tả sự vận động ấy?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
	b. Cảnh ra khơi.
	? Hình ảnh nào đặc tả khí thế ra khơi của đoàn thuyền?
	? Đối lập với cảnh thiên nhiên là cảnh đoàn thuyền ra khơi, vậy ngư dân ra khơi với khí thế như thế nào?
	? Từ “lại” trong câu thơ “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa gì?
	? Hình ảnh thơ “ Câu hát căng buồm” gợi cho em hình dung gì?
	c. Khúc hát người dân chài cất lên khi ra khơi.
	? Người dân chài lưới đã hát về điều gì?
	? Bức tranh về thế giới trong lòng biển đã được mở ra bằng biện pháp nghệ thuật nào?
	? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
	2.2. Khúc hát khi người dân chài lao động trên biển.
a. Vẻ đẹp lãng mạn của đoàn thuyền đánh cá.
? Khổ thơ thứ 3 tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi bằng những hình ảnh nào?
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh ấy?
? Những chi tiết miêu tả hình ảnh biển khơi?
? Qua đó em có nhận xét gì về biển?
	b. Hình ảnh người lao động.
	? Cảnh đánh cá của ngư dân được gợi lên qua hình ảnh nào?
	? Em có nhận xét gì về từ ngữ được dùng ở hai câu thơ trên?
	? Những từ ngữ chỉ hoạt động đánh cá của ngư dân gợi lên cho em liên tưởng tới điều gì?
.
c. Cảm hứng ngợi ca của khúc hát ra khơi.
? Những loài cá nào được nhắc đến trong khổ thơ?
? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
? Vẻ đẹp của các loài cá gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
	d. Thành quả lao động của con người.
	? Cảnh kéo lưới được miêu tả như thế nào?
	? Từ cách miêu tả trên gợi cho em liên tưởng gì về người lao động?
	? Đối chiếu với khổ thơ đầu em hãy cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi và cảnh đoàn thuyền trở về?
	? Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” gợi cho em suy nghĩ gì?
	? Cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối? 
	? Hình “ảnh mặt” trời và “mắt cá huy hoàng” gợi cho em liên tưởng gì?
	Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụngở đây? Sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì?
2.3. Khúc hát trở về của đoàn thuyền đánh cá.
	? Đối chiếu với khổ thơ đầu em hãy cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi và cảnh đoàn thuyền trở về?
	? Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” gợi cho em suy nghĩ gì?
	? Cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối? 
	? Hình “ảnh mặt” trời và “mắt cá huy hoàng” gợi cho em liên tưởng gì?
	Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì?
3. Tổng kết.
? Tại sao nói bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc tráng ca?
Tạo nên một âm hưởng khỏe khoắn, hào hung, lạc quan.
Tạo nên khúc tráng ca về cuộc sống lao động của người dân chài lưới.
Nghệ thuật
Nội dung
Bút pháp lãng mạn
Nghệ thuật so sánh, đối lập
Nhân hóa, phóng đại
Ca gợi sự giàu đẹp của biển cả quê hương
Niềm vui, niềm tự hào của con người
Khắc họa hình ảnh đẹp, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người
III. Cách thức tiến hành
	Dù áp dụng bất cứ phương pháp giảng dạy nào mới vào thì vẫn phải coi trọng sự dẫn dắt của người thầy. Người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Phương pháp sơ đồ tư duy là một phương pháp tiên tiến có tác dụng kích thích quá trình suy nghĩ bằng lí trí và quá trình suy động trong tâm hồn của học sinh. Tuy nhiên để phương pháp này phát huy tối ưu hiệu quả của nó thì không thể không có sự đóng góp tích cực của hệ thống các câu hỏi mà giáo viên đưa ra để phát triển vấn đề.
	Xuất phát từ sự cần thiết đó nên khi thực hiện phương pháp sơ đồ tư duy cho bài học cần phải soạn thảo một hệ thống câu hỏi khoa học từ đơn giản đến phức tạp để tạo ra sự logic trong từng sơ đồ cũng như trong toàn bộ hệ thống sơ đồ của tiết học.
	Khi áp dụng sơ đồ tư duy vào bài học “Đoàn thuyền đánh cá” tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi trước sau đó yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm tòi và thiết lập sơ đồ tư duy cho phù hợp với nội dung của đơn vị kiến thức. Tùy theo cách cảm nhận của mỗi giáo viên mà khi sử dụng sơ đồ các giáo viên có thể sử dụng những cách đặt câu hỏi khác.
IV. Kết quả thực hiện và Đề xuất kiến nghị
1. Kết quả thực hiện.
- Phương pháp sơ đồ tư duy được tôi áp dụng trong năm học 2015-2016 tại các lớp 9B và 9C trường THCSAnHoạch.
- Kết quả: Lớp9B khi được áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy tôi nhận thấy tiết học trở nên sôi nổi hơn, học sinh tích cực xây dựng bài hơn trong giờ học. Làm phiếu kiểm tra tại chỗ thì học sinh trong lớp 9B đã nắm được bài học với trên 90% học sinh nắm được bài tại chỗ.
- Ngược lại lớp 9C tôi không áp dụng phương pháp sơ đồ tư duy, tiết học trở nên trầm hơn, sự tích cực chủ động trong học sinh bị hạn chế hơn so với lớp 9B, khả năng thuộc bài tại lớp cũng ít hơn.
2. Đề xuất kiến nghị
Để phương pháp sơ đồ tư duy được áp dụng rộng rãi trong các tiết học của môn Văn tại các trường THCS tôi có đề xuất với ban lãnh đạo ngành Giáo dục, cần cung cấp cho chúng tôi nhiều những tài liệu nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về sơ đồ tư duy. Từ đó chúng tôi sẽ không còn lúng túng trong khi áp dụng phương pháp giảng dạy này trong các tiết học Văn ngoài sáng kiến.
Về phía nhà trường kính mong ban lãnh đạo trường THCSAn Hoạch phổ biến rộng rãi phương pháp dạy này không chỉ với môn Văn mà với nhiều môn học khác để phát triển tư duy logic ở học sinh.
Thông qua sáng kiến này tôi và các giáo viên dạy văn ở trường THCS An Hoạch, thành phố Thanh Hóa muốn Phòng giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức nhiều các chương trình giảng dạy thực nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp chúng tôi nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi cũng mong thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa, một chút sáng tạo của tôi trong sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi trong các trường THCS khác trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa để hiệu quả của tiết dạy được nâng cao hơn, đồng thời với phương pháp dạng này có thể kích thích tối đa sự đam mê của các em với môn Văn trong nhà trường./.
C. KẾT LUẬN CHUNG
	Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể trong mỗi tiết học nói riêng, việc vận dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu có tính chất thiết yếu. Vì thế việc vận dụng như thế nào cho có hiệu quả là vấn đề phải nghiên cứu, trao đổi sâu sắc.Việc vận dụng phải dựa trên cơ sở hiểu rõ bản chất của từng kĩ thuật, phương pháp, từ đó có thể vận dụng vào từng bài cụ thể, đối tượng học sinh cụ thể. Sẽ không có một phương pháp thực sự tối ưu cho tất cả dạng bài, cho mọi đối tượng. Do đó phương pháp mà tôi vận dụng cũng chỉ là một trong vô vàn những phương pháp đổi mới giảng dạy mà tập thể giáo viên chúng ta đang sử dụng. Vói phương pháp này tôi mong muốn được góp một phần rất nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục nói chung và bộ môn văn học nói riêng. Rất mong được các bạn đồng nghiệp vận dụng và góp ý cho tôi để phương pháp ngày càng đạt hiệu quả tối ưu hơn./.
Xác nhận của giám hiệu
Hiệu trưởng
Lê Thị Thanh Huyền
TP. Thanh Hóa, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Người viết
Phạm Thị Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_so_do_tu_duy_vao_viec_giang_day_ta.doc