SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc Trung học Cơ sở

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc Trung học Cơ sở

Thực trạng dạy và học môn Địa lí tại trường THCS

Tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học hoặc nếu có cũng thực hiện 1 cách sơ sài mang tính hình thức.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh nên tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc THCS”.

doc 9 trang Hiền Tài 30/06/2024 4730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Ngành GD & ĐT TX Bình Long
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
Họ và
Ngày
Nơi công
Chức
Trình độ
Tỷ lệ (%) đóng
TT
tên
tháng
tác (hoặc
danh
chuyên
góp vào việc


năm sinh
nơi thường

môn
tạo ra sáng



trú)


kiến (ghi rõ đối






với từng đồng






tác giả, nếu có)
1
TRẦN
12/08/1983
Trường
Giáo
CĐSP
100%

THỊ

TH-THCS
viên
ĐỊA -


HUYỀN

THANH
THCS
KTNN




LƯƠNG,






TX BÌNH






LONG,






BÌNH






PHƯỚC











1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc THCS”.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư ra sáng kiến
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Địa Lí)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20/10/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1. Tính mới của sáng kiến
Nghiên cứu thực tiễn về sự hứng thú, tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động và ảnh hưởng của hoạt động khởi động đến toàn bộ quá trình tiết học của bộ môn Địa lí.
Đề xuất những giải pháp đổi mới trong hoạt động khởi động để phát huy tính tích cực của học sinh, tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động và sáng tạo.
Thông qua những trải nghiệm thực tế rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân để đổi mới có hiệu quả hoạt động dạy học, đặc biệt là xây dựng có hiệu quả các tình huống khởi động nhằm mang lại hứng thú cho học sinh, kích thích các em tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không miễn cưỡng, gò bó.
2
Hơn hết đây là một trong những bước trong tiến trình bài dạy học theo định hướng phát phiển phẩm chất năng lực của học sinh trong “Chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Sau đây tôi xin được chia sẻ với đồng nghiệp những giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
5.2. Nội dung sáng kiến
5.2.1.Thực trạng dạy và học môn Địa lí tại trường THCS
Tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học hoặc nếu có cũng thực hiện 1 cách sơ sài mang tính hình thức.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh nên tôi đã tiến hành thực hiện giải pháp “Phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí ở bậc THCS”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi thấy còn một số thuận lợi, khó khăn sau:
a. Thuận lợi
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, ham thích tìm hiểu kiến thức Địa lí.
Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện kịp thời để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học.
b. Khó khăn
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp tôi nhận thấy.
Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương pháp và kỹ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học.Tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án” hoặc không đủ thời gian dành cho việc khai thác kiến thức mới.Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động.
Về phía học sinh: Nhiều học sinh có tâm lý học lệch, thiên về một số môn KHTN nên ở các môn KHXH còn lại chưa có sự đầu tư, chưa quan tâm chuẩn bị bài chưa chu đáo, dẫn đến tiết học còn thụ động.Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khả năng tập trung tư duy, tích cực và sáng tạo dành cho môn Địa lí còn ít.Tâm lý sợ về nhà không có nội dung để học nên nhiều học sinh trong giờ học chưa thực sự tích cực và chủ động
3
dành thời gian tìm hiểu, khai thác kiến thức mà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học 1 cách thụ động.
5.2.2. Giải pháp thực hiện
Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ngay từ hoạt động khởi động, do đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng ý tưởng cho hoạt động khởi động giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: Sử dụng nội dung bài học để khởi động sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp).
Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện nội dung bài dạy” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động.
Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được, khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học.
mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em. Do đó bên cạnh câu hỏi dễ cần có một lượng nhất định các câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới thì mới trả lời được. Do đó, trong hoạt động khởi động nếu giáo viên tìm ra được tình huống khó nhưng lại hấp dẫn, kích thích trí tò mò của các em thì dù là học sinh khá giỏi hay học sinh trung bình, học sinh yếu cũng sẽ có nhu cầu tìm hiểu để trả lời. Từ đó dẫn các em vào bài học một cách tư nhiên, không gò bó mà các em tự giác, tích cực học tập để giải quyết cái khúc mắc đã được đưa ra từ tình huống ban đầu.
Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì giáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng 1 tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau.
5.2.3. Minh họa một số bài giảng phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Địa lí ở bậc THCS
*Địa lí 6
4
Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Giáo viên cho học sinh đóng vai Trái Đất và Mặt Trời. Sau đó lần lượt gọi một số em lên hướng dẫn nhân vật Trái Đất chuyển động quanh trục đồng thời dự đoán hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giáo viên khái quát lại đáp án chính xác và giới thiệu vào bài mới.
Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Giáo viên đọc hai câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Cho học sinh dự đoán đây là hiện tượng gì? Vì sao lại có hiện tượng đó? Học sinh sẽ khó để trả lời cho câu hỏi thứ hai. Vì thế nên khi học sinh gặp khó khăn trong việc giải thích hiện tượng trên, giáo viên sẽ kích thích trí tò mò của học sinh bằng việc dẫn nhập vào bài mới.
Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Để giới thiệu vào bài học này, giáo viên cho học sinh quan sát hoặc trình chiếu hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên và các cảnh quan trên bề mặt Trái Đất. Sau đó, học sinh sẽ thử xác định những hình ảnh nào có nguồn gốc từ bên trong Trái Đất, những hình ảnh nào hình thành bên ngoài Trái Đất. Từ đó giáo viên khuyến khích các em đưa ra định nghĩa về nội lực và ngoại lực.
*Địa lí 7
Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Cả lớp xem một đoạn trích ngắn, hấp dẫn về hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn. Sau đó thảo luận trên phạm vi cả lớp (ví dụ: cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào, như thế nào?)
Cuối cùng, giáo viên sẽ củng cố câu trả lời của học sinh và dẫn nhập vào nội dung bài học.
Bài 19: Môi trường hoang mạc
Giáo viên tự sáng tác một đoạn thơ về môi trường hoang mạc:
Châu Phi nhiều hoang mạc
Nắng nóng và hiếm mưa
Một vùng mênh mông cát
Xương rồng- loài cây vua!
Sau đó, giáo viên khuyến khích học sinh thử phổ nhạc cho đoạn thơ cô vừa sáng tác. Cả lớp sẽ cùng nhau hát tập thể bài hát vừa mới được phổ nhạc trước khi vào bài học mới.
Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
Giáo viên cung cấp các hình ảnh như: hoang mạc XA-HA-RA, người da đen, kim cương, HIV-AIDS, kênh đào xuy-ê.
Cho học sinh dự đoán về nội dung mà giáo viên đang muốn đề cập tới sau đó, học sinh sẽ giới thiệu sơ qua về nội dung đó cho cả lớp nghe. Giáo viên dựa trên phần giới thiệu của học sinh bổ sung một số chi tiết hấp dẫn về Châu Phi và dẫn dắt vào bài mới.
Bài 47: Châu Nam Cực- châu lục lạnh nhất thế giới.
5
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cả lớp chia thành 2 nhóm lần lượt viết lên bảng một từ liên quan đến chủ đề CHÂU NAM CỰC. Không thể lặp lại từ. Đội nào ghi được nhiều từ hơn trong cùng một thời gian sẽ giành chiến thắng. Sau đó giáo viên sẽ dựa vào những từ đã có sẵn trên bảng để dẫn nhập vào bài mới.
* Địa lí 8
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai chỉ đúng ?” Giáo viên chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Himalaya, đỉnh Everest, đồng bằng Ấn Hằng, Ấn Độ, Hoang mạc Tha
Nhiệm vụ của các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên châu Á. Nếu chỉ đúng vị trí đội ghi được 3 điểm; nếu chỉ sai đội đó bị trừ 1 điểm. Thời gian chơi 5 phút.
Sau đó giáo viên giới thiệu một cách khái quát về khu vực Nam Á dựa trên những địa danh mà học sinh vừa tham gia chơi để bắt đầu vào bài mới.
Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: chia lớp thành 2 dãy, gọi là 2 đội và đặt tên (Đội 1: Khu vực đồi núi; đội 2: Khu vực đồng bằng). Mỗi đội chia thành 3 nhóm nhỏ, tiến hành thảo luận trong thời gian 5 phút để giới thiệu về những thế mạnh và hạn chế của khu vực địa hình mà nhóm mình phụ trách để thu hút khách tham quan và nhà đầu tư. Đồng thời chỉ ra những khó khăn về khu vực địa hình của đội bạn.
(Học sinh yếu và trung bình chỉ tìm được những thế mạnh và hạn chế cơ bản trong sách đã nêu. Học sinh khá giỏi phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố để rút ra thuận lợi khó khăn và bổ sung cho đội bạn
Qua phần trình bày của học sinh, giáo viên nhận xét chỗ đúng và chưa đúng, từ đó giáo viên dẫn dắt vào nội dung của các khu vực đồng bằng.
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Học sinh sẽ nghe trước lời ca khúc:
“Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này...”
Sau đó, giáo viên giải thích cho các em hiểu sở dĩ không khí mùa đông ở miền Bắc lạnh, miền Nam vẫn ấm do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, khi xuống phía Nam gió mùa đông bắc yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã...
*Địa lí 9
Bài 17, 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên cho cả lớp xem một đoạn clip ngắn về những địa danh nổi tiếng của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Sau khi xem xong, đại diện của các tổ sẽ vào vai những hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về những nội dung đã được xem trong đoạn clip. Giáo viên nhận xét và chọn ra những thông tin thú vị từ phần giới thiệu của các tổ để dẫn nhập vào bài mới.
Bài 20, 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng
6
Giáo viên đưa ra những bức tranh với những nội dung không đúng với địa điểm, đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng. Yêu cầu học sinh nhận diện những điểm lỗi và sau đó giải thích lý do. Kết nối những nội dung đã được học sinh chỉnh sửa và tạo ra nội dung mới cần thiết cho bài học.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các bài, các khối lớp của môn Địa lí tại trường TH- THCS Thanh Lương và có thể nhân rộng ở các trường khác trong toàn Thị Xã
Những thông tin cần được bảo mật: Không có
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để các giải pháp đạt hiệu quả tốt hơn cần các điều kiện như:
Vật chất: Phòng máy chiếu hoặc ti vi
Về việc tiến hành sử dụng giải pháp cần:
Giáo viên cần có sự sáng tạo nghiên cứu thông tin liên quan, sử dụng hình ảnh hoặc video phù hợp
Học sinh cần có tính tích cực trong tìm hiểu thông tin
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sáng kiến giúp học sinh yêu thích bộ môn, luôn có sự chuẩn bị tốt cho tiết học, nâng cao ý thức học tập do đó cũng nâng cao hiệu quả tiếp thu. Học sinh không chỉ học trong sách giáo khoa mà còn rèn kĩ năng liên hệ thực tế. Học sinh biết vận dụng nội dung đã học vào thực tế cũng như từ thực tế so sánh lại vào môn học. Giúp học sinh tránh được tâm lí nặng nề khô khan khi học tập và thấy được vai trò của môn học trong quá trình phát triển toàn diện của bản thân.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử
kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trường TH-THCS Thanh Lương
7
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
Họ và
Ngày
Nơi công
Chức
Trình độ
Nội dung công
TT
tên
tháng
tác (hoặc
danh
chuyên
việc hỗ trợ


năm
nơi thường

môn



sinh
trú)











Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thanh Lương, ngày 02 tháng 01 năm 2021
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Huyền
8
MỘT SỐ LƯU Ý:
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến in một mặt, trình bày theo Thông tư 01 (thống nhất cỡ chữ 14), đánh số trang và chữ ký nháy của tác giả sáng kiến ở góc dưới bên phải văn bản.
Không đóng quyển, không in màu, không cần phải có trang bìa, chỉ bấm lại thành tập văn bản gửi đi.
9
Đơn yêu cầu sáng kiến không quy định số trang, tùy từng giải pháp mà tác giả trình bày sao cho người đọc hiểu nội dung, có thể minh họa bằng hình ảnh, biểu đồ,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_qua_hoat_dong_khoi.doc