SKKN Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn

SKKN Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương của Đảng và nhà nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu giáo viên- cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống các trường học cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

doc 26 trang thuychi01 6832
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN Lê Thi Thơm- THCS Đông Thanh- Đông Sơn
Đề tài: “Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn”. 
CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN
THCS	Trung học cơ sở
GVCN	Giáo viên chủ nhiệm
TPTĐ	Tổng phụ trách Đội
GD&ĐT	Giáo dục và Đào tạo
CNH-HĐH	Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
GDCD	Giáo dục công dân
NGLL	Ngoài giờ lên lớp
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Các từ ngữ viết tắt trong s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Mục lục
 A . Më ®Çu
1
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Néi dung
3
I. Cơ sở lý luận 
3
II. Thực trạng công tác giữ gìn vệ sinh môi trường
4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức thực hiện trong năm học
5
2. Tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp
7
3. Tổ chức các hội thi, sân chơi,giúp học sinh hiểu biết về môi trường
9
4. Lồng ghép, tích hợp giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường thông qua các môn học.
10
5. Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên qua trò chơi “Ô chữ kì diệu”
12
6. Xây dựng cho học sinh thói quen dọn vệ sinh trường lớp, chăm sóc bồn cây, công trình măng non
15
7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, xếp loại hàng tuần. Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt
16
IV. Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài
 17
C. Kết luận, kiÕn nghÞ
19
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
A. më ®Çu
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương của Đảng và nhà nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất, hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên các cấp và hàng triệu giáo viên- cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống các trường học cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai là có cả một thế hệ biết và hiểu về  môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường, góp phần hình thành ở học sinh tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp; Biết làm những việc đơn giản và thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp, nơi công cộng. Ngoài ra, các em học sinh còn có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Từ đó các em biết giữ gìn các công trình công cộng.
 Bên cạnh đó, giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
Như vậy, giữ gìn vệ sinh trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội dung khác của nhà trường, nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”.
Muốn cải thiện môi trường, bước đầu cần giáo dục học sinh ý thức gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường tại nơi mình đang học tập, vui chơi hằng ngày. Trong các năm gần đây Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn. Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ nhân tương lai đất nước, người lao động có thái độ thân thiện với môi trường..
 Từ cơ sở đó có thể nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là mang tính cần thiết. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài “Phối hợp công tác chủ nhiệm với hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh, huyện Đông Sơn”. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Học sinh biết và hiểu những việc nên và không nên làm để giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh trường lớp học.
- Học sinh có ý thức, hành động bảo vệ môi trường: Xanh – Sạch – Đẹp trong lớp học và khuôn viên trường. Từ đó mở rộng thêm giữ gìn vệ sinh các nơi công cộng khác
- Giáo dục học sinh yêu môi trường sống của mình, gần gũi, thân thiện với môi trường.
- Giúp cho học sinh hiểu biết được các vấn đề về vệ sinh môi trường, nắm bắt được mối quan hệ chặt chẽ giữa vệ sinh môi trường và sự phát triển.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề về vệ sinh môi trường. Môi trường sạch như là một nguồn lực để sinh sống lao động và phát triển của mỗi cá nhân. Từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề về môi trường, xây dựng ý thức trách nhiệm của cá nhân với môi trường.
- Thông qua việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường các em có kiến thức kỹ năng để tham gia có hiệu quả, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường nơi các em sống và học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác phối hợp của GVCN và hoạt động Đội trong việc giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ môi trường
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra, khảo sát
- Phân tích tổng hợp
- Tổng kết kinh nghiệm
 B. néi dung
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môi trường là gì?
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 
Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến 2010 và các năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với các vùng, miền.
II. THỰC TRẠNG c«ng t¸c gi÷ g×n vÖ sinh m«i tr­êng
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên chính học sinh cũng có ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ nhưng đáng buồn thay, hằng ngày chúng ta đều chứng kiến ở bất cứ trường học nào việc học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường 
Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Kể từ năm học 2012-2013 trở về trước vệ sinh môi trường ở trường THCS Đông Thanh dù nhà trường có nhiều giải pháp những vẫn chưa khắc phục được.
- Nguyên nhân chủ yếu là do việc giáo dục môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc lồng ghép giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường tại nhà trường chưa tốt. 
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên còn cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động của tổ chức đoàn thể mà người chịu trách nhiệm là Tổng phụ trách Đội nên dẫn đến việc hướng dẫn các em còn qua loa đại khái. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên chưa có sự sáng tạo, dẫn đến sự nhàm chán cho các em, bên cạnh đó năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của một số giáo viên còn hạn chế. 
 - Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh chưa thực hiện một cách đồng bộ, chưa có sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nên các em thiếu ý thức, thói quen bảo vệ môi trường, nhiều khi thực hiện theo kiểu hình thức, đối phó.
- Do ý thức chưa cao của học sinh nên đôi lúc còn xả rác không đúng nơi quy định, còn để cây cỏ mọc um tùm ở khu vực vệ sinh, đường đi, lối lại làm cho cảnh quan trường học bị phá vỡ mất đi vẻ mĩ quan.
- Các hoạt động của các ban ngành, đoàn thể còn mang tính thời vụ, có phát động nhưng chưa đi sâu, đi sát trong việc nhận xét đánh giá, tuyên dương, khen thưởng ý thức, thái độ trong học sinh chưa tích cực. 
- Cảnh quan nhà trường (xanh, sạch, đẹp) chưa được quan tâm.
- Hố rác còn hẹp, chưa có phương án xử lý rác một cách khoa học. Chưa có xe đẩy hoặc thùng rác để đựng rác trong sân trường.
- Chưa có nguồn nước riêng của trường, liên tục ảnh hưởng đến việc dội rửa nhà vệ sinh.
- Chưa có nơi rửa tay cho học sinh theo đúng yêu cầu. 
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Với vai trò là một giáo viên nhiều năm liên tục làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đưa ra kế hoạch, chủ động phối hợp với Tổng phụ trách Đội đã thực hiện trong 2 năm học 2013 – 2014 và 2014-2015. Sau đó được nhà trường tổ chức triển khai đến tất cả giáo viên chủ nhiệm trong trường cùng thực hiện. Các giải pháp tôi đã thực hiện cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức thực hiện trong năm học 
* Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch trong toàn bộ GVCN và Tổng phụ trách Độivới các nội dung:
- Phân công khu vực lao động phù hợp với từng lớp và đối tượng học sinh.
- GVCN cùng TPT Đội họp và triển khai kế hoạch đến toàn thể học sinh trong nhà trường. Thống nhất thời gian thực hiện kế hoạch.
- TPT Đội kết hợp với GVCN lập sơ đồ phân công việc giữ gìn vệ sinh cho từng lớp .
- TPT Đội và GVCN thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức cho các em thi hiểu biết về giữ gìn vệ sinh môi trường. TPT Đội và GVCN biên soạn các câu hỏi có liên quan đến giữ gìn vệ sinh môi trường tổ chức cho các em thi tìm hiểu. Mỗi cá nhân tham gia trả lời đúng câu hỏi sẽ có phần thưởng. Lớp có nhiều học sinh tham gia sẽ được cộng vào điểm thi đua của tháng đó.
* Nhiệm vụ của GVCN lớp:
GVCN phô tô sơ đồ cho từng lớp dán ở mỗi cửa phòng học để học sinh của lớp nắm được phần việc của mình để thực hiện cho tốt. Hàng ngày các em nhìn thấy sơ đồ phần việc của lớp giống như một lời nhắc nhở các em không quên nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này được làm thường xuyên trong các buổi của tuần.
* Nhiệm vụ của giáo viên TPT Đội
- Tổ chức cho ban cán sự của các lớp được tham quan các đơn vị tiêu biểu trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong địa bàn xã (trường Tiểu học Đông Thanh, Trường Mầm non Đông Thanh).
- TPT Đội kết hợp với GVCN cử những học sinh là ban cán sự của các lớp thành lập thành một đoàn do TPT Đội làm trưởng đoàn. Ngoài ra hướng dẫn các em tham quan về môi trường qua các kênh truyền hình.
* TPT Đội với GVCN tiến hành tổ chức cho học sinh các lớp học quy định về giữ gìn vệ sinh trong trường học và nơi em đang sống:
- Không được vứt rác bừa bãi ra lớp học và sân trường
- Không đem quà vặt vào trường lớp ăn rồi bỏ rác ra lớp, ra sân trường
-Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đầu tóc gọn gàng, trang phục sách sẽ, giầy dép phải đầy đủ.
- Mỗi học sinh phải có ý thức lao động quét rọn sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Mỗi học sinh phải có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh trong khu vực trường và nơi ở.
- Mỗi học sinh lớp 8, 9 có ý thức tham gia lao động, giúp đỡ bố mẹ và giữ gìn vệ sinh nơi em đang sống và học tập.
* Phân công cho các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh. 
Cây và hoa không thể thiếu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường lớp, vừa tạo bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như chơi các trò chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm,... vừa điều hòa khí hậu với một số lượng khá đông học sinh. Vì thế việc trồng bảo vệ và chăm sóc cây xanh là một việc làm rất cần thiết trong nhà trường.
Trước mỗi phòng học có 2 bồn hoa, GVCN phân công cho trực nhật của từng buổi có trách nhiệm chăm tưới. Ngoài ra còn phải nhổ cỏ, xáo cỏ, bón phân, tưới cho các cây xanh lấy bóng mát và cây cảnh.
2. Tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp
* Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp: gồm GVCN Ban đại diện cha mẹ học sinh, Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội.
* Làm tốt công tác tuyên truyền
+ Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường , duy trì thường xuyên các hoạt động bảo vệ môi trường trong các tiết HĐNGLL và tiết sinh hoạt. Phối hợp với địa phương trong việc tổ chúc hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giớ sạch hơn....
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền vận động trong toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh về mục đích ý nghĩa trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường .với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng như tuyên truyền miệng, qua tổ chúc hoat động NGLL, lồng ghép vào các môn học , tuyên truyền qua rực quan: Khẩu hiệu ,băng dôn, tuyên truyền qua loa phát thanh.....
 + Tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng, tích hợp nội dung giáo dục vào bảo vệ môi trường.Giáo dục cho học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm. Đồng thời tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của tập thể lớp và của cá nhân học sinh
* Các nội dung tập trung thực hiện:
- Nội dung Xanh: 
 + Trồng cây bóng mát: Thường xuyên chăm sóc cây: vun xới, cắt bớt những tán lớn tránh đỗ ngã. (Tôi đã tham mưu với Hội CMHS và BGH nhà trường bổ sung thêm một số cây mới như: phượng, bằng lăng, hay một số cây hao thân cỏ trên đường đi lối lại của khuôn viên sân trường....)
 + Trồng thêm một số cây cảnh, hoa ở các bồn hoa trong khuôn viên trường.
 + Trang trí bình hoa, cây cảnh , tranh, ảnh trong lớp học.
 - Nội dung Sạch:
 + Xử lý rác thải: Trang bị thêm thùng rác có nắp đậy, để ở hành lang và sân trường với vị trí thuận lợi cho học sinh sử dụng. Tập kết rác thải về vị trí qui định của xã trong các ngày thu gom rác thải.
+ Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Xử lý chống mùi hôi; không có hố nước đọng gây ô nhiễm và muỗi sinh sản.
 + Giải quyết tốt khu vệ sinh: Nhà vệ sinh hố tiêu, hố tiểu đáp ứng đủ cho số lượng học sinh sử dụng, không có mùi hôi, thường xuyên quét dọn, dội nước.
 + Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học.
- Nội dung Đẹp: 
+ Tiếp tục tạo môi trường xanh và sạch, có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ. 
+ Quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường. Xây dựng những quy định, biểu bảng, lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện. Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Có môi trường bạn hữu thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với 
cây xanh, bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường. Nội dung Đẹp còn được thể hiện qua các yêu cầu và quy định về an toàn: phòng chống học sinh đánh nhau, bạo lực; phòng chống điện giật, cháy nổ; phòng chống ngộ độc, đuối nước; phòng chống tai nạn giao thông; 
* Triển khai thực hiện:
- Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Học sinh từng em, từng nhóm được trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học trường học của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (trồng cây, chăm sóc cây, vệ sinh trường lớp,). Trong năm học, các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của trường để tạo ra các sản phẩm về giáo dục môi trường như bài viết, tranh vẽ, sưu tầm. Đồng thời tham gia một số cuộc thi tái chế rác thải thành các sản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phoi_hop_cong_tac_chu_nhiem_voi_hoat_dong_doi_trong_vie.doc