SKKN Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở Thành Lâm

SKKN Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở Thành Lâm

Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS .

Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.

Môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng trong nhà trường Trung học cơ sở. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động. Góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.

 

doc 21 trang thuychi01 12271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở Thành Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở Thành Lâm”
 Họ và tên: Cao Công Hoan
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Lâm
 SKKN môn: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC 
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỤC LỤC
1
2
1. MỞ ĐẦU.
2
1.1 Lí do chọn đề tài.
2
1.1.1 Lí do khách quan.
2
1.1.2 Lí do chủ quan.
3
1.2 Mục đích nghiên cứu.
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
4
3
2. NỘI DUNG.
5
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
6
2.3 Giải pháp sử dụng.
7
2.4 Hiệu quả sử dụng.
15
4
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
17
3.1 Kết luận.
17
3.2 Những kiến nghị.
17
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.1.1 Lí do khách quan.
Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS .
Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
Môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng trong nhà trường Trung học cơ sở. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động. Góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. 
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. 
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo ra những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân có ích cho quê hương, đất nước.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng hình ảnh trong dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học.
1.1.2 Lí do chủ quan.
Những năm gần đây, đạo đức của một bộ phận xã hội đang có chiều hướng xuống cấp, tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con  người ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật.
Bên cạnh đó trước đây phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính quy, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơn trước.
 Môn GDCD ở trường trung học cơ sở trước đây thường bị coi là môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo.
 Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng hình ảnh và đồ dùng dạy học trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng, hình ảnh nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu thống kê). Thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học đạo đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh.
 Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân đều xác định rằng: “Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật không bị khô cứng và tẻ nhạt phải sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại kết hợp với đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (Lê Nin). Mặt khác, trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet, máy chiếu nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy, mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn GDCD nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này.
 Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan, phong phú,  tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh học mà thôi.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn, hình thành ở các em kiến thức về đâọ đức và pháp luật để các em trở thành những người tốt trong xã hội.
Yêu cầu của việc tổ chức dạy học môn GDCD là phải hình thành ở học sinh xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức vì đó là động cơ bên trong giúp các em hoàn thiện, tự điều chỉnh để đến với cái chân, thiện, mĩ. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của bộ môn so với một số môn học khác và cũng là yêu cầu bức xúc của giai đoạn hiện nay khi mà một bộ phận đạo đức lối sống của thanh niên, học sinh đang đi xuống trầm trọng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
	Chương trình môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học sử dụng hình ảnh là thông qua các hình ảnh của giáo viên đưa ra học sinh rèn luyện phương pháp tự học, kích thích sự đam mê tăng cường sự hợp tác, giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm đồng thời tạo ra môi trường học tập thoải mái cho học sinh Kết hợp sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Hình ảnh ở đây được hiểu như là những phương tiện, thiết bị vật chất được sử dụng trong quá trình dạy học như Tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng thống kê, số liệu, phim tình huống, phim tư liệu, trò chơi Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số đồ dùng thông thường trong gia đình, trong sinh hoạt: Dùng để sắm vai, chơi trò chơi; Thông báo hay trình bày thông tin, giới thiệu vào bài, minh họa, giải thích, mô tả trực quan. Tổ chức và tiến hành các hoạt động, kết thúc bài học và giáo dục học sinh.
 Tác dụng của hình ảnh tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học không khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp đặt đối với học sinh. Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh. Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, đây là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Trong dạy học đổi mới bằng hình ảnh, học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu không có các hình ảnh dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập không đạt yêu cầu mong muốn. Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Một yêu cầu rất quan trọng là sử dụng hình ảnh và đồ dùng dạy học có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài học. Khi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học là giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận bài học cần thiết. Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, tránh xu hướng sử dụng tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, cần được khai thác một cách triệt để.
Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng các hình ảnh và đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Vì vậy, trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình ảnh và đồ dùng trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy cần phải chuẩn bị như sau: Muốn sử dụng các hình ảnh và đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn bị  rất kỹ. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị hình ảnh, đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt tình; trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng những hình ảnh nào và phục vụ nội dung gì. Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại  nào thì người giáo viên sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị và tiến hành thực hiện.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
	Thành lâm là xã nghèo của huyện Bá Thước, gia đình các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học cao vì vậy bản thân các em không ham muốn học tập đặc biệt là môn giáo dục công dân, vì vậy ở các tiết học các em chỉ dừng lại ở việc đối phó, học cho hết bài. Hơn nữa các loại tài liệu tham khảo nâng cao cho bộ môn là không có ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên.
	Đồ dùng phục vụ cho quá trình dạy học không có gì, mà đây lại là môn học mang giá trị thực tiễn cao nên qua trình tổ chức giờ học của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa một bộ phận không nhỏ giáo viên trong quá trình dạy học áp dụng phương pháp chưa hợp lí làm hết phần việc của học sinh dẫn đến học sinh thiếu tích cực luôn ỉ lại chờ vào kết quả của giáo viên.
	Bởi những thực trạng trên mà chất lượng của những năm trước còn tương đối thấp. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:
 Năm học 
Kết quả 
Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Kém
2014 - 2015
1%
10%
67%
18%
4%
2015- 2016
2%
15%
69%
12%
2%
Từ thực trạng trên nhiều năm trăn trở suy nghĩ đây không phải là môn học khó vậy tại sao học sinh không thích học. Phải chăng do cách tổ chức giờ học chưa thực sự phù hợp. Những năm gần đây nhà trường phân công giảng dạy môn học tôi đã ứng dụng tất cả các phương pháp bộ môn và các phương pháp mới đã làm thay đổi căn bản cách suy nghĩ, cách học của học sinh cũng như bước đầu đem lại hiệu quả. Một trong những phương pháp đó là sử dụng hình ảnh minh họa để dẫn dắt học sinh đến với nội dung bài học. Nhiều năm nay tôi đã ứng dụng thành công phương pháp trên xin được giới thiệu để bạn bè cùng tham khảo: “sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn GDCD trường THCS Thành Lâm”.
2.3 Giải pháp sử dụng.
Mục tiêu của đề tài này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất trong việc thực hiện đề tài: “sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn GDCD trường THCS Thành Lâm” nhằm hình thành ý thức cho học sinh hoàn thiện kỹ năng thành thạo giúp học sinh năng động sáng tạo hơn trong học tập. Mỗi cách thức tổ chức đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các cách thức tổ chức phù hợp với nội dung của tiết học, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực, sở trường của giáo viên, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường. Từ mục tiêu nghiên cứu đó bản thân tôi đã áp dụng và thử nghiệm các cách thức tổ chức lớp học và tiến hành tiết dạy và sau đây tôi xin minh họa bằng những tiết dạy như sau:
 Ví dụ 1:  Khi dạy bài 14 lớp 6 : “thực hiện trật tự an toàn giao thông” tôi đã sử dụng hình ảnh minh họa để giúp học sinh đến với nội dung bài học được tôi thực hiện ở những khâu sau:
1. Giới thiệu bài mới.
Trước khi vào nội dung bài mới tôi cho học sinh quan sát những bức ảnh sau và đặt câu hỏi dẫn dắt, phân tích và giới thiệu vào nội dung bài mới.
? Những hình ảnh các em đang xem nói lên điều gì về thực trạng an toàn giao thông ở nước ta hiện nay? 
Hs: Những hình ảnh trên nói lên tình trạng giao thông ở nước ta ngày một phức tạp bởi số vụ tai nạn giao thông, số người chết ngày một gia tăng.
Gv: Như vậy các em thấy an toàn giao thông đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, tại nạn giao thông ngày một nhiều, số người chết, người bị thương ngày một lớn vì vậy khi tham gia giao thông chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho bản thân mình và cho người khác. Vậy để hiểu rõ những quy định về an toàn giao thông dành người đi bộ, người đi xe đạp, và quy định về đường sắt như thế nào đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay.
2. Quy định dành cho người đi bộ.
Khi cho học sinh tìm hiểu quy định dành cho người đi bộ tôi cho học sinh quan sát những tấm hình sau và đặt câu hỏi phân tích và dẫn dắt để học sinh đến với quy định dành cho người đi bộ.
? Từ những bức ảnh trên và bằng thực tế khi tham gia giao thông em hãy cho biết người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng quy định?
Hs: 
+ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
3. Quy định dành cho người đi xe đạp.
Khi hình thành nội dung bài học về quy định dành cho người đi xe đạp tôi cho học sinh quan sát những tấm hình sau và đặt câu hỏi phân tích dẫn dắt học sinh đến với nội dung bài học:
? Những hành vi như trên có thể gây ra tai nạn cho bản thân người điều khiển phương tiện giao thông và cho người khác vậy để đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp và cho người khác pháp luật nước ta quy định như thế nào đối với người đi xe đạp?
Hs: 
+ Người đi xe đạp không được đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng. Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. 
+ Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. Không mang vác và chở vật cồng kềnh. Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
4. Quy định về an toàn đường sắt.
Khi hình thành quy định về an toàn đường sắt tôi cho học sinh quan sát những bức hình sau và đặt câu hỏi, phân tích để dẫn dắt học sinh hình thành nội dung bài học:
? Những hình ảnh trên rất nguy hiểm đối với giao thông đường sắt vậy để đảm bảo an toàn đường sắt pháp luật nước ta quy định như thế nào?
Hs:
+ Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
+ Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
Ví dụ 2: Khi dậy bài 16: “quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” lớp 7 tôi đã sử dụng hình ảnh để minh họa dẫn dắt học sinh đến với những nội dung bài học được tôi thực hiện ở những khâu sau:
1.Nhận biết các loại tôn giáo.
	 Sau khi tôi cho học sinh hình thành khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo, học
sinh kể được những tôn giáo chính ở nước ta như phật giáo, thiên chúa giáo, đạo cao đài, đạo hòa hảo, đạo tin lành, đạo hồi để giúp các em hình dung và nhận dạng được những tôn giáo mà các em vừa kể tôi cho các em quan sát những hình ảnh mô tả những loại tôn giáo đó để các em nhận dạng được đặc điểm của các loại tôn giáo ở nước ta.
 Hs: Quan sát.
Gv: Thuyết trình thêm về ảnh.
2. Quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Để hình thành nội dung bài học những quy định của pháp luật nước ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tôi cho học sinh quan sát những hình ảnh sau:
? Trên đây là những hoạt động của các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước ta trong việc tham dự các hoạt động của các tôn giáo, thăm các nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng. Vậy từ những hoạt động đó em thấy chính sách của nhà nước ta đối với các nơi thờ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hinh_anh_de_minh_hoa_noi_dung_bai_hoc_giup_hoc.doc