SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn của môn Âm nhạc trung học cơ sở

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn của môn Âm nhạc trung học cơ sở

 Âm nhạc đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, Âm nhạc phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trong suốt cuộc đời của mỗi con ngưới , Âm nhạc luôn song hành với ta trong cuộc sống. Từ khi mới sinh ra chúng ta được nghe những lời ru của bà, của mẹ, lớn lên Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được: Âm nhạc để giao lưu, Âm nhạc để giải trí, Âm nhạc để thể hiện tình cảm, nguyên vọng. Âm nhạc giúp chúng ta thông cảm sẻ chia, Âm nhạc giúp chúng ta yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu mảnh đất và con người nơi mình đang sống. Âm nhạc xuất hiện trong những ngày buồn, ngày vui và trong các nghi lễ long trọng nhất đó là lúc chúng ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ Tổ quốc để làm lễ chào cờ. Giai điệu hùng tráng của bài Quốc ca làm ta thấy vô cùng tự hào, lòng tự hào dân tộc, cho đến lúc ta vĩnh biệt cõi đời Âm nhạc tiễn đưa ta về cõi vĩnh hằng.

 Trong xã hội hiện đại ngày nay, Âm nhạc lại có tính phổ biến và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Đánh giá được sự quan trọng và vai trò thiết yếu của nó trong đời sống, vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa bộ môn Âm nhạc vào chương trình giáo dục của ba cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.

 Âm nhạc trong nhà trường không đơn thuần là để giải trí và làm phong phú tâm hồn của học sinh mà Âm nhạc ở đây còn mang tính giáo dục, nó có sự kết hợp sự liên hệ với kiến thức của các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Giaó dục công dân , để giáo dục học sinh một nền tảng kiến thức phong phú gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Trong sự phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi chúng ta đều biết đây là lứa tuổi mà các em thích sinh hoạt tập thể, thích vui chơi ca hát, thích khám phá cuộc sống và xã hội, thích khám phá năng lực của bản thân để bước đầu thể hiện cái “Tôi” của mình.

 Môn học Âm nhạc là một môn học giúp các em có được một nền tảng kiến thức phong phú về xã hội, giúp các em có có những kiến thức Âm nhạc sơ đẳng và quan trong hơn là các em thấy được cái hay, cái đẹp, cái tích cực mà Âm nhạc mang lại từ đó giúp các em hình thành một thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, bổ ích phù hợp với văn hóa Việt Nam. Từ thực tế trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy với suy nghĩ là làm thế nào để kết hợp với kiến thức của các môn học khác để giảng dạy bộ môn Âm nhạc đạt hiệu quả theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn của môn âm nhạc trung học cơ sở” để nghiên cứu và ứng dụng tại trường trung học cơ sở Lộc Sơn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.

 

doc 18 trang thuychi01 6210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn của môn Âm nhạc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU.
 1.1. Lí do chọn đề tài.
 Âm nhạc đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, Âm nhạc phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trong suốt cuộc đời của mỗi con ngưới , Âm nhạc luôn song hành với ta trong cuộc sống. Từ khi mới sinh ra chúng ta được nghe những lời ru của bà, của mẹ, lớn lên Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được: Âm nhạc để giao lưu, Âm nhạc để giải trí, Âm nhạc để thể hiện tình cảm, nguyên vọng. Âm nhạc giúp chúng ta thông cảm sẻ chia, Âm nhạc giúp chúng ta yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu mảnh đất và con người nơi mình đang sống. Âm nhạc xuất hiện trong những ngày buồn, ngày vui và trong các nghi lễ long trọng nhất đó là lúc chúng ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ Tổ quốc để làm lễ chào cờ. Giai điệu hùng tráng của bài Quốc ca làm ta thấy vô cùng tự hào, lòng tự hào dân tộc, cho đến lúc ta vĩnh biệt cõi đời Âm nhạc tiễn đưa ta về cõi vĩnh hằng..
 Trong xã hội hiện đại ngày nay, Âm nhạc lại có tính phổ biến và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Đánh giá được sự quan trọng và vai trò thiết yếu của nó trong đời sống, vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa bộ môn Âm nhạc vào chương trình giáo dục của ba cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.
 Âm nhạc trong nhà trường không đơn thuần là để giải trí và làm phong phú tâm hồn của học sinh mà Âm nhạc ở đây còn mang tính giáo dục, nó có sự kết hợp sự liên hệ với kiến thức của các môn học khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Giaó dục công dân , để giáo dục học sinh một nền tảng kiến thức phong phú gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Trong sự phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi chúng ta đều biết đây là lứa tuổi mà các em thích sinh hoạt tập thể, thích vui chơi ca hát, thích khám phá cuộc sống và xã hội, thích khám phá năng lực của bản thân để bước đầu thể hiện cái “Tôi” của mình.
 Môn học Âm nhạc là một môn học giúp các em có được một nền tảng kiến thức phong phú về xã hội, giúp các em có có những kiến thức Âm nhạc sơ đẳng và quan trong hơn là các em thấy được cái hay, cái đẹp, cái tích cực mà Âm nhạc mang lại từ đó giúp các em hình thành một thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, bổ ích phù hợp với văn hóa Việt Nam. Từ thực tế trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy với suy nghĩ là làm thế nào để kết hợp với kiến thức của các môn học khác để giảng dạy bộ môn Âm nhạc đạt hiệu quả theo hướng tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn của môn âm nhạc trung học cơ sở” để nghiên cứu và ứng dụng tại trường trung học cơ sở Lộc Sơn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Hình thành một phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học gắn liền với thực tiễn, phát huy tính tích cực của học sinh, kết hợp kiến thức liên môn làm cho môn học sinh động hấp dẫn, gần gũi. Thông qua môn học giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước con người. Học sinh biết trân trọng những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử biết yêu hòa bình và những giá trị cuộc sống ngày hôm nay.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh trung học cơ sở các khối 6, 7, 8, 9.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Nghiên cứu tư liệu lịch sử gắn liền với kiến thức của từng bài học.
 - kết hợp lồng ghép trong từng tiết dạy và theo dõi kết quả
 - Lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa 
 - Nghiên cứu tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của các nhạc sĩ. Hoàn cảnh ra đời của các bài hát. Các câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử
 - Tham khảo các tác phẩm văn học, tài liệu lịch sử, dư địa chí, tài liệu giáo dục công dân
 - Dự giờ và tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thao giảng rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động ngoại khóa, thông qua kết quả kiểm tra đánh giá học simh..
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 - Kết hợp với hoạt động ngoại khóa và các sự kiện có thật của lịch sử và thực tiễn cuộc sống.
 - Bổ sung thêm một số ví dụ cụ thể ở phần nội dung
 - Bổ sung kết quả của năm học gần nhất.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong chương trình giáo dục Âm nhạc trung học cơ sở được chia làm 3 phân môn: “Học hát, Nhạc lý – Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức”. Đề tài mà tôi nghiên cứu và thực nghiệm là phân môn: Học hát và Âm nhạc thường thức Sự tương tác giữa kiến thức liên môn và nội dung các bài hát ở đây chính là phần ca từ của các bài hát và hoàn cảnh lịch sử mà bài hát ra đời. Đối với các bài dân ca thì phần ca từ thường là các bài ca dao, tục ngữ gắn liền với hoàn cảnh và môi trường sống, với những tâm tư tình cảm mà ông cha ta muốn gửi gắm vào đó. Phần lời thường ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Các bài dân ca thường gắn liền với đặc điểm địa lý vùng miền nên chúng ta có thể tích hợp những kiến thức về Địa lý, cũng có khi phản ánh đôi nét về hoàn cảnh lịch sử trong thời điểm nó ra đời nên có thể tích hợp về kiến thức Lịch sử và đặc biệt là tập tục văn hóa của từng vùng miền. Vì vậy thông qua đó mà giáo viên có thể khái quát những nét văn hóa tiêu biểu của vùng miền đó, từ đó giúp học sinh có những hiểu biết về sự phong phú, đa dạng và sự độc đáo của văn hóa Việt Nam. Thêm yêu, thêm quí, thêm tự hào về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Có thể liệt kê những bài dân ca tiêu biểu mà giáo viên có thể tích hợp những kiến thức về Địa lý, Lịch sử, văn hóa vùng miền như: “ Lý dĩa bánh bò” với Nam Bộ, “ Đi cấy” với Thanh Hóa, “ Hò ba lý” với Trung Bộ, “ Lý cây đa” với vùng Kinh Bắc( Đồng bằng Bắc bộ), “ Đi cắt lúa” với Tây Nguyên.
 Đối với các ca khúc thiếu nhi thì phần lớn lời ca cũng khá phong phú và đa dạng đề cập đến nhiều đề tài như: ca ngợi tình bạn, mái trường, tình thầy trò, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nét đẹp thiên nhiên, ca ngợi hòa bình, thật là đa dạng về chủ đề để giáo viên khai thác vào nội dung kiến thức liên môn thông qua phần ca từ ( Nội dung bài hát). 
 Với chủ đề Mái trường tình thầy cô bè bạn ca ngợi ca ngợi tình cảm vô tư trong sáng của lứa tuổi học trò, ta có bài: “ Mái trường mến yêu”, “ Bóng dáng một ngôi trường”, “ Tia nắng hạt mưa”, “ Ngày đầu tiên đi học”, “ Tuổi hồng”, “ Mùa thu ngày khai trường”,
 Với chủ đề hòa bình, tình đoàn kết dân tộc, tình đoàn kết thân ái với bạn bè năm châu ta có các bài như: “Tiếng chuông và ngọn cờ”, “ Ngôi nhà của chúng ta”, “ Nổi trống lên các bạn ơi”, “ Chúng em cần hòa bình”, “ Nối vòng tay lớn”,
 Với chủ đề về thiên nhiên tươi đẹp ta có các bài: “ Khúc ca bốn mùa”, “ Khát vọng mùa xuân”, “ Tuổi đời mênh mông”,
 Trong một bài hát thì nội dung của nó có thể đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, vì vậy giáo viên có thể vận dụng những kiến thức tổng hợp để lồng ghép làm phong phú nội dung tiết dạy giúp học sinh hiểu biết về nội dung bài hát một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn làm cho bài hát thêm phần hấp dẫn, nâng cao giá trị biểu cảm của tác phẩm đó chính là giúp học sinh hiểu thêm cái hay, cái đẹp, cái bổ ích, cái tích cực của Âm nhạc gắn liền với đời sống thực tiễn của chúng ta. Một yếu tố quan trọng trong nội dung bài hát thì phần ca từ trong các bài hát rất cô đọng, súc tích mang tính khái quát cao. Ngôn từ sử dụng khá phong phú, một số lời của bài hát là một bài thơ hoặc giàu chất thơ giúp các em quá trình khám phá ngôn ngữ khai thác vốn từ vựng mà học sinh thường sử dụng rất máy móc, lúng túng trong môn Ngữ văn. Có nhà phê bình đã nhận xét: “ Các nhạc sỹ là bậc thầy của các nhà văn” quả cũng có phần không sai. Âm nhạc rất gần gũi với Văn học, ở các bài hát phần sử dụng ca từ cũng là một nghệ thuật, nó hòa quuyện tương tác với âm thanh tạo nên một bài hát hay. Như vậy, ta dễ nhận thấy rằng thông qua nội dung các bài hát để giáo dục kiến thức liên môn và ta giáo dục kiến thức liên môn lại giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một tác phẩm Âm nhạc, các em thấy hết được giá trị của nó trong cuộc sống, thấy được cái hiện thực, cái nghệ thuật mà nó phản ánh từ đó các em thêm yêu tác phẩm và thể hiện nó với những cảm xúc sâu sắc, toàn diện hơn. Sự tương tác giữa kiến thức liên môn và nội dung các bài hát thật tuyệt vời.
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong thực tế giảng dạy Âm nhạc 20 năm qua tại trường Trung học cơ sở Lộc Sơn và dự nhiều giờ Âm nhạc của đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên chưa chú trọng để kết hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy ở các tiết dạy hát và Âm nhạc thường thức. Các đợt tập huấn chuyên đề cũng chưa đề cập nhiều đến vấn đề này vì vậy mà giờ học hát chỉ chú trọng vào phần chuyên môn Âm nhạc, tức là dạy làm sao để học sinh hát đúng cao độ, trường độ hay hát rõ lời, rõ chữ và rèn luyện các kỹ năng mà chưa chú trọng nhiều đến phần tìm hiểu bài. Vì vậy, phần này thường sơ sài, đơn điệu chưa khai thác một cách đầy đủ để học sinh hiều sâu sắc, toàn diện một tác phẩm nghệ thuật. Với cách dạy như vậy một bài hát học sinh có thể thuộc lời, hát đúng đạt yêu cầu, nhưng phần nội dung các em hiểu lơ mơ làm cho bài hát xa lạ với thực tiễn, xa lạ với cuộc sống, bộ môn Âm nhạc xa rời với bộ môn khác. Theo tôi ý nghĩa giáo dục của bộ môn Âm nhạc sẽ không thể toàn vẹn nếu chúng ta không chú trọng đến vấn đề tìm hiểu tác phẩm. Có hiểu rõ được tác phẩm thì mới thấy hết được giá trị của nó và trình bày nó một cách hiệu quả nhất. Một thực tế nữa là các bài hát trong chương trình giáo dục Âm nhạc Trung học cơ sở đa số là các bài tiêu biểu và rất phù hợp với lứa tuổi, đề tài thì phong phú, đa dạng nhưng tôi thấy ở các cuộc biểu diễn văn nghệ của nhà trường học sinh rất ít sử dụng để dàn dựng biểu diễn, thực tế này làm tôi thấy buồn và trăn trở. Suy nghĩ như vậy là “ học” sẽ không đi đôi với “hành”, nguyên nhân tại sao? Phải chăng các em không yêu thích các bài hát trong chương trình? Điều này giáo viên phải tìm hiểu để tìm ra nguyên nhân (phần này sẽ nói rõ trong phần giải pháp).
 Với điều kiện phương tiện dạy học còn thiếu chưa có phòng học bộ môn, tài liệu tham khảo còn hạn chế cũng là thực trạng làm cho dạy học theo hướng “Tích hợp kiến thức liên môn” còn gặp khó khăn và chưa có hiệu quả cao. Với những thực tiễn như vậy, tôi đã suy nghĩ và tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm xây dựng một kế hoạch dạy học theo hướng “Giáo dục kiến thức liên môn qua nội dung các bài hát” để đưa vào giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Lộc Sơn từ năm học 2009-2010.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của bộ môn Âm nhạc.
 Về trường trung học cơ sở Lộc Sơn công tác từ năm 1996, tôi thấy cơ sở vật chất vô cùng lạc hậu, thiết bị dạy học không có một thứ gì ( dạy chay), phòng học bộ môn không có. Sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về bộ môn này cũng không đúng mức, kể cả ban giám hiệu cũng còn xem nhẹ, coi đó là môn phụ, học sinh tỏ ra thờ ơ với môn học. Trước tình hình thực tế như vậy tôi đã có những suy nghĩ phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn học này, và phải làm cho mọi người hiểu được giá trị đích thực của việc giáo dục Âm nhạc trong nhà trường, làm nó trở thành một môn học cần thiết có giá trị thực tiễn trong giáo dục nhân cách học sinh. Muốn thực hiện mục tiêu đó tước hết phải dạy học thật tốt, làm sao cho tiết học Âm nhạc thật nhẹ nhàng, vui tươi mang tính hấp dẫn cao thu hút sự thích thú của học sinh đối với môn học. Nhà trường không có đàn tôi đã mang đàn phím điện tử của mình để phục vụ cho các tiết dạy. Có đàn việc dạy Âm nhạc khác hẳn, tiết học đã trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều. Tiếp theo tôi đã đề nghị với ban giám hiệu nhà trường mua máy nghe nhạc dùng đĩa VCD để phục vụ cho môn Âm nhạc và môn Tiếng Anh, từng bước hoàn thiện hệ thống điện, mua ổn áp lioa để ổn định nguồn điện ( Điện ở nông thôn rất yếu). Tôi đề xuất xin một phòng học riêng, quét dọn, sửa sang lại đôi chút tạm làm phòng học bộ môn để bước đầu chủ động cho việc chuẩn bị các tiết dạy. Song song với việc tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho môn học, tôi đã từng bước đưa phong trào văn hóa văn nghệ vào các buổi ngoại khóa cũng như tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hoặc các ngày lễ lớn trong năm làm cho trường lớp vui tươi, học sinh tích cực tham gia. Có thể nói môn Âm nhạc đã làm mềm hóa sự căng thẳng do môn học văn hóa mà các em phải học rất nhiều. Với sự kiên trì tuyên truyền, thuyết phục cộng với sự nỗ lực dạy tốt của bản thân, ban giám hiệu nhà trường dần có sự quan tâm đặc biệt đến môn học, các thiết bị dạy học đã từng bước được hoàn thiện, cho đến năm học 2012-2013 một phòng đa năng được xây dựng với đầy đủ các thiết bị dạy học như: Đàn Oóc gan, tăng âm, loa,màn hình,máy chiếu đáp ứng nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
 2.3.2 Một số phương pháp và kiến thức cần lưu ý khi thực hiện dạy học theo ý tưởng “Giáo dục kiến thức liên môn thông qua các bài hát”.
 2.3.2.1. Đối với các bài hát dân ca:
 Ta cần phân chia nó ra từng vùng miền. Tìm hiểu xem ở vùng miền đó có nét văn hóa nào đặc trưng, đặc điểm về địa hình có gì nổi bật, hiện nay vùng miền ấy kinh tế, văn hóa phát triển như thế nào, có những tiềm năng nào, nội dung bài hát đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống Khi đã nghiên cứu kỹ về bài hát ta phải hình thành một ý tưởng thông qua bài hát truyền thụ đến HS kiến thức gì bổ ích phù hợp với lứa tuổi và sự hiểu biết của các em. Sau đó sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các đoạn video clip để minh họa, các đoạn văn thơ, trích đoạn các bài viết, các câu nói, để phục vụ cho ý tưởng.
 Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lý dĩa bánh bò” dân ca Nam bộ (tiết 4 lớp 8) ta thấy dòng sông Cửu Long ( sông Mê Công) sau khi chảy qua 5 nước: Trung Quốc, Mian ma, Thái Lan, Lào, Căm phu chia khi về tới Việt nam đã chia thành 9 cửa sông đổ ra biển đông vì vậy mới gọi là sông Cửu Long và tạo thành một vùng đồng bằng rộng lớn ở phía Nam nước ta đó là đồng bằng sông Cửu Long. Thiên nhiên ưu đãi cho nơi đây một vùng đất rộng lớn, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, cây trái bốn mùa xanh tốt, tôm cá và các loại thủy hải sản nhiều vô kể. Kênh rạch chằng chịt, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh, người dân Nam Bộ sống phóng khoáng, giản dị, mộc mạc, hài hước, hóm hỉnh, yêu ca hát. Nơi đây đã hình thành một loại hình nghệ thuạt độc đáo đó là “ Đờn ca tài tử Nam Bộ” đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế của nhân loại, sau đó giáo viên dẫn dắt đến bài hát. Lưu ý: Bài hát này cũng có tính chất hóm hỉnh, hài hước và độc đáo rất gần với tính cách của người dân Nam Bộ. Qua một lượng thời gian từ 5 đến 7 phút GV đã có thể khái quát để HS hình thành một khái niệm về một vùng đất, hình thành khái niệm về một vùng văn hóa đặc sắc đó là “ Văn hóa Nam Bộ”.
 Ở bài hát này cũng có cách tích hợp khác liên quan đến nội dung liên quan đến bài hát đó là: cô chủ nhà thương anh học trò nghèo ở trọ nên đã dấu cha, dấu mẹ đem cho anh ta một dĩa Bánh Bò để cho anh có sức mà đi thi. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh hiểu được đôi nét của các kỳ thi ngày xưa ở thời kỳ phong kiến: 4 năm mới có một kỳ thi, thí sinh phải vất vả lên kinh thành để dự thi, đi đến đâu thì xin ở trọ ở đó, nếu thi trượt thì đợi 4 năm sau mới có kỳ thi tiếp theo. Thật là việc học hành thi cử ở chế độ phong kiến thật vất vả và khốc liệt. Qua những hiểu biết như vậy giúp học sinh hiểu và cảm nhận được những bối cảnh lịch sử mà dân ca ra đời để các em hiểu sâu sắc hơn nội dung tác phẩm.
 Đối với các bài dân ca khác, ta cũng có thể khai thác một cách tương tự như: “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa, “ Lý cây đa” dân ca quan họ Bắc Ninh, “ Đi cắt lúa” dân ca Hơ rê Tây Nguyên,Nếu như Thanh hóa có trống đồng Đông Sơn biểu tượng văn hóa Việt Nam, thành nhà Hồ di sản văn hóa thế gới, Cầu Hàm Rồng biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Bà Triệu, Lê Lợi những vị anh hùng cứu nước thì Bắc Ninh (Kinh Bắc) lại là vùng đất của thi ca, lễ hội những làng nghề truyền thống, nét đẹp văn hóa Việt Cổ. Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ với trường ca Đăm San, vùng đất với những huyền thoại, những tiềm năng kinh tế trong tương lai,chẳng hạn: khi dạy bài hát “ Đi Cấy” dân ca Thanh Hóa, ở phần giới thiệu bài giáo viên cần lồng ghép đưa vào một số câu hỏi như: người ta thường nói: “Thanh Hóa đất rộng người đông” vậy em hãy cho biết Thanh Hóa của chúng ta về diện tích đứng thứ bao nhiêu của cả nước. Dân số đứng thứ bao nhiêu của cả nước. có nhiều học sinh trả lời, có đúng và có sai. Đáp án là về diện tích Thanh Hóa xếp thứ 2 sau tỉnh Nghệ An và dân số xếp thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. hay câu hỏi: Ở Thanh Hóa người ta đã tìm ra một vật và có thể nói là nó được lấy làm biểu tượng cho văn hóa Việt Nam. Đáp án: Trống đồng Đông Sơn. Hay: Em hãy cho biết ở Thanh Hóa có một địa danh được chọn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đáp án: Cầu Hàm Rồng vv như vậy chúng ta đã có thể tích hợp một cách hiệu quả kiến thức về địa lý và lịch sử cho các em vừa nhẹ nhàng dễ hiểu và không gò bó các em sẽ nhớ rất lâu. Có thể nói, ở bài nào nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, sáng tạo và xây dựng một ý tưởng để dạy học thì ta đều có thể tìm ra được những kiến thức bổ ích để cung cấp cho học sinh.
 Trong các tiết dạy hát các bài dân ca có một phương pháp để thực hiện việc tích hợp kiến thức liên môn mà giáo viên thường ít quan tâm đó là đặt lời mới cho dân ca, giáo viên có thể hướng dẫn ngay từ lớp 6 để học sinh làm quen. Lưu ý cho các em lời hát phải phù hợp với giai điệu để khi hát lên người nghe dễ hiểu, dễ hát và không hiểu sai nghĩa đó là sự liên quan giữa dấu hỏi, ngã, sắc, huyền, nặng với giai điệu trong bài hát. Đặt lời mới cho dân ca là phương pháp rất hiệu quả và được học sinh rất hứng thú. Thông qua việc đặt lời hát học sinh đã khai thác và củng cố được khả năng văn học của bản thân, tăng cường tìm tòi về lịch sử và các lĩnh vực khác của cuộc sống, của xã hội mang tính thực tiễn cao (Học đi đôi với hành) giáo viên cần gợi ý về chủ đề để học sinh lựa chọn, có thể chia thành nhóm theo chủ đề.
 2.2.3.2. Đối với các bài hát : 
 Các bài hát trong chương trình trung học cơ sở có chủ đề rất phong phú vì vậy ta phải xếp các bài hát thành từng cụm chủ đề để khi giới thiệu bài này ta lại liên hệ được với bài kia. 
 Ví dụ: Khi dạy bài hát: “ Khúc ca bốn mùa “ ( Tiết 22 lớp 7 ) giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh: Năm học lớp 6 các em đã được học một bài hát viết về nắng và mưa, đó là bài hát nào? Học sinh sẽ dễ dàng trả lời: đó là bài hát “ Tia nằng hạt mưa”; giáo viên hỏi tiếp: Vậy trong bài hát tia nắng hạt mưa tác giả đã mượn hình tượng tia nắng, hạt mưa để liên hệ với hình tượng gì ? Học sinh dễ dàng trả lời: Tia nắng như nét tinh nghịch của bạn trai, hạt mưa như nụ cười duyên bạn gái. Từ đây giáo viên dẫn dắt vào bài hát “ Khúc ca bốn mùa”. Nếu như ở bài hát: “Tia nằng hạt mưa” tác giả đã mượn hình tượng tia nắng hạt mưa để ca ngợi sự tinh nghịch, hồn nhiên ngây thơ, trong sáng của lứa tuổi học trò thì ở bài hát “ Khúc ca bốn mùa” những hình tượng hết sức gần gũi đó là chuyện nắng chuyện mưa lại liên hệ mật thiết với nhau và liên hệ mật thiết với thiên nhiên, với cuộc sống: Nắng cho mẹ ra đồng, mưa cho lúa trỗ bông, nắng sưởi ấm mưa, mưa lại làm dịu nắng để cây trái bốn mùa xanh tốt để nhịp đời mãi mãi sinh sôi... Như vậy chuyện nắng chuyện mưa, những chuyện rất bình thường song dưới cái nhìn tinh tế của tác giả ta lại thấy được những sự liên hệ hết sức thú vị. Từ đây giáo viên giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên tình yêu cuộc sống và sự quan trọng là phải làm sao để bảo vệ thiên nhiên mãi mãi tươi đẹp. Tương tự như vậy ta cũng có sự liên hệ giữa bài: “ Tiếng chuông và ngọn cờ “ ( tiết 2 lớp 6) và bài: “Chúng em cần hoà bình” ( Tiết 8 lớp 7), ở loại bài hát nói về chủ đề hoà bình. Giáo viên có thể nêu lên sự tàn phá của chiến tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến tranh Việt Nam với những thống kê thiệt hại về người, về của về sự tàn phá thiên nhiên hoặc là hậu quả khủng khiếp của 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nhật Bản. Từ những thảm hoạ và tội ác ghê rợn của chiến tranh giáo viên hướng học sinh đến sự quan trọng phải đấu tranh để gìn g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_theo_phuong_phap_tich_hop_ki.doc