SKKN Non một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm

SKKN Non một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm

Xã hội hoá giáo dục là một phần tất yếu của sự nghiệp giáo dục. Nó đã tồn tại từ rất lâu, ngay cả trong chiến tranh, bom đạn, nhân dân và chính quyền vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là đóng góp về vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới và phát triển giáo dục.

 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về “Đức - trí - thể - mĩ - lao động” làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Góp phần xây dựng công cuộc đổi mới giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới.

 Nhưng để xã hội hoá giáo dục đạt được hiệu quả, tránh những sai lầm, hướng đi tiêu cực thì quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong trường Mầm non Hoa Mai” với mục đích đóng góp một số biện pháp, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tôi và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 11664
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Non một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ SẦM SƠN
TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NON MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Toàn
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Mai
 SKKN: Thuộc lĩnh vực quản l‎y
SẦM SƠN, NĂM 2016
STT
MỤC LỤC
Trang
A.
Mở đầu
3
I
Lý do chọn đề tài
3
II
Mục đích nghiên cứu
3
III
Đối tượng nghiên cứu
3
IV
Phương pháp nghiên cứu
3
B
Nội dung 
4
I
Cơ sở lý luận
4
II
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
1
 Thuận lợi
5
2
 Khó khăn
5
3
Kết quả của thực trạng
6
III
 Các giải pháp - Biện pháp thực hiện
6
1
Giải pháp thực hiện
6
2
Biện pháp thực hiện
8
3
Kết quả khi áp dụng các giải pháp và biện pháp
16
III
 Kết luận và Kiến nghị
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Xã hội hoá giáo dục là một phần tất yếu của sự nghiệp giáo dục. Nó đã tồn tại từ rất lâu, ngay cả trong chiến tranh, bom đạn, nhân dân và chính quyền vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là đóng góp về vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới và phát triển giáo dục.
	Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về “Đức - trí - thể - mĩ - lao động” làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Góp phần xây dựng công cuộc đổi mới giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới.
	Nhưng để xã hội hoá giáo dục đạt được hiệu quả, tránh những sai lầm, hướng đi tiêu cực thì quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong trường Mầm non Hoa Mai” với mục đích đóng góp một số biện pháp, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tôi và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục để tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Hoa Mai.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non Hoa Mai.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
B. NỘI DUNG
	I. Cơ sở ly luận:
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCH TW khóa VIII)
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nói chung. Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục mầm non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào tiểu học. 
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non ( XHHGDMN) là động cơ mạnh mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xã hội, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng luôn coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, Chính phủ đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”.
Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD. Đối với giáo dục mầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học. Xã hội hóa giáo dục mầm non đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàng đầu đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. 
	II. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hoa Mai.
	1.Thuận lợi trong công tác XHHGD ở Trường Mầm non Hoa Mai
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, do vậy trong những năm gần đây cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyển đổi trường Mầm non bán công sang trường Mầm non công lập và chế độ đời sống của cán bộ, giáo viên từng bước được quan tâm, cải thiện.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có ý thức tự giác cao, có tinh thần trách nhiệm và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn vững vàng. Nhà trường đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong nhiều năm qua trường luôn dẫn đầu toàn thị xã về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và một số hoạt động khác.
	2. Những hạn chế và khó khăn:
 Trường mầm non Hoa Mai nằm trên địa bàn dân cư tương đối đông, dân cư chủ yếu sống bằng nghề dịch vụ du lịch về mùa hè, mùa đông hầu hết không có việc làm vì vậy việc đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế.
	Các cấp lãnh đạo địa phương tuy có sự quan tâm nhưng chưa thực sự mạnh dạn và đầu tư thích đáng cho giáo dục mầm non. Vì thế cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục ngày nay. Công tác tuyên truyền phối kết hợp còn chưa thể đồng nhất và hiệu quả cao trong toàn phường Đội ngũ giáo viên mới ra trường còn rất trẻ chiếm số lượng lớn sự nhạy bén và kiên trì chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền phối kết hợp của nhà trường. Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm tốt đặc biệt quan tâm với mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
	3. Kết quả thực trạng:
 Từ thực trạng trên mà trong các năm học vừa qua kết quả của nhà trường rất khó khăn trong việc huy động trẻ đến trường, đặc biệt tỷ lệ trẻ nhà trẻ chỉ đạt 25 % trong tổng số trẻ trong địa bàn, các ban ngành đoàn thể chưa thực sự quan tâm nhiệt tình đến các hoạt động của nhà trường, huy động phụ huynh đóng góp kinh phí mua sắm đồ dùng bán trú, đồ dùng đồ chơi phụ huynh tuy đóng góp nhưng không cao mà còn chậm, thiết bị đồ dùng thiếu thốn ảnh hưởng đến việc vui chơi và học tập của các cháu, đôi khi chính quyền địa phương còn chưa hiểu hết được sự khó khăn vất vả của nhà trường nên sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần chưa cao, cả năm học huy động được khoảng 250.000 ở tất cả các loại khoản thu, từ đó dẫn đến chất lượng hàng năm chưa tốt: Cụ thể Tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng còn cao: 5,6 % số trẻ đến trường, về giáo dục tỷ lệ tốt khá thấp 75%. Tỷ lệ chuyên cần 85%, trẻ đạt bé ngoan 80%. Về phía giáo viên: tỷ lệ lao động giỏi ít đạt 56%, chiến sĩ thi đua 1-2 người, tham gia các phong trào còn nhiều hạn chếTừ đó bản thân tôi thấy trăn trở và quyết tâm tìm ra giảo pháp và biện pháp khắc phục tình trạng này.
 III. Một số giải pháp và biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở trường mầm non Hoa Mai.
1. Các giải pháp thực hiện:
1.1. Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường  giáo dục:
 Nhà trường trực tiếp tiến hành công tác giáo dục và phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan nhà trường  tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, cơ sở trường lớp trang thiết bị đồ dùng dạy học, nề nếp kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa giáo viên với giáo viên, giữa cô giáo với trẻ, cô và trẻ với nhân dân địa phương, không khí học tập, niềm vui của trẻ đến trường, quan hệ lành mạnh ,trong sáng, tình cảm "tất cả vì học sinh thân yêu".
  Khai thác và huy động mọi  lực lượng  xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các doanh nghiệp, đơn vị đóng trân trên địa bàn, các tổ chức xã hội, Hội từ thiện, Hội cha mẹ học sinh đến các cá nhân tham gia việc xây dựng môi trường giáo dục.
 Tuyên truyền, khơi dậy truyền thống hiếu học của mỗi người, của mỗi dòng họ trong học tập của con cái. Làm cho mỗi người thấy được trách nhiệm của mình trước con cái.Vận động mọi gia đình tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà và đóng góp trong điều kiện có thể để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường.
1.2. Huy động xã hội tham gia vào quá trình CSGD trẻ:
          Vận động các lực lượng xã hội  tham gia giúp đỡ các hoạt động trong nhà trường; Dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, xây dựng bồn hoa vườn trường; tham gia các hoạt động ngày lễ ngày hội trong trường mầm non, các Hội thi tuyên truyền của ngành học; sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho CSGD trẻ, mời phụ huynh tham gia dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. Qua đó để phụ huynh hiểu rõ hơn về ngành học mầm non.
1.3. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào qua trình đa dạng hoá  các loại hình  trường lớp.
           Tham mưu với Chính quyền địa phương, tuyên truyền cho các tổ chức, các  doanh nghiệp, cá nhân thành lập các nhóm lớp mầm non tư thục trên địa bàn phường. Bởi các cơ sở giáo dục mầm non tư thục sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn Phường, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là các hình thức giáo dục mà Nhà nước trong điều kiện khó khăn về kinh tế hiện nay chưa có khả năng đảm nhiệm hết.
1.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục:
           Trong những năm qua mặc dù đầu tư của Nhà nước cho ngành giáo dục không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết những yêu cầu cần phát triển giáo dục về cả số lượng và chất lượng. 
 Phần lớn ngân sách giáo dục là để chi trả lương cho giáo viên, phần chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục mầm non còn quá ít. Do đó mà cơ sở trường lớp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn trầm trọng, không đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt khác đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều con em nhà nghèo, không có điều kiện ăn học. Việc huy động các lực lượng đầu tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu bức xúc hiện nay;
 Nhà trường đã huy động các lực lượng xã hội , hội phụ huynh học sinh đóng góp nhân lực, vật lực để tu sửa cơ sở trường lớp, tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, giúp đỡ học sinh gia đình nghèo, học sinh con em gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi. học sinh nghèo vượt khó.
 Vận động các lực lượng xã hội, các đoàn thể, phụ huynh  đưa con em trong độ tuổi ra lớp, chống bỏ học, duy trì sĩ số.. Huy động phần đất dành cho việc xây dựng trường, lớp.
 2.Các biện biện pháp thực hiện
2.1. Xây dựng kế hoạch năm học
Việc xây dựng kế hoạch cho năm học là rất cần thiết, dựa vào kế hoạch mà ta định hướng nhiệm vụ của từng tuần, từng tháng, kế hoạch xây dựng phải rõ ràng cụ thể ngay từ đầu năm học và để kế hoạch phù hợp, sát với thực tế, không bị động trong quá trình thực hiện có sự bàn bạc nhất trí cao của lãnh đạo và tập thể giáo viên. Bởi vì các hoạt động trong nhà trường không thể làm một sớm, một chiều mà phải có thời gian để thực hiện về cơ sở vật chất, về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, về đội ngũ giáo viên phải được tiến hành trong nhiều năm, theo một trình tự nhất định. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng toàn diện, nhà trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể, xác định rõ từng phần việc cụ thể.
2.2.Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất
 Cải tạo các phòng nhóm hiện có để đáp ứng vói yêu cầu về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đầu tư toàn bộ trang thiết bị nhà bếp, hệ thống bếp ga, khu sơ chế đồ dùng ăn uống cho trẻ.
 Cải tạo sân chơi, bãi tập cho trẻ và đầu tư các phương tiên phục vụ tốt cho các chuyên đề.
 Trang bị đồ dùng đò chơi ngoài trời cũng như trong lớp học và các phương tiện dạy học cho cô và trẻ.
 Sau khi có kế hoạch nhà trường dự trù xin kinh phí của các cấp các ngành , huy động nguốn kinh phí xã hội hoá giáo dục.
2.3 Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
 Để có cơ sở xây dựng kế hoạch, vào đầu năm học nhà trường đã tiến hành cân đo vào biểu đồ tăng trưởng để nắm và phân loại tình trạng sức khoẻ của trẻ.
 Căn cứ vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trường có kế hoạch giảm tỷ lệ tình trạng suy dinh dưỡng cho từng cháu. Đồng thời nhà trường phối hợp với trung tâm y tế khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ, cho trẻ uống vác – xin theo quy định, thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của trẻ để các bậc phụ huynh bồi dưỡng thêm cho trẻ ở gia đình.
 Kế hoạch được triển khai tốt nên cuối năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đúng theo kế hoạch giao.
2.4. Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên
 Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trước tiên phải trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhà trường tích cực tham mưu với các cấp tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên đi học chuẩn và trên chuẩn, các nhân viên nấu ăn cũng được đi học bồi dưỡng chuyên môn và học về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Ngoài kế hoạch cho giáo viên đi học tập trung nhà trường còn có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua các hội thảo chuyên đề, xây dựng các tiết mẫu. Để bồi dưỡng có hiệu quả trường đã phân loại giáo viên dựa trên kết quả đạt được của những năm học trước, để có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp với khả năng, năng lực của từng đồng chí.
2.5. Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là vấn đề quan trọng trong nhà trường, để tuyên truyền được trước hết là chiếm được lòng tin của các cấp lãnh đạo. Động viên đội ngũ giáo viên thống nhất xây dựng kế hoạch hoá giáo dục của nhà trường. Lựa chọn tình hình đặc điểm của từng bộ phận dân phố, phối kết hợp chặt chẽ tích cực của hội phụ huynh, dựa vào các hội trưởng của các Ban, ngành để tuyên truyền vận động, tham dự các buổi hội họp, hội nghị của các cấp các ngành để tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục Mầm non là vấn đề quan trọng không thể thiếu.
 Về phía nhà trường: Cán bộ giáo viên nhân viên đã cố gắng tích cực có sự thống nhất cao, tâm huyết với nghề, cần phải nâng cao tay nghề làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên trao đổi các thông tin, tuyên truyền vận động phụ huynh tạo điều kiện để việc thực hiện chăm sóc dạy dỗ các cháu đạt hiệu quả cao. Cần phát huy tinh thần trách nhiệm của cô giáo đối với các cháu, quan tâm gần gũi thương yêu các cháu như con của mình để phụ huynh thấy được và yên tâm công tác.
*Bồi dưỡng kĩ năng tuyên truyền 
Vận động phụ huynh quan tâm và tham gia một số hoạt động của nhà trường tôi suy nghĩ cần phải bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng tuyên truyền, vì giáo viên có kĩ năng tuyên truyền thì trình bày với phụ huynh mới có sức thuyết phục cao, từ đó phụ huynh mới có thể hiểu được vấn đề để có thái độ hưởng ứng tốt.Tôi đã hướng dẫn cho giáo viên soạn thảo nội dung tuyên truyền sao cho ngắn gọn , nội dung vấn đề phải gắn liền với nhu cầu của phụ huynh, ngoài ra khi tuyên truyền muốn cho phụ huynh dễ hiểu giáo viên cần có tranh ảnh phù hợp. Điều quan trọng nữa là khi tuyên truyền giáo viên biết rèn luyện cho ngôn ngữ nói của mình được lưu loát , trình bày hết sức mạch lạc dễ hiểu có như thế mới gây được tình cảm với phụ huynh giúp cho họ có hứng thú chú ý nghe giáo viên trình bày hết mọi vấn đề đã được giáo viên trình bày trước khi họp. Sau phải cho phụ huynh trình bày ý kiến cần thiết có thể đi đến thảo luận, vì thế vai trò của giáo viên trong buổi sinh hoạt với phụ huynh hết sức quan trọng, giáo viên phải vững vàng quan điểm lập trường hiểu tường tận vấn đề mình cần tuyên truyền để dễ dàng giải đáp những thắc mắc khi phụ huynh có nhu cầu. Giải đáp thắc mắc của phụ huynh phải hết sức tế nhị giúp phụ huynh thông suốt được vấn đề, có như thế mới tạo được lòng tin của phụ huynh, từ đó có thái độ hợp tác tốt hơn.
2.6. Công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, uy tín và chất lượng chăm sóc giáo dục sẽ làm cộng đồng tin tưởng, Nhất là các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các bậc phụ huynh tham gia và xây dựng phát triển giáo dục Mầm non trên địa bàn phường.
Nhà trường có kế hoạch xây dựng chỉ đạo các chuyên đề một cách cụ thể. Đối với chế độ ăn của trẻ phải đảm bảo đúng thực đơn theo mùa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 100% không để xảy ra tình trạng ngộ độc thức ăn. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phương pháp nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, có biện pháp phòng chống các dịch bệnh, cho trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa, đảm bảo sức khoẻ, phòng tránh giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
Tăng cường công tác thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, theo từng kỳ của năm học, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh công bằng dân chủ, công khai trước phụ huynh để mọi người thấy được chất lượng của nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chức tốt các hội thi của cô và của trẻ, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao do ngành và địa phương phát động. 
2.7. Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp đảng uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phường về vai trò vị trí của giáo dục mầm non với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Tuyên truyền bằng thông tin đại chúng, nhà trường tổ chức viết bài tuyên truyền về xây dựng cảnh quan trường mầm non, về chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Liên hệ với UBND phường nhờ sự giúp đỡ dành riêng thời gian truyền thanh chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong phường.
Tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu kết hợp với đoàn thanh niên, phụ nữ của phường, tuyên truyền ở khu dân cư, nội dung tuyên truyền giúp nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ mầm non ra lớp và sự cần thiết đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, cùng chăm lo cho giáo dục mầm non, tổ chức tốt các ngày lễ ngày hội cho trẻ.
Đưa nội dung xã hội hoá giáo dục vào các nghị quyết hội họp của HĐND của Đảng, các ban ngành đoàn thể trong phường. 
Tuyên truyền qua các hội thi của cô và trẻ. Tổ chức hội thi của trẻ thật tốt chu đáo tạo lòng tin cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phòng giáo dục và hội phụ huynh học sinh.
Tổ chức các cuộc thi của cô giáo và cha mẹ trẻ tham gia có tính tuyên truyền rất cao như các hội thi( tuyên truyền viên giỏi, cô nuôi giỏi, làm đồ dùng đồ chơi, bé khỏe bé ngoan, hội khỏe bé mầm non). Qua hội thi các lãnh đạo các ban ngành các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường phụ huynh nhân dân tham dự công nhận, thấy được những vấn đề cần thiết trong giáo dục mầm non như việc chăm sóc nuôi dưỡng ở nhà trường đòi hỏi tài năng của giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp cho trẻ học, chơi đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng. Hiểu rõ được 3 môi trường giáo dục “Nhà trường – gia dình – xã hội” sự cần thiết để trẻ em trong độ tuổi mầm non của phường, con em các bậc phụ huynnh được đến trường, được học tập vui chơi, được hưởng sự yêu thương chăm sóc của cô giáo, của cha mẹ của toàn xã hội. Tạo cho trẻ được hưởng thụ đầy đủ hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tuyên truyền trong các ngày lễ của trẻ: Ngày hội đến trường của bé, tổng kết năm học được nhìn thấy những việc làm, được nghe thấy những thành tích đạt được của cô và của trẻ, sự nhìn nhận về giáo dục mầm non sẽ đúng đắn hơn được quan tâm hơn về mọi mặt.
2.8. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
2.8.1. Bồi dưỡng lý luận về công tác xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non
Muốn công tác xã hội hoá giáo dục trong trường đạt hiệu quả, chúng tôi bố trí thời gian để cán bộ giáo viên được học tập, bồi dưỡng lý luận về công tác xã hội hoá giáo dục.
* Nội dung cơ bản của xã hội hoá giáo dục gồm 
Tạo sự hưởng thụ giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_non_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi.doc