SKKN Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn “tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan

SKKN Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn “tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan

Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Công Hoan có vinh dự là người xuất hiện sớm nhất. Vào lúc văn xuôi quốc ngữ còn non trẻ với những bước đi chập chững đầu tiên thì ông đã mở cho mình một lối đi riêng. Theo thời gian, những tác phẩm của ông đã trở nên thân quen với bạn đọc trong nước và ít nhiều dân tộc trên thế giới. Trong lăng kính mọi người, Nguyễn Công Hoan không đơn thuần với tư cách một sáng tạo cá nhân, đại biểu của khuynh hướng mà còn là một nhà văn hiện thực lớn. Thể loại thành công nhất của ông là truyện ngắn trào phúng. Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan vì thế mà thường là những đòn đơn giản mà ác liệt.

Tác phẩm Tinh thần thể dục đã lột tả sự bịp bợm của thực dân Pháp. Vào những năm đầu của thế kỉ XX sau khi đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu tuyên truyền cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Với các chiêu bài mở mang văn minh tân tiến để lừa bịp nhân dân toàn thế giới rằng chúng đến An Nam để “ khai hoá văn minh” nhưng thực chất là để che đậy bản chất thực dân của chúng, che đậy dã tâm cướp nước xâm lăng. Hành động của chúng đã thôi thúc các nhà văn cầm bút. Nguyễn Công Hoan viết tác phẩm bi hài Tinh thần thể dục. Tác phẩm đã vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao vui vẻ, trẻ trung mà đương thời thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên An Nam.

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có mối quan hệ cốt lõi là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Đó chính là mối quan hệ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Hình thức nghệ thụât là cái biểu đạt, chất liệu thủ pháp tổ chức nên tác phẩm nghệ thuật. Nội dung tư tưởng là cái được biểu đạt tồn tại trong hình thức biểu đạt được tổ chức thành chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Tìm hiểu một tác phẩm văn học nội dung và nghệ thuật có vai trò quan trọng ngang nhau.

Vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn“Tinh thần thể dục”của Nguyễn Công Hoan”.

 

doc 24 trang thuychi01 24160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn “tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT Số trang Mục lục.................................................................1
1.MỞ ĐẦU...................................2
1.1. Lí do chọn đề tài ...............2
1.2.Mục đích nghiên cứu  ....2
1.3.Đối tượng nghiên cứu ....3
1.4.Phương pháp nghiên cứu....3
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ..................................................3
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..3 
2.3.Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ......3
2.3.1.Nghệ thuật trào phúng ....3
2.3.1.1.Mâu thuẫn trào phúng .............4
2.3.1.2.Chi tiết trào phúng .........10
2.3.1.3.Kết cấu ...........10
2.3.1.4.Phóng đại, cường điệu, giễu nhại .......11
2.3.1.5.Ngôn ngữ, dấu câu .........12
2.3.2.Chủ đề tư tưởng của tác phẩm ..........13
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM......13
2.4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ....................19
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......21
3.1.Kết luận ............21
3.2.Kiến nghị ......21
Tài liệu tham khảo ..22
NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TRUYỆN NGẮN “TINH THẦN THỂ DỤC” CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
1.MỞ ĐẦU:
1.1.Lí do chọn đề tài:
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Công Hoan có vinh dự là người xuất hiện sớm nhất. Vào lúc văn xuôi quốc ngữ còn non trẻ với những bước đi chập chững đầu tiên thì ông đã mở cho mình một lối đi riêng. Theo thời gian, những tác phẩm của ông đã trở nên thân quen với bạn đọc trong nước và ít nhiều dân tộc trên thế giới. Trong lăng kính mọi người, Nguyễn Công Hoan không đơn thuần với tư cách một sáng tạo cá nhân, đại biểu của khuynh hướng mà còn là một nhà văn hiện thực lớn. Thể loại thành công nhất của ông là truyện ngắn trào phúng. Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo. Ông thích bốp chát vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan vì thế mà thường là những đòn đơn giản mà ác liệt.
Tác phẩm Tinh thần thể dục đã lột tả sự bịp bợm của thực dân Pháp. Vào những năm đầu của thế kỉ XX sau khi đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu tuyên truyền cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Với các chiêu bài mở mang văn minh tân tiến để lừa bịp nhân dân toàn thế giới rằng chúng đến An Nam để “ khai hoá văn minh” nhưng thực chất là để che đậy bản chất thực dân của chúng, che đậy dã tâm cướp nước xâm lăng. Hành động của chúng đã thôi thúc các nhà văn cầm bút. Nguyễn Công Hoan viết tác phẩm bi hài Tinh thần thể dục. Tác phẩm đã vạch rõ tính chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao vui vẻ, trẻ trung mà đương thời thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên An Nam. 
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có mối quan hệ cốt lõi là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Đó chính là mối quan hệ của cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Hình thức nghệ thụât là cái biểu đạt, chất liệu thủ pháp tổ chức nên tác phẩm nghệ thuật. Nội dung tư tưởng là cái được biểu đạt tồn tại trong hình thức biểu đạt được tổ chức thành chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Tìm hiểu một tác phẩm văn học nội dung và nghệ thuật có vai trò quan trọng ngang nhau. 
Vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn“Tinh thần thể dục”của Nguyễn Công Hoan”.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
 -Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh. 
 -Tìm ra cách tiếp cận tác phẩm theo một hướng mới. 
 -Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
 -Giúp học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng trước mọi âm mưu xâm lược và xuyên tạc của kẻ thù. 
 -Bồi dưỡng lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc. 
 -Giúp học sinh có lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
 -Tác giả Nguyễn Công Hoan. 
 -Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. 
 -Tác phẩm Tinh thẩn thể dục. 
 -Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm Tinh thần thể dục. 
 -Học sinh nhận thức học tập. 
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp phân tích.
 -Phương pháp tổng hợp. 
 -Phương pháp so sánh. 
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Nghệ thuật trong một tác phẩm văn học là chất liệu phương tiện để biểu hiện nội dung. Không có hình thức nghệ thuật thì sẽ không có tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học nghệ thuật là cái cụ thể hoá, vật chất hoá sự biểu hiện nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Các khái niệm được coi thuộc về hình thức nghệ thuật: ngôn từ, kết cấu, thể loại. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu. Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Thể loại là những quy tắc hình thức tổ chức văn bản. Mỗi tác phẩm có một hình thức mang đậm dấu ấn của nhà văn. 
Trong sự nghiệp sáng tác hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều thuộc loại trào phúng. Cường độ trào phúng của ông mang nhiều cung bậc mức độ. Loại truyện thứ nhất thường dừng ở mức độ khôi hài. Loại truyện thứ hai là ở dạng mỉa mai giễu cợt. Loại thứ ba thuộc loại châm biếm, tố cáo, lên án.
Truyện ngắn Tinh thần thể dục thuộc loại truyện thứ ba. Tác giả nâng các đặc điểm vốn có lên tới mức khôi hài lố bịch làm cho người đọc nhận thức được mặt trái của hiện tượng đến mức phải căm ghét phẫn nộ, đôi khi có sức kích động khiến người đọc cảm thấy cần thiết phải thanh trừng hiện tượng và cả điều kiện sản sinh ra nó. Tác phẩm Tinh thần thể dục đã vun đắp cho con người tinh thần yêu nước, lòng căm thù sâu sắc đối với bè lũ cướp nước và bán nước, xót thương cho những người dân Việt Nam nô lệ đang rên xiết dưới gót giày của bọn thực dân. 
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 -Học sinh ngại học môn Ngữ văn, tình trạng học tủ học lệch.
 -Đây là tác phẩm đọc thêm trong chương trình nên học sinh học sơ sài. 
 -Học sinh không cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn chương. 
2.3.Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1.Nghệ thuật trào phúng:
Anh (Chị) hiểu thế nào là nghệ thuật trào phúng? Nghệ thuật trào phúng trong“Tinh thần thể dục” thể hiện ở những khía cạnh nào ? 
Trào phúng là khái quát chung cho những tác phẩm nghệ thuật lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện thái độ gì đó, nhằm vào một đối tượng nhất định. Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây cười mang ý nghĩa lên án phê phán đả kích xã hội. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã phát hiện mâu thuẫn trào phúng, chi tiết trào phúng, kết cấu, phóng đại, cường điệu, nói giễu, ngôn ngữ, dấu câu để làm bật tiếng cười phê phán trong Tinh thần thể dục. 
 2.3.1.1.Mâu thuẫn trào phúng:	
 *Mâu thuẫn trào phúng chung:
	Mâu thuẫn trào phúng chung của truyện ngắn là gì?
Mâu thuẫn chung của truyện ngắn là tinh thần thể dục với tình cảnh thái độ của người dân.
Bản chất của phong trào thể dục là chiêu bài chính trị của thực dân Pháp. Bề ngoài là rèn luyện sức khoẻ, vui vẻ, trẻ trung trên tinh thần tự nguyện. Mục đích là ru ngủ dân ta để chúng dễ bề cai trị. Bọn Pháp và tay sai tìm đủ mọi cách để bắt dân ta phải có tinh thần thể dục. Nào là cưỡng chế từ trên xuống theo lệnh của quan trên. Chúng còn doạ nạt lùng sục bắt bớ, hạch sách miễn sao cho có đủ người đến sân vận động để chúng có thể khoe khoang dân An Nam dưới thời cai trị của chúng thật là văn minh, ấm no, hạnh phúc.
Với người dân, thể dục là một nỗi kinh hoàng. Những người nghèo như anh Mịch, bố con nhà thằng Cò bóng đá đã cướp đi miếng cơm manh áo, có nguy cơ cướp đi cả sự sống của những ngày sắp tới. Bác Phô gái bóng đá là tai hoạ. Bà cụ Phó Bính thì bóng đá là mất tiền. Tất cả người dân đều sợ hãi trước nạn kinh hoàng của bóng đá. Họ đi trốn, lánh nạn sang làng bên để thoát nạn lùng sục của quan trên. Họ biết sau đó sẽ bị phạt nhưng có lẽ không hình phạt nào có thể nặng bằng việc phải đi xem bóng đá. Những người dân bất đắc dĩ phải đi xem thì chỉ cần có cơ hội là trốn về. Vì vậy mà ông lí phải canh như canh tù binh. Nạn bóng đá đã đẻ ra một loại giặc kì quái dưới thời Pháp thuộc đó là giặc thể dục thể thao. 
*.Mâu thuẫn riêng của từng cảnh trong tác phẩm:
	Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh “Trát quan về làng” là gì ?
Cảnh1: Trát quan về làng là mâu thuẫn giữa mục đích bề ngoài với bản chất xảo trá bịp bợm của tinh thần thể dục.
 	Mục đích bề ngoài của phong trào thể dục cuả thực dân Pháp là văn minh, tiến bộ, vui vẻ, trẻ trung, rèn luyện sức khoẻ với tinh thần tự nguyện. Phong trào thể dục là một hơi gió mới của nền văn minh phương Tây. Bọn thực dân Pháp và tay sai muốn đem gió Á mưa Âu vào An Nam. 
Bản chất của tinh thần ấy chỉ là sự bịp bợm, một chiêu bài chính trị để ru ngủ phong trào yêu nước của nhân dân ta. Thực dân Pháp mượn thể dục thể thao để khoe khoang công khai hoá, bảo hộ của mẫu quốc. Người Pháp đã đem nền văn minh phương Tây đến xứ sở mông muội này. Đồng thời phong trào thể dục của thực dân Pháp nhằm thu hút đông đảo thanh niên An Nam để họ quên đi nhiệm vụ cứu nước. 
 Một trận bóng đá ở sân vận động mà bè lũ tay sai cho thực dân Pháp dùng đủ thủ đoạn và âm mưu để bắt người dân đi xem bóng đá. Tỉnh xuống huyện, rồi huyện xuống làng xã cốt sao cho có đủ người đến sân vào đúng cái ngày trận đấu bóng đá diễn ra. Để thu hút những người dân chân lấm tay bùn bọn chúng đã lăng xê quảng cáo“nhiều chiến tướng đá rất hay mọi nhẽ”. Văn bản hành chính mà hỗn tạp lai căng. Nó chỉ có thể là đứa con sinh ra từ thời buổi Tây Tàu lẫn lộn, thật giả ngả nghiêng.
 	 Đi xem bóng đá như một thứ phu phen tạp dịch. Trước hết là phải đủ người, quan trên điểm số lượng theo yêu cầu trước khi xem “phải thân dẫn đủ một trăm người đúng 12 giờ trưa đến xem không được khiếm diện”. Có đối tượng được miễm cụ thể “Những người đã được cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước thì lần này được miễm”. Các quan bắt dân đến sân vận động để cho đủ số lượng chứ không phải vì tinh thần thể thao tự nguyện. Dù che đậy nhưng bản chất vẫn dần lộ rõ qua các chi tiết.
Bản chất của việc đi xem bóng đá là bắt buộc. Toàn những từ chỉ mệnh lệnh phải thi hành. Một đoạn văn ngắn mà có tới 5 từ “phải” “Phải thông báo, phải thân dẫn, phải ăn mặc tử tế, phải vỗ tay, phải có năm lá cờ”. Mới chỉ là việc thể dục mà đủ các áp chế thì làm sao nhân dân ta thời ấy có quyền sống. Một thời buổi ngột ngạt hà khắc. Bọn thực dân và bè lũ tay sai chà đạp áp ức con người cùng cực.
Yêu cầu đối với những người đi xem bóng đá là một chuỗi cười ra nước mắt. Họ phải “ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn vì hôm ấy có nhiều quan khách”. Lệnh quan phải che giấu sự nghèo nàn khốn khó của người dân. Người dân trở thành con rối khi cổ vũ trên sân. Họ lúc nào cũng vỗ tay không phải là bóng đá hay mà là nhiều quan khách. Không cần biết trận đấu hay dở thế nào mà phải cổ vũ để thể hiện tinh tinh thần yêu thể dục. Các quan đến sân cũng không phải là xem bóng đá mà để xem tinh thần thể dục của dân. 
Lệnh quan trên là sợi dây cột chặt doạ nạt quan dưới. Quan dưới để thực hiện thì phải bắt đến dân. “Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cửu”. Vì sẽ có thể bị khiển trách nên các thầy phải cố hết sức để làm. Quan còn bắt đem theo cả tinh thần cổ vũ của làng “Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng”. 
Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh “Van xin” thể hiện như thế nào ?
 Cảnh 2: Van xin mâu thuẫn trào phúng là tinh thần thể dục với tình cảnh nghèo đói khốn khổ của người dân.	
	Bọn tay sai doạ nạt cưỡng chế bắt buộc người dân phải đi xem bóng đá . Ông lí cầm roi đến nhà anh Mịch nạt nộ “Theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh thì lần này đến lượt mày rồi”. Không đi xem là chống lại quan, không đủ nghĩa vụ như đi phu bắt lính. Từ một người dân nếu không đi xem bóng đá là kẻ phạm tội. Tội này không nhẹ “Đứa nào không tuân, để quan gắt tao trình thì rũ tù”. Rũ tù là ngồi tù cả đời, chết trong tù.Vậy tội này là cái án trung thân. Mà không đi tự nguyện cũng không được còn người thì phải đi xem bóng đá. “Hôm ấy mày không đi tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu”. Gô cổ tức là bắt trói để dẫn đi. 
Ông lí phó mặc tình cảnh con dân chỉ biết thi hành sắc lệnh. “Kệ mày. Chết đói hay chết no tao không biết. Mặc kệ chúng bay tao thương chúng bay nhưng ai thương tao”. Kẻ ăn trên ngồi chốc mà tình cảnh khốn khó dân kêu thì phó mặc. Bóng đá cơ hội để các quan đè nén, chà đạp những người dân lương thiện.
Người dân bần hàn như anh Mịch thì bị đẩy vào tình thế dở khóc dở mếu. Không đi thì trở thành kẻ phạm tội, phải đi tù còn đi xem bóng đá thì chủ ghét, rồi sẽ dẫn đến con đường cả nhà chết đói “ông nghị ghét con, cả nhà con khổ. Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai vì chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói”. Bóng đá đẩy người dân vào bước đường cùng đi xem cũng chết mà không đi cũng chết. 
Con dân thấp cổ bé họng chỉ còn cách duy nhất là nài nỉ bậc cha mẹ của dân. Anh Mịch cố xin cho mình được ở nhà không phải đi xem bóng đá:“Ông làm phúc tha cho con. Cắn cỏ lạy ông trăm nghìn mớ lạy. Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy”. Người dân đã phải cúi dạp đầu mong một chút thương hại của bọn quan. Nhà văn đã dùng từ chỉ số lượng “trăm nghìn mớ lạy” để nhấn mạnh hành động khẩn cầu tha thiết.
Như vậy tinh thần thể dục đã đẩy nhân dân vào cảnh tù tội, chết đói đau thương. Bọn quan lại thì được dịp hạch sách, nạt nộ, doạ nạt dân lành. 
Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh “Nài nỉ” thể hiện như thế nào?
 Cảnh 3:Nài nỉ mâu thuẫn trào phúng là tinh thần thể dục với sức khẻo của người dân.
	Lệnh quan bắt người dân đi xem bóng đá bằng hăng say tuyệt đối. Ốm yếu gần chết cũng mặc còn xác là phải đi. “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế”. Người ta chơi thể thao là để rèn luyện tinh thần sức khẻo. Đi xem hay không là tuỳ thuộc vào sở thích từng người. Bóng đá ở đây được đi xem theo một cái lệnh. Lệnh thì chỉ biết thi hành còn tình người như thế nào thì người thực thi không biết. Nếu các quan không ép những người dân trong làng quanh năm chân lấm tay bùn thì ở An Nam lúc bấy giờ lấy ai đi xem bóng đá. Những chiến tướng đá rất hay góp nên phong trào thể dục chẳng lẽ lại chỉ có như lời của thầy lí “Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
Việc đi xem bóng đá nhất thiết phải đàn ông. Trong tờ trát quan chỉ ghi số lượng 100 người chứ đâu có cụ thể là nam hay nữ. Hương lí xã Ngũ Vọng thì nhất thiết phải đàn ông “phải là đàn ông chứ nữ nhân ngoại tộc ai kể”. Tinh thần thể dục là hiện đại mà tư tưởng các quan thì cổ vũ lạc hậu: trọng nam khinh nữ. Việc quan cũng phải là của đàn ông “Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà các chị”. Xưa nay để kêu oan cho chồng nhiều người phụ nữ đã phải đến công đường. Ở đây chỉ là một lí trưởng mà đã không thèm bàn việc quan với phụ nữ. Ngoài thì hô hào cải cách nhưng bên trong tư tưởng lạc hậu. Muốn có tinh thần thể dục trước hết tư tưởng của các quan phải thay đổi tư tưởng hãy nói đến văn minh, tiến bộ và phong trào thể dục.
Ông lí đối với dân là thái độ hách dịch, phó mặc. Đáp lại hành động van xin của bác Phô gái ông lí tỏ thái độ không chấp. Đàn bà con gái dám đến công đường vì ông nghĩ chỉ có đàn ông mới có quyền đến gặp hương lí chức dịch. Lí trưởng phó lạnh lùng tàn nhẫn phó mặc tình cảnh của người dân:“Đây không biết, mà đây cũng không nghe. Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào đây mặc kệ”.
Bóng đá với gia đình bác Phô gái là một tai hoạ. Bác xin cho chồng nghỉ xem bóng đá vì sức khoẻ. “Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn đến đợt sau. Thưa thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con trả dám kêu. Nhưng thưa thầy, từ đây lên huyện những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm rồi phải lại thì oan gia”. Người đàn bà tội nghiệp thương chồng nên đã cố nói khó với ông lí. Câu nói có nhiều dấu phẩy thể hiện một sự khó nói. Chồng bác nếu đi xem bóng đá sẽ ốm vì trời nắng mà đường thì lại xa. Người ta đến với thể thao là để rèn luyện sức khoẻ tất nhiên phải miễn cho những người ốm đau bệnh tật, đằng này người dân nếu đi xem bóng đá sẽ bị ốm nặng có khi nguy hiểm đến mạng sống của mình. Đúng là bóng đá huỷ diệt sức khẻo con người.
Giải pháp của bác Phô gái là nghỉ buổi chợ đi xem bóng đá thay cho chồng. “Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay cho nhà con có được không ạ?”. 
Cái thời ấy thật nhiều trái ngang đi xem bóng đá là phải đổi bằng sự mất mát miếng cơm manh áo. Họ chấp nhận mất nó để cầu mong đem lại an lành cho gia đình mà không được. Họ chỉ còn biết thở than và chấp nhận “Thế thì con biết làm thế nào được”.
Người dân nạn thể dục mất lễ mà vẫn phải đi xem bóng đá. Để xin cho chồng được hoãn lần sau bác đã phải đem lễ đến nhà ông lí. Tuy không lớn nhưng đó là sự cố gắng của người dân “Bác Phô gái dịu dàng đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai”. Có lễ nhưng vẫn sợ sệt, lúng túng. Bác dùng lời mong thầy lí động lòng trắc ẩn không bắt chồng bác đi xem bóng đá “Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội. Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai đi không được”. Đúng là thầy có quyền nhưng thầy đã không thương. Không thương ai hết vì quan trên có thương thầy đâu. Việc bóng đá cũng như phu phen nếu không làm được sẽ bị trách phạt. Quan trên ép xuống thầy thầy lại ép xuống dân. Hoá ra trong cái tinh thần thể dục này chỉ có con dân là cực khổ trăm bề. 
Bóng đá là dịp để quan trên thể hiện cái oai, sự hách dịch với dân lành. Người dân để có tinh thần thể dục đã phải đổi bằng sức khẻo. Bóng đá là một tai hoạ bất ngờ. Tình cảnh của họ mất lễ nhưng lễ ít vẫn phải đi xem bóng đá.
Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh “Đút lót” thể hiện như thế nào
 Cảnh 4:Đút lót mâu thuẫn trào phúng là tinh thần thể dục, nạn quan lại tham nhũng với nỗi sợ thể dục của người dân.
	Thể dục là cơ hội để quan lại bòn rút của dân. Thầy lí lợi đủ đường, có tiền bỏ túi riêng mà vẫn có người đi xem bóng đá theo lệnh của quan trên. Hành động, lời nói của ông lí cho thấy đây là bọn quan chuyên đục khoét sách nhiễu dân lành “Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi. Ông lí nhăn mặt, nhặt ba hào bỏ túi “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”. Bề ngoài có vẻ là đạo mạo nhưng bên trong là bẩn thỉu. Kêu là để dân thấy được cái khó của người làm việc quan nhưng thực ra thì càng gặp người như con bà càng tốt. 
Ông lí được dịp sách nhiễu dân nhờ tinh thần thể dục. Bản thân ông biết rất rõ thay người chẳng việc gì. Lệnh quan trên chỉ yêu cầu bắt 100 người đi xem bóng đá chứ bắt ai là tuỳ ông lí. Vậy mà người dân thuê người xem thay lại phải mất thêm khoản tiền bịp miệng quan trên. Ông lí được lợi mà vẫn bắt bẻ doạ nạt “Tôi không lôi thôi. Bà không bằng lòng thế, thì tôi cứ bắt đích danh con bà. Mặc kệ!” 
Thái độ của quan với dân được quyết định bởi tiền. Cùng là đàn bà con gái nhưng ông lí chỉ khinh thường bác Phô gái mà không khinh thường bà Phó Bính.Vì bác Phô Gái chỉ có lễ mà không có tiền. Bà cụ Phó Bính có lòng thành mà lòng thành của bà những ba hào bạc. Cái vô duyên của bà đã được tiền che đậy nên đã được việc. Con bà được ở nhà không phải đi xem bóng đá. 
Tình cảnh của ngừời dân trong nạn bóng đá muốn yên ổn phải mất tiền. Bà cụ phó Bính chấp nhận mất hai lần tiền chứ không chịu đi xem bóng đá. Một là tiền khoán thằng Sang đi thay cho con bà, hai là tiền đút cho ông lí. Mất tiền nên bà muốn lấy hết sức lao động của người mình thuê trong một ngày “Ấy, ông cho nó cơm nước thong thả đã chứ. Đá bóng ít ra cũng ba bốn giờ chiều mới bắt đầu kia Buổi sáng tôi còn mượn nó cuốc mảnh vườn” nhưng việc ấy đã không thành vì đi xem bóng đá phải chuẩn bị từ chiều hôm trước. 
Người dân nghe nói đến bóng đá là sợ hãi. Bà cụ phó Bính viện cớ con đi ăn cưới không thể đi xem nhưng cái cố hữu là nỗi kinh hoàng khi nói đến tinh thần thể dục. Ông lí chỉ doạ bắt đích danh con bà đi xem bà đã sợ hãi :“Không, lệnh ông thì thế nào tôi chả phải nghe. Là tôi nói thế đấy chứ.”

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghe_thuat_trao_phung_trong_truyen_ngan_tinh_than_the_d.doc
  • docBia SKKN.doc