SKKN Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12
Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh là khâu đột phá trong dạy học nói chung và dạy học ngữ văn nói riêng. Ngữ văn là môn học đặc thù đa chức năng vừa có tính công cụ hướng tới hình thành và phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, tạo lập các kiểu loại văn bản cần thiết trong cuộc sống, ); vừa là môn khoa học xã hội nhân văn cung cấp những kiến thức nhất định về xã hội, văn hóa, lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, Để phát huy vai trò công cụ của môn học, một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học sinh phát triển năng lực đọc hiểu.
Xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của bộ giáo dục đề xuất và tiếp cận xu hướng của thế giới; đồng thời nhận thức rõ vai trò của việc cần phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, từ năm học 2013-2014 trong đề thi có thêm phần đọc hiểu văn bản. Sự đổi mới này xuất phát từ việc thay đổi sự kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ của học sinh (kiến thức thường do giáo viên “đọc hộ”, “cảm hộ”, “hiểu hộ” lâu nay) sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản). Đây là sự đổi mới tất yếu, thiết thực vừa giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; vừa giúp quá trình dạy học văn gắn bó với đời sống thực tiễn; vừa bồi dưỡng tình yêu văn chương. Tuy nhiên, đây là kiểu bài mới được đưa vào trong đề thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng (năm học 2013-2014) và đề thi THPT quốc gia năm 2014- 2015; cho nên một số giáo viên còn bối rối trong khi ôn thi; nhiều học sinh còn lo lắng, trăn trở về phương pháp ôn luyện, kỹ năng làm bài.
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh là khâu đột phá trong dạy học nói chung và dạy học ngữ văn nói riêng. Ngữ văn là môn học đặc thù đa chức năng vừa có tính công cụ hướng tới hình thành và phát triển các năng lực nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, tạo lập các kiểu loại văn bản cần thiết trong cuộc sống,); vừa là môn khoa học xã hội nhân văn cung cấp những kiến thức nhất định về xã hội, văn hóa, lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, Để phát huy vai trò công cụ của môn học, một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học sinh phát triển năng lực đọc hiểu. Xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của bộ giáo dục đề xuất và tiếp cận xu hướng của thế giới; đồng thời nhận thức rõ vai trò của việc cần phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh, từ năm học 2013-2014 trong đề thi có thêm phần đọc hiểu văn bản. Sự đổi mới này xuất phát từ việc thay đổi sự kiểm tra đánh giá khả năng ghi nhớ của học sinh (kiến thức thường do giáo viên “đọc hộ”, “cảm hộ”, “hiểu hộ” lâu nay) sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản). Đây là sự đổi mới tất yếu, thiết thực vừa giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; vừa giúp quá trình dạy học văn gắn bó với đời sống thực tiễn; vừa bồi dưỡng tình yêu văn chương. Tuy nhiên, đây là kiểu bài mới được đưa vào trong đề thi tốt nghiệp, đại học cao đẳng (năm học 2013-2014) và đề thi THPT quốc gia năm 2014- 2015; cho nên một số giáo viên còn bối rối trong khi ôn thi; nhiều học sinh còn lo lắng, trăn trở về phương pháp ôn luyện, kỹ năng làm bài. Vậy làm thế nào để dạy học đọc hiểu nói chung và rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm phần đọc hiểu nói riêng đạt kết quả cao? Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia ôn luyện thi cho học sinh, nắm bắt được tình hình thực tiễn, tôi nhận thấy cần quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng làm bài thi phần đọc hiểu văn bản cho học sinh. Suy nghĩ và quyết tâm thực hiện, tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12 ” để nghiên cứu, để có những suy nghĩ sâu sắc hơn về năng lực đọc hiểu của học sinh. Tôi mạnh dạn đưa ra để anh chị em đồng nghiệp tham khảo, hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp anh chị em đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác ôn luyện thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12. 2. Mục đích của đề tài Đối với GV: Đề tài này bước đầu đã phân loại các câu hỏi phần đọc hiểu; hệ thống các kiến thức cơ bản và một số phương pháp kỹ năng đọc hiểu qua các dạng bài tập minh họa để đồng nghiệp có thêm tư liệu ôn luyện thi cho học sinh. Đối với học sinh: Đề tài góp phần xâu chuỗi các kiến thức cơ bản, kỹ năng, phương pháp làm phần đọc hiểu một cách hệ thống để nâng cao năng lực đọc hiểu và hiệu quả làm phần đọc hiểu trong các kì thi. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn Phương pháp tổng hợp và thống kê Phương pháp đối sánh Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp tích hợp, tích hợp từ những lần đi chuyên đề và thực tế giảng dạy môn ngữ văn. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12C12 (năm học 2013-2014) và học sinh lớp 12C4 và 12C2, 12C9 (năm học 2015 - 2016), trường THPT Hàm Rồng. Phạm vi đề tài: tập trung đi sâu hệ thống các kiến thức, phương pháp đọc hiểu và kỹ năng làm phần đọc hiểu cho học sinh. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm đọc hiểu văn bản Theo PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD)), định nghĩa về đọc và đọc hiểu có sự thay đổi theo thời gian và điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Khái niệm học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc đọc hiểu. Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện đại đối với mỗi cá nhân và cộng đồng, để đào tạo và chuẩn bị cho xã hội ấy một lực lượng lao động có văn hoá, OECD đưa ra định nghĩa sau đây về reading literacy: “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai đó trong xã hội.” Quan niệm này của OECD hoàn toàn phù hợp với quan niệm của UNESCO về Literacy: “Đó là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết hợp với những bối cảnh khác nhau. Literacy đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn.” GS. Trần Đình Sử cũng khẳng định: “Đọc hiểu là đọc với năng lực phản tư, suy ngẫm những điều đọc được. Đọc hiểu với hàm nghĩa sâu rộng của khái niệm hiểu là phần quan trọng của hoạt động đọc, thống nhất trong nó cả sự giải thích, phân tích và ứng dụng, làm nền tảng cho sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc”. Như vậy, đọc hiểu là quá trình nhận biết, thông hiểu, lĩnh hội và vận dụng các giá trị của ký hiệu ngôn từ kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt của người đọc vào học tập cũng như cuộc sống. Đọc hiểu là khái niệm bao chùm có nội dung quan trọng trong quá trình dạy học văn để hình thành năng lực đọc hiểu trong xã hội học tập suốt đời cho học sinh. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh Một trong những mục tiêu quan trọng của việc dạy học tiếng mẹ đẻ nói chung và tiếng Việt nói riêng là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Trong bốn kĩ năng ấy, càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng được chú ý hơn cả. Có lẽ vì thế mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) chủ trương coi trình độ đọc hiểu (reading literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng lực HS giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc (basic education). Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu giáo dục học sinh trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn. Vì vậy, “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc văn bản một cách trực tiếp, nếu học sinh không trực tiếp nắm được văn bản, hiểu được văn bản thì việc dạy học văn coi như là dạy suông sẽ không đạt đến mức độ tình yêu văn học”(GS. Trần Đình Sử) 1.3. Các kỹ năng đọc hiểu văn bản Các kỹ năng cần thiết cần rèn luyện cho học sinh khi đọc hiểu văn bản như sau: - Tìm kiếm thông tin từ văn bản - Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối thông tin để tạo ra hiểu biết chung về văn bản. - Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản - Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và cuộc sống. 2. Thực trạng của vấn đề Một thực trạng đáng buồn hiện nay là tình trạng học sinh ngày càng xa rời môn văn bởi vì “chạy theo” những môn học để chọn nghề và khoảng cách giữa văn học nhà trường với cuộc sống còn xa. Do vậy, việc học sinh dành thời gian ôn luyện kỹ năng đọc hiểu còn ít. Bên cạnh đó, do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ đọc hiểu, học sinh thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của giáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Hơn nữa, văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình, sách giáo khoa. Việc đánh giá kỹ năng đọc của học sinh lâu nay thường diễn ra dưới hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của văn bản đã học). Hình thức này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của người học đặc biệt là các văn bản nhật dụng để học sinh tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn đời sống. Xuất phát từ quan niệm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, hai năm nay, đề thi môn ngữ văn đã có sự đổi mới. Ngày 01/04/2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã gửi công văn số 1656/BGDĐT về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đại học cao đẳng năm 2014, trong đó có nội dung: “Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn”. Ngày 15/4/2014, Bộ GDĐT có công văn số 1933/BGDĐT-GDTrH đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT lưu ý một số nội dung sau: “Việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản”. Công văn 374/KTKĐCLGD-KT giới thiệu đề thi minh họa Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015 do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2015 đã nhấn mạnh: “Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở. Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm”. Phần đọc hiểu chiếm tỷ lệ điểm khoảng 30% tổng điểm số bài làm nhưng phần này có vai trò quan trọng quyết định điểm số toàn bài thi, giúp thí sinh có cơ hội trúng tuyển cao. Cấu trúc đề thi môn ngữ văn THPT quốc gia có thêm phần đọc hiểu là sự đổi mới đột phá trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học, tăng cường vận dụng các câu hỏi vận dụng kiến thức chủ động, sáng tạo, tích cực gắn với thực tiễn đời sống cho học sinh. Hiện nay, kỹ năng đọc hiểu văn bản của đa số học sinh chưa cao nhất là đọc hiểu các văn bản nhật dụng. Kiến thức phần đọc hiểu là kiến thức tích hợp về Tiếng Việt, Làm văn, Lý luận văn học, như: những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, thể loại, các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phép liên kết, các biện pháp tu từ, tên văn bản, nội dung chính và các thông tin của văn bản, kỹ năng viết đoạn văn, Đây là mảng kiến thức khá lớn mà các em được học từ lớp 4, lớp 5 đến hết THPT, do đó, nhiều phần kiến thức các em đã quên. Hơn nữa, phần đọc hiểu là nội dung mới trong đề thi nên các em chưa được rèn giũa nhiều. Do đó, nhiều em cảm thấy lúng túng, lo lắng khi làm phần đọc hiểu trong đề thi. Các tài liệu ôn luyện phần đọc hiểu này, cho đến nay, vẫn rất hạn chế. Mặt khác, thời gian ôn luyện thi tốt nghiệp môn văn ở nhiều trường THPT chưa được chú trọng nhiều, phần lớn dồn vào năm lớp 12 , do vậy, cũng hạn chế thời gian cho giáo viên ôn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản, bên cạnh kỹ năng làm văn. Vì vậy, đây là một thách thức với giáo viên ôn luyện thi cho học sinh lớp 12. 3. Các biện pháp và cách thức hướng dẫn học sinh ôn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản, các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh. Trong giờ ôn tập, tương tác giữa thầy và trò giúp người dạy tránh được vai trò độc diễn khô khan, học trò bớt được cảm giác thụ động, giờ học thoát khỏi không khí nặng nề. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập nếu làm tốt sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng thiết thực. Phương pháp ôn tập: Trong quá trình ôn tập, cần giúp học sinh ôn cả hai mảng kiến thức lẫn kỹ năng làm bài. Kiến thức đóng vai trò nền tảng, bởi "không có bột, không thể gột nên hồ” nhưng kỹ năng yếu thì cũng không áp dụng được. 3.1. Giới thiệu cấu trúc của đề bài phần đọc hiếu Cấu trúc của đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu gồm 2 phần: Văn bản (ngữ liệu cần đọc hiểu) và Câu hỏi. + Phần 1: Đưa ra hai văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là văn bản hoàn chỉnh hoặc đoạn trích,), có thể là văn bản trong chương trình hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa phù hợp với năng lực học sinh. Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, ngữ liệu là đoạn văn bản ngoài chương trình SGK; đề thi đại học khối C, ngữ liệu là đoạn thơ trích trong bài đọc thêm “Đò Lèn” (Nguyễn Duy); đề thi đại học khối D, ngữ liệu là đoạn thơ trích trong bài đọc thêm “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi). Như vậy, ngữ liệu có thể trích trong bài đọc thêm hoặc một văn bản mới. Vì vậy, các em cần có tâm thế chủ động dù là văn bản gì thì cũng sẽ làm tốt nếu trang bị kiến thức, kỹ năng đọc hiểu tốt. + Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo mức độ nhận thức từ thấp đến cao: Nhận biết à Thông hiểu à Vận dụng thấp à Vận dụng cao. Điều các em cần quan tâm là những câu hỏi trong phần đọc hiểu để vận dụng kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt và đạt kết quả cao nhất. 3.2. Phân loại các câu hỏi và hệ thống các kiến thức, kỹ năng cơ bản để làm từng dạng câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. Để ôn tập một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết kiến thức. Đây chính là cách chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất, giúp các em nhớ nhanh và nhớ sâu. Có thể hệ thống kiến thức theo các câu hỏi đọc hiểu với 4 mức độ: Nhận biết à Thông hiểu à Vận dụng thấp à Vận dụng cao. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng dạng câu hỏi, và bổ trợ kiến thức để có cách giải quyết ở từng cấp độ, từ đó mà hình thành phương pháp, kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên nên sử dụng máy chiếu để hệ thống hóa và bổ trợ kiến thức. Giáo viên hướng dẫn các em học sinh hãy bắt đầu ghi nhớ các khái niệm từ những ví dụ, từ đó mà nắm được đặc trưng cơ bản nhất của từng khái niệm và vận dụng linh hoạt vào từng dạng câu hỏi đọc hiểu cụ thể đạt kết quả cao nhất. 3.2.1. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thường là các dạng sau: 3.2.1.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt. - GV hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp (có thể kết hợp sử dụng máy chiếu để bổ trợ kiến thức cho các em) để nhận diện đặc trưng của các phương thức biểu đạt qua việc phân tích ví dụ minh họa: STT Phương thức biểu đạt Đặc trưng Ví dụ 1 Tự sự - Trình bày diễn biến các sự việc (sự kiện) “Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắtMị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” (Vợ chồng A Phủ) 2 Miêu tả - Tái hiện các tính chất, trạng thái sự vật, hiện tượng Vào đầu tháng 3 tiết trời mát mẻ. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. 3 Biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... “Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” (Việt Bắc) 4 Thuyết minh -Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam 5 Nghị luận - Trình bày tư tưởng, quan điểm, ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề. “...Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể.” (Về luân lí xã hội ở nước ta) 6 Hành chính-công vụ - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. Đơn từ, báo cáo, thông báo, Biên bản này làm xong vào hồi 16h ngày 15 tháng 03 năm 2014. 3.2.1.2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng của ngôn ngữ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các ví dụ, từ đó nhận diện được đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ: STT Phong cách ngôn ngữ Đặc trưng Ví dụ 1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt. Tính cá thể; tính sinh động, cụ thể; tính cảm xúc. “-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng) -Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên) - Đây rồi, ra đây rồi (tiếng Hương nhỏ nhẹ) 2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương. Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả. “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” (Trích “Vội vàng”) 3 Phong cách ngôn ngữ báo chí - Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự. - Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn. “Cả hai cô học trò Đà Nẵng đạt điểm 10 tuyệt đối môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đều có chung niềm đam mê Văn học từ nhỏ, thích thư giãn với việc đọc truyện, sách, báo và nghe nhạc sau những giờ học.”. (dantri.com) 4 Phong cách ngôn ngữ chính luận Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề của đời sống, chính trị - xã hội. Tính công khai về chính kiến,tư tưởng chính trị; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.” (Tuyên ngôn độc lập) 5 Phong cách ngôn ngữ khoa học - Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ. Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lô-gic; tính khách quan, phi cá thể. “Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt[1]”. (nguồn Wikipedia) 6 Phong cách ngôn ngữ hành chính - Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. Tính khuôn mẫu; tính minh xác và tính công vụ. “Điều 67: Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm” (Trích Hiến pháp 2013) 3.2.1.3. Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ * GV hướng dẫn học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ cơ bản: Ngôn ngữ trực tiếp: + Ngôn ngữ của nhân vật: độc thoại, đối thoại. + Ngôn ngữ của người kể chuyện: trần thuật. Ngôn ngữ nửa trực tiếp (VD: đan xen giữa lời nhân vật và lời của người kể chuyện): trần thuật nửa trực tiếp. Bài tập vận dụng: Đọc đoạn văn và chỉ ra hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn bản: “ Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá” (Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân) è Học sinh nhận diện các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn: + Ngôn ngữ của nhân vật: “- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” và “- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá” (Đây là lời bà cụ Tứ nói với thị - “nàng dâu mới”) + Ngôn ngữ của người kể chuyện: “ Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” và “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời” 3.2.1.4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật * Giáo viên hướng dẫn các em nhận diện các phương thức trần thuật cơ bản: + Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp) + Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình + Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp) * Bài tập vận dụng: Đọc các đoạn văn sau và xác định phương thức trần thuật được sử dụng trong từng đoạn văn: a) “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của ng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_ky_nang_lam_bai_doc_hieu_van_ban_cho_hoc_sinh.doc