SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bằng cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bằng cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng giáo dục các cấp nhằm cung cấp kiến thức toàn diện cho người học, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Trên cơ sở đó, giáo viên muốn rèn luyện cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và nhân cách chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời.

Trong dạy và học môn Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi mới trong cách dạy và học, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm để các em có thể tự học, tự bồi dưỡng nhân cách, thông qua việc tiếp nhận văn bản văn học. Để tiếp cận một văn bản văn học, chúng ta có nhiều con đường đi khác nhau. Nhà trường THPT có vai trò to lớn tạo ra một công chúng yêu văn học, một lớp người đọc có văn hóa.

Nhưng qua thực tế giảng dạy ở các năm gần đây, chúng ta đều nhận ra rằng học sinh hiện nay không còn yêu thích môn văn học và thi cử chỉ mang tính chất đối phó, học cho qua và học cho xong không đi sâu vào giá trị văn chương và những tư tưởng tình cảm tốt đẹp đẽ, từ đó hình thành nên kĩ năng sống trong mỗi chúng ta. Đứng trước thực trạng đó, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng daỵ tôi muốn các em trước khi có một bài học trên lớp thì phải đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, đến lớp học sinh phải là người làm chủ kiến thức chứ không thụ động.

 

doc 19 trang thuychi01 10711
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy học truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bằng cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh hãa
tr­êng thpt ®Æng thai mai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN  CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU BẰNG CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
 Người thực hiện : Mai Thị Hiền
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2017 
 Mục lục
I. MỞ ĐẦU
Trang
1. 
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. 
Cơ sở lí luận
2
2.
Thực trạng vấn đề
4
3. 
Giải pháp thực hiện
7
4. 
Cách thực hiện
7
4.1
Giao nhiệm vụ
7
4.2
Lập phiếu đánh giá
7
4.3
Giáo án thực nghiệm
8
5.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.
 Kết luận
23
1.1
Ý nghĩa của đề tài trong quá trình công tác
23
1.2
Khả năng áp dụng
23
1.3
Kinh nghiệm thực hiện thời gian qua
23
2.
Kiến nghị
24
 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng giáo dục các cấp nhằm cung cấp kiến thức toàn diện cho người học, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Trên cơ sở đó, giáo viên muốn rèn luyện cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và nhân cách chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời.
Trong dạy và học môn Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi mới trong cách dạy và học, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm để các em có thể tự học, tự bồi dưỡng nhân cách, thông qua việc tiếp nhận văn bản văn học. Để tiếp cận một văn bản văn học, chúng ta có nhiều con đường đi khác nhau. Nhà trường THPT có vai trò to lớn tạo ra một công chúng yêu văn học, một lớp người đọc có văn hóa.
Nhưng qua thực tế giảng dạy ở các năm gần đây, chúng ta đều nhận ra rằng học sinh hiện nay không còn yêu thích môn văn học và thi cử chỉ mang tính chất đối phó, học cho qua và học cho xong không đi sâu vào giá trị văn chương và những tư tưởng tình cảm tốt đẹp đẽ, từ đó hình thành nên kĩ năng sống trong mỗi chúng ta. Đứng trước thực trạng đó, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng daỵ tôi muốn các em trước khi có một bài học trên lớp thì phải đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, đến lớp học sinh phải là người làm chủ kiến thức chứ không thụ động. 
Bên cạnh đó, truyện ngắn là một trong số thể loại rất ngại đọc các em học sinh hiện nay bị chi phối rất nhiều vấn đề của xã hội và luôn luôn trong tình trạng học tác phẩm mà không đọc tác phẩm, tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả giờ dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bằng cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 
Để nâng cao hiệu quả khi các em tiếp nhận một của tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà thông qua việc đọc tác phẩm và thực hiện những hướng dẫn tôi giao cho học sinh, để tạo hướng thú các em tiếp cận và thêm yêu văn học.
2. Mục đích nghiên cứu
Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Dạy văn trước hết là dạy đọc văn”. Dạy học một tác phẩm văn chương trước hết là dạy cho các em yêu và thích đã sau đó mới dạy các em học. Để tạo sự hứng thú trước khi học văn bản thì các em phải đọc tác phẩm, trước hết đọc để biết, đọc để có kiến thức và sau cùng là đọc để hình thành nên kĩ năng sống. Ở bất kì một tác phẩm văn học nào ta đều tiếp cận với ba cấp độ như thế . [2]
 Trong đề tài SKKN này tôi đã nghiên cứu đưa ra cho học sinh khi các em đọc một tác phẩm phải phân chia theo ba cấp độ dể các em có cái nhìn tổng quát và học tốt bài trên lớp khi đã có định hướng sẵn ở nhà.
3. Đối tượng nhiên cứu
Trong quá trình giảng dạy từ chương trình lớp 10, 11, 12 có rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, nhưng trong đề tài này tôi đặc biệt chú trọng chương trình lớp 12 và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một minh chứng cho việc đã có sự trải nghiệm về đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên tương quan về mặt thể loại tôi đã đưa ra phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp thể nghiệm
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê
Phương pháp tổng hợp
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, quan niêm dạy văn là dạy đọc văn, giờ văn là giờ hướng dần học sinh đọc hiểu văn bản, nhưng có thể khẳng định khuynh hướng học văn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và cập nhật xu thế thời đại phát triển của nền giáo dục phát triển. Trước hết để giúp các em chuẩn bị bài tốt ở nhà trước hết các em cần đọc là để biết tác phẩm vì đọc không chỉ là yêu cầu suốt tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, mà nó còn trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và mở rộng kiến thức và kỹ năng chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi đọc hiểu cần có sự khám phá liên tục nhằm giúp các nhân đạt được mục đích, phát triển kiến thức, tiềm năng, tham gia một cách toàn diện và tích cức khi tìm hiểu một văn bản nào đó.
Hướng dẫn các em biết tự đọc, thích đọc một tác phẩm văn học trước khi tìm hiểu đó là một khó khăn đối với xu hướng học môn Ngữ văn như bây giờ. Bởi vì để chuẩn bị bài, đọc bài ở nhà là khó xảy ra nếu như các em không được các thầy cô giáo yêu cầu trực tiếp. Các em chỉ chuẩn bị nhà mang tính đối phó, chép cho đủ. Học sinh không ý thức được rằng khi đọc một tác phẩm văn học trước khi tìm hiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Yêu cầu đầu tiên với các em học sinh khi đọc tác phẩm văn học là phải nắm được kiến thức hàn lâm cơ bản nhất và sau đó mới đi vào những nội dung cơ bản chi tiết hàm ẩn vốn có của nó, bước cuối cùng các em phải đọc tác phẩm hình thành kĩ năng sống cho chính bản thân. 
 Đọc và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh đó là việc làm quan trọng, qua đó để khi đi vào tiếp cận tác phẩm ta có cái nhìn đi từ chi tiết đến cụ thể. Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn lấy học sinh làm trung tâm để có cách ứng xử chân thành, dễ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình giảng dạy chương trình Ngữ văn 12, tôi nhận ra một số thực trạng như sau:
Một là: Với tâm lí xem nhẹ tầm quan trọng của môn Ngữ văn, Nhiều học sinh rất lười đọc tác phẩm, điều đáng nói dù không đọc tác phẩm nhưng học sinh vẫn làm bài tập và soạn bài trước khi đến lớp. Bởi đã có rất nhiều loại sách tham khảo và các em phụ thuộc vào quá nhiều sách tham khảo chỉ chép ra và tạo sức ì cho học sinh về mặt tư duy và tâm lí tiếp nhận văn bản.
Hai là: Quan niệm: “ Thi gì học nấy” khiến cho nhiều học sinh có thiên hướng học các môn tự nhiên. Tiếp xúc với tác phẩm văn học trong tâm thế thụ động, miễn cưỡng. Do đó đọc và tìm hiểu bài ở nhà không bắt nguồn từ sự đam mê chủ yếu là học vẹt, học thuộc theo kiểu tầm chương trích cú nhằm phục vụ cho các kì thi.
Ba là: Bên cạnh đó có sự xâm lấn bành trướng của nhiều loại hình giải trí đã tiêu tốn khá nhiều thời gian không nhỏ của mỗi học sinh cho nên học sinh không có thời gian để tiếp cận tác phẩm ngẫm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Mặt khác, phương pháp dạy văn theo lối thuyết giảng một chiều đã áp đặt kiến thức của bộ phận giáo viên hiện nay đã làm triệt tiêu tính sáng tạo, tính chủ động của học sinh trong việc tiếp cận những tác phẩm có giá trị.
Kết quả thực trạng nghiên cứu
Trong năm học 2016 – 2017, tôi được phân công dạy hai lớp: 12A2, 12A8 tôi đã khảo sát học sinh như sau:
Lớp/ sĩ số
Đã đọc bài ở nhà
Chưa đọc bài ở nhà
Đã soạn bài
12A2/ 37
2/ 37
35/37
36/37
12A8/ 35
3/ 35
32/35
33/35
Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã có cách đổi mới trong quá trình dạy học, tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học tác phẩm văn học mà không đọc tác phẩm bằng cách hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống đã cho sẵn tạo sự hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lĩnh hội được tác phẩm văn học rất gần vời hoàn cảnh sống của các em.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Bước 1: Đọc - Đưa ra hệ thống câu hỏi và yêu cầu trả lời
Đối với mỗi tác phẩm truyện ngắn đọc để nắm bắt kiến thức ban đầu quan trọng giúp học sinh có cái nhìn nhận ban đầu và làm quen với tác phẩm. Với bước 1 này tôi đưa ra hệ thống câu hỏi ở 3 cấp độ, từ kiến thức cơ bản đến khái quát trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Ở cấp độ nhận biết, tôi cung cấp cho các em các câu hỏi như sau:
Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu. Đề tài mà nhà văn quan tâm?
Câu 2: Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: Tác phẩm được rút ra trong tập truyện nào? Thể loại?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm? Truyện được kể ngôi thứ mấy? Ai kể?
 Câu 5: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng phát hiện được điều gì khi đến bãi biển?
- Ở cấp độ thông hiểu: Khi đọc tác phẩm, tôi hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi xem các em hiểu tác phẩm đến đâu.
Câu 1: Bố cục văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
Câu 2: Vì Sao người đàn bà hàng chài lại xin với chán án Đẩu đừng bắt bà bỏ chồng.
Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc mà em rút ra được là gì?
Câu 4: Khi chứng kiến cảnh đối ngược ở bãi biển qua sự khám phá của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng gợi cho suy nghĩ gì?
Câu 5: Tại sao người đàn ông trong tác phẩm lại đánh vợ một cách vô cớ như vậy ?
Câu 6: Vì sao với những trận đòn roi “ năm ngày một trận nặng, ba ngày một trận nhẹ” nhưng người đàn bà dứt khoát không bỏ chồng?
Câu 4: Phùng và Đẩu rút ra được bài học nào về câu chuyện người đàn bà hàng chài?
 - Ở cấp độ vận dụng: Tôi giúp học sinh bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi mà phần trả lời không có trong sách giáo khoa mà các em phải trực tiếp suy luận.
Câu 1: Khi em có dịp được chứng kiến cảnh đối ngược ở bãi biển như nhiếp ảnh Phùng thì em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 2: Từ hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, em rút ra được bài học gì về cách nhìn nhận cuộc đời?
Câu 3: Phùng và Đẩu rút ra được bài học gì về câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện? [1]
 Bước 2: Đọc để hình thành nội dung chính
Để giúp các em có thức đọc bài ở nhà, tôi đã vẽ sẵn cho các em một số sơ đồ tư duy, tái hiện kiến thức cơ bản trong tác phẩm và phát cho các em chuẩn bị ở nhà.
Sơ đồ 1: Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
Sơ đồ 2: Phát hiện 2: Bức tranh cuộc sống
Sơ đồ 3: Hình tượng người đàn bà hàng chài
Bước 3: Đọc để tích lũy kĩ năng sống
Để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc đọc tác phẩm và chuẩn bị bài ở nhà, thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống đa dạng của cuộc sống, mặt khác kỹ năng sống qua việc đối thoại vơí người đọc để học sinh có cách ứng xử trong cuộc sống.
Tôi yêu cầu học sinh ở nhà chuẩn bị cho tôi một số vấn đề sau: 
1. Khuyến khích học sinh có năng khiếu hội họa vẽ hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi ở bãi biển, cơ hội phát hiện và phát triển tài năng của học sinh.
2. Qua đọc tác phẩm, bản thân em có ý thức trách nhiệm đối với đời sống hiện thực và trăn trở trước vấn đề nóng bỏng của hiện thực cuộc sống. 
3. Sau này em trưởng thành, em sẽ là chánh án thì em xử lí câu chuyện như thế nào
4. Điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật trong câu chuyện giúp em điều gì về nhìn nhận cuộc sống và nghệ thuật.
5. Khi đọc một tác phẩm văn học em cần phải nắm bắt được gì?
4. Cách thực hiện.
4.1. Giao nhiệm vụ.
- Phân chia học sinh theo nhóm.
Nhóm 1: Đọc tác phẩm và trả lời toàn bộ phần câu hỏi của bước 1: Đọc để biết
Nhóm 2: Thực hiện vẽ sơ đồ tư duy theo mẫu đã có sẵn
Nhóm 3:Thực hiện yêu cầu ở phần thực hành kĩ năng sống: vẽ tranh và cách ứng xử trước các tình huống.
- Yêu cầu về thời gian: 3 ngày.
4.2. Lập phiếu đánh giá và kiểm tra kết quả của học sinh
Nhóm
Công việc được giao
Chất lượng sản phẩm
Kết quả thu nhận
1
2
3
Giáo viên thu bài học sinh về kiểm tra
Vào hôm có tiết, có bài giáo viên trả cho học sinh để trực tiếp ứng dụng bài học trực tiếp.
Cho điểm, khen, chê, phê bình.
4. 3 Giáo án thực nghiệm.
 Ngày soạn: 20/02/2017
TIẾT: 75.76.77
 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 Nguyễn Minh Châu 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Thấy được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Cảm nhận được tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu truyện hiện đại.
- Kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống.
+ Tư duy sáng tạo: Vẽ tranh, phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cách nhìn nhận đa chiều trước cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV, đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của HS: Phiếu trả lời các câu hỏi, sơ đồ tư duy, tranh ảnh mà các em đã chuẩn bị được , SGK, vở ghi, vở soạn, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.
- Thảo luận nhóm: trao đổi về sự thể hiện cảm hứng thế sự của nhà văn.
- Trình bày một phút: Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới
Lời dẫn vào bài: Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, Bắc- Nam đã sum họp một nhà, đất nước Việt Nam đẫ đi vào xây dụng và phát trieenrtrong hòa bình. Điều đó cũng đã mở ra cho văn học những tiền đề mới. Nhiều nhà văn đã trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho văn học, khám phá đời sống ở phương diện đời thường, trên phương diện đạo đức, thế sự. Một trong những cây bút tiên phong mở đường tài năng và tinh anh nhất là nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn nghịch lý “ Bến quê” và một lần nữa ta lại được tìm hiểu một tuyện ngắn xuất sắc khác của ông – Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1
- Em hãy giới thiệu những nét chung nhất về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
àHS trả lời, GV bổ sung, chốt lại một số ý quan trọng. Những tác phẩm chính của Nguyễn Minh Châu chỉ cần yêu cầu HS nhớ tên ba tác phẩm.
- HS trình bày hoàn cảnh sáng tác 
* HS tự tóm tắt tác phẩm trên cơ sở đã đọc và chuẩn bị bài ở nhà
*GV nhận xét , bổ sung.
* GV đặt câu hỏi kiểm tra cảm nhận chung của HS
- Ấn tượng đầu tiên của em khi đọc tác phẩm ?
HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau: 
+ Thích vì: phản ánh cuộc sống, con người một cách chân thực trong những mối quan hệ phức tạp hoặc có nhiều chi tiết hay và lạ
+ Không thích vì: Hiện thực cuộc sống phũ phàng quá; thiếu lãng mạn; không thích môtip người phụ nữ bị ngược đãi mà vẫn phải nhẫn nhục hoặc đơn giản chỉ vì em chỉ thích đọc truyện trinh thám  
àGV nên tôn trọng sở thích cá nhân của HS miễn là các em lí giải được lí do thích hoặc không thích để giúp HS có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm sau giờ học 
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục đoạn trích.
(Có thể chấp nhận những cách đặt tiêu đề khác miễn là hợp lí) 
I. Tiểu dẫn
1.Tác giả: 
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), Ông là nhà văn quân đội - “Niềm kiêu hãnh của những người cầm bút” 
( Nguyễn Khải)
- Quê: Xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Trước 1975: tác phẩm của ông mang đặc điểm chung của văn học thời chống Mĩ: Mang khuynh hướng sử thi, lấp lánh vẻ đẹp lãng mạn và dồi dào chất thơ.
- Sau 1975 (chính xác là từ những năm 1980) ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam thời đổi mới và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
- Tác phẩm chính: (SGK) Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
 2. Văn bản:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 8- 1983 
 - Xuất xứ: In trong tập truyện ngắn cùng tên, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987
 - Tóm tắt:
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển một cách ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù . Anh đi đến một vùng biển vốn là chiến trường cũ và nhân dịp này thăm lại chánh án Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa. Sau mấy buổi sáng “phục kích”, Phùng đã chụp được cảnh con thuyền lúc bình minh - một bức tranh hài hòa, toàn bích. Người nghệ sĩ không khỏi bối rối và tưởng như mình đã khám phá thấy “chân lí của sự hoàn thiện”. Nhưng anh không ngờ từ con thuyền ngoài xa đẹp như mơ ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài và người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn tệ chỉ để giải toả nỗi uất ức vì sự nghèo khổ. Nghệ sĩ Phùng chưa kịp can thiệp thì thằng Phác -đứa con- đã lao ra đánh lại cha để cứu mẹ. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình thằng Phác đâm ra ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm Phùng lại chứng kiến cảnh gã đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao mà thằng bé Phác định dùng để bảo vệ mẹ. Anh xông vào can thiệp thì bị người đàn ông đánh trả. Phùng bị thương và được đưa về trạm y tế của toà án. Tại đây anh ngạc nhiên và xúc động khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Anh hiểu người đàn bà ấy không chịu bỏ người chồng tàn nhẫn vì cần người đàn ông trên con thuyền ngoài khơi, để cùng nuôi nấng đàn con. Cả Phùng và chánh án Đẩu đều thấm thía không thể giản đơn khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
- Bố cục: ba đoạn
+ Đoạn 1(từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Cảnh bình minh trên biển 
+ Đoạn 2(tiếp ....giữa phá): Câu chuyện ở toà án huyện
+ Đoạn 3 (Còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a.Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ
- Trong tiết học tôi sẽ chiếu phần chuẩn bị bài của học sinh, đại diện nhóm trình bày kết quả học tập và sau đó giáo viên chốt kiến thức.
* GV nêu vấn đề:
- Trong chuyến đi thực tế, trước cảnh bình minh trên biển, nhân vật Phùng đã phát hiện những điều gì? Cảm xúc của người nghệ sĩ trước những điều đó?
* GV chiếu bức ảnh
* HS dựa vào bài đã chuẩn bị; cử đại diện trình bày
* GV chốt kiến thức
a. Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ
- Vẻ đẹp trời cho mà cả đời bấm máy người nghệ sĩ chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần : Mũi thuyền in một nét mơ hồ
 loè nhoè vào bầu sương mù mầu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum
+ Một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ 
+ Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà 
+ Một vẻ đẹp toàn bích
à Không thể tìm thêm một từ ngữ nào ấn tượng hơn nữa để ca ngợi vẻ đẹp cổ điển mà lãng mạn của bức tranh biển lúc bình minh.
- Cảm xúc người nghệ sĩ:
+ Đau thắt trái tim
+ Khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện
+ Nghĩ rằng hiện thân của cái đẹp chính là đạo đức
-> Còn gì hạnh phúc hơn đối với người nghệ sĩ khi bắt gặp vẻ đẹp tuyệt cảnh đem đến sự trong trẻo, bay bổng của tâm hồn
b. Phát hiện 2: Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí: 
* GV chiếu bức ảnh
* HS dựa vào bài đã chuẩn bị; cử đại diện trình bày
* GV chốt kiến thức
- Để giờ học sôi nổi GV có thể đặt ra tình huống : Nếu ở địa vị người đàn bà em sẽ xử sự như thế nào? HS đa số sẽ cho rằng: 
+ Em không thể cam chịu như vậy
+ Em sẽ kêu cứu
+ Em sẽ khóc
+ Em sẽ đánh lại
+ Không đánh được em sẽ chạy
- Những phát hiện của người nghệ sĩ gửi đến người đọc những thông điệp gì về cuộc sống, con người, mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuât?
* HS thảo luận (có thể có những ý kiến khác nhau)
- Cuộc đời vô cùng phức tạp; nhiều khi đầy mâu thuẫn và nghịch lí
- Có những sự vật, hiện tượng mà hình thức và vẻ ngoài khác xa nhau.
- Phải nhìn cuộc sống từ nhiều góc nhìn khác nhau
- Còn có rất nhiều phụ nữ bất hạnh vì bạo lực
b. Phát hiện 2: Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí: 
Giữa lúc tâm hồn đang thăng hoa bởi cái đẹp vô cùng, vô tận của ngoại cảnh thì nghệ sĩ Phùng lại choáng váng vì những gì mình đang chứng kiến:
- Từ chiếc thuyền đẹp như mơ, hai người bước ra: 
+ Một người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi cao lớn, thô kệch và xấu xí với khuô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_gio_day_hoc_truyen_ngan_chiec_thuyen.doc