SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 12A1 trường THPT Quan Sơn 2 làm tốt dạng đề “Nghị luận về hiện tượng trong đời sống” trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 12A1 trường THPT Quan Sơn 2 làm tốt dạng đề “Nghị luận về hiện tượng trong đời sống” trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng được biên soạn và giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa từ bậc học THCS đến THPT. Đây là kiểu bài được kiểm tra đánh giá qua các bài viết trên lớp, đặc biệt được quy định trong cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Song có một thực tế trong nhà trường hiện nay mà giáo viên đứng lớp đều có chung nhận xét là hầu hết các em học sinh đều hứng thú hơn cả ở phần Đọc - hiểu văn bản (đề ở phần này có 8 câu hỏi nhỏ, chỉ cần trả lời ngắn gọn, dễ kiếm điểm vì ở đó các em chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản) hơn là khi gặp những đề nghị luận xã hội. Bởi đây là kiểu bài không dễ làm như nghị luận văn học mà ở đó đòi hỏi người viết phải có sự quan sát, thể nghiệm, hiểu biết nhiều vấn đề về đời sống xã hội đang diễn ra xung quanh mình và đặc biệt là phải có một phương pháp tiếp cận hợp lí. Trong khi, phần lớn học sinh trường THPT Quan Sơn 2 nhận thức còn hạn chế, lại lười suy nghĩ, tư duy chậm nên đã khó càng khó hơn. Mỗi khi gặp dạng đề nghị luận xã hội , học sinh thường gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc tìm hiểu đề, lập dàn ý, hay vụng về trong câu chữ, hoặc lan man rối rắm trong diễn đạt hành văn Vì vậy, việc định hướng, giúp đỡ học sinh làm tốt kiểu bài này thực sự cần thiết. Một mặt, vừa giúp các em cải thiện, nâng cao điểm số trong quá trình học tập thi cử, quan trọng hơn là hình thành ở các em tư duy khoa học, hành động đúng đắn và tình cảm cao đẹp trước mọi sự việc diễn ra quanh mình.

doc 20 trang thuychi01 5434
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 12A1 trường THPT Quan Sơn 2 làm tốt dạng đề “Nghị luận về hiện tượng trong đời sống” trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị luận xã hội là kiểu bài quan trọng được biên soạn và giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa từ bậc học THCS đến THPT. Đây là kiểu bài được kiểm tra đánh giá qua các bài viết trên lớp, đặc biệt được quy định trong cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Song có một thực tế trong nhà trường hiện nay mà giáo viên đứng lớp đều có chung nhận xét là hầu hết các em học sinh đều hứng thú hơn cả ở phần Đọc - hiểu văn bản (đề ở phần này có 8 câu hỏi nhỏ, chỉ cần trả lời ngắn gọn, dễ kiếm điểm vì ở đó các em chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản) hơn là khi gặp những đề nghị luận xã hội. Bởi đây là kiểu bài không dễ làm như nghị luận văn học mà ở đó đòi hỏi người viết phải có sự quan sát, thể nghiệm, hiểu biết nhiều vấn đề về đời sống xã hội đang diễn ra xung quanh mình và đặc biệt là phải có một phương pháp tiếp cận hợp lí. Trong khi, phần lớn học sinh trường THPT Quan Sơn 2 nhận thức còn hạn chế, lại lười suy nghĩ, tư duy chậm nên đã khó càng khó hơn. Mỗi khi gặp dạng đề nghị luận xã hội , học sinh thường gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc tìm hiểu đề, lập dàn ý, hay vụng về trong câu chữ, hoặc lan man rối rắm trong diễn đạt hành vănVì vậy, việc định hướng, giúp đỡ học sinh làm tốt kiểu bài này thực sự cần thiết. Một mặt, vừa giúp các em cải thiện, nâng cao điểm số trong quá trình học tập thi cử, quan trọng hơn là hình thành ở các em tư duy khoa học, hành động đúng đắn và tình cảm cao đẹp trước mọi sự việc diễn ra quanh mình. 
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhận thức rõ mục tiêu giáo dục ấy, phần làm văn với kiểu bài nghị luận xã hội tỏ rõ tính tiên phong trong việc rèn luyện cho người học tư duy khái quát các vấn đề xã hội và rèn luyện kỹ năng trình bày phát biểu các vấn đề xã hội nhằm hình thành một tư thế công dân chủ động vừa tiếp thu vừa cải biến xây dựng những chuẩn mực xã hội trong tương lai. Đấy thực sự là điều cần thiết đối với học sinh, nhất là học sinh khối 12.
Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội chính là sự chuẩn bị nền tảng cho chủ nhân tương lai trở nên sắc sảo và cá tính và hữu ích nhất. Bởi, bản thân sự xuất hiện có tính hệ thống và bắt buộc của kiểu bài nghị luận xã hội trong các bài kiểm tra, trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia đã nói lên sự cần thiết của kiểu bài này trong thẩm định đánh giá chất lượng giáo dục. Trong hai năm gần đây, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thường có 2 phần: phần đọc - hiểu và phần làm văn. Thời gian làm bài 180 phút. 
 Phần I: Đọc hiểu văn bản gồm 8 câu hỏi nhỏ xen kẽ các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao với các câu hỏi có định hướng rõ ràng.
 Phần II: Làm văn gồm 2 câu. Câu 1(3 điểm): Yêu cầu học sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống). Câu 2 thường chiếm 4 điểm, yêu cầu học sinh biết làm bài nghị luận về văn học, cụ thể là dạng nghị luận về bài thơ, đoạn thơ hoặc nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích.
Trước yêu cầu sát với thực tiến dạy học THPT hiện nay, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn khối 12, tôi trăn trở làm thế nào để học sinh đọc văn, hiểu văn để hiểu người, hiểu đời, hiểu xã hội. Nhất là các em có cái nhìn đúng đắn, nhiều chiều trước muôn vàn hiện tượng phức tạp trong đời sống để có lối sống đẹp: tức sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão, hành động đúng đắn và tình cảm cao đẹp...
 Mặt khác, tài liệu về việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống không nhiều. Hơn nữa chất lượng học sinh trường THPT Quan Sơn 2 khá thấp, việc tiếp thu nhận diện vấn đề xã hội gặp nhiều khó khăn. Nhiều em học sinh 12 vẫn không biết phát biểu ý kiến, chưa định hình được hiện tượng xã hội: đúng hay sai, phải hay trái, tích cực hay tiêu cực; chưa biết cách tìm ý, lập dàn ý, chưa viết được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh...
Cho nên, việc giúp các em tiếp cận, nhận diện từ đó rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh khối 12 là vô cùng cấp thiết, không chỉ giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mà hơn hết giúp các em vững tin bước vào đời để nhà trường, gia đình và cả xã hội yên tâm vào thế hệ trẻ của huyện Quan Sơn nói riêng và tỉnh Thanh nói chung. Vì những băn khoăn, trăn trở nảy sinh trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, tôi viết SKKN: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 12A1 trường THPT Quan Sơn 2 làm tốt dạng đề “Nghị luận về hiện tượng trong đời sống” trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích của sáng kiến là giúp học sinh 12A1 biết cách nhận diện, hình thành kĩ năng để làm tốt dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống. Đồng thời, giúp các em biết cách thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán) của mình trước một hiện tượng đời sống... Như vậy, với sáng kiến này tôi muốn học sinh 12A1 nói riêng và học sinh khối 12 trường THPT Quan Sơn 2 luôn chủ động, tích cực và bản lĩnh trước mọi hiện tượng diễn ra xung quanh mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đề tài này sẽ nghiên cứu về dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống. Từ đó đưa ra định hướng, cách thức dễ hiểu nhất giúp học sinh tiếp cận, nhận diện và có kĩ năng làm dạng đề này. Đối tượng áp dụng của sáng kiến là học sinh lớp 12A1 và học sinh ôn khối C, D của trường THPT Quan Sơn 2.  
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Với đề tài này, tôi vận dụng sáng tạo một số phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu,...
 Đề tài giới hạn trong phân môn Làm văn. Cụ thể, áp dụng cho kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12).
Phần 2: Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Ngay ở chương trình Ngữ văn lớp 9 các em đã được tiếp cận với dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận văn học bao giờ cũng là nội dung và phương thức biểu đạt (nghệ thuật), là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về hình tượng nhân vật, chủ đề, giá trị hiện thực, nhân đạo thì nghị luận xã hội là bộc lộ những quan điểm của mình trước vấn đề xã hội. Mà vấn đề xã hội không giống vấn đề văn chương, Goethe đã từng nói: “Nếu coi văn chương là lí thuyết thì xã hội chính là cuộc đời. Mọi lí thuyết đều màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Ở đây màu xám ta hiểu theo một nét nghĩa nào đó là cái chuẩn mực có đơn vị kiến thức cơ bản đã được cung cấp, còn cây đời - cuộc đời xã hội thì muôn màu muôn vẻ, phong phú, đa dạng có rất nhiều góc độ để soi chiếu. Văn nghị luận nói chung và dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống nói riêng là dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, từ đó thuyết phục người đọc người nghe.
 Làm văn nghị luận xã hội về hiện tượng trong đời sống quả thật không dễ với đông đảo học sinh bởi kiểu bài này không chỉ đòi hỏi kĩ năng lập luận mà còn là sự thể hiện vốn sống, ý thức quan tâm đến xã hội, bản lĩnh tư duy độc lập và một thế giới tâm hồn phong phú nhạy cảm chân thành. Trong cuộc sống nhiều trường hợp ta buộc phải giải thích, bày tỏ quan điểm, thái độ tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó và phải thuyết phục ai đó nghe theo mình, tin mình hoặc thuyết phục họ tin theo lẽ phải. Ví dụ đơn giản như trong nhà trường, ta muốn khuyên bạn tránh xa trò chơi điện tử, hay khuyên bạn không nên bỏ học, bỏ tiết...Trong gia đình ta muốn thuyết phục bố bỏ thuốc lá hoặc thôi cờ bạc rượu chè Tất cả đều có chung một mục đích đó là thuyết người nghe tán thành ý kiến của mình. Như vậy thực chất là đang làm văn nghị luận trong đời sống. 
 Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bệnh thành tích trong giáo dục, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ... 
Do vậy, người viết cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài để điều chỉnh nội dung nghị luận cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực của hiện tượng.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi
a, Về phía giáo viên
Bản thân tôi đã và đang ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Để truyền tải kiến thức, hình thành kĩ năng làm dạng đề nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về hiện tượng trong đời sống nói riêng, tôi luôn học tập, nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy đơn giản nhất, dễ hiểu và hiệu quả nhất cho các em học sinh lớp 12A1. 
Giáo viên dạy luôn chuẩn bị bài soạn kỹ càng, cùng ý thức đổi mới phương pháp với việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cách thức làm bài, luyện dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống với các trường hợp khác nhau giúp học sinh hình thành kĩ năng làm bài nghị luận.
b, Về phía học sinh
 Một số em học sinh lớp 12A1 đã xác định được mục đích của việc học, có ý chí phấn đấu để đỗ tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng xét vào các trường ĐH, CĐ với số điểm cao nhất. Nhiều em có ý thức ôn tập tốt, tích cực tìm tòi các dạng bài nghị luận, có ý thức tự bổ sung kiến thức, say mê trước mỗi đề văn mà giáo viên giao cho. 
Các em đã tiếp xúc và học dạng văn nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội nên các em đã biết cấu trúc để làm kiểu bài này. 
2.2.2. Khó khăn
a, Về phía giáo viên 
	Khi nghiên cứu chương trình môn Ngữ văn, tôi thấy: Số tiết dành cho nghị luận xã hội và số tiết liên quan đến nghị luận xã hội là hợp lí (20 tiết). Điều chưa hợp lí có tính cục bộ là: Số tiết thực hành nghị luận xã hội (10 tiết) và phần ngữ liệu dùng cho nghị luận xã hội (7/46 đơn vị ngữ liệu) còn quá ít, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. 
Đa phần giáo viên không thích dạy các tiết làm văn bằng các tiết đọc văn và tiếng Việt. Rất ít thầy cô chọn các tiết hội giảng, tiết chuyên đề ngoại khóa về làm văn nghị luận xã hội. Thậm chí ngay trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp thầy cô cũng không muốn dạy tiết làm văn. 
 Giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh tuy nhiên thường thiên về dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí mang tính chất giáo dục ý thức mà ít đưa vấn đề xã hội vào đề văn để rèn luyện cho các em. Hơn nữa, hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa cung cấp đầy đủ cách làm các trường hợp khác nhau của dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống dẫn đến học sinh lúng túng khi xác định hiện tượng đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực hoặc tồn tại cả mặt tích cực lẫn tiêu cực...Cho nên hầu hết các em không thể triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ đúng và xác thực. Bài văn viết rời rạc, thiếu ý, viết lan man, viết mà không có lập luận, lí lẽ, không làm sáng tỏ được vấn đề cần bàn luận.
b, Về phía học sinh
 Xu thế chung trong những năm gần đây học sinh ngại học văn, sợ học văn hầu hết các em không hứng thú với việc học văn mà chủ yếu thiên về các môn tự nhiên. Nhưng ở các trường THPT đóng trên địa bàn vùng cao nói chung và trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng thì ngược lại. Đa phần các em học sinh 12A1 đều theo khối C vậy mà kĩ năng làm văn nghị luận xã hội còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh đứng trước một đề văn, các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận về tư tưởng đạo lí hay nghị luận về hiện tượng đời sống, không phân biệt được đâu là hiện tượng tốt cần học hỏi, đâu là hiện tượng tiêu cực cần lên tiếng phản đối, lên án,... Từ đó khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm qua loa, đại khái cho xong. Có em còn làm lạc đề hoặc bài làm thiếu ý, đoạn văn thiếu mạch lạc rõ ràng, văn viết không linh hoạt khô cứng, không chân thật, có phần gượng ép. Cá biệt một số em học sinh H’mông không biết cách làm dạng đề này. Khi giáo viên giao đề thì ngay lập tức tìm sách tham khảo để chép mà không biết đang chép cái gì, thậm chí nghĩ gì viết đó mà không hề liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Vì vậy, chất lượng học tập và thi cử môn Ngữ văn của học sinh nhất là khối 12 rất đáng lo ngại?
2.2.3. Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan: Thực tế đại bộ phận học sinh ngại học văn, sợ học văn, dẫn đến lúng túng trong cách làm văn. Vậy nguyên nhân do đâu? Do mặt trái của cơ chế thị trường, do thiếu định hướng từ gia đình, do sự phát triển ồ ạt của các trang mạng xã hội, do ham chơi, lười học nên ngày càng nhiều học sinh lười học văn, ngại học văn.
 Hơn nữa, chương trình văn nghị luận xã hội rất rộng và khó hơn dạng nghị luận văn học. Trong khi đó thời lượng thực hành dành cho các tiết làm văn nghị luận còn ít dẫn đến kĩ năng làm bài còn hạn chế.
 Mặt khác, trình độ dân trí của nhiều bậc phụ huynh còn thấp, chỉ lo làm ăn. Họ không quan tâm đến việc học của con cái nên việc sát sao, đôn đốc con em học tập, rèn luyện hầu như không có. 
Về nguyên nhân chủ quan: Nhiều em học sinh chưa chú ý vào việc học, không thiết tha học. Một bộ phận các em quan niệm học chỉ để lấy bằng cấp 3. Cho nên các em đến lớp mà không chuẩn bị bài, không làm bài tập được giao hoặc có chuẩn bị cũng chỉ là sự miễn cưỡng chống đối; có học sinh không tự làm bài mà mượn vở của bạn, chép trong sách tham khảo để đối phó với cô giáo khi bị kiểm tra...
2.3. Khảo sát thực trạng của vấn đề
Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 12A1. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của mình đó là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình 37 tuần thì việc ôn luyện, rèn kĩ năng làm văn để cuối năm học các em thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vô cùng cấp thiết. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã ra tiến hành ra đề nghị luận xã hội về hiện tượng trong đời sống. Sau đó tôi tiến hành chấm bài, mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh. KÕt quả bài kiểm tra của các em như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi - Tỷ lệ %
Khá - Tỷ lệ %
TB - Tỷ lệ %
Yếu- Tỷ lệ %
12A1
33
0 - 0
7 - 21,2
14 - 42,4
12 - 36,4
 Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
 Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy nhiều em học sinh chưa biết cách làm bài nghị luận xã hội, hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí, hết một ý - một luận điểm học sinh không biết tách ý, tách đoạn chuyển ý chuyển đoạn. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân. Còn có một số trường hợp như: em Sung Văn Dia, Hà Văn Tuấn, Hà Thế Duyệt không hiểu đề bài, không biết trình bày những ý gì, bài kiểm tra để trắng. Xuất phát từ thực trạng đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. 
2.4. Một số biện pháp giải quyết thực trạng.
2.4.1 Hướng dẫn học sinh hiểu và hứng thú trước dạng đề nghị luận xã hội về hiện tượng trong đời sống.
Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về hiện tượng trong đời sống: ô nhiễm môi trường, nghiện facebook, bạo lực học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm được nêu ở phần đề bài. Từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và bài học cho bản thân, mọi người về nhận thức và hành động để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực. Do vậy cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để làm bài đúng hướng.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã lồng ghép để đưa các ngữ liệu về các hiện tượng xã hội nóng nhằm thu hút sự quan tâm của các em. Với những bài có liên quan, tôi sử dụng giáo án điện tử, trình chiếu cho các em thấy những hiện tượng có thật, từ đó kích thích, khơi dậy ở các em những điều muốn nói. Qua đó các em sẽ dễ dàng bộc lộ quan điểm, ý kiến, cái nhìn của bản thân về hiện tượng. Như vậy, dạy dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống không nhất thiết phải đợi đến khi có tiết theo phân phối chương trình mà phải có sự tích hợp giữa các phân môn Đọc hiểu, tiếng Việt và Làm văn. Giáo viên sẽ vận dụng triệt để qua các giờ lên lớp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó không những giúp các em hiểu mà còn biết quan tâm trước những sự việc xảy ra xung quanh mình. Đó là cách thức giúp các em tránh xa căn bệnh vô cảm đang tràn lan trong xã hội.
2.4.2. Hướng dẫn học sinh nhận diện dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống. 
Khi đọc đề, học sinh cần ngay lập tức xác định đó là dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng trong đời sống. Nhiều khi ranh giới để xác định rất mong manh, thậm chí hai dạng đề này có trong cùng một đề. Để học sinh xác định được đề thuộc dạng thứ nhất hay dạng thứ hai thì cần căn cứ vào khái niệm hoặc hình thức đề.
Nếu như nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa con người với các vấn đề thường gặp là: vấn đề nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn tính cách (lòng yêu nước, tính trung thực, khiêm tốn); quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình phụ tử); quan hệ xã hội (tình yêu, tình bạn...); cách ứng xử của mọi người trong cuộc sốngXuất hiện trong đề này thường là một câu nói, nhận định, lời tâm sự, câu châm ngôn, cách ngôn, câu chuyện,
 Trong khi đó, nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn bạc về một sự việc hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của mọi người. Xuất hiện trong đề thường là một sự việc, hiện tượng, sự kiện có tính chất nóng hổi nào đó xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: hiện tượng ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, tai nạn giao thông, 
	Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống thường tồn tại ở ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nghị luận về hiện tượng có ý nghĩa tích cực (hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, học sinh Nguyễn Văn Nam cứu các em nhỏ khỏi chết đuối, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên,...). 
 Trường hợp 2: Nghị luận về hiện tượng có ý nghĩa tiêu cực (bạo hành gia đình, tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường, vấn đề ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, thực phẩm bẩn, đồng cảm và sẻ chia,). 
Trường hợp 3: Nghị luận về hiện tượng đời sống vừa có ý nghĩa tích cực lại vừa có ý nghĩa tiêu cực (vai trò của internet đối với đời sống con người, facebook, game, thần tượng...).
Học sinh cần đọc kĩ đề để phát hiện hiện tượng đó tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực,... để triển khai nội dung bài viết đúng hướng.
2.4.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc yêu cầu của dạng đề nghị luận về hiện tượng trong đời sống.
Yêu cầu về nội dung: Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống yêu cầu học sinh nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại của hiện tượng từ đó chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và rút ra bài học cho bản thân. 
Yêu cầu về hình thức: Dung lượng khoảng 3 trang giấy thi; bố cục đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài; phần thân bài được tổ chức thành một số đoạn văn, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, kết hợp các dẫn chứng thuyết phục, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, trình bày sáng sủa. 
2.4.4. Hướng dẫn học sinh cách làm làm bài văn nghị luận về hiện tượng trong đời sống.
 Thao tác làm bài văn nghị luận trải qua 5 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài.
Bước 1: Tìm hiểu đề 
 Đây là bước cực kì quan trọng trong khi làm bài văn song thực tế học sinh thường chủ quan ở bước này. Bước tìm hiểu đề nếu các em xác định tốt thì bài làm đúng hướng, đủ ý còn ngược lại nhiều em vội vàng hấp tấp chưa chú ý cẩn trọng khi tìm hiểu đề nên dẫn đến làm bài thiếu ý hoặc làm lạc đề, không đúng yêu cầu của đề bài. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
- Đề thuộc dạng đề gì? (nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống hay nghị luận về tư tưởng, đạo lí)
- Yêu cầu về nội dung của đề: nêu suy nghĩ, bày tỏ quan điểm, thái độ
- Tri thức cần có là gì? (những hiểu biết về vấn đề nghị luận, về đời sống)
Bước 2: Tìm ý
Bất kì bà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_12a1_truong_thpt_qu.doc