SKKN Hướng tiếp cận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh qua cấu trúc song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng

SKKN Hướng tiếp cận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh qua cấu trúc song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng

Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca cả trong nước và trên thế giới. Gần gũi nhất là thế hệ những chàng trai cô gái đang tuổi yêu đương. Bởi thế số lượng tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông chiếm rất nhiều. Đề tài vĩnh cửu đó có những thi phẩm xứng tầm kiệt tác của mọi thời đại như: Tôi yêu em của nhà thơ Nga Puskin; Bài thơ số 28 của nhà thơ Ấn Độ - Tago Văn học Việt Nam hiện đại có Tương tư của Nguyễn Bính, Sóng của Xuân Quỳnh Thật vậy nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái song chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương . Nhưng trong chính sự đa dạng phong phú đó của thơ ca để giảng dạy thành công một tác phẩm thơ vừa hấp dẫn lại có chiều sâu triết lí thật không hề đơn giản. Trong khi đa số học sinh ít có hứng thú với tiết giảng thơ nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở trường miền núi Như Thanh.

 Bên cạnh thực trạng gây khó khăn trên ta nhận thấy mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Đó là tình trạng các bạn trẻ còn chưa nhận thức đúng đắn về bản chất tình yêu gây những trăn trở cho các bậc phụ huynh và nỗi lo lắng cho toàn xã hội. Sóng là một bài thơ có thể phần nào cung cấp cho học sinh khả năng tự nhận thức về bản chất của tình yêu chân chính. Trong nguồn tài liệu dồi dào, phong phú, đa dạng hiện nay như : Sách giáo viên lớp 12; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12; Đáp án đề thi Trung học phổ thông Quốc gia các năm . có liên quan đến bài thơ Sóng và nhiều bài viết khác trong các tài liệu tham khảo khác đều thống nhất xác định kiến thức cơ bản: Sóng – hình tượng trung tâm của bài thơ là một hình tượng ẩn dụ cho tình yêu và những vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Tuy nhiên cũng chưa có hướng giải quyết khắc phục để tiếp cận bài thơ dễ dàng hơn.

 Từ những lí do nêu trên người viết nhận thấy bản thân lựa chọn vấn đề "Hướng tiếp cận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh qua cấu trúc song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng" để viết sáng kiến kinh nghiệm là cấp thiết.

 

doc 22 trang thuychi01 9193
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng tiếp cận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh qua cấu trúc song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận: Cấu trúc của văn bản văn học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Nhận diện cấu trúc song trùng của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
 Cấu trúc song trùng -  sóng và  em
3.1.1. Sự tương đồng, trùng hợp về âm điệu.   
3.1.2. Sự tương đồng về trạng thái.
3.1.3. Khát vọng lớn lao, cao cả.
3.1.4. Sự hiện hữu, thường trực đồng hành từ quá khứ đến tương lai.
3.1.5. Khởi nguồn bí ẩn.
3.1.6. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ.
3.1.7. Sự thuỷ chung, bền vững.
3.1.8. Hướng tới sự vĩnh hằng, bất tử. 
3.2. Tìm hiểu sự phá vỡ cấu trúc song trùng của Xuân Quỳnh trong bài thơ "Sóng" .
3.2.1. Sự khác biệt trong nỗi nhớ.
3.2.2. Bất đồng đẳng trong sự thủy chung.
3.2.3. Bản thân sóng là trường tồn còn em chỉ là phù du.
III. KẾT LUẬN.
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2. Kết luận, kiến nghị.
 I . MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
	Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca cả trong nước và trên thế giới. Gần gũi nhất là thế hệ những chàng trai cô gái đang tuổi yêu đương. Bởi thế số lượng tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông chiếm rất nhiều. Đề tài vĩnh cửu đó có những thi phẩm xứng tầm kiệt tác của mọi thời đại như: Tôi yêu em của nhà thơ Nga Puskin; Bài thơ số 28 của nhà thơ Ấn Độ - Tago Văn học Việt Nam hiện đại có Tương tư của Nguyễn Bính, Sóng của Xuân Quỳnh Thật vậy nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái song chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương . Nhưng trong chính sự đa dạng phong phú đó của thơ ca để giảng dạy thành công một tác phẩm thơ vừa hấp dẫn lại có chiều sâu triết lí thật không hề đơn giản. Trong khi đa số học sinh ít có hứng thú với tiết giảng thơ nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở trường miền núi Như Thanh.
	Bên cạnh thực trạng gây khó khăn trên ta nhận thấy mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Đó là tình trạng các bạn trẻ còn chưa nhận thức đúng đắn về bản chất tình yêu gây những trăn trở cho các bậc phụ huynh và nỗi lo lắng cho toàn xã hội. Sóng là một bài thơ có thể phần nào cung cấp cho học sinh khả năng tự nhận thức về bản chất của tình yêu chân chính. 	Trong nguồn tài liệu dồi dào, phong phú, đa dạng hiện nay như : Sách giáo viên lớp 12; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12; Đáp án đề thi Trung học phổ thông Quốc gia các năm ... có liên quan đến bài thơ Sóng  và nhiều bài viết khác trong các tài liệu tham khảo khác đều thống nhất xác định kiến thức cơ bản: Sóng – hình tượng trung tâm của bài thơ là một hình tượng ẩn dụ cho tình yêu và những vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Tuy nhiên cũng chưa có hướng giải quyết khắc phục để tiếp cận bài thơ dễ dàng hơn.
 Từ những lí do nêu trên người viết nhận thấy bản thân lựa chọn vấn đề "Hướng tiếp cận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh qua cấu trúc song trùng và sự phá vỡ cấu trúc song trùng" để viết sáng kiến kinh nghiệm là cấp thiết.
2.Mục đích nghiên cứu.
 "Sóng"  là một bài thơ tình xuất sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có một vị trí riêng trong chương trình Ngữ văn 12. Bài thơ được sáng tác năm 1967, đặt thi phẩm vào trong giai đoạn lịch sử mà nó sinh thành – giai đoạn văn học Việt Nam 
1945 – 1975,  khi mà khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là dòng chủ lưu thì bài thơ thuộc dòng phụ lưu, dòng thơ như lạc ra bên lề những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước. Nhưng sự thực không phải thế. Bài thơ thuộc về một đề tài vĩnh cửu của nhân loại, bài thơ là bông “hoa” nở “dọc chiến hào”. Bông hoa ấy một lần nữa cho thấy mạch ngầm của thơ ca Việt Nam vẫn gắn bó, đồng hành với thơ ca nhân loại ngay cả trong những điều kiện lịch sử không bình thường. 
 Từ mối quan hệ đặc trưng giữa hai hình tượng của tác phẩm mà xác định phương pháp phân tích là: làm nổi bật được sự tương đồng giữa hai hình tượng trữ tình.
	Từ nội dung kiến thức và định hướng phương pháp phân tích đã nêu ở trên và từ thực tiễn giảng dạy của các đồng nghiệp có thể nhận thấy một nghịch lí: tình yêu là thứ tình cảm kì diệu nhất mà tạo hoá ban tặng cho loài người, nhưng con người lại tỏ ra bất lực trong việc hiểu được tình yêu. "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?" không chỉ là băn khoăn của "ông hoàng thơ tình" Việt Nam Xuân Diệu mà còn là câu hỏi có lẽ mãi mãi nhân loại không tìm được lời giải đáp trọn vẹn. Đơn giản vì: tình yêu là một thế giới vô cùng, vô tận mà hiểu biết của con người lại là hữu hạn. Nhà thơ Ấn Độ Tago người từng đạt giải Nô-ben Văn học với tập "Thơ Dâng" đã thể hiện nghịch lí ấy đầy ấn tượng trong "Bài thơ số 28 " nổi tiếng:
 "... Nhưng em ơi đời anh là một trái tim
                              Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
          Em là nữ hoàng của vương quốc đó
                             Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu."
Và triết lí cụ thể hơn :                    
                             " Nhưng em ơi trái tim anh lại là tình yêu
        Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
                          Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
                           Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
     Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.
	Một hiện tượng phong phú, đa dạng, vô tận, vô cùng như một tiểu vũ trụ lại có thể dồn nén lại trong một khuôn khổ hữu hạn chật hẹp: Những đặc điểm thuộc tính của một hiện tượng tự nhiên là con sóng biển? Đó là mối quan hệ giữa cái khái quát và cái cụ thể, giữa vô hạn và hữu hạn. Khi cái khái quát có trị số bằng cái cụ thể, cái vô hạn có giá trị bằng cái hữu hạn thì hệ quả ý nghĩa của nó thật giản đơn. Một tình yêu lớn không thể bị giới hạn bởi một khuôn khổ nào cả, càng không phải là tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
	Như vậy, cần phải chuyển nghịch lí trở thành thuận lí. Cái vô hạn không thể khuôn bó lại trong cái hữu hạn. Sức mạnh nội lực của tình yêu phải tung phá mọi khuôn khổ chật hẹp để tình yêu phải được là chính nó. Phá vỡ cấu trúc song trùng để tạo ra giá trị thẩm mĩ độc đáo sẽ là phương hướng kiếm tìm, khám phá những giá trị thẩm mĩ đích thực và cũng là mục đích của bài viết này.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với đề tài này, trên cơ sở nhận diện cấu trúc song trùng giữa hai hình tượng “sóng”  và “em” trong bài thơ, người viết muốn đi sâu khai thác sự phá vỡ cấu
 trúc song trùng để nhận chân mức độ tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng như cách nữ sĩ Xuân Quỳnh khái quát qui luật tình cảm muôn đời của nhân loại – qui luật của tình yêu. Phá vỡ cấu trúc song trùng để tạo ra giá trị thẩm mĩ độc đáo sẽ là phương hướng kiếm tìm, khám phá những giá trị thẩm mĩ đích thực của bài thơ "Sóng". Đó chính là đối tượng nghiên cứu của bài viết này.
4. Phương pháp nghiên cứu.
  	Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu), người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lý những thông tin sau:
+ Cơ sở lí thuyết.
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm
+ Số liệu thống kê
+ Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
+ Nguồn tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp cụ thể : 
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học
+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
 Xử lí và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cứu bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu , thu thập và xử lí và phân tích số liệu, báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê. Nghĩa là mở rộng hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể hay còn gọi là suy diễn quy nạp. Muốn có được suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lí phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức. Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn. thông thường việc xử lí số liệu trải qua các bước : + Mã hóa số liệu. 
 + Nhập liệu.
 + Hiệu chỉnh. 
 Trên đây là những phương pháp cụ thể mà người viết sử dụng có hiệu quả để nghiên cứu đề tài này.
 II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận: Cấu trúc của văn bản văn học.
     Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Hành trình khám phá giá trị một tác phẩm văn học là hành trình đi từ tầng ngôn ngữ đến tầng hình tượng, dần tìm ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Đích đến cuối cùng chính là tầng hàm nghĩa, bởi có tìm ra  ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng ta mới hiểu được những điều nhà văn muốn nói, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về về đạo đức xã hội, những hoài bão, những “tấc lòng” mà nhà văn muốn  kí thác cho đời. Nhưng cánh cửa cần mở ra để bước vào thế giới của tầng hàm nghĩa ấy, người đọc phải đi qua các lớp ngôn ngữ, đặc biệt là lớp hình tượng. Tiếp cận tác phẩm theo cấu trúc thể loại, theo cấu trúc hình tượng không phải là mới, nhưng những tác phẩm có cấu trúc đặc biệt – cấu trúc trong ý đồ xây dựng nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ, thì đó lại là những lựa chọn không thể bỏ qua. Tín hiệu nghệ thuật ấy có khi phát sáng, nhưng có khi chảy ngầm bên trong mạch cảm hứng của tác phẩm. Lần theo mạch ngầm ấy ta sẽ bắt gặp giá trị tiềm ẩn của văn bản.
      Cùng với ngôn từ và thể loại, cấu trúc (hay còn gọi là  kết cấu) là các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức của một văn bản văn học (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập II, trang 128, NXB Giáo dục Việt Nam). Cấu trúc là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Như bản thiết kế cần thiết cho việc xây dựng ngôi nhà, bất kì văn bản văn học nào cũng phải có một cấu trúc  nhất định. Cấu trúc hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản. Có cấu trúc hoành tráng của các sử thi, có kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, có cấu trúc mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tản văn, có kết cấu theo qui phạm của thơ Đường, có kết cấu theo khổ thơ hiện đại, và cũng có kết cấu hình tượng 
     Cần phân biệt bố cục và cấu trúc của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ cấu trúc thể hiện một nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của cấu trúc.
     Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh có cấu trúc song trùng. Hình tượng sóng – em chạy suốt dọc bài thơ. Bên trong cấu trúc song trùng ấy còn có sự phá vỡ cấu trúc song trùng, để em bên cạnh những nét tương đồng với sóng  còn phải thoát khỏi hạn định của hình tượng sóng, để đích thực là em – một cái tôi trữ tình hồn nhiên, tươi tắn, đằm thắm, chân thành mà không kém phần cuộn dâng dữ dội. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Từ thực tế giảng dạy lâu năm ở trường qua các khóa học của học sinh khối lớp 12 người viết nhận thấy phần lớn học sinh đều không hứng thú chủ động tiếp cận kiến thức phần các tác phẩm thơ ca. Bởi thực tế hiện nay đa số học sinh làm quen và hứng thú với tin nóng trong các trang báo mạng hay là các tác phẩm có yếu tố gây cười. Tuyệt nhiên với dòng thơ ca cách mạng hay tình yêu các em có tâm lí chung chỉ ngồi nghe giảng, không chịu nhập tâm. Với bài thơ sóng nếu chỉ tiếp cận đơn thuần ở hình ảnh ẩn dụ dễ rơi vào tình trạng nhàm lặp, không thể gợi hứng thú cho các em. Bản thân người viết cũng đã từng dạy rất nhiều năm, nhiều khóa lớp cũng như đi dự giờ đồng nghiệp đều vấp phải thực trạng trên. Cụ thể chỉ 1/4 học sinh các lớp đại trà , 1/2 các lớp chọn theo khối chú ý tiếp cận "Sóng" một cách chủ động. Trong khi Sóng là thi phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh cũng là "Bông hoa nở dọc chiến hào" trong dòng thơ ca Việt Nam hiện đại.
 Người viết tiến hành khảo sát 2/3 tổng số lớp dạy khi chưa áp dụng dạng cấu trúc song trùng và sự phá vỡ nó khi tìm hiểu bài thơ Sóng thì kết quả cho thấy cả 2 lớp phần lớn học sinh đều không hứng thú và cho rằng kết cấu nhàm chán, không có điểm mới. 
 Nguồn tài liệu và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp cũng đều xoay quanh trục sóng đôi đã cũ. Vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hướng tiếp cận mới cho bài thơ rất giá trị này bằng cách làm so sánh để làm nổi bật điểm tương đồng và khác biệt giữa "sóng" và "em." Thực trạng trên chỉ có thể khắc phục khi nghiêm túc nhìn nhận và nghiên cứu cặp hình tượng sóng đôi đó để giải mã ẩn ý của nhà thơ, tiếng lòng của nữ sĩ dám sống đến tận cùng cho tình yêu. Và để khắc phục nó hoàn toàn tự nhiên người viết tiến hành nghiên cứu và đi đến đáp án bằng sự phá vỡ cấu trúc song trùng một cách tất yếu của "Sóng". Quyết liệt nhưng hiệu quả.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Nhận diện cấu trúc song trùng của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
 Cấu trúc song trùng -  sóng và  em
 Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đặt nhan đề bài thơ là “Sóng”, đó  cũng chính là hình tượng ẩn dụ cho tình yêu của người phụ nữ. Chạy dọc suốt bài thơ, mỗi khám phá về sóng cũng là một khám phá về tình yêu. Những biểu hiện của tâm trạng trữ tình, mỗi trạng thái tâm hồn lại tìm thấy sự tương hợp với một đặc tính, một biểu hiện nào đó của sóng. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường . Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu . Bà viết nhiều , viết hay về tình yêu nhưng có lẽ "Sóng" là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ .
 Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa 
3.1.1. Sự tương đồng, trùng hợp về âm điệu. 
 Nhịp điệu triền miên, lúc dào dạt, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng của con sóng biển cũng là nhịp điệu của con sóng lòng, của tâm hồn đang xao động, chất chứa những khát khao rạo rực tràn ra thành câu chữ, thành sóng thơ. Thể thơ năm chữ quen thuộc, lối sử dụng vần cách lẽ- bể; thế- trẻ; đâu- nhau; nước - được; qua- xa; nhỏ- vỗ..., cách ngắt nhịp biến hoá sáng tạo 2/1/2 (Dữ dội/ và /dịu êm , Ồn ào/ và /lặng lẽ...) ; 1/2/2 (Ôi/ con sóng/ ngày xưa); 3/2 (Nỗi khát vọng /tình yêu), cách tổ chức ngôn ngữ tinh tế  "Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ..." 
 Tất cả những điều đã nói trên tạo nên một hình tượng sóng bằng âm điệu đồng điệu với tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
3.1.2. Sự tương đồng về trạng thái.
 Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. Xuân Quỳnh diễn tả thật cụ thể cái trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim cồn cào khao khát tình yêu. Tính khí của người con gái đang yêu, cũng như sóng vậy thôi, vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực: “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ”  Sóng có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và tâm hồn người phụ nữ đang yêu có những mâu thuẫn mà thống nhất. Biển cả bao la khi cuồng phong dữ dội nhưng lúc lại cũng dịu êm sâu lắng thanh bình.Khi cuồng phong là sóng bạc đầu khi tưởng dịu êm nhưng lại có sóng ngầm. Người con gái khi yêu lúc cũng ồn ào sôi nổi khi thâm trầm lặng lẽ đến khó hiểu.
        Rõ ràng sóng và em có sự tương đồng về trạng thái ở biển khơi cũng như trong tình yêu.
3.1.3. Khát vọng lớn lao, cao cả.
 Chân lí của tự nhiên: trăm sông đều đổ về biển ứng với hình tượng sóng trong thơ Xuân Quỳnh. Con sóng nhỏ mang trong mình khát vọng lớn, mạnh mẽ, dứt khoát đến quyết liệt :
                                   " Sông không hiểu nổi mình
                                   Sóng tìm ra tận bể."
  Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể” . Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa . Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung.
 Hành trình của sóng từ sông ra biển, từ không gian chật hẹp đến không gian rộng như hành trình của một tình yêu chân chính, từ bỏ những giới hạn tù túng, những hạnh phúc nhỏ bé, những thoả mãn tầm thường để tìm đến chân trời bao la, những khát khao rộng lớn, vô biên tuyệt đích. Thật là minh bạch và cũng thật là quyết liệt ! 
3.1.4. Sự hiện hữu, thường trực đồng hành từ quá khứ đến tương lai:
 Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của Xuân Quỳnh, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ . Xuân Diệu cũng từng tha thiết với tình yêu không chỉ khi đang còn sống, còn trẻ mà cho đến cõi chết cũng không ngăn trở được tình cảm ấy " Nếu chết rồi thì tôi sẽ yêu ma". Cũng như sóng, mãi mãi trường tồn , vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu . Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:
 "Ôi con sóng ngày xưa
 Và ngày sau vẫn thế
 Nỗi khát vọng tình yêu
 Bồi hồi trong ngực trẻ."
 Sóng là trường tồn vĩnh hằng “... ngày xưa và ngày sau vẫn thế” cũng như khát vọng tình yêu của loài người đã có từ xa xưa và còn mãi đồng hành cùng nhân loại. Trước sau tình yêu vẫn là điều kì diệu bất biến trong trái tim mỗi người dù già hay trẻ, khỏe mạnh hay đau yếu, người giàu hay người nghèo. Trong tình yêu mọi người đều bình đẳng và không có bất kì một sự phân biệt kì thị nào. Bởi nếu có thì đó hẳn không phải là một tình yêu đơn thuần trong sáng nữa.
3.1.5. Khởi nguồn bí ẩn.
 Khi tình yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_tiep_can_bai_tho_song_cua_xuan_quynh_qua_cau_truc.doc