SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5

SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5

Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Học tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình, trường học và xã hội, góp phần cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy, trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng dung cảm trước cái đẹp, thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh của cuộc sống. Qua đó, góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại.

Môn Tiếng việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Kể chuyện. Trong đó, Tập đọc là một phân môn quan trọng, nó là chìa khóa, là phương tiện giúp học sinh tiếp xúc với kho tàng tri thức nhân loại (bao gồm cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và cả những người đương thời) được ghi lại bằng chữ viết.

Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để có được cuộc sống bình thường trong xã hội hiện đại, con người phải biết đọc. Đọc để tìm hiểu, đọc để đánh giá cuộc sống, nhận thức được các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội và phẩm chất đạo đức của con người, đọc để nhận thức hiện thực và các tiêu chuẩn của đời sống của xã hội.

 

docx 20 trang thuychi01 14276
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÃI TRÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hồng.
 Chức vụ : Giáo viên.
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Bãi Trành.
 SKKN thuộc lĩnh vực : Môn Tiếng Việt.
NHƯ XUÂN NĂM 2017
MỤC LỤC
I . Mở đầu.
Trang 1
1 . Lý do chọn đề tài.
Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu.
Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trang 2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 3
1 . Cơ sở lý luận.
Trang 3
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Trang 3
3. Giải pháp và các biện pháp tổ chức thực hiện về việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5.
Trang 4
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
Trang 16
III. Kết luận và kiến nghị.
Trang 16
1 . Kết luận.
Trang 16
2. Kiến nghị.
Trang 17
I. Mở đầu :
1. Lí do chọn đề tài :
Môn Tiếng Việt giữ một vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Học tốt môn Tiếng Việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình, trường học và xã hội, góp phần cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy, trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng dung cảm trước cái đẹp, thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh của cuộc sống. Qua đó, góp phần hình thành nhận thức tình cảm, thái độ hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại.
Môn Tiếng việt được chia làm nhiều phân môn nhỏ : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết, Kể chuyện. Trong đó, Tập đọc là một phân môn quan trọng, nó là chìa khóa, là phương tiện giúp học sinh tiếp xúc với kho tàng tri thức nhân loại (bao gồm cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và cả những người đương thời) được ghi lại bằng chữ viết.
Muốn tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, để có được cuộc sống bình thường trong xã hội hiện đại, con người phải biết đọc. Đọc để tìm hiểu, đọc để đánh giá cuộc sống, nhận thức được các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội và phẩm chất đạo đức của con người, đọc để nhận thức hiện thực và các tiêu chuẩn của đời sống của xã hội.
Trong thực tiễn giảng dạy ở trường Tiểu học, sách giáo khoa là phương tiện để học sinh nhận thức về thiên nhiên, về đời sống con người trong quá khứ và hiện tại, về phong tục văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Nhờ đó mà khả năng nhận thức của học sinh sẽ phát triển và áp dụng vào thực tế đời sống. Các em tích lũy được tính hiểu biết, tính thẩm mỹ, sẽ tiếp cận được với cái đẹp và càng yêu quý tiếng mẹ đẻ hơn.
Không những thể hiện đọc một cách có ý thức sẽ ảnh hưởng tốt tới trình độ ngôn ngữ của học sinh, ngôn ngữ phong phú đa dạng giàu tính nghệ thuật sẽ giúp cho cách diễn đạt của học sinh có hình ảnh và logic hơn. Vì vậy việc đọc đối với các em có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất tốt. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem như một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là sự tiếp nhận của hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, là việc sử dụng bộ não gồm hai phương tiện: Quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói, âm thanh. Sự vận động của tư tưởng tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa là mối quan hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ hiểu cho được nội dung những gì đọc được. Đọc bao gồm nhiều yếu tố tiếp cận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác sử dụng trong thao tác tư duy.
 	Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển đọc là đạt đến sự tổng hợp các mặt riêng lẻ này của quá trình đọc. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì sự dạy học càng hoàn thiện, chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ “Đọc” được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Như vậy, “Đọc” được xem như một hoạt động lời nói, trong đó có các thành tố như : Tiếp nhận dạng thức chữ của từ. Chuyển dạng thức chữ thành âm thanh, tức là đọc trơn từng tiếng, tùy thuộc trình độ nắm kỹ thuật đọc.
Chính vì đọc có ý nghĩa quan trọng như vậy nên việc rèn đọc đúng và nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học. Người giáo viên cần phải hình thành và phát triển có hệ thống và có kế hoạch về năng lực đọc, kỹ năng đọc cho học sinh.
Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm là 4 yêu cầu về chất lượng đọc và cũng là 4 kĩ năng đọc của học sinh Tiểu học.
Do tầm quan trọng của việc đọc và những kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra từ thực tế dạy học. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến “ Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết Tập đọc” để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu :
 - Nghiên cứu về một số biện pháp “Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh ”, nhằm giúp học sinh lớp 5 có kĩ năng đọc đúng, đọc hay, tạo hứng thú đọc và cảm nhận văn bản một cách tốt nhất.
- Để những tiết học Tập đọc  đạt kết quả cao nhất.
3 . Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc hay. 
- Kỹ năng đọc của học sinh lớp 5.
4 . Các phương pháp nghiên cứu.
     	4.1. Nghiên cứu tài liệu :
          - Nghiên cứu các Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tra cứu tạp chí Giáo dục hàng tháng.
          - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu có liên quan đến phân môn Tập đọc, các loại sách tham khảo như : Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các tác phẩm văn học; Giúp em học tốt Tiếng Việt 5.
   	4.2. Nghiên cứu thực tế :
          - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về những thuận lợi cũng như những khó khăn khi thực hiện dạy các giờ tập đọc trên lớp.
          - Tổ chức và tiến hành áp dụng các biện pháp rèn đọc cho học sinh trong mỗi giờ dạy tập đọc và các hoạt động đọc khác. 
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
1. Cơ sở lý luận :
Tập đọc là các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Do đó, “Đọc” trong chương trình Tiểu học không chỉ coi là giải mã văn tự ghi âm mà đồng thời còn phải hiểu văn bản. Chỉ khi nào học sinh hiểu được điều mình đọc mới coi là biết đọc. Ngay khi đọc thầm, dù không phát âm, không nghe thấy tiếng nhưng cơ quan phát âm vẫn làm việc âm thầm. Khi đọc to hay đọc thầm, mắt ta lướt từ dòng này sang dòng khác thành những “bước nhảy”, mắt ghi nhận được một đoạn nhất định của dòng chữ. Mỗi đoạn bao gồm một số lượng chữ thay đổi tùy người đọc, được gọi là trường đọc. Người đọc giỏi mỗi lần liếc ghi nhận được nhiều từ hơn người đọc chậm. Như vậy, trình độ đọc có thể rộng và có thể hẹp. Ngoài ra, mắt không phải lúc nào cũng lướt về phía trước mà thỉnh thoảng quay lại để nắm chắc hơn đoạn vừa đọc. Đó là bước hồi quy.
Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay, bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc – rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Ở Tiểu học, dạy đọc có ý nghĩa rất lớn. Nó là đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên các em phải đọc, sau đó đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Qua nhiều năm tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5, qua dự giờ trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, bản thân tôi thấy phần đọc của học sinh còn bộc lộ một số tồn tại như :
+ Có những học sinh học tới lớp 5, đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ chưa đúng, giọng đọc lên xuống chưa phù hợp với từng kiểu câu. Các em chưa hiểu được nội dung, giá trị nghệ thuật, chưa thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, các em chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài, chưa cảm nhận được cái hay của mỗi bài Tập đọc.
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn đọc còn sai, phát âm nhầm lẫn l/n ; ch/tr ; s/x ; d/r/gi ; dấu hỏi với dấu ngã. Trong các giờ dạy Tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc hiểu. Ngược lại, trong giờ Tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh đọc được trong lớp ít, chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
+ Đối với thực tế ở lớp tôi giảng dạy, vào thời điểm đầu năm học các em trong thôn Xuân Khánh và Xuân Phúc rất hay đọc sai các tiếng có phụ âm đầu là l/n, các tiếng có nguyên âm iê – yêu – iên. Chẳng hạn, tiếng “luyến” các em lại đọc là “liến” , “lựu” đọc là “liệu” , “chuyển” đọc là “chiển” , “ nội ” đọc là “lội”. Còn đa số học sinh lại đọc các tiếng có dấu hỏi thành dấu ngã, phát âm nhầm lẫn dấu hỏi và dấu ngã và ngược lại. Các em chưa hiểu được nội dung, giá trị nghệ thuật, chưa thấy được cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm, đọc với các em chỉ là phát âm chữ viết thành tiếng.
3. Giải pháp và các biện pháp tổ chức thực hiện về việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 :
3.1. Các giải pháp :
Muốn rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh, trước hết người giáo viên phải hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của việc dạy học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh đối với môn Tập đọc để các em có ý thức rèn luyện đọc và đạt được 4 yêu cầu về kỹ năng đọc, đó là : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
Trong quá trình dạy Tập đọc, người giáo viên phải quan tâm tới việc rèn cả 4 kỹ năng cho học sinh. Đặc biệt không chỉ nghĩ rằng đọc đúng là không đọc sai về mặt chính âm mà phải hiểu được đọc đúng bao gồm: ngắt giọng logic, đọc đúng ngữ điệu của câu kể, hỏi, cảm, cầu khiến.
Giải pháp 1 : Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Đối với giáo viên:
- Trước hết muốn rèn luyện cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn của bài. Thầy phải chú ý đến khâu rèn đọc của học sinh, chú ý đến từng đối tượng học sinh và quan tâm nhiều hơn đến những em đọc chưa đúng, nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn bài giảng để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài sâu hơn.
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn Tập đọc : Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
* Đối với các em học sinh :
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết Tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc.
Giải pháp 2: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh.
Muốn rèn đọc đúng, đọc nhanh cho học sinh trước hết cần sửa cho các em lỗi phát âm. Hằng ngày trong các giờ học, giáo viên phải chú ý, phát hiện lỗi phát âm theo tiếng địa phương do thói quen nói giọng. Việc làm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ học chứ không riêng gì trong tiết Tập đọc. Có thể ngay trong lúc trò chuyện ngoài giờ học, nếu phát hiện thấy học sinh mắc lỗi cần nhắc nhở để các em thấy sai và sửa. Học sinh muốn đọc đúng, đọc nhanh thì phải được đọc nhiều. Trong một buổi học mỗi học sinh ít nhất phải được đọc một lần. Đọc ở đây không chỉ là bài Tập đọc mà các em có thể đọc từ đề các bài Toán, đề bài tập làm văn, bài tập ở phân môn Luyện từ và câu, Địa lý, Chính tả.... Điều quan trọng và chủ yếu là giáo viên phải chú ý sửa cho học sinh không những trong giờ Tập đọc mà còn sửa trong tất cả các giờ học khác.
Ngoài việc nhắc nhở các em ngắt nghỉ theo dấu câu, giáo viên cần lưu ý các em khi ngắt nghỉ không được làm sai nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của từ, của câu, để thực hiện được điều đó người giáo viên lại phải dạy tốt phần mở rộng vốn từ, từ loại, câu. Qua các giờ học đó học sinh hiểu rõ nghĩa các từ, cấu tạo từ, đặc điểm loại từ, để khi đọc các em không đọc tách một từ ra làm hai.
Trong mỗi giờ Tập đọc, giáo viên phải cho các em luyện đọc câu khó, câu dài trước khi đọc đoạn, đọc toàn bài.
Đọc đúng và đọc nhanh bao giờ cũng đi đôi với nhau. Hoàn thiện việc đọc đúng sẽ tăng tốc độ đọc. Tốc độ đọc vừa phải là điều kiện chủ yếu để nhận biết đúng từ, nếu vội vàng chỉ đưa đến nhiều lỗi khi đọc.
* Để phát triển chất lượng đọc đúng cho học sinh cần :
- Có sự hướng dẫn hàng ngày của giáo viên và sự theo dõi giúp đỡ của những học sinh có năng khiếu với những học sinh đọc chưa được tốt.
- Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên phát hiện lỗi phát âm mà học sinh của lớp mình mắc phải để phân định ra các âm, tiếng, từ, câu khó để luyện
đọc trước khi đọc bài.
* Rèn kỹ năng đọc nhanh :
- Học sinh phải biết cầm sách đúng tư thế. Luôn giữ khoảng cách trung bình giữa mắt và sách (không gần quá cũng không xa quá).
- Cho học sinh đọc thầm sơ bộ bài cần đọc.
- Giáo viên đọc mẫu theo tốc độ định trước để xác định cho học sinh tốc độ khi đọc.
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm không có nghĩa chỉ thể hiện sắc thái giọng đọc nó còn phải biết cách ngừng nghỉ trong khi đọc, là hình thức đọc có tính đặc thù. Đây là hình thức đọc nghệ thuật. 
Để hình thành được kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, người giáo viên cần lưu ý :
- Dạy cho học sinh cách thở và lấy hơi khi đọc. Thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ, khi có dấu chấm để lấy hơi đọc tiếp.
- Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, đọc nhanh, đọc to, đọc rõ.
- Mỗi bài đọc, giáo viên phải tìm được một hệ thống câu hỏi phù hợp, logic để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ năng, nội dung của bài.
- Giáo viên đọc mẫu (hoặc một học sinh đọc diễn cảm tốt đọc) để định hướng cho học sinh làm theo.
Khi đọc diễn cảm phải ngắt giọng giữa các nhóm từ trong câu, giữa các câu trong đoạn ( được ghi bằng các dấu phẩy, dấu chấm). Ngắt giọng được quy định bởi quy tắc ngữ pháp đồng thời ngắt giọng còn là một thủ pháp diễn cảm. Nhờ có dấu hiệu ngắt giọng này mà ý tứ trong câu, trong đoạn, trong bài văn được diễn tả mạch lạc lôgíc. Trong một bài văn xuôi ta cứ đọc liền mạch, ngắt nghỉ không đúng chỗ thì ý tứ sẽ không rõ ràng 
Việc đọc diễn cảm không chỉ dừng lại ở chỗ ngắt giọng theo quy tắc ngữ pháp. Đọc diễn cảm là để hiểu và cảm thụ được bài văn. Muốn được như vậy người đọc phải chọn với nhịp độ đọc cho chính xác, bằng cách thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải.	
Nhịp độ đọc là do nội dung bài văn quyết định và có thể biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, từ câu này sang câu khác.	
Để nhiều em đọc diễn cảm tốt trong giờ học. Thể hiện giọng đọc từ ngữ trong một câu, các câu trong một đoạn không phải chỉ đọc với giọng đều đều như nhau mà còn có nhiều những từ ngữ, câu văn phải đọc nhấn mạnh hơn. Đó là những từ ngữ, những câu mang ý nghĩa nổi bật, bộc lộ chủ đề của bài văn.	
Trong văn miêu tả đó là các từ ngữ chỉ hành động, tính cách nhân vật, diễn biến của sự vật. Trong thơ là những từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc.	
Giúp học sinh đọc nhấn giọng là để thể hiện cường độ đọc nhanh hơn, to hơn. Bên cạnh đó còn có những trường hợp đọc ngắn gọn không phải là đọc mạnh và đọc to hơn mà ngược lại giọng đọc dịu dàng hơn, nhỏ hơn gây một ấn tượng đặc biệt.	
Trong văn hội thoại, ngoài việc dạy cho các em phân biệt lời kể, lời dẫn chuyện, lời các nhân vật, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc phân vai. Khi các em tiến hành luyện đọc, giáo viên có thể cho các em đọc thầm lời của mỗi nhân vật có trong bài, sau đó gọi cá nhân từng em đọc thể hiện giọng của tất cả các nhân vật đó.Trong đối thoại, những câu cảm thán, câu hỏi, câu cầu khiến có giọng đọc nhấn mạnh hơn.	
Trong thơ thường có nhịp, có vần tạo nên nhịp điệu của thơ. Vậy khi đọc diễn cảm thơ ca, trước tiên phải tìm ra nhịp thơ và ngắt giọng đúng nhịp thơ.	
Một bài đọc muốn diễn cảm được không chỉ ngừng ở các mức độ trên, mà người đọc phải có các tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt để bổ sung trong ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên.	
Để có thể đọc diễn cảm phải hiểu được nội dung, nghệ thuật, tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua bài đọc.
Muốn học sinh “hiểu”, trước hết giáo viên phải “hiểu” do vậy trước khi lên lớp, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài đọc, tìm cách đọc phù hợp nhất đối với mỗi bài Tập đọc và giúp các em tự tìm ra kiến thức.
Bản thân giáo viên phải đọc diễn cảm tốt, bởi việc đọc mẫu của giáo viên là rất cần thiết đối với học sinh. Vì thế người giáo viên cần phải thường xuyên
luyện đọc diễn cảm và đọc diễn cảm khi dạy.
Các biện pháp rèn kỹ năng đọc nói trên đòi hỏi tất cả các môn học đóng góp những kiến thức liên quan, phục vụ cho việc rèn đọc. Tuy nhiên, thực hành các kỹ năng đọc chủ yếu diễn ra trong giờ Tập đọc. Việc tổ chức một giờ Tập đọc như thế nào cho hiệu quả là tùy thuộc rất nhiều vào trình độ, lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện :
a. Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc đầu năm của các lớp 5 mà tối đã trực tiếp giảng dạy.
Cụ thể kết quả như sau :
Năm học
Lớp
Số học sinh
Đọc phát âm sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2014 - 2015
5B
25
8
32%
10
40%
5
20%
2
8%
2015 - 2016
5B
26
7
27%
11
42,3%
6
23%
2
7,7%
2016 - 2017
5A
24
8
33,3%
7
21,1%
6
30,4%
3
15,2%
Đồng thời, tôi trao đổi trực tiếp với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp 
4 các năm trước, để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tìm nguyên nhân dẫn đến các em hay phát âm sai, ngắt nghỉ chưa phù hợp, đọc diễn cảm chưa đạt.
b.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc chưa tốt của một số học sinh:
- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn tiếng có thanh hỏi và thanh ngã, ông bà, bố mẹ, người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế.
- Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay đến xây dựng gia đình nói và phát âm chưa đúng.
Ví dụ : Bố mẹ phát âm sai : n/ l lẫn lộn thì con cái phát âm như vậy.
+ Về phía giáo viên :
Có một số giáo viên chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm. Nhiều giáo viên chưa đọc hay, đọc chưa đúng, còn đọc nhầm lẫn giữa các tiếng có thanh hỏi và thanh ngã, tiếng có âm tr/ch. Hơn nữa trong giờ Tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này được làm việc liên tục trong giờ học. Do vậy, các em đọc tốt càng đọc tốt hơn, các em đọc chưa đúng lại không tự tin và ngại đọc trước lớp. Nhất là khi đọc diễn cảm, giáo viên chỉ gọi một vài em đọc tốt đọc mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_5.docx