SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục

 Như chúng ta đã biết “|trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai|” đây là một lực lượng to lớn, là chủ nhân của đất nước. Ngoài học tập thì việc quan tâm đến các quyền được chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản của độ tuổi này nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của cá nhân cũng như của gia đình, nhà trường, xã hội. Đối mặt với một trong những nội dung của vấn đề này không thể không kể đến nội dung nóng bỏng và nhức nhối hiện nay: Xâm hại tình dục. [4]

Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây số ca bị xâm hại ở lứa tuổi chưa tới vị thành niên ngày càng gia tăng, độ tuổi trẻ em bị xâm hại càng ngày càng thấp. Theo thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tệ nạn xã hội - Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, số vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2015 -2017, đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 56,3%. Số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5%. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có 30 - 40 vụ cưỡng bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại bệnh viện chúng tôi. Các tháng 11 và 12/2016 và tháng 1/2017, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ". Ông nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rất nghiêm trọng". [4]

 Hiện nay, việc giáo dục trong các nhà trường thường chú trọng nhiều đến việc giáo dục tri thức, việc giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh rất ít, không có hệ thống, và không thường xuyên. [2]Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động . . [3]

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đới với mỗi học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người phát triển đầy đủ “đức-trí-thể-mĩ”. . [3]

 Thông qua giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có thêm các kĩ năng sống, các em biết cái đúng, cái sai, theo những chuẩn mực của xã hội, đấu tranh với những cái sai trái, đồng tình ủng hộ những việc làm tốt đẹp. Không phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ cho các em, vì thế không ai khác các em phải là người tự bảo vệ mình. Vì thế cần phải dạy cho các em kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâm hại, có thể tự bảo vệ bản thân mình trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại. [3]. Chính vì những lí do đó tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục " với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào việc nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại tình dục và xa hơn là toàn bộ các em học sinh đang sinh sống và học tập trong vùng.

 

doc 25 trang thuychi01 54534
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI VÀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC
 Người thực hiện: Đào Thị Quỳnh
 Chức vụ: Giáo viên – BCH đoàn trường
 Đơn vị công tác: Trường THPT Thọ Xuân 5
 SKKN thuộc lĩnh vực : Lớp chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang 
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
I.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
I.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
I.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
I.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
II. NỘI DUNG...........................................................................................................2
II.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................2
II.2. Vị thành niên, họ là ai........................................................................................3
II.2.1. Những đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên........................................................3 
II.2.2. Những trở ngại về mặt bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên.............................4
II.2.3 Đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tình dục........................................4 
II.2.4 Xã hội nhìn nhận vị thành niên như thế nào ...................................................5
II.3. Thế nào là xâm hại tình dục...............................................................................5
II.3.1.Các hình thức xâm hại......................................................................................5
II.3.2 Đối tượng bị xâm hại ......................................................................................6
II.3.3. Hậu quả.......................................................................................................... 7
II.4. Giải pháp............................................................................................................8
II.4.1. Về phía cá nhân ..............................................................................................8
II.4.2 . Về phía gia đình, nhà trường..........................................................................9
II.4.3. Về phía xã hội ..............................................................................................14
II.5. Thực trạng vấn đề.............................................................................................16
II.5.1. Thuận lợi ......................................................................................................16
II.5.2.Khó khăn........................................................................................................16
II.5.2.1.Khách quan................................................................................................. 16
II.5.2.2. Chủ quan....................................................................................................16
II.6. Hiệu quả...........................................................................................................17
II.6.1. Đối với giáo viên...........................................................................................17
II.6.2.Đối với học sinh.............................................................................................17 
III. Kết luận, kiến nghị.............................................................................................18
III.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................18
III.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................18
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết “|trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai|” đây là một lực lượng to lớn, là chủ nhân của đất nước. Ngoài học tập thì việc quan tâm đến các quyền được chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản của độ tuổi này nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của cá nhân cũng như của gia đình, nhà trường, xã hội. Đối mặt với một trong những nội dung của vấn đề này không thể không kể đến nội dung nóng bỏng và nhức nhối hiện nay: Xâm hại tình dục. [4]
Xâm hại tình dục đối với trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây số ca bị xâm hại ở lứa tuổi chưa tới vị thành niên ngày càng gia tăng, độ tuổi trẻ em bị xâm hại càng ngày càng thấp. Theo thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tệ nạn xã hội - Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, số vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2015 -2017, đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm 56,3%. Số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5%. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ  Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có 30 - 40 vụ cưỡng bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại  bệnh viện chúng tôi. Các tháng 11 và 12/2016 và tháng 1/2017, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ". Ông nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rất nghiêm trọng".. [4]
 Hiện nay, việc giáo dục trong các nhà trường thường chú trọng nhiều đến việc giáo dục tri thức, việc giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh rất ít, không có hệ thống, và không thường xuyên. [2]Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động .... . [3]
Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đới với mỗi học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người phát triển đầy đủ “đức-trí-thể-mĩ”. . [3]
 Thông qua giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có thêm các kĩ năng sống, các em biết cái đúng, cái sai, theo những chuẩn mực của xã hội, đấu tranh với những cái sai trái, đồng tình ủng hộ những việc làm tốt đẹp. Không phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ cho các em, vì thế không ai khác các em phải là người tự bảo vệ mình. Vì thế cần phải dạy cho các em kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâm hại, có thể tự bảo vệ bản thân mình trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại. [3]. Chính vì những lí do đó tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại và quấy rối tình dục " với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào việc nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm trong việc phòng tránh xâm hại tình dục và xa hơn là toàn bộ các em học sinh đang sinh sống và học tập trong vùng. 
I.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hiểu được một số kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục nói chung và ở tuổi vị thành niên nói riêng (hình thức, đối tượng, hậu quả)
- Ghi nhớ được một số kiến thức cơ bản về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân (khi là đối tượng xâm hại hoặc bị xâm hại tình dục) được quy định trong các bộ luật.
- Đề xuất các biện pháp cho học sinh lớp chủ nhiệm, gia đình và những người xung quanh cần thực hiện để có thể tự trang bị kiến thức về sức khỏe, giới tính và tự bảo vệ mình cũng như bạn bè khỏi xâm hại tình dục. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp chủ nhiệm 10C3 
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm hiện trường
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận. 
 Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các nước trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, bên cạnh việc tiếp thu những mặt tốt thì những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, tập thể trong đó có một bộ phận không nhỏ là trẻ em. Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹ mải lo làm ăn, phát triển kinh tế mà quên đi việc giáo dục con cái, tạo cho con một môi trường sống và phát triển nhân cách tốt đẹp. Một số gia đình lại phó mặc hoàn toàn việc dạy dỗ, giáo dục con cái cho nhà trường. Một số gia đình có điều kiện kinh tế thì lại rất nuông chiều con, dẫn đến các em luôn ỷ lại, thiếu tính tự lập, mỗi khi có việc gì thì không thể tự xử lý, không biết bảo vệ bản thân. [4]
 Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng có nguy cơ tăng cao (theo thống kê: 93% trẻ em bị xâm hại tình dục từ người có quen biết các em, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em không những gây ra cho các em đau đớn, thương tật về thể xác, mà về tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề.). Cũng bởi các em không có kiến thức, kĩ năng về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nên các em không biết phải xử lí như thế nào khi bị xâm hại, dẫn đến các em khi bị xâm hại thì chỉ biết im lặng, có những em còn bị xâm hại nhiều lần và trong một thời gian dài. [4]
 Theo kết quả điều tra 100 em về kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, thì có tới 90 em học sinh lúng túng, không biết làm thế nào khi bị xâm hại tình dục.
 Qua thực tế đời sống, tôi thấy tình trạng xâm hại tình dục hiện nay là vấn đề đáng lưu tâm. Theo thống kê của cảnh sát, trên cả nước:
- Tình trạng xâm hại tình dục trong những năm gần đây đã xảy ra ở mức độ
đáng báo động. Từ 2008 - 2013, tòa án các cấp đã đưa ra xét xử theo thủ tục
sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo.
- Tòa án các cấp đưa ra xét xử, có 1.812 vụ với 2.641 bị cáo bị xét xử về tội
“Hiếp dâm”, 3.276 vụ với 3.759 bị cáo bị xét xử về tội “Hiếp dâm trẻ em”,.
Những số liệu này cho thấy nạn nhân của các vụ án xâm phạm tình dục là trẻ em
chiếm tỷ lệ lớn. [4] Vậy nguyên nhân là do đâu? Đầu tiên ta tìm hiểu một số khái niệm sau :
II.2 Vị thành niên, họ là ai?
 Vị thành niên là những người ở lứa tuổi từ 10 – 19. Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại như sau: vị thành niên (adolescent) 10 – 19 tuổi, thanh niên (youth) 15 – 24 tuổi, người trẻ (young people) 10 – 24 tuổi. [4]
 Theo định nghĩa nối trên vị thành niên chiếm 20% dân số thế giới. Trong khi khái niệm thanh niên có sự khác biệt tùy theo từng nền văn hóa thì toàn thế giới ngày càng nhất trí rằng tuổi vị thành niên là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.
II.2.1/Những đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên
Đây là thời kỳ phát triển đặc biêt xảy ra đồng thời với hàng loạt những biến đổi nhanh chóng về cơ thể, biến đổi tâm lý và các mối quan hệ xã hội.
Thời kỳ vị thành niên sớm (10 – 13 tuổi): [4]
– Ý thức được bản thân không còn là trẻ con, muốn độc lập.
– Quan tâm nhiều đến quan hệ bạn bè.
– Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể.
– Tò mò, thích khám phá.
– Phát triển tư duy trừu tượng.
– Có hành vi mang tính chất thử nghiệm, bốc đồng.
Thời kỳ vị thành niên giữa (14 – 16 tuổi): [4]
– Tiếp tục quan tâm đến ngoại hình.
– Tỏ ra độc lập hơn, thích quyết định, có xu hướng tách khỏi sự kiểm soát của gia đình.
– Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè.
– Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu.
– Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
– Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả cảu hành vi.
– Bắt đầu thử thách các quy định, các giới hạn mà gia đình và xã hội đặt ra.
Thời kỳ vị thành niên muộn (17 – 19 tuổi): [4]
– Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
– Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn.
– Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
– Ảnh hưởng của bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng đến mối quan hệ gia đình.
– Chú trọng tới quan hệ riêng tư, tin cậy mối quan hệ giữa hai người hơn là quan hệ theo nhóm.
– Định hướng cuộc sống và nghề nghiệp rõ ràng hơn.
– Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu thực tế hơn.
II.2.2. Những trở ngại về mặt bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên?
 Phát triển nhanh về thể lực nhưng không nhận thức được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ (đối với đa số dân số ở khu vực các nước kém và đang phát triển); không có đủ kiến thức, hiểu biết về sự trưởng thành của bản thân, đặc biệt là sự phát triển tính dục; không nhận được đầy đủ thông tin hữu ích, đúng đắn về sức khỏe sinh sản (các biện pháp tránh thai, về cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV / AIDS cho nên không biết tự bảo vệ); những người cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản (SKSS) thường được đào tạo rất ít về phương pháp tiếp cận bảo vệ SKSS và sức khỏe tình dục vị thành niên; những dịch vụ hiện có ít khi được thiết kế với sự quan tâm để phục vụ cho lứa tuổi vị thành niên. [4]
Những đánh giá lầm lẫn về bản năng tình dục của vị thành niên?
 Rất nhiều người lớn tuổi tin rằng thanh thiếu niên thường bừa bãi trong quan hệ tình dục. Nhiều người cho rằng nếu cung cấp thông tin cho tuổi trẻ và giúp họ phòng tránh thai cũng như các bệnh lây tuyền theo đường tình dục thì sẽ “vé đường cho hươu chạy”. Một giả định sai lầm nữa là cho rằng cách tốt nhất để giúp vị thành niên là nói với họ những gì không nên làm.
 Trên thực tế, nếu chỉ khơi gợi sự tò mò của vị thanh niên thì sẽ khiến cho họ muốn “thử” làm điều mà người lớn khuyên họ không nên làm. Trong khi đó, điều quan trọng hơn là cần giúp vị thành niên có được sự hiểu biết để tự bảo vệ. [4]
II.2.3 Đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tính dục?
 Ngay từ thời cổ đại, nhà hiền triết Hi Lạp Aristotelesđã có nhận xét đáng ngạc nhiên về tuổi vị thành niên (đại ý): “Đó là nhưng người có xu hướng ham muốn và sẵn sàng biến ham muốn đó thành hành động. Trong số những ham muốn thể chất thì ham muốn tình dục dễ giải tỏa và phóng túng nhất. Tuổi vị thành niên là tuổi luôn biến đổi và ham muốn của họ cũng thất thường, mạnh mẽ, sôi nổi nhưng không kiên định, giống như cơn đói, cơn khát của người ốm”. Vị thành niên có những thay đổi về sinh lý, xúc cảm, nội tiết có ảnh hưởng đến hành vi tình dục; các hoạt động tình dục xảy ra ở lứa tuổi này thường không dự kiến trước và không thường xuyên; thường không tin rằng những nguy cơ về hành vi tình dục có thể xảy ra với chính mình (có thai, lây nhiễm bệnh); Không mấy khi chủ động chuẩn bị các biện pháp tránh thai; hoạt động tình dục thường do nhưng đòi hỏi bên ngoài vấn đề tình dục; thích sự kín đáo, riêng tư cho nên không thích đến các phòng khám kế hoạch hóa gia đình vì sợ gặp những người quen biết; lo lắng bố mẹ, bạn bè biết mình đang sử dụng các biện pháp tránh thai. [4]
II.2.4. Xã hội nhìn nhận vị thành niên như thế nào?
 Nhiều xã hội vẫn nhìn nhận vị thành niên là những người chưa phát triển đầy đủ, thiếu trách nhiệm và chưa có khả năng để quyết dịnh trong cuộc đời. Bởi thế, vị thành niên phải trải qua một giai đoạn dài khi họ không được coi là trẻ con nhưng cũng chưa được coi là người lớn. Vị thành niên biết về tình dục và có hoạt động tình dục là do sự phát triển tâm sinh lý và thường sớm hơn sự mong đợi của người lớn và xã hội. [4]
II.3.Thế nào là xâm hại tình dục 
 Xâm hại tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn. Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em. [4]
Vậy những hình thức xâm hại là gì?
II.3.1.Các hình thức xâm hại
+ Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức
 Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. 
a. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm[4] 
b. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm[4]
* Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.[4]
II.3.2.Đối tượng bị xâm hại.
 Cứ 4 bé gái thì có một bé bị xâm hại còn cứ 6 bé trai thì có một bé bị xâm hại
 Và cũng qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thường không hoặc không dám kể về những gì đã diễn ra với chúng. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm[4]
 Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ. [4]
II.3.3. Hậu quả.
 Cho dù sử dụng bạo lực, sự đe doạ hay “lòng tốt” để bắt trẻ thực hiện hành vi xâm hại tình dục thì hậu quả của việc xâm hại này đều gây tổn thương cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Sự xâm hại tình dục làm tổn thương trẻ vào thời điểm khi hành vi xâm hại diễn ra và có thể tiếp tục gây tổn thương nạn nhân trong suốt quãng đời còn lại của trẻ, đặc biệt đối với những trẻ không thể kể về sự xâm hại này hoặc không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hay trị liệu từ phía gia đình và xã hội. [4]
* Về mặt thể chất, trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu tổn thương thể xác kéo dài do các bệnh như như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những bệnh lây lan qua đường tình dục khác Nếu không được chữa trị có thể gây nên những vấn đề trong tương lai như có thai ngoài ý muốn, ung thư và tử vong do nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, trẻ còn có thể chịu những tổn thương thể chất trong quá trình phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục[4]
* Về mặt tâm lý, trẻ em bị xâm hại tình dục thường sẽ cảm thấy tội lỗi, sợ hãi, xấu xa, thất bại, cộc tính..., cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành tội phạm khi trường thành. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau khi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể trở thành người đi xâm hại tình dục trẻ em khác. [4]
 Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ lớn lên có thể gặp vấn đề về giới tính của mình, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, rối loạn nhân cách... Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị xâm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_l.doc