SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5

 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng việt.

 Chương trình Tập làm văn ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả bao gồm: văn tả người, văn tả cảnh, văn tả cây cối ,văn tả đồ vật, văn tả con vật. Trong đó văn tả người là thể loại khó nhất đối với học sinh. Dù khá quen với văn miêu tả song bây giờ các em học sinh lớp 5 mới bắt đầu thực hiện làm bài văn tả người. Thể loại văn tả người giúp các em biết dùng từ ngữ, hình ảnh lời văn sinh động để tả lại hình dáng, tính tình và hoạt động của con người. Qua quan sát để miêu tả, tình cảm gắn bó và yêu mến con người của các em nảy nở, tư duy hình tư¬ợng cũng đư¬ợc rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp tu từ khi tả ngư¬ời. Nói cách khác, văn tả người không chỉ đơn thuần giúp học sinh biết cảm thụ văn học, biết dùng từ ngữ để vẽ lên một con người như thực mà còn hình thành ở các em tình cảm yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cuộc sống. Nó góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện t¬ư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.

 

docx 18 trang thuychi01 939612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN 
TẢ NGƯỜI CHO HỌC SINH LỚP 5
Người thực hiện: Khương Thị Hạnh
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Đông Hương
SKKN thuộc lĩnh vực : Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU ........................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài ..........................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH GHIỆM .....................
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến............................................
2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thực trạng chương trình SGK..........................................
2.2.2 Thực trạng dạy và học Tập làm văn tả người .............
2.2.3. Thực trạng về chất lượng học sinh ................................
3
3
3
4
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..................
5
2.3.1. Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, nhận diện đặc điểm của văn tả người............................................................
5
2.3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát, chọn lọc chi tiết và lập dàn ý cho bài văn tả người .........................................................
6
 2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và chọn lọc chi tiết......
6
 2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn tả người....
7
2.3.3. Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn tả người...
 8
 2.3.3.1. Hướng dẫn học sinh diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học..........
 8
 2.3.2.2. Luyện viết đoạn mở bài, kết bài.........................
9
2.3.4. Hướng dẫn học sinh bộc lộ cảm xúc qua bài văn tả người
10
2.3.5. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong bài viết.....................
11
2.3.6. Một số biện pháp hỗ trợ khác....................................... 
 12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường............
 13 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................
 14
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng việt. 
 Chương trình Tập làm văn ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả bao gồm: văn tả người, văn tả cảnh, văn tả cây cối ,văn tả đồ vật, văn tả con vật. Trong đó văn tả người là thể loại khó nhất đối với học sinh. Dù khá quen với văn miêu tả song bây giờ các em học sinh lớp 5 mới bắt đầu thực hiện làm bài văn tả người. Thể loại văn tả người giúp các em biết dùng từ ngữ, hình ảnh lời văn sinh động để tả lại hình dáng, tính tình và hoạt động của con người. Qua quan sát để miêu tả, tình cảm gắn bó và yêu mến con người của các em nảy nở, tư duy hình tượng cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp tu từ khi tả người. Nói cách khác, văn tả người không chỉ đơn thuần giúp học sinh biết cảm thụ văn học, biết dùng từ ngữ để vẽ lên một con người như thực mà còn hình thành ở các em tình cảm yêu thương con người, yêu cái thiện, yêu cuộc sống. Nó góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học sinh.
 Việc rèn luyện kĩ năng viết văn tả người là hết sức quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn lúng túng, chưa biết sử dụng các phương pháp nghệ thuật trong văn miêu tả, làm cho nhân vật trở nên méo mó; học sinh khó diễn đạt sự khác biệt rõ giữa mắt, mũi, miệng, tóc... của người này và người khác. Vậy nên các em thường diễn đạt trùng lặp từ ngữ, ý và cả câu. Chính vì thế, tiết học văn tả người thường thiếu sự sinh động, hấp dẫn học sinh bởi các em thường thụ động nghe thầy cô cung cấp vốn từ ngữ, ý và cả cách diễn đạt câu sao cho hay, trôi chảy, biểu cảm hơn. Giáo viên giảng dạy thường chú trọng lí thuyết, coi nhẹ kĩ năng thực hành. Vì vậy các em ít được khai thác tính sáng tạo trong bài viết. Những câu hỏi: “Trang bị cho học sinh những kiến thức nào?”, “ Rèn luyện những kỹ năng gì?”, “ Rèn luyện như thế nào?”, ... để có được những bài văn hay luôn là những vấn đề trăn trở của mỗi giáo viên khi thiết kế và tổ chức dạy học phần này.
 Hiểu rõ tầm quan trọng của môn tập làm văn nói chung, băn khoăn vì chất lượng bài văn viết về tả người chưa cao và với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ để có nhiều bài viết hay của học sinh ở thể loại văn tả người, tôi xin mạnh dạn nêu ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Đề xuất được các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5. 
1.3.Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 
1.4.1. Phương pháp phân tích
 Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình xem xét, lý giải các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận xác đáng làm tiền đề cho việc đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 một cách phù hợp nhất. 
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 Thực tiễn phương pháp dạy học liên quan đến đề tài này bao gồm: 
 + Về mục tiêu, chương trình dạy học văn tả người ở lớp 5. 
 + Về việc dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học hiện nay. 
 + Định hướng về việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả người. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Tả người là dạng bài TLV yêu cầu học sinh dùng từ ngữ để tái hiện lại hình ảnh, tính cách của một con người với các trạng thái và tính cách của người đó, nhằm giúp người đọc, người nghe như đang được tận mắt nhìn thấy đối tượng được tả dần hiện ra qua từng con chữ. Vì vậy khi làm văn tả người điều quan trọng là phải biết quan sát và dẫn ra được những nét tính cách đặc trưng, những hoạt động tiêu biểu nhất của đối tượng được miêu tả.  
 Để làm nổi bật đặc điểm của một bài văn tả người, người viết cần cụ thể hóa (tả ai?) nghĩa là tả người thì phải làm cho người đọc, người nghe hình dung được đây là một con người sống thực sự và cá biệt hóa là khi tả người phải làm cho người đọc, người nghe hình dung ra được một con người cụ thể chứ không phải chung chung. 
 Đối với học sinh Tiểu học khi viết một bài văn tả người thì hình ảnh con người mà các em xây dựng khác xa so với hình ảnh con người trong các tác phẩm văn chương, bởi các em còn nhỏ chưa suy nghĩ nhiều và chưa thể có được những cái nhìn sâu sắc về đối tượng miêu tả như các nhà văn. Văn tả người ở Tiểu học chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về ngoại hình, tính tình và hoạt động của “một con người”. Đối tượng miêu tả của các em luôn gần gũi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em, có ảnh hưởng trực tiếp tới các em, ngôn ngữ miêu tả mà các em sử dụng là đơn giản, dễ hiểu và không yêu cầu quá cao. Các em chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và đặc trưng nhất của một bài văn tả người, đồng thời thể hiện được những cái nhìn ban đầu của mình về đối tượng, thể hiện được những tình cảm, bộc lộ xúc cảm của mình dành cho đối tượng vào bài văn làm cho bài văn đậm chất “chân thực”. Làm được như vậy xem như các em đã đạt được yêu cầu của một bài văn tả người.  
 Từ việc tìm hiểu các khái niệm liên quan và việc phân tích các đặc trưng của văn tả ngưởi có thể thấy việc nắm vững được khái niệm, đặc trưng của một bài văn tả người là rất cần thiết. Nắm được đặc điểm cơ bản sẽ tránh được việc viết văn lạc đề, tránh được việc lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia. Văn miêu tả trong chương trình lớp 5 gồm nhiều kiểu bài khác nhau, nếu không nắm chắc được từng loại thì sẽ dẫn đến tình trạng lạc đề. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng chương trình sách giáo khoa
 Với mục đích trang bị kiến thức, rèn luyện các kĩ năng làm văn, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hành thành nhân cách cho học sinh, phân môn Tập làm văn ở lớp 5 được dạy trong 31 tuần (trừ các tuần ôn tập và kiểm tra), mỗi tuần 2 tiết. Chương trình tập trung dạy học sinh tạo lập 2 loại văn bản có tính chất nghệ thuật là văn miêu tả, văn kể chuyện và 6 loại văn bản khác. Riêng về văn miêu tả, chươngtrình tập trung vào các thể loại miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả đồ vật (ôn tập), miêu tả cây cối (ôn tập), miêu tả con vật (ôn tập). 
 Ngoài các tiết kiểm tra viết, tiết trả bài, môn Tập làm văn nói chung, phần Tập làm văn tả người nói riêng, có 2 loại bài học chính là bài dạy lý thuyết và bài hướng dẫn thực hành. Các bài học này được biên soạn trên cơ sở các quan điểm biên soạn sách Tiếng Việt là: Dạy giao tiếp, tích hợp và tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. 
Riêng về văn tả người, học kì I có 8 tiết, học kì II có 7 tiết, tổng cả năm là15 tiết. Các tiết học về văn tả người được phân bố ở cả học kì I và học kì II đan xen với các phân môn và các thể loại văn khác.
- Thuận lợi: Cách sắp xếp này giúp học sinh có thời gian để chuẩn bị bài, có thời gian quan sát đối tượng tả và luyện tập từng kỹ năng làm văn. 
- Khó khăn: Các tiết học về thể loại văn tả người không liên tục nên việc dạy kiến thức và rèn kỹ năng không liền mạch. Ví dụ, sau tiết trả bài ở học kì I, thì ở học kì II mới rèn học sinh cách mở bài, kết bài hoặc sau tiết làm bài viết văn tả người lại đến tiết lập chương trình hoạt động rồi quay lại tiết trả bài văn tả người.
2.2.2.Thực trạng dạy và học Tập làm văn tả người
 Mấy năm gần đây, qua giảng dạy nghiên cứu, tham khảo dự giờ trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều cho Tập làm văn là môn học "khó". Nhiều giáo viên rất “ngại” dạy, ngại thao giảng vào giờ Tập làm văn, nhất là phần Tập làm văn tả người. Thực tế, rất ít giờ dạy Tập làm văn được đánh giá là thành công.
 - Giáo viên chưa biết vận dụng khéo léo phương pháp rèn theo mẫu nên học sinh thường vận dụng mẫu một cách máy móc. Kết quả bài làm văn tả người của các em là những tác phẩm giống nhau theo một bố cục nhất định. Với những rập khuôn đó, khi chấm bài người giáo viên khó có thể tìm thấy một bài văn nào có tính độc đáo riêng biệt.
- Trong qúa trình rèn luyện các kỹ năng tập làm văn, giáo viên chưa chú ý nhiều đến các kỹ năng cơ bản đặc trưng cho văn miêu tả như: sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ  
- Ngoài những thực trạng trên còn có một thực trạng nữa là một số giáo viên chưa chịu khó tự học, tự nghiên cứu nên chưa tích luỹ được nhiều “vốn” cho mình và chưa có phương pháp dạy học phù hợp. Ở các tiết học, giáo viên nói nhiều, hướng dẫn lý thuyết là chính, sau đó đưa ra các bài văn miêu tả để các em tham khảo và học tập.
- Khi dạy tập làm văn, nhiều giáo viên chưa chú ý đồng thời cả hai kỹ năng nói và viết. Thực tế, khi dạy các bài tập có yêu cầu nói, nhiều giáo viên lại cho học sinh đọc dàn bài cùng với câu hỏi gợi ý rồi trả lời từng câu. Vì vậy, kỹ năng diễn đạt của học sinh bị hạn chế rất nhiều. 
Thực trạng dạy trên, dẫn đến những hạn chế cơ bản trong học tập làm văn của học sinh là:
Đa số các em thiếu vốn sống, vốn hiểu biết nên bí từ khi viết văn. Kĩ năng quan sát, tìm ý của các em chưa tốt, một số em không muốn phát biểu những suy nghĩ của mình trong giờ làm miệng 
 Bài văn tả người thường rập khuôn theo một dạng quen thuộc. Các em dựa quá nhiều vào phần dàn bài gợi ý, chỉ sao chép ra và biến thành bài riêng của mình, không cần biết đối tượng miêu tả cụ thể, không quan sát và không bộc lộ được cảm xúc của bản thân.
- Nếu không dựa vào bài mẫu hoặc gợi ý dàn bài thì bài làm của các em miêu tả hời hợt, nghèo nàn, tẻ nhạt, không có sự sáng tạo. Đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... còn rất vụng về không bộc lộ được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. Những bài văn như vậy thường nặng nề về liệt kê, kể lể dài dòng, chưa sinh động, hấp dẫn và chưa thể hiện được sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và cảm xúc của người viết.
 Học sinh không xác định được những chi tiết nào là dùng để tả người, những chi tiết nào là tả con vật, các em dễ bị lẫn lộn giữa các kiểu bài văn với nhau ( VD: Nhà em có nuôi một ông nội, ... )
2.2.3 Thực trạng về chất lượng học sinh
Qua thực tế khảo sát năm học 2017 - 2018 ở lớp 5A với đề bài: “ Hãy tả lại một người trong gia đình em”. Kết quả đạt được như sau: 
Tổng số bài
 HTT
HT
Chưa HT
SL
%
SL
%
SL
%
 25
0
0
9
36
16
64
 Các lỗi học sinh mắc phải gồm:
 Chưa nhận diện được đặc điểm của bài văn tả người : 3 bài chiếm 12% 
 Chưa quan sát, chọn lọc chi tiết, chưa lập dàn ý cho bài văn tả người: 8 bài chiếm 32% 
 Chưa biết cách bộc lộ cảm xúc qua bài văn: 10 bài chiếm chiếm 40% 
 Mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ trong bài viết 4 bài chiếm chiếm 16 % 
Đứng trước thực trạng trên để học sinh viết được bài văn tả người hay, 
độc đáo có nét riêng biệt của mỗi bài viết, tôi hết sức lo lắng và đã cố gắng tìm tòi cách dạy nhằm hướng dẫn cho học sinh làm bài văn tả người được tốt hơn. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1 Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, nhận diện đặc điểm của văn tả người. 
Để học sinh viết được một bài văn đảm bảo yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và giàu cảm xúc, trước hết, tôi hướng dẫn các em nhận diện được đặc điểm loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ, từ đó, thực hành luyện tập. Để làm được điều này, trước hết, cần phải tổ chức dạy học có hiệu quả các bài tập trong phần Hướng dẫn học sinh nhận xét ở loại bài Lý thuyết. Đồng thời, tổ chức dạy học có hiệu quả các bài tập dạng này ở phần Luyện tập của loại bài bài Lý thuyết và các bài tập, đề bài ở loại bài Hướng dẫn thực hành.
Khi dạy phần Nhận xét ở loại bài Lý thuyết tuần 12 tiết 23: Cấu tạo bài văn tả người, tôi tổ chức cho học sinh đọc và phân tích bài mẫu “Hạng A Cháng” để nhận diện cấu tạo, đặc điểm của thể loại văn tả người qua các câu hỏi: 
 1. Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào?
 2. Ngoại hình của A Cháng có những nét gì nổi bật?
 3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
 4. Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
 5.Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo bài văn tả người.
Thông qua việc tổ chức cho học sinh giải quyết các yêu cầu đặt ra trong từng câu hỏi, tôi giúp các em nhận ra đối tượng tả (con người), cấu tạo bài văn tả người gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần thân bài, nêu những nét nổi bật về hình dáng tính tình và hoạt động của người được chọn tả, .... Sau khi học sinh đã nắm được những vấn đề cơ bản, tôi cho các em đọc và nêu lại phần Ghi nhớ và hướng dẫn vận dụng kiến thức vừa học để luyện tập trên một đề bài cụ thể. 
Việc hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn, còn được thực hiện trong nhiều tiết thực hành luyện tập khác nữa. Khi dạy bài Luyện tập tả người ở tuần 12 tiết 24, tôi hướng dẫn học sinh nhận diện về cách quan sát và chọn lọc chi tiết của tác giả qua mẫu đoạn trích “ Bà tôi” (Bài tập 1) và “ Người thợ rèn” (Bài tập 2). Tôi cho các em thảo luận và ghi lại những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình và hoạt động của nhân vật. Với bài văn mẫu “ Bà tôi” học sinh nhận diện về cách quan sát và chọn chi tiết của ngoại h́nh (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói); với bài “ Người thợ rèn” học sinh nhận diện về cách quan sát và chọn lọc chi tiết tả hoạt động (bắt lấy thỏi thép, quai những nhát búa, quặp lấy thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, lôi con cá lửa,). Tuần 13 tiết 25 tôi giúp học sinh nhận diện về cách tả ở mức độ cao hơn đó là các em phải biết nhận ra cách sắp xếp và mối quan hệ giữa các ý,...
Để các em vận dụng linh hoạt mẫu, tôi tổ chức cho học sinh thi nói trước lớp về đặc điểm ngoại hình và tính tình của nhân vật “ Thắng” trong đoạn văn mẫu “ Cậu bé vùng biển”. Sau đó tôi đặt câu hỏi để học sinh nêu nhận xét của các em về tính tình của nhân vật “ Thắng” qua đặc điểm mà các em vừa nêu. 
Tuần 19 ở học kì II, tôi hướng dẫn các em nhận diện về đoạn mở bài theo hai kiểu (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp) và kết bài bằng 2 cách ( kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng). Tôi thường phân tích mẫu để học sinh thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng kiểu mở bài, kết bài. Nhờ đó, học sinh biết vận dụng linh hoạt mẫu để tạo ra những mở bài, kết bài phù hợp với năng lực của bản thân. 
2.3.2 Hướng dẫn học sinh quan sát, chọn lọc chi tiết và lập dàn ý cho bài văn tả người
 2.3.2.1.Hướng dẫn học sinh quan sát và chọn lọc chi tiết:
Để học sinh viết được bài văn đủ ý, phong phú về nội dung, diễn dạt sinh động, có cảm xúc, cần phải thực hiện tốt khâu hướng dẫn học sinh quan sát và chọn lọc chi tiết.
	Theo cấu tạo và cách trình bày trong của sách giáo khoa, tiết TLV thứ 2 ở tuần 12 là tiết có trọng tâm Luyện tập quan sát và chọn lọc chi tiết.
Để dạy học tốt phần này, trước hết, phải hướng dẫn học sinh nhận
biết những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu“ Bà tôi” (Bài tập 1) và “ Người thợ rèn” (Bài tập 2). Từ đó, học sinh hiểu được khi quan sát, khi viết bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có đẻ quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoạihình của một người thường gặp. Điều này đã được trình bày ở trang 6, phần 1/ Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, nhận diện đặc điểm của văn tả người. 
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận và ghi lại những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình và hoạt động của người bà trong bài văn “Bà tôi” và anh Thận trong bài “ Người thợ rèn”, tiết Tập làm văn tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh làm bài tập cao hơn: Đoạn 2 còn tả đặc điểm gì về ngoại hình cuả bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết gì về tính cách của bà? 
Sau khi học sinh là nêu những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật người bà rồi tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật, tôi hướng dẫn học sinh làm bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm, ...) 
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả: Để hướng dẫn học sinh làm được bài tập này, trước hết, tôi hướng dẫn các em phải chọn đối tượng phù hợp, gần gũi với mình để bản thân có khả năng quan sát trực tiếp.
 Ví dụ: Tả tính tình, hình dáng của cô giáo, của mẹ, của em bé, của người thân, bạn học, 
- Tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với đối tượng quan sát. Học sinh phải được tiếp xúc để nhìn, ngắm, nghe, ngửi, ... Dạy học sinh quan sát đối tượng là con người, tôi thường đặt câu hỏi kết hợp với hướng dẫn quan sát, câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả. Ví dụ: Nhìn đôi mắt của em bé em nhớ tới hình ảnh nào? Ngắm mái tóc dài của cô giáo em nghĩ đến hình ảnh gì?
 Câu hỏi cần chỉ rõ vị trí của người quan sát và cần quan sát những gì ở đối tượng miêu tả. Ví dụ khi quan sát cô giáo có thể nêu câu hỏi: “ Nhìn từ xa, em có nhận xét gì về hình dáng của cô giáo?”. 
 Khi tả bà hoặc mẹ có thể hướng dẫn: “ Khi sà vào lòng mẹ, em có cảm giác gì?” hay “ Hình ảnh nào của bà khiến em nhớ nhất?”
T

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van_ta_nguoi_cho_hoc.docx