Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh Lớp 5

Cơ sở thực tiễn :

 Chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng, đến trường là một bước ngoặt lớn của các em trong đó hoạt động học là hoạt động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tình cảm của mình còn quá ít. Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa của từ là một vấn đề phức tạp, trừu tượng, khó nắm bắt trong khi đó tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể tư duy trừu tượng phát triển nhưng ở mức độ thấp. Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm, giải nghĩa từ còn mang tính chung chung, không chính xác. Hơn thế nữa, các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó. Mặt khác, HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác nên ngôn ngữ cần chính xác, dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt. Chính vì vậy việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa có rất nhiều giáo viên trong trường quan tâm song chưa có ai nghiên cứu nên tôi đã chọn vấn đề này giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi học mảng kiến thức này của môn TV.

 

doc 39 trang hoathepmc36 28/02/2022 8252
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu :
1. L‎ý do chọn sáng kiến kinh nghiệm :
1.1. Tính lịch sử của vấn đề nghiên cứu : 
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập Tiếng Việt, chữ viết với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn khác khi có kiến thức Tiếng Việt. Bởi đối với người Việt, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Hơn nữa, con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Cả những lúc chúng ta nghĩ thầm trong bụng, chúng ta cũng “bụng bảo dạ” cũng nói thầm, tức là cũng sử dụng ngôn ngữ, một hình thức ngôn ngữ mà các nhà chuyên môn gọi là ngôn ngữ bên trong. Còn thông thường thì chúng ta thể hiện ra ngoài kết quả của hoạt động tư duy, những ý nghĩ tư tuởng của chúng ta thành những lời nói, những thực thể ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy và nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Việt vì trường có nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn ngữ). Đồng thời, kiến thức môn Tiếng Việt hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra, Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: trang bị cho HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường, là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của quá trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp, tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ, ngôn ngữ là phương tiện để tạo nên cái đẹp, hình tượng nghệ thuật. Trong văn học, HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Vì thế ở trường tiểu học, Tiếng Việt và văn học được tích hợp với nhau, văn học giúp HS có thẩm mĩ lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng nên hiểu được các văn bản văn học hoặc hiểu được ngôn ngữ trong giao tiếp thì HS cần phải hiểu được nghĩa của từ và các lớp nghĩa của từ.
1.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu : 
Từ có vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Con người muốn tư duy  phải có ngôn ngữ. Không có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ngữ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh có năng lực từ ngữ, giúp cho học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng từ càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và nhạy bén hơn.
Với mục tiêu được quy định thì môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
2. Mục đích nghiên cứu :
	Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích tìm ra biện pháp tốt nhất để triển khai có hiệu quả các tiết dạy phân môn Tiếng việt cho học sinh lớp 5 theo chương trình hiện hành.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
 + Nội dung:
 Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5.
 + Phạm vi:
 Môn Tiếng Việt lớp 5 (về nội dung chương trình, phương pháp dạy học và tâm lí của học sinh tiểu học).
3. Thời gian và địa điểm :
Từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2014.
Học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Quyết Thắng.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn :
Trong các tiết học, giáo viên muốn phát huy được tính tích cực của học sinh, cho các em phát hiện từ khó nhưng chưa cho học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách diễn đạt dễ hiểu, gây ấn tượng để các em nhớ lâu, Khi tìm hiểu nghĩa của từ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc không có định hướng rõ ràng, cụ thể học sinh lan man, không có trọng tâm. Hoặc một số giáo viên khi dạy khái niệm các lớp từ có quan hệ ngữ nghĩa giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa rõ ràng, cụ thể khiến nhiều em còn lúng túng khi được hỏi đến....Tất cả những thực tế trên đều làm giảm hiệu quả của tiết dạy Tiếng việt ở lớp 5 hiện nay.
II. Phần nội dung :
1. Chương 1. Tổng quan.
Cơ sở ly luận :
Ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của nghệ thuật ngôn từ nên khi dạy văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học. Dạy Tiếng Việt là đưa các em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập. Còn hiểu sâu sắc về Tiếng Việt là tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS. Kết hợp giữa dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn văn - Tiếng Việt để HS lớn lên trở thành những con người hiện đại, được giáo dục toàn diện. Về bản chất giáo dục là sự chuyển giao các giá trị văn hoá đông - tây, kim - cổ, một sự giao tiếp mà phương tiện chủ yếu là lời nói của cha mẹ, thầy cô là sách báo các loại. Trong giáo dục, việc nắm vững tiếng nói (trước hết là tiếng mẹ đẻ) có ý nghĩa quyết định. Nếu học sinh yếu kém về ngôn ngữ, nghe nói chỉ hiểu lơ mơ, nói viết không chính xác, không thể hiện được ý mình cho suôn sẻ, thì không thể nào khai thác đầy đủ các thông tin tiếp nhận từ người thầy, từ sách vở được. Bởi vậy, trong nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hết sức coi trọng việc đào tạo về mặt ngôn ngữ, xem đó là điều kiện không thể thiếu để bảo đảm thành công trong thực hiện sứ mệnh trong đại của mình. 	
 Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức về nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa có tính trừu tượng và khái quát cao. Do vậy, các em thường không thích học, ngại suy nghĩ dẫn đến tiết học kém hiệu quả, học sinh nắm kiến thức hời hợt. Mặt khác, học sinh lớp 5 được tiếp xúc với những từ mới có những bước nhảy vọt về kiến thức nên các em thường có hiện tượng lười học, sợ giải nghĩa từ, sợ học các bài về các lớp từ. Chính vì lẽ đó, người giáo viên là người dạy phải biết khơi dậy niềm say mê học, óc tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Làm thế nào để đạt được điều đó?
 Do đặc điểm của môn học và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 mau nhớ nhưng lại nhanh quên, không thích những hoạt động kéo dài, thích những hình ảnh trực quan sinh động..., người giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp để học sinh nào cũng nắm chắc kiến thức về từ, củng cố tri thức mới, rèn luyện các kỹ năng cơ sở, phát triển tư duy, ngôn ngữ... giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp.
1. 2. Cơ sở thực tiễn :
 Chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng, đến trường là một bước ngoặt lớn của các em trong đó hoạt động học là hoạt động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tình cảm của mình còn quá ít. Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa của từ là một vấn đề phức tạp, trừu tượng, khó nắm bắt trong khi đó tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể tư duy trừu tượng phát triển nhưng ở mức độ thấp. Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm, giải nghĩa từ còn mang tính chung chung, không chính xác. Hơn thế nữa, các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó. Mặt khác, HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác nên ngôn ngữ cần chính xác, dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt. Chính vì vậy việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa có rất nhiều giáo viên trong trường quan tâm song chưa có ai nghiên cứu nên tôi đã chọn vấn đề này giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi học mảng kiến thức này của môn TV.
2. Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu :
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại, trường bạn, tôi nhận thấy việc dạy và học tốt về nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 là một công việc rất cần thiết.
Để khắc phục được những vấn đề đã nêu ở trên, tôi tìm hiểu kĩ nội dung và hiểu được nội dung các tiết học trong chương trình, nghiên cứu cách tổ chức các trò chơi có thể áp dụng để hoàn thành bài học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả cao nhất; giúp học sinh thư giãn, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, nêu vấn đề để cùng giải quyết; gợi cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa các bài học, phân môn trong Tiếng Việt để vừa nắm chắc bài, vừa củng cố được kiến thức đã học; kiểm tra kết quả, liên hệ thực tế Làm tốt được điều đó, giáo viên dạy phải tâm huyết với nghề, với học sinh, phải chuẩn bị kĩ cho mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy và nhất là phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh học tốt hơn.
 	Vậy đóng góp của đề tài này chính là tạo cho học sinh có hứng thú khi học Tiếng Việt nói chung và phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa, giúp những học sinh còn ngại nói, ngại phát biểu trong học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng học cho học sinh trong các trường tiểu học.
2.1. Thực trạng :
2.1.1 Tìm hiểu thực tế của trường:
Năm học 2013 - 2014, trường Tiểu học Quyết Thắng có ba lớp 5 với 105 học sinh. Tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 5A. Lớp tôi chủ nhiệm có 35 học sinh trong đó có 23 nữ, 12 nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, tôi gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:
 *Thuận lợi :
+ Về phía Nhà trường:
- Luôn quan tâm đến chất lượng dạy của GV và chất lượng học của HS.
- Đầu tư đầy đủ cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
- Hàng tuần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để GV trao đổi kinh nghiệm, 
thảo luận bài để tìm ra phương pháp, hình thức dạy học tối ưu trong quá trình dạy.
- Tổ chức thao giảng các cấp để giáo viên được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
 + Về phía giáo viên: 
 - Phần lớn giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt và vượt chuẩn, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp.
 - Giáo viên trong các tổ, khối chuyên môn luôn tự học hỏi để bổ sung, cập nhật kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
- Giáo viên quan tâm đến các đối tượng học sinh, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
 + Về phía học sinh:
- Phần nhiều học sinh ngoan, tích cực trong học tập và rèn luyện.
- Các em có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở viết đúng quy định.
- Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc rèn luyện học tập HS, có sự kết hợp giữa phụ huynh, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài Nhà trường.
 * Khó khăn:
 + Về phía giáo viên:
- Đôi khi ở một số tiết giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài chưa kích thích được sự hứng thú, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
- Một vài giáo viên chưa nhanh nhạy trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.
 + Về phía học sinh:
- Một số ít học sinh còn lười học, làm bài còn cẩu thả, làm các bài toán dưới hình thức qua loa cho xong.
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, còn giao 
phó việc rèn luyện và học tập của học sinh cho Nhà trường.
2.1.2. Khảo sát :
* Dự giờ :
 Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi dự giờ thăm lớp của giáo viên cùng khối.
Qua dự giờ, tôi thấy tiết dạy đạt được một số ưu nhược điểm chính sau:
Ưu điểm:
 - GV giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống.
 - Dạy đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài.
 - Lời giảng mạch lạc, truyền cảm, quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp.
 - Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên.
 - Phân bố thời gian một cách hợp lý.
 - HS hiểu bài, làm bài tương đối chính xác.
Khuyết điểm:
 - Một số học sinh nắm bài chưa chắc nên khi giáo viên yêu cầu tìm từ đồng nghĩa con tìm được ít.
 - GV chưa khắc sâu kiến thức cho HS.
 - Phần mở rộng kiến thức cho học sinh giỏi chưa có.
 * Chất lượng :
 Sau tiết dạy ở lớp 5B tôi tiến hành kiểm tra kỹ năng thực hành của các học sinh sau tiết dạy bằng bài tập :
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp; to lớn; học tập.
Bài 2. Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa : bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lóng lánh, hiu hắt, thênh thang.
Kết quả của cả lớp đạt được như sau:
THỜI GIAN
LỚP 5B (LỚP ĐỐI CHỨNG)
LỚP 5A (LỚP THỰC NGHIỆM)
ĐẦU NĂM
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
10 HS
28,6%
15HS
42,8%
8HS
22,9%
2HS
5,7%
18 HS
51,4%
15 HS
42,9%
2 HS
5,7%
 Qua kết quả khảo sát, tôi thấy chất lượng làm bài ở lớp 5A cao hơn lớp 5B một chút. Do vậy, để dạy và học phần nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa đạt hiểu quả cao, cần chú trọng đến hình thức truyền thụ kiến thức để gây hứng thú nâng cao chất lượng học cho học sinh. Qua tìm hiểu và áp dụng một vài biện pháp dạy - học về vấn đề “Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5” trong năm học 2013 – 2014, tôi nhận thấy hiệu quả giờ học cao hơn, học sinh hứng thú học, giờ học thật vui, thật nhẹ nhàng, sôi nổi đặc biệt mỗi học sinh đều được bộc lộ suy nghĩ về vốn sống, vốn từ của mình
2.2. Các giải pháp :
Biện pháp dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa:
Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ, phân biệt được các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vị trí rất quan trọng trong các bài học MRVT. Việc cho các em hiểu nghĩa các từ chủ điểm, từ trung tâm của mỗi trường nghĩa là vô cùng cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cụ thể bằng những biện pháp sau:
Biện pháp dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5.
- Các biện pháp giải nghĩa từ.
- Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc.
b. Biện pháp dạy các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa.
 Dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5
Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với học sinh lớp 5 việc giải nghĩa từ không thể giống với học sinh lớp 1-2. Mặt khác hoạt động giải nghĩa từ nói chung cũng sẽ có điểm khác với việc giải nghĩa từ ngữ được dùng có tính nghệ thuật. Theo định hướng vừa nêu, tôi cố gắng tìm ra các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với lượng từ ngữ cần cung cấp cho học sinh lớp 5 và các biện pháp tìm hiể u từ ngữ nghệ thuật trong các văn bản Tập đọc của khối lớp 5.
Biện pháp 1: Giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5.
 Qua 16 tiết MRVT và 69 văn bản tập đọc, tôi thống kê được hơn 200 từ học sinh cần hiểu nghĩa. Đây là số lượng từ khá lớn so với khả năng giải nghĩa của học sinh độ tuổi 11,12. Trong một số công trình nghiên cứu về PPDH TV và một số tài liệu hướng dẫn giáo viên tiểu học dạy từ ngữ đã nêu một số cách giải nghĩa sau: 
“Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với các từ khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ các thành tố và giải nghĩa từng thành tố này; giải nghĩa bằng định nghĩa.... 	 
 	Tôi đã chia các từ mà sách giáo khoa TV5 yêu cầu học sinh hiểu nghĩa thành các nhóm và xác định biện pháp giải nghĩa từ tương ứng với mỗi nhóm.
 	A. Giải nghĩa bằng định nghĩa
 Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau. Tôi đã hướng dẫn HS:
 - Nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ.
 - Xác định tiểu loại của từ.
 Tạm thời phân biệt cách giải nghĩa các nhóm từ như sau: 
 a. Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ
* Danh từ trừu tượng
 Khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, tôi hướng dẫn HS làm như sau:
 - Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát.
 - Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa. 
 - Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong các từ sau: sự, cuộc, những, phạm vi, lĩnh vực, nơi.... làm từ công cụ để mở đầu nét nghĩa khái quát cho mỗi từ.
Ví dụ: 
Tôi hướng dẫn HS giải nghĩa từ: “Tư tưởng”:
 - Chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát: suy nghĩ hoặc ý nghĩ ( tập trung tư tưởng).
 - Xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa: quan điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến...)
	 - Chọn từ công cụ để mở đầu cho nét nghĩa “sự”.
	Vậy, “tư tưởng” là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ ( tập trung tư tưởng), quan 
điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan (tư tưởng tiến bộ, 
tư tưởng phong kiến...)
* Danh từ chỉ sự vật cụ thể.
 Tên gọi các sự vật tồn tại trong thực tế khách quan có rất nhiều nhưng có thể quy về các phạm trù sau: 
- Từ chỉ đồ vật, từ chỉ người và con vật, từ chỉ cây cối, chỉ các hiện tượng tự nhiên... Vì thế nét nghĩa khái quát mở đầu cho cách giải nghĩa bằng định nghĩa.
 Khi dạy bài Cửa sông (TV5- T2 - Tr 75), tôi đã hướng dẫn HS giải nghĩa từ “Tôm rảo” : một loại tôm (nghĩa khái quát) sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài.
 Với các từ chỉ đồ vật, dụng cụ, đồ dùng hoặc phương tiện sản xuất, sau nét nghĩa phạm trù là nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo và cuối cùng là nét nghĩa chức năng.
Ví dụ:
+ (cái) Bay (TV5- T1- Tr 148): đồ vật (nét nghĩa phạm trù), dụng cụ của thợ nề, gồm một miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán (nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo) , dùng để xây, trát, láng ( nét nghĩa chức năng). 
 Khi giải nghĩa các từ bàn, ghế, sập, các em sẽ miêu tả cấu tạo các đồ vật này na ná như nhau, nhưng nhất thiết các em phải nói được bàn dùng để kê viết hoặc đặt đồ đạc, ghế dùng để ngồi, sập dùng để nằm. Các đồ vật này khác nhau về chức năng. Thực tế ở tiểu học, rất nhiều trường hợp học sinh thậm chí cả giáo viên chỉ nêu được nét nghĩa chức năng khi giải nghĩa danh từ chỉ đồ vật dụng cụ.
Ví dụ:
+ men:(TV 5 - T1 – Tr118) chất được dùng trong quá trình làm bia , rượu; chất gây say.
- Cách giải nghĩa các từ chỉ động, thực vật. 
 Khi giải nghĩa các từ thuộc loại này, giáo viên có thể nêu đây là một loại động vật, thực vật, thuộc họ.... Tuy nhiên để giảng nghĩa ngắn gọn, giáo viên nên nêu trực tiếp nghĩa khái quát của từng loại, tiếp đến là các nét nghĩa hình dáng, kích thước, môi trường sống hoặc tính năng của loài động vật, thực vật đó.
Ví dụ: 
+ Con mang (con hoẵng) (TV5- T1- Tr 75): Loài thú rừng(nghĩa khái quát ), cùng họ với hươu (thuộc họ), sừng bé có hai nhánh và lông vàng đỏ (hình dáng, kích thước).
 Danh từ có nhiều tiểu loại, với mỗi tiểu loại, cách giải nghĩa bằng định nghĩa cũng tương tự nghĩa là đưa nét nghĩa chỉ loại lên trước hết, sau đó mới cụ 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_nghia_cua_tu_v.doc