SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5

 Tiểu học là bậc học tiền đề để thực hiện “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Bậc tiểu học sẽ tạo ra những điều kiện để trẻ tiếp tục phát triển, có khả năng học tập suốt đời để trở thành những con người có trí tuệ phát triển, ý chí cao và tình cảm đẹp. Chính ở bậc học này những đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ được phát triển mạnh mẽ và hình thành nền nếp, thói quen học tập, nhu cầu và hứng thú nhận thức, .

 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng không chỉ trong việc hình thành cho trẻ các khái niệm khoa học, cách làm việc trí óc mà còn hướng tới việc phát triển các phẩm chất, nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện gần gũi với học sinh, nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng em, có nghĩa là giáo viên làm việc với tập thể học sinh những phải nắm được từng học sinh. Vì việc cá thể hóa trong quá trình dạy học và giáo dục các em là một việc làm đầy trách nhiệm và vô cùng khó khăn nhưng rất cao cả. Giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện nhiều nhất để tạo ra hàng loạt nhân cách nhưng lại vun trồng từng học sinh giúp các em có thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình để trở thành người công dân tốt.

 Song trong thực tiễn hiện nay, giáo viên chủ nhiệm nhiều khi đang còn nặng áp lực về việc dạy kiến thức khoa học cho học sinh, chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác chủ nhiệm. Vì chưa thấy được vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm nên hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh cũng như đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5.

 

doc 12 trang thuychi01 12594
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Tên đề mục
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng nghiên cứu
1
4
Phương pháp nghiên cứu
1
II
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến
2
2
Thực trạng vấn đề của SKKN
2 
3
Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm
3 
4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
9
III
Kết luận, kiến nghị
9
I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
 Tiểu học là bậc học tiền đề để thực hiện “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Bậc tiểu học sẽ tạo ra những điều kiện để trẻ tiếp tục phát triển, có khả năng học tập suốt đời để trở thành những con người có trí tuệ phát triển, ý chí cao và tình cảm đẹp. Chính ở bậc học này những đặc điểm sinh lý và tâm lý của trẻ được phát triển mạnh mẽ và hình thành nền nếp, thói quen học tập, nhu cầu và hứng thú nhận thức,.
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng không chỉ trong việc hình thành cho trẻ các khái niệm khoa học, cách làm việc trí óc mà còn hướng tới việc phát triển các phẩm chất, nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện gần gũi với học sinh, nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng em, có nghĩa là giáo viên làm việc với tập thể học sinh những phải nắm được từng học sinh. Vì việc cá thể hóa trong quá trình dạy học và giáo dục các em là một việc làm đầy trách nhiệm và vô cùng khó khăn nhưng rất cao cả. Giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện nhiều nhất để tạo ra hàng loạt nhân cách nhưng lại vun trồng từng học sinh giúp các em có thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình để trở thành người công dân tốt.
 Song trong thực tiễn hiện nay, giáo viên chủ nhiệm nhiều khi đang còn nặng áp lực về việc dạy kiến thức khoa học cho học sinh, chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác chủ nhiệm. Vì chưa thấy được vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm nên hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh cũng như đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 5.
2. Mục đích nghiên cứu: 
- Điều tra, nghiên cứu biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trong trường tiểu học hiện nay cao chất lượng toàn diện cho học sinh để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho các em.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường, điều tra hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp trong một số năm; từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu.
 Trên cơ sở thực trạng đưa ra biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm tồn tại.
 Bước đầu đưa ra được kết quả về công tác chủ nhiệm lớp áp dụng trong phạm vi nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong trường học, Hiệu trưởng là người được coi là có vị trí quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo để phát huy sức mạnh của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị thì người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong một lớp học 
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là những giáo viên được Hiệu trưởng quyết định giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lý hành chính nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. Với học sinh tiểu học, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy mà còn là người bạn của trẻ. Vì đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học nhanh nhớ, chóng quên, khả năng chú ý chưa cao, nhân cách còn mang tính chính thể và hồn nhiên. Trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu giáo viên là người bạn của trẻ có những tác động phù hợp, hiệu quả thì chúng sẽ bộc lộ và phát triển. Đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm nên là người gần gũi, nhẹ nhàng, cởi mở và biết chờ đợi ở các em nhằm hướng các em đến những hình mẫu nhân cách tốt đẹp để trở thành con người mới, của thời đại mới “vừa hồng, vừa chuyên”.
 Để tạo lập được nền nếp, thương hiệu của nhà trường và luôn luôn “giữ được lửa”, nhiệm vụ và vai trò rất lớn thuộc về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, người được coi là “linh hồn” của lớp học. 
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, chuyển từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ phong kiến với nhiều quan niệm giáo dục bảo thủ lạc hậu tồn tại hơn một nghìn năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục ở một số gia đình. Trước kia cha ông ta quan niệm “Yêu cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi” cho nên trong một số gia đình cách giáo dục con cái con mang tính tự phát thiếu cơ sở tâm lý làm cho trẻ luôn tự ti, mặc cảm và không tự tin trong giao tiếp.Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự du nhập của các luồng văn hóa các nước thông qua phim ảnh, mạng Intenet,.có hai mặt của nó mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trẻ ngày nay rất hiếu động, một số gia đình bố mẹ mải mê với công việc, sự quan tâm, chăm sóc con cái hạn chế. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em chưa biết lựa chọn những mặt tích cực để học tập. Vì vậy, các em thường tỏ ra chai lỳ, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng gay gắt, không lành mạnh. 
 Nếu cha mẹ hiểu được các phương pháp giáo dục con em, có sự quan tâm con mình đúng mực sẽ đưa tuổi thơ của con mình được tắm trong bầu không khí yêu thương, đầm ấm, với ký ức tuổi thơ thần tiên và một nhân cách hoàn hảo trong tương lai thông qua kỹ năng giao tiếp tự tin, biết cách yêu thương và chia sẻ. 
 - Tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 5 có nhiều thay đổi về nhận thức tâm sinh lý, tình cảm cả các mối quan hệ trong xã hội. Hầu hết các em đang ở tuổi dậy thì nên rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, xâm hại,.
 - Một số giáo viên viên chủ nhiệm chưa coi trọng công tác chủ nhiệm, chưa nắm vững các đối tượng học sinh trong lớp về điều kiện hoàn cảnh cũng như đặc điểm tâm sinh lý của từng em nên khó khăn trong việc dạy học và giáo dục. 
 - Một số giáo viên chưa có phương pháp giáo dục học sinh phù hợp còn cứng nhắc, máy móc, khắt khe xử lý học sinh bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, cáu gắt, chưa thực sự gần gũi với học sinh, chưa coi học sinh là người bạn, giữa cô và trò còn có khoảng cách cho nên học sinh không bộc lộ hết được khả năng của mình, hiệu quả của công tác chủ nhiệm không cao.
 - Trong công tác chủ nhiệm đôi khi giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong phương pháp giảng dạy và giáo dục các em, chưa phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, ngay từ đầu năm học theo điều tra của tôi đối với học sinh lớp 5C ở một số mặt hạn chế như sau:
 - Một số học sinh khả năng tiếp thu bài còn chậm, lười học, chưa có ý thức tự giác trong học tập.
 - Một số học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt song thái độ học tập chưa nghiêm túc, cẩu thả trong trình bầy, không tích cực xây dựng bài và hoàn thành bài tập ở lớp cũng như ở nhà.
 - Một số học sinh còn mải chơi, nghịch, quậy phá, không chấp hành tốt nội quy nhà trường, cũng như của lớp nên thường bị phê bình, đội cờ đỏ khiển trách.
 - Một số học sinh nam có biểu hiện hay sa vào các quán để chơi các trò chơi điện tử, xem phim bạo lực, thường nói dối cha mẹ, thầy cô. Thậm chí có học sinh còn trộm tiền của cha mẹ, người thân để chơi theo sự rủ rê của các các bạn xấu. 
 - Một số học sinh có biểu hiện không thích chơi với bạn, ít thổ lộ những tâm tư, tình cảm của mình với người xung quanh, không tự tin trong học tập và trong giao tiếp.
 - Hầu hết ý thức của học sinh trong việc tham gia các hoạt động tập thể còn hạn chế, các em còn lẩn tránh công việc.
 Vì vậy, lớp của tôi các năm trước thường không được bình xét là lớp tiên tiến vì thường có học sinh vi phạm. Trong 2 tuần đầu tôi nhận lớp, phong trào của lớp luôn bị đánh giá thấp, Đội cờ đỏ và giáo viên trực ban xếp loại B.
 3. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm.
 3.1. Giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.
 Giáo viên nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm thì mới coi trọng công tác chủ nhiệm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người giáo viên tiểu học khi được phân công chủ nhiệm lớp. Giáo viên làm tốt được công tác chủ nhiệm lớp sẽ giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. Từ đó, giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. ồng thời giáo viên cũng luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
 3.2 Phải bồi dưỡng một số năng lực cần có đối với giáo viên chủ nhiệm
 - Khả năng giáo dục học sinh bằng tình cảm của một người mẹ
 Mẹ hiền cũng có thể nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng yêu quý con, hiểu con và chia sẻ với con những điều con vướng mắc, mẹ luôn là chỗ dựa cho con đặc biệt với lứa tuổi từ Mầm non, Tiểu học. Con người nói chung và học sinh cũng vậy, luôn khao khát được yêu thương, được vỗ về, an ủi. Vậy nên, nếu người giáo viên chủ nhiệm nào dành cho học sinh thái độ, tình cảm như của mẹ dành cho con, hiệu quả công tác chủ nhiệm sẽ lớn hơn rất nhiều so với giáo viên chủ nhiệm lạnh lùng, thờ ơ không gần gũi yêu thương học sinh.
 - Khả năng giáo dục học sinh thông qua vai là người bạn.
 Nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, trao đổi phương pháp học tậpcủa học trò là rất lớn. Có những điều các em không nói với mẹ, không nói với thầy cô mà chỉ tâm sự với bạn. Bởi vậy, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được niềm tin tưởng, sự thân thiện gần gũi với học sinh, các em sẵn sàng tâm sự, kể cả những điều sâu kín nhất của lứa tuổi. Khi đó, giáo viên chủ nhiệm có cơ hội hiểu các em hơn, tư vấn và gỡ rối cho các em những băn khoăn của tuổi mới lớn, những mâu thuẫn của quan hệ học trò, thậm chí cả những khúc mắc trong gia đìnhKhi “là người bạn” của các em, không hề làm giảm vị thế của giáo viên chủ nhiệm mà trái lại, uy tín của người giáo viên chủ nhiệm tăng lên đồng thời tạo lập một môi trường, một không khí gần gũi, thân thiện đoàn kết trong lớp.
 - Khả năng giáo dục học sinh trong việc giải quyết tình huống trong vai của người phân giải: Một lớp học có 30 học sinh với sự đa dạng về tính cách, với sự phức tạp của tâm lý lứa tuổi không thể tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp và phát sinh các tình huống giáo dục. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà tâm lý, biết kìm chế căng thẳng và quản lý cảm xúc bản thân, hiểu quy luật phát triển tâm lý và các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh để từ đó giải quyết một cách thuyết phục, thỏa đáng những mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp.
 Để có được những năng lực trên giáo viên phải trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng cần thiết đó là:
 Lòng nhiệt tình, tâm huyết, thương yêu học sinh, cởi mở và khoan dung với chính mình và với những người khác. Kiên trì và nhẫn nại.
 Giáo viên biết tôn trọng những người ít tuổi hơn mình. Học sinh biết quan tâm, tôn trọng người khác khi chính các em được thầy cô quan tâm và tôn trọng.
 Giáo viên rèn luyện để có kỹ năng giao tiếp tốt. Biết cách nói chuyện với học sinh, thái độ giao tiếp chân thành và tôn trọng, biết lắng nghe, quan tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc, mong muốn của học sinh, ghi nhớ những điều tỉ mỉ về học sinh, dành thời gian nói chuyện với học sinh những điều bình thường.
 Giáo viên phải trang bị kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động chung của tập thể. 
 Giáo viên biết cách giải quyết và hướng dẫn học sinh giải quyết các xung đột cá nhân trong nhóm, tập thể lớp. 
 Ngoài những khả năng trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần phải là một giáo viên dạy giỏi và luôn luôn biết khích lệ, biết thắp sáng “ngọn nến” say mê trong lòng người học.
 3.3. Giáo viên phải nắm được cách cư xử trong lớp học:
 - Xây dựng các quy định trong và ngoài lớp học như: nội quy lớp học, các quy tắc về hành vi, ứng xử giữa thầy với trò, giữa trò với thầy, giữa trò với trò,Các nội quy, quy tắc này được xây dựng trên sự tham gia của học sinh, phụ huynh và yêu cầu giáo viên, học sinh đều phải thực hiện những quy định này.
 - Khuyến khích, động viên tích cực: Mọi học sinh đều rất thích thú và có nhu cầu được khuyến khích, động viên. Có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: một nụ cười, một lời khen ngợi, sự công nhận trước bạn bè, cả lớp,.
 - Cần có chế độ khen thưởng có thể là: gọi điện đến nhà học sinh để thông báo, viết thư cho học sinh để khen ngợi, được gắn sao hoặc cờ lên bảng thi đua, - Hình thức phạt phải phù hợp: Phải giải thích cho các em hiểu những việc làm chưa đúng, giáo viên không được dùng bạo lực. Phải khoan dung, tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh khi xử lý các sai phạm. Không được phạt học sinh do ngoại cảnh tác động.
 - Làm gương trong cách cư xử: Giáo viên chính là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo về phẩm chất cũng như năng lực.
 3.4 Giáo viên phải lập kế hoạch chủ nhiệm lớp:
 -   Phân tích môi trường lớp học: Ngay từ đầu năm học, tôi đã thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, hồ sơ, học bạ, học sinh trong lớp, phụ huynh để nắm được tổng số học sinh hiện có 30 em. Trong đó: nữ: 17 em; dân tộc: 3 em; nữ dân tộc: 2; Khuyết tật: 1; học sinh lưu ban: 1; học sinh gia đình chính sách: 2; học sinh con hộ nghèo, cận nghèo: 6 . 
 Điều tra điều kiện và hoàn cảnh của từng học sinh tôi nhận thấy: Số học sinh có điều kiện hoàn cảnh tốt, bố mẹ quan tâm, chăm sóc, có phương pháp giáo dục con: 11 em. Số học sinh có điều kiện quan tâm, chăm sóc các em song phương pháp giáo dục con của cha mẹ chưa phù hợp còn nuông chiều hoặc dạy dỗ con sử dụng roi vọt, chửi mắng: 7 em . Số học sinh bố mẹ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về thời gian để dạy dỗ, chăm sóc các em: 6 em; Số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà hoặc người thân : 4 em. Số học sinh cá biệt về đạo đức: 2 em. 
 Thông qua học sinh để nắm được cá tính của từng em như: nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi tham gia mọi hoạt động của lớp cũng như nhà trường; rụt rè, nhút nhát, khả năng giao tiếp còn kém; đa cảm, dễ xúc động; nóng nảy, thường có những hành động bột phát thiếu suy nghĩ;.Khả năng nhận thức, tiếp thu bài ở từng môn học và ý thức tự học, ý thức tham gia xây dựng bài của từng em. Ý thức giữ vệ sinh trường lớp cũng như cá nhân. Tinh thần lao động tự phục vụ và lao động để chăm sóc, bảo vệ trường lớp,.
Xây dựng định hướng chiến lược phát triển lớp học: 
 + Giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt năm trước.
   +Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết gắn bó và mạnh về mọi mặt.
 - Xác định mục tiêu cần đạt của lớp học.
     + Là lớp dẫn đầu khối về mọi mặt, phấn đấu đạt lớp tiên tiến.
     + Không có học nghỉ học, bỏ học vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc gặp hoạn nạn.
     + Về phẩm chất: đạt – 100%
     + Về năng lực: đạt - 100%
 + Số học sinh được khen thưởng cấp trường: 22 em
 + Số học sinh được khen thưởng cấp huyện: 7 em
     + Không có HS vi phạm nội quy của lớp , của trường, vi phạm luật an toàn giao thông hoặc vi phạm các tai tệ nạn xã hội.
 - Xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt mục tiêu.
 - Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện kế hoạch: Đối với Phòng Giáo dục, đối với nhà trường, đối với địa phương, đối với cha mẹ học sinh, đối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đối với giáo viên bộ môn,..
 - Hoàn thiện văn bản Kế hoạch chủ nhiệm lớp và từng bước triển khai thực hiện.       
 3.5. Giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt kỹ tình hình hoạt động của lớp và từng học sinh trong các năm học trước từ giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên tổng phụ trách, ban cán sự lớp trước đây, bạn bè trong lớp và cả phần tự bạch của mỗi học sinh.
 Tiếp đến, là làm công tác biên chế lớp – chia tập thể lớp thành các tổ. Mỗi tổ có số lượng học sinh ở nhiều mức độ nhận thức khác nhau, tương đối đồng đều giữa các tổ, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý để học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh có thể giúp học sinh còn chậm trong học tập. 
 - Làm tốt công tác ổn định tổ chức lớp, thông qua: việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp (gồm: Lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó) là những học sinh học tốt, gương mẫu, năng động, nhiệt tình, có năng lực và uy tín. Hình thành ý thức tự quản, tự giác trong tập thể học sinh lớp. Số học sinh này được rải đều đi các tổ. Cử tổ trưởng, tổ phó cho mỗi tổ để theo dõi chặt chẽ về tình hình học tập, đạo đức của từng thành viên trong của tổ mình. 
 - Với những học sinh có năng lực đặc biệt: Giáo viên phải nắm được khả năng đặc biệt của học sinh ở từng lĩnh vực có thể khả năng tiếp thu bài tốt hoặc khả năng hội họa, âm nhạc, thể dục thể thao,Từ đó, giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng nhà trường, giáo viên bộ môn để bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng đam mê, hứng thú học tập, rèn luyện để phát huy các khả năng của mình. Giáo viên tạo điều kiện cho các em được thi, được trình bầy trước nhiều người để các em nhận được sự tuyên dương, khen ngợi đó là động lực lớn đối với các em để đạt được ước mơ của mình sau này. 
 - Với những học sinh khả năng tiếp thu bài chậm, ý thức học tập không tốt: Giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, điểm yếu trong từng phần hoặc từng môn. Từ đó có kế hoạch kèm cặp các em thông qua các tiết dạy, thông qua việc giúp đỡ học sinh ngoài giờ, ở nhà. Phân công học sinh kèm cặp các em thực hiện tốt phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”. Thường xuyên kiểm tra các em kể cả học ở lớp cũng như ở nhà. Phối hợp cùng gia đình học sinh để xây dựng cho các em góc học tập, quan tâm đến việc học ở nhà của con em và chú ý khen ngợi, động viên các em khi có sự tiến bộ. 
 - Với những học sinh có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến các em: Giáo viên phải thường xuyên trò chuyện để động viên, an ủi các em vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, có thể kể cho các em nghe những tấm gương vượt khó để trở thành người thành đạt. Động viên học sinh trong lớp cùng giáo viên quan tâm đến các đối tượng này cả về vật chất cũng như tinh thần: như giúp bạn trong học tập, quyên góp ủng hộ bạn để đủ sách vở, quần áo, đồ dùng khi đến trường,Đề đạt ý kiến với Hội cha mẹ học sinh của lớp, trường, ban giám hiệu nhà trường, Hội Phụ nữ, Hội khuyến học,quan tâm, giúp đỡ các em. Qua đó, giáo viên chủ nhiệm vừa tạo điều kiện để giúp đỡ các em khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, vừa giáo dục cho các em nghị lực sống, giáo dục học sinh trong lớp lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
 - Với những học sinh có điều kiện kinh tế để quan tâm, chăm sóc các em song phương pháp giáo dục con của cha mẹ chưa phù hợp thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để trao đổi về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tính cách của các em. Từ đó, giáo viên có thể hướng dẫn hoặc tư vấn phụ huynh phương pháp giáo dục con phù hợp với xu hướng và điều kiện hiện nay. Công tác phối hợp phải thực hiện thường xuyên trong suốt năm học, có sự phản hồi hai chiều về sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực hàng tuần để có biện pháp giáo dục phù hợp.
 - Với những học sinh bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà hoặc người thân: Giáo viên vừa là người thầy, vừa là người mẹ để quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ các em nhiều hơn kể cả những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống như: cách vệ sinh cá nhân, cách biết tự chăm sóc mình, - Với những học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_hieu_qua_cua_cong_tac_chu.doc