SKKN Một số giải pháp dạy giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5

SKKN Một số giải pháp dạy giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5

 Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Chương trình tiếp tục thực hiện những yêu cầu đổi mới về toán học “giai đoạn học tập sâu” so với giai đoạn trước.Góp phần đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước bằng việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu cho sự phát triển trí tuệ con người. Thông qua môn học giúp học sinh có những kiến thức, kĩ năng vận dụng trong đời sống; nhận thức được nhiều mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả, rèn tính cẩn thận, ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.

 Dạy giải toán về “Tỉ số phần trăm” là một trong 5 dạng bài toán mà mạch kiến thức cơ bản giải toán có lời văn ở Toán 5 đề cập tới. Việc dạy giải bài toán có lời văn nói chung và toán về “Tỉ số phần trăm” góp phần rèn kĩ năng về phương pháp giải toán, khả năng diễn đạt thông qua việc giải quyết các “tình huống” trong bài toán, trình bày được cách giải, biết đưa ra câu lời giải và phép tính đúng để giải quyết yêu cầu của bài toán.

 Đặc biệt, toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Việc học giải loại toán này củng cố cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tỉ số phần trăm khi tiếp xúc với những tình huống thực tế (ở mức độ đơn giản), giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để tính nhanh và giải quyết một số vấn đề của thực tế như tính tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại, giải bài toán phần trăm có liên quan đến vấn đề dân số, môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh . Đó cũng là một trong những cơ sở làm tiền đề cho học sinh học tiếp ở các lớp trên và hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động mới.Tuy vậy, thực tế việc dạy học giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp tôi gặp không ít khó khăn, bởi đây là loại toán khó, xuất hiện những khái niệm mới lạ và trừu tượng như: tỉ số phần trăm, giá trị tỉ số phần trăm, thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi, . Trong khi đó năng lực tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, trình độ Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế. Với đặc điểm là một lớp có gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học hành thiếu thốn, thời gian học trên lớp là chủ yếu còn quỹ thời gian dành cho việc học ở nhà rất ít. Các em không có điều kiện để tìm tòi, học hỏi mở rộng và nâng cao kiến thức, tất cả đều phụ thuộc vào sách giáo khoa và việc học tập ở lớp.

 

doc 15 trang thuychi01 929917
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp dạy giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Chương trình tiếp tục thực hiện những yêu cầu đổi mới về toán học “giai đoạn học tập sâu” so với giai đoạn trước.Góp phần đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước bằng việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu cho sự phát triển trí tuệ con người. Thông qua môn học giúp học sinh có những kiến thức, kĩ năng vận dụng trong đời sống; nhận thức được nhiều mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả, rèn tính cẩn thận, ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
 Dạy giải toán về “Tỉ số phần trăm” là một trong 5 dạng bài toán mà mạch kiến thức cơ bản giải toán có lời văn ở Toán 5 đề cập tới. Việc dạy giải bài toán có lời văn nói chung và toán về “Tỉ số phần trăm” góp phần rèn kĩ năng về phương pháp giải toán, khả năng diễn đạt thông qua việc giải quyết các “tình huống” trong bài toán, trình bày được cách giải, biết đưa ra câu lời giải và phép tính đúng để giải quyết yêu cầu của bài toán.
 Đặc biệt, toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Việc học giải loại toán này củng cố cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tỉ số phần trăm khi tiếp xúc với những tình huống thực tế (ở mức độ đơn giản), giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để tính nhanh và giải quyết một số vấn đề của thực tế như tính tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại, giải bài toán phần trăm có liên quan đến vấn đề dân số, môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh ... Đó cũng là một trong những cơ sở làm tiền đề cho học sinh học tiếp ở các lớp trên và hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động mới.Tuy vậy, thực tế việc dạy học giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp tôi gặp không ít khó khăn, bởi đây là loại toán khó, xuất hiện những khái niệm mới lạ và trừu tượng như: tỉ số phần trăm, giá trị tỉ số phần trăm, thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi, ... Trong khi đó năng lực tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, trình độ Tiếng Việt của học sinh còn hạn chế. Với đặc điểm là một lớp có gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học hành thiếu thốn, thời gian học trên lớp là chủ yếu còn quỹ thời gian dành cho việc học ở nhà rất ít. Các em không có điều kiện để tìm tòi, học hỏi mở rộng và nâng cao kiến thức, tất cả đều phụ thuộc vào sách giáo khoa và việc học tập ở lớp. 
 Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung đặc biệt là giúp học sinh nắm chắc về giải loại toán “Tỉ số phần trăm” và có khả năng vận dụng tốt trong thực hành luyện tập cũng như có khả năng vận dụng trong thực tế, qua đề tài tôi muốn trao đổi kinh nghiệm dạy giải loại toán này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng dạy và học về những bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm ở lớp 5.
- Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Học sinh lớp 5 trường tiểu học Lê Văn Tám.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin và thực nghiệm.
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp thống kê xử lí số liệu
- Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm .
 	Phương pháp giải các dạng toán về tỉ số phần trăm trong sáng kiến này giúp cho học sinh lập kế hoạch giải một cách dễ dàng, giúp cho sự phát triển kĩ năng, năng lực tư duy và giải toán của các em.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận:
- Dạy giải toán về “Tỉ số phần trăm” là một trong 5 dạng bài toán mà mạch kiến thức cơ bản giải toán có lời văn ở Toán 5 đề cập tới. Việc dạy giải bài toán có lời văn nói chung và toán về “Tỉ số phần trăm” góp phần rèn kĩ năng về phương pháp giải toán, khả năng diễn đạt thông qua việc giải quyết các “tình huống” trong bài toán, trình bày được cách giải, biết đưa ra câu lời giải và phép tính đúng để giải quyết yêu cầu của bài toán.
Đặc biệt, toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Việc học giải loại toán này củng cố cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tỉ số phần trăm khi tiếp xúc với những tình huống thực tế (ở mức độ đơn giản), giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để tính nhanh và giải quyết một số vấn đề của thực tế như tính tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại, giải bài toán phần trăm có liên quan đến vấn đề dân số, môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh ... Đó cũng là một trong những cơ sở làm tiền đề cho học sinh học tiếp ở các lớp trên và hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động mới.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Theo kinh nghiệm dạy toán 5, tôi thấy những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, HS phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm chỉ tiêu ; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn ; lãi; lãi suất”, đòi hỏi phải có năng lực tư duy , khả năng suy luận hợp lí , cách phát hiện và giải quyết các vấn đề ... Qua thực tế giảng dạy toán lớp 5 cải cách, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là:
- HS chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm. 
- HS khó định dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu HS vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu một cách mơ hồ. 
- Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Thông thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “ Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước” và “ Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó”.Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác( theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán Về phía giáo viên, nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung này, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. Thực trạng này cũng góp phần làm giảm chất lượng dạy – học môn Toán trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh:
 	Sau khi học nội dung giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấy năng lực giải toán và khả năng vận dụng thực tế của các em cồn rất hạn chế nên rất nhiều em khi làm bài tập không nhận dạng được bài toán dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn giữa các dạng toán, yêu cầu đặt ra là HS phải nắm vững 3 dạng toán cơ bản:
 	Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 	Dạng 2:Tìm một số phần trăm của một số
 	Dạng 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó.
Từ đó tôi đã kiểm tra và phân loại HS như sau:
 Đề bài:
Bài 1: Một lớp học có 18 HS nam và 24HS nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nam so với HS nữ.
Bài 2: Khối lớp 5 của một trường tiểu học có 150HS, trong đó có 52% là học sinh gái. Hỏi khối lớp Năm của trường đó có bao nhiêu HS trai?
Bài 3: Một cửa hàng đã bán được 240kg gạo và số gạo đó bằng 12,5% tổng số gạo trước khi bán. Hỏi trước khi bán cửa hàng có mấy tấn gạo?
Bài 4: Tính diện tích của một hình chữ nhật, biết rằng nếu chiều dài tăng 20%, chiều rộng giảm 25% thì diện tích sẽ giảm đi 360m2.
 Kết quả thu được như sau:
Tổng số bài
Đúng 4 bài
Sai 1bài
Sai 2 bài
Sai 3 - 4 bài
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
40
3
7,5%
10
25%
13
32,5%
14
35%
 	Từ bảng khảo sát trên ta có thể thấy tỉ lệ HS nắm và vận dụng lí thuyết vào giải toán chưa đều. Nhiều em kĩ năng vận dụng và nhận diện dạng toán chưa tốt.
 	Từ thực tế trên, tôi đã hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức theo trình tự sau: 
2.3.2. Hướng dẫn học sinh các bước để giải toán có lời văn về tỉ số phần trăm.
a. Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính , thuật ngữ toán học,....
b. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán :
Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác :
- Đọc bài toán: Tùy từng bài toán mà tôi cho học sinh đọc theo nhiều cách khác nhau: đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt ,...
- Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng như : Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi , , số phần trăm lãi, lãi suất tiết kiệm, ... để học sinh hiểu nội dung, nắm được yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán bằng các thao tác: 
- Tóm tắt bài toán (có thể tóm tắt bằng lời, bằng hình vẽ,..)
- Cho học sinh diễn đạt lại đề bài thông qua tóm tắt.
- Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho, xác lập mối quan hệ giữa điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tinh số học thích hợp.Dựa vào các kiến thức đã học để tìm ra cách giải bài toán .
Bước 3: Hướng dãn học sinh thực hiện cách giải và trình bày bài giải bằng các thao tác:
- Thực hiện phép tính đã xác định
- Viết câu lời giải
- Viết phép tính tương ứng
- Viết đáp số 
- Kiểm tra bài giải: Kiểm tra số liệu, tóm tắt, phép tính, câu lời giải và kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán hay không.
Bước 4: Tổ chức cho các em rèn kĩ năng giải toán: Sau khi học sinh đã biết cách giải toán ( có kĩ năng giải toán ), tôi cho học sinh vận dụng các kĩ năng vào giải các bài toán trong vở bài tập theo các hình thức khác nhau: cá nhân, cặp đôi, nhóm, ...và tùy từng dạng bài mà tôi rèn kĩ năng theo từng bước hoặc cả bài giải.
Bước 5: Rèn năng lực khái quát hóa giải toán( Dành cho học sinh HTT).
- Tổ chức cho học sinh giải bài toán nâng dần mức độ phức tạp.
- Giải bài toán có nhiều cách giải khác nhau.
- Giải các bài toán phải xét tới nhiều khả năng xảy ra để chọn được cách giải thích hợp.
2.3.3. Phương pháp và hình thức dạy các loại bài giải toán về tỉ số phần trăm.
Sau khi lựa chon được phương pháp, tôi nghiên cứu kĩ nội dung và kiến thức cần đạt ở từng dạng bài từ đó lựa chon phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.
Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số:
Bài 1: Một lớp học có 40 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nữ và số học sinh cả lớp.
Bước 1: Sau khi yêu cầu HS đọc đề.Tôi đã yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân theo yêu cầu:
+ Bài toán cho biết gì? (lớp có 40 HS và 18 HS nữ)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Tỉ số % số HS nữ so với số HS cả lớp)
? Muốn tìm tỉ số % HS nữ và số HS cả lớp ta làm thế nào? (Ta lấy số HS nữ chia cho số HS cả lớp, nhân nhẩm với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải số đó).
 	18 : 40 = 0,45 = 45%
+ GV giải thích về ý nghĩa của tỉ số %: Tỉ số % của số HS nữ và số HS cả lớp là 45% thì phải hiểu là: Cứ 100 HS của lớp thì có 45 HS nữ.
+ GV chỉ ra cho HS phân biệt: tỉ số, tỉ số phần trăm.
Bước 2: Hướng dẫn tóm tắt bài toán: 
Lớp học có : 40 học sinh - 18 nữ
 Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và cả lớp là :.....%
- Hiểu bản chất bài toán:
 	18 : 40 = 0,45 ; 0,45 x 100 : 100 = 45 : 100 = 25%
Bước 3: Cách trình bày: 
 Tỉ số phần trăm HS nữ và số HS cả lớp là:
 18 : 40 = 0,45
 0,45 = 45%
 Đáp số: 45%
Khắc sâu kiến thức: 
Ghi nhớ: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm như sau:
- Tìm thương hai số ( a: b), viết dưới dạng số thập phân.
- Nhân nhẩm thương đó với 100 rồi viết kí hiệu phần trăm (%) vào bên phải kết quả tìm được.
Bước 4: Luyện tập giải toán:
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của :
a, 4 và 5
b, 73,5 và 42
Bài 2: Lớp 5A có 40HS, trong dó có 16 HS nữ còn lại là HS nam. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nam và số HS lớp 5A.
Bài 3: Một người bỏ ra 650 000 đồng tiền vốn để mua bánh kẹo. Sau khi bán hết số bánh kẹo này thì thu được 728 000 đồng. Hỏi người đó được lãi bao nhiêu phần trăm?
Hướng dẫn giải:
Bài 1: HS đổi chéo và chữa bài. Gv đưa bảng nhóm để đối chiếu
Kết quả:
a, 4 : 5 = 0,8
 	 = 80%
b, 73,5 : 42 = 1,75
 	 = 175%
Bài 2: 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán.
? Để tìm tỉ số phần trăm của số HS nam và số HS cả lớp ta phải làm như thế nào?
 - HS nêu cách làm , GV treo bảng bài làm của Khánh Linh để cả lớp nhận xét.
Bài giải
Số học sinh nam của lớp 5A là:
40 – 18 = 22 (HS)
Tỉ số phần trăm số HS nam so với số HS cảlớp là:
22 : 40 = 0,55
0,55 = 55 %
Đáp số: 55%
- GV cho HS so sánh cách giải của hài bài toán. ( Đều là tìm tỉ số % của hai số. Nhưng ở bài 2 đòi hỏi cao hơn)
Bài 3: GV cho HS nêu cách làm, có hai hướng để giải bài toán:
Cách 1:
 + Tiền bán bánh kẹo bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
 + Muốn biết người đó được lãi bao nhiêu phần trăm ta làm như thế nào?
 Bài giải:
 Tiền bán hàng bằng số phần trăm tiền vốn là:
 728 000 : 650 000 = 1,12
 1,12 = 112 %
 Coi số tiền vốn là 100% thì người đó được lãi là:
 112% - 100% = 12%
 Đáp số : 12 %
Cách 2: Bài giải
 Số tiền lãi người đó thu được sau khi bán hàng là:
 728 000 – 650 000 = 78 000 (đồng)
 Người đó được lãi số phần trăm là:
 78 000 : 650 000 = 0,12
 0,12 = 12 %
 Đáp số: 12 %
Bước 5: Luyện tập nâng cao.
Bài 1: Cửa hàng bán một máy tính với giá 6 750 000 đồng. Tiến vốn để mua máy tính đó là 6000 000 đồng. Hỏi khi bán một máy tính, của hàng được lãi bao nhiêu phần trăm?
Bài 2: Tính diện tích của một hình chữ nhật, biết rằng nếu chiều dài tăng 20% và chiều rộng giảm 20% số đo của nó thì diện tích bị giảm đi 30m2
Bài 3: Tiền lương mỗi tháng của một kĩ sư là 5000 000 đồng, nhưng mỗi tháng người đó chỉ lĩnh 4 625 000, còn lại là số tiền nộp vào quỹ bảo hiểm. Hỏi mỗi tháng người đó nộp vào quỹ bảo hiểm bao nhiêu phần trăm tiền lương?
 	Sau khi phát đề , GV yêu cầu HS đọc kĩ đề, nắm vững yêu cầu và giải vào vở, 3 HS làm vào bảng nhóm ( Mỗi HS viết vào bảng nhóm một bài)
GV kiểm tra, hướng dẫn kĩ cho những HS làm bài chậm. Sau 20 phút GV chấm bài và chữa bài
Hướng dẫn giải: HS đổi bài kiểm tra. GV cùng HS chốt cách làm bài
Bài 1:
Cách 1: Tỉ số phần trăm tiền bán máy tính so với tiền vốn là
6 750 000 : 6000 000 = 1,125
1,125 = 112,5%
Người đó đã được lãi số % là:
112,5% - 100% = 12,5%
Đáp số: 12,5%
Cách 2: Số tiền lãi người đó thu được sau khi bán máy là:
6750 000 – 6000 000 = 750 000 ( đồng)
Người đó được lãi số phần trăm là:
750 000 : 6000 000 = 0,125
0,125 = 12,5%
Đáp số: 12,5%
Bài 2:
 Phân tích: Nếu coi chiều dài ban đầu là 100% thì chiều dài mới là bao nhiêu? ( 80% chiều dài ban đầu)
 Nếu coi chiều rộng ban đầu là 100% thì chiều rộng mới là bao nhiêu?
 (120% chiều rộng ban đầu)
 Từ đó ta có:
 Diện tích của hình chữ nhật mới là:
80% x 120% = 96% ( Diện tích hình chữ nhật ban đầu )
 Coi diện tích hình chữ nhật ban đầu là 100% thì phần diện tích bị giảm đi là:
 100% - 96% = 4%
 Vậy diện tích của hình chữ nhật ban đầu là:
30 : 4 x 100 = 750 (m2 )
Đáp số : 750 m2
Bài 3:
 	Tiến trình tương tự. ( Đáp số: 7,5%)
Dạng 2: Tìm một số phần trăm của một số .
Ví dụ: Lớp 5D có 32 học sinh, trong đó số HS thích tập hát chiếm 75%. Tinh số học sinh thích tập hát của lớp 5D.
Bước 1: HS tìm hiểu đề bài toán.
Bước 2: : Hướng dẫn học sinh tóm tắt ; 
 100% số HS của lớp là 32 HS.
 1% số học sinh là ...........HS ?
 75% số học sinh là.......HS ?
- HS thảo luận theo cặp để tìm cách giải bài toán.
Bước 3:
- GV chốt lời giải đúng:
 Số học sinh thích tập hát của lớp 5D là:
 32 : 100 x 75 = 24 ( học sinh)
 Đáp số: 24 học sinh.
( HS có thể viết phép tính : 32 x 75 : 100 )
Khắc sâu kiến thức: 
* Ghi nhớ : Muốn tìm 75% của32 ta có thể lấy 32 nhân với 75 rồi chia cho 100 hoặc có thể lấy 32 chia cho 100 rồi nhân với 75.
Bước 4: Luyện tập giải toán:
Bài 1: Giá một chiếc bàn là 700 000 đồng, trong đó tiền vật liệu chiếm 70%, còn lại là tiền công. Hỏi tiền công đóng chiếc bàn đó là bao nhiêu?
Bài 2: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm
10 000 000đ. Hỏi sau hai tháng cả số tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu? (Biết lãi suất tháng trước được nhập vào gốc tháng sau).
 Bài giải
Bài 1: 
Cách 1: Số tiền vật liệu đóng chiếc bàn dó là:
 700 000 x 70 : 100 = 490 000(đồng)
 Tiền công đóng chiếc bàn đó là:
 700 000 – 490000 = 210 000( đồng)
 Đáp số: 210 000 đồng
 Cách 2: Số % đóng chiếc bàn đó là:
 100% - 70% = 30%(tiền bán bàn)
 Tiền công đóng chiếc bàn đó là:
 700 000 x 30 : 100 = 210 000 (đồng)
 Đáp số: 210 000 đồng 
Bài 2: Phần trăm tiền lãi và tiền vốn sau một tháng là:
 100% + 0,5% = 100,5%
 Sau một tháng người đó nhận được tất cả số tiền là:
 10 000 000 x 100,5 : 100 = 10 050 000(đồng)
 Sau hai tháng người đó nhận được tất cả số tiền là:
 10 050 000 x 100,5 : 100 = 10 100 250( đồng)
 Đáp số : 10 100 250 ( đồng)
Bước 5: Luyện tập nâng cao 
Bài 3: Một bình đựng 400 gam dung dịch nước muối chứa 20% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình đó bao nhiêu gam nước lã để được một bình nước muối chứa 10% muối?
Bài 4: Lượng nước trong hạt tươi là 16%. Người ta lấy 200 kg hạt tươi đem phơi khô thì lượng hạt đó giảm đi 20kg. Tính tỉ số phần trăm lượng nước trong hạt đã phơi khô?
Sau khi phát đề, GV yêucầu HS đọc kĩ đề, nắm yêu cầu đề và làm vào vở nháp,4 HS làm vào bảng nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS giải chậm, kết hợp chấm bài. Sau 20 phút làm bài. 
GV cùng HS chữa bài trên bảng. 
Bài 3: Số gam muối có trong 400g dung dịch loại 20% là:
 400 x 20 : 100 = 80 (g)
 Số gam dung dịch loại 10% muối pha được từ 80g muối là:
 80 : 10 x 100 = 800 (g)
 Số gam nước cần đổ thêm là:
 800 – 400 = 400 (g)
 Đáp số: 400g
Bài 4: Vì lượng nước chứa trong hạt tươi là 16% nên trong 200kg hạt tươi có lượng nước là: 200 x 16% = 32 (kg)
 Sau khi phơi khô 200kg hạt tươi thì lượng hạt đó nhẹ đi 20 kg, nên khối lượng nước trong hạt khô còn lại là:
 32 – 20 = 12(kg)
 Khối lượng hạt sau khi dã phơi khô là:
 200 – 20 = 180 (kg)
 Tỉ số % lượng nước trong hạt phơi khô là:
 12 : 180 = 0,0666..
 0,0666 = 6,66%
 Đáp số: 6,66%
Dạng 3: Tìm một số khi biết tỉ số phần trăm của nó:
 Gv đưa ra bài toán:
 Số học sinh giỏi của một trường tiểu học là 64 em chiếm 12,8% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Bước 2: Hướng dẫn tóm tắt bài toán :
12,8% số học sinh toàn trường là 64 HS.
100% số học sinh toàn trường là ... HS ?
- Tìm cách giải bài toán:
Phân tích: Coi số HS toàn trường là 100% thì 64 HS chiếm 12,8%. Ta tìm 1% số HS toàn trường rồi từ đó tìm số HS toàn trường.
Bước 3: 
 Bài giải:
 1% số học sinh toàn trường là:
 64 : 12,8 = 5( học sinh)
 Số học sinh toàn trường là:
 5 x 100 =500 (học sinh)
 Đáp số: 500 học sinh
Hoặc có thể trình bày:
 Số học sinh toàn trường là:
 64 : 12,8 x 100 = 500 (học sinh)
( HS có thể viết ; 64 x 100 : 12,8)
Khắc sâu kiến thức: 
* Ghi nhớ: Muốn tìm một số biết 12,8% của nó là 64, ta có thể lấy 64 chia cho 12,8 rồi nhân với 100 hoặc lấy 64 nhân với 100 rồi chia cho 12,8
Bước 4: Luyện tập giải toán
Bài 1:
a, Tìm một số biết 35% của nó là 49
b, Một người bán rau được lãi 50 000đồng, tính ra số tiền lãi bằng 10% tiền

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_day_giai_toan_ve_ti_so_phan_tram_cho_h.doc