SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dạy và phát triển tối đa những tiềm năng tiềm ẩn của trẻ [1]. Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. [2]

Trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non.

Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non nói chung là vệc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí cho đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn thụ động. Trong những năm qua việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được các cấp quản lý từ trung ưng đến địa phương. Năm học 2018- 2019 PGD huyện tiếp tục phát động các trường “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Thực tế trường mầm non Nga Tiến cũng đã triển khai nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như kinh phí, việc tạo môi trường chủ yếu do mình cô làm, trẻ tham gia làm còn hạn chế, ở các góc, mảng trang trí chưa mang tính mở, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên liệu, học liệu chưa phong phú, đa dạng, trẻ hoạt động máy móc dập khuôn, nhàm chán. Phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ

Bản thân tôi chưa tạo được điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá tìm hiểu nhiều, chưa khuyến khích trẻ tham gia vào việc học, chưa kiểm soát chặt chẽ các cơ hội học tập của trẻ

Với những băn khoăn lo lắng về thực tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các con, suy nghĩ về trách nhiệm của một người giáo viên, trong năm học vừa qua, tôi đã cố gắng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4- 5 tuổi ở lớp tôi đang phụ trách. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

 “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

 

doc 32 trang thuychi01 10041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dạy và phát triển tối đa những tiềm năng tiềm ẩn của trẻ [1]. Lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. [2]
Trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non.
Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non nói chung là vệc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí cho đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn thụ động. Trong những năm qua việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã được các cấp quản lý từ trung ưng đến địa phương. Năm học 2018- 2019 PGD huyện tiếp tục phát động các trường “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Thực tế trường mầm non Nga Tiến cũng đã triển khai nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như kinh phí, việc tạo môi trường chủ yếu do mình cô làm, trẻ tham gia làm còn hạn chế, ở các góc, mảng trang trí chưa mang tính mở, đồ dùng, đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên liệu, học liệu chưa phong phú, đa dạng, trẻ hoạt động máy móc dập khuôn, nhàm chán. Phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ
Bản thân tôi chưa tạo được điều kiện cho trẻ trải nghiệm, khám phá tìm hiểu nhiều, chưa khuyến khích trẻ tham gia vào việc học, chưa kiểm soát chặt chẽ các cơ hội học tập của trẻ
Với những băn khoăn lo lắng về thực tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các con, suy nghĩ về trách nhiệm của một người giáo viên, trong năm học vừa qua, tôi đã cố gắng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4- 5 tuổi ở lớp tôi đang phụ trách. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
 “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, ước vọng của tôi là được làm những việc thật sự có ích cho trẻ em trên quê hương tôi, được thấy các con có nhiều cơ hội để có thể phát huy khả năng của mình:
- Mong muốn làm thay đổi thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ tại trường, lớp nơi tôi đang công tác.
- Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến
- Áp dụng các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tạo tâm thế và tinh thần hoạt động tích cực, nhằm mục đích cao nhất là tạo mọi cơ hội để mỗi cá nhân trẻ được thể hiện hết khả năng của bản thân, phát triển toàn diện nhân cách con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tôi đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động góc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến- Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Với đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về yêu cầu tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường, thực tế trên trẻ, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với trẻ mẫu giáo chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp của trẻ. Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: “Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo” [3]. 
Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn giáo viên cần tạo nên một môi trường lớp học đa dạng bắt mắt.Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ [ 4] 
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội để thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo [5]
Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương áiđây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ mầm non là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó mỗi trẻ đều có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì đang hứng thú và đang thực hiện. Ngoài ra phải có môi trường giáo dục đa dạng phong phú cho trẻ
Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm. môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở hiệu quả của việc tạo môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc- giáo dục trẻ [6]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
Trường mầm non xã Nga Tiến luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, xã, thôn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập.
 Ban giám hiệu nhà trường đầu tư, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi mầm non phục vụ hoạt động chăm sóc- gíao dục trẻ nói chung cũng như phục vụ hoạt động góc nói riêng ( Theo thông tư  02/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục& Đào tạo về “ Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN” ) như: Giá đồ chơi và đồ dùng, đồ chơi ở các góc
 Bản thân tôi là một giáo viên trẻ khoẻ, trực tiếp đứng lớp nhiều năm, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc, cùng với lòng yêu nghề luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân theo kịp yêu cầu giáo dục hiện hành, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục ở nông thôn, đặc biệt là cho các em nhỏ trong độ tuổi mầm non ở quê tôi.
Tuy nhiên cũng có những hạn chế như:
 Đôi khi tổ chức qua loa, đại khái cho có mà chưa chú trọng đến chất lượng hoạt động góc. Chưa chú ý đến việc tận dụng các nguyên vật liệu mở, chưa sử dụng hết chức năng của đồ dùng công nghiệp, còn thụ động, ít sáng tạo. Việc làm đồ dùng đồ chơi còn nặng về hình thức, phô trương, chỉ có giáo viên làm là chủ yếu, chưa tạo cơ hội cho trẻ cùng cô tham gia vào việc xây dựng môi trường các góc. 
 Kỹ năng thể hiện vai chơi của trẻ chưa sâu, chưa nhập vai tốt, trẻ chơi với đồ chơi là chủ yếu, chưa có sự giao lưu, liên kết với nhau, đôi khi còn tranh giành đồ chơi, trẻ chơi không theo chủ đề, nội dung chơi. Do đó vốn kiến thức kỹ năng lĩnh hội được còn rất hạn chế. Kết quả khảo sát chất lượng hoạt động góc của lớp mình với các nội dung và kết quả
+ Kỹ năng trang trí, sắp xếp, làm đồ dùng đồ chơi cùng cô: Đạt 37%
+ Kỹ năng làm nhóm trưởng: Đạt 34,3%
+ Kỹ năng nhập vai, thể hiên vai chơi: Đạt 28,6%
+ Kỹ năng hợp tác trong nhóm và giữa các góc chơi với nhau: Đạt 43%
+ Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với vai chơi: Đạt 28,6%
+ Trẻ sáng tạo khi chơi: : Đạt 25,7%
Kết quả khảo sát đầu năm
Các kỹ năng của trẻ khi hoạt động góc
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Kỹ năng trang trí, sắp xếp, làm đồ dùng đồ chơi cùng cô
13=37%
22=63%
Kỹ năng làm nhóm trưởng
12=34,3%
23= 65,7%
Kỹ năng nhập vai, thể hiên vai chơi.
10=28,6%
25=71,4%
Kỹ năng hợp tác trong nhóm và giữa các góc chơi với nhau
15= 43%
20= 57%
Kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với vai chơi.
10= 28,6%
25= 71,4%
Trẻ sáng tạo khi chơi
9=25,7%
25=74,3%
Nhận thấy tất cả những khó khăn trên và lo lắng nếu thực trạng tiếp diễn thì sẽ làm mất đi của trẻ nhiều cơ hội để phát triển. Tôi cũng nhận thức được rằng những gì xẩy ra trong thời thơ ấu của trẻ sẽ ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thành công. Đã đến lúc cần phải thay đổi, tôi đã quyết tâm tận dụng thuận lợi khắc phục khó khăn tìm ra và thực hiện ngay trong năm học vừa qua các giải pháp hiệu quả: “ Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi bằng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như sau: 
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Cách trang trí, tạo môi trường trong góc phù hợp với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ vui chơi và hoạt động. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường vật chất cho các góc hoạt động cũng là tạo phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Có nghĩa là môi trường đó nhằm đến sự phát triển của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Mà môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là môi trường giáo dục đảm bảo được các yêu cầu: 
- Là môi trường giáo dục mà trẻ được tham gia xây dựng cùng giáo viên, bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi.
- Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
- Phong phú các góc hoạt động trong ngoài lớp.
- Tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương
- Có nhiều cơ hội cho trẻ được lựa chọn và hoạt động [7]
Áp dụng các yêu cầu trên, tôi đã thiết kế môi trường giáo dục trong các góc ở lớp:
	* Trước hết tôi trẻ cùng tôi tham gia vào việc xây dựng các góc, cùng làm đồ chơi, trang trí, sắp xếp và vệ sinh góc chơi. 
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi mua sẵn trên thị trường thì tôi và trẻ phải tự làm rất nhiều loại đồ dùng, đò chơi tranh ảnh khác phục vụ cho các hoạt động ở lớp. Trước hết, tôi xác định rõ những loại tranh ảnh, đồ dùng có tính chất giới thiệu chủ đề hoặc khó làm do cần có sự khéo léo tinh tế trong bố cục đường nét thì cô làm, những loại tranh ảnh, đồ dùng đơn giản thì cô làm cùng trẻ hoặc để trẻ tự làm dưới sự hướng dẫn, gợi ý của cô.
Khi bắt đầu vào một chủ đề mới, tôi cùng trẻ thảo luận (gợi ý, hướng dẫn trẻ) để xây dựng những góc nào? Trong góc cần có những gì? Và làm như thế nào để tạo ra những góc đó?
Ví dụ: Trong chủ đề “Động vật quanh bé”, tôi chuẩn bị tranh mảng chính, các loại tranh ảnh về động vật theo các nhánh nhỏ của chủ đề, sau đó tôi hướng dẫn trẻ chọn và dán hình ảnh các con vật theo đúng các nhánh như: Hình ảnh các con vật: Trâu, bò, lợn, gà...gắn lên nhánh “ động vật nuôi trong gia đình”; Chọn tranh: Hổ, voi, hươu, gấu... gắn lên nhánh “động vật sống trong rừng”; Chọn lô tô: Tôm, cá, cua, ốc...gắn lên nhánh “động vật sống dưới nước”, Trẻ chọn tranh ảnh con vật: Ong, kiến, ruồi, chim,... gắn lên nhánh “côn trùng và chim”. 
Một cách khác: Ở các góc, tôi cùng trẻ lau dọn tủ kệ, rửa đồ chơi sau mỗi tuần hoặc sau các chủ đề, trang trí tranh ảnh minh họa cho hoạt động trong góc, sắp xếp bày trí lại đồ dùng, đồ chơi cho phù hợp, làm mới, bổ sung thêm đồ chơi theo đúng chủ đề.
 Có loại đồ chơi tôi cùng trẻ làm như: Tôi dùng vải may thành bao da các loại con vật rồi hướng dẫn trẻ nhồi bông, dùng tất mỏng hướng dẫn trẻ buộc túm lại và nhồi bông tạo thành các loại quả...rồi cho trẻ bầy lên góc bán hàng..
Cũng có những loại đồ chơi tôi để trẻ tự tay làm như: Gấp giấy, dán hình làm bưu thiếp, vẽ các bức tranh trang trí trong các góc...Cứ như vậy, ở tất cả các chủ đề tôi đã lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động vừa huy động được vốn hiểu biết, khả năng sáng tạo của trẻ vừa giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội như: Kỹ năng hợp tác với bạn, tương tác với đồ dùng, đồ chơi, rèn nề nếp, thói quen lao động tích cực, vệ sinh sạch sẽ và đạt được mục đích giáo dục. Điều đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong giáo dục mầm non là lấy trẻ làm trung tâm.
 Phụ lục 1:Trẻ đang trang trí, lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cùng cô
*Tôi chú ý xây dựng môi trường hoạt động có học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau:
 	Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ thường gắn liền với suy nghĩ và hành động theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể tiến hành được.
Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu, cói lõi tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Ở góc sách truyện: : Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô. Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp.
Ví dụ: Góc phân vai: Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ. Các món nem: túi nilong để làm vỏ quấn nem, giấy màu vụn, xốp màu vụn làm nhân nem. Các món bánh tôi làm từ đất nặn trắng và vàng: bánh trôi và bánh rán. Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi Tùy thuộc vào từng chủ đề mà tôi trang tí, sắp xếp các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi phù hợp. Như trong chủ đề “Gia đình”, ngoài những đồ chơi công nghiệp, tôi cùng trẻ chuẩn bị và sắp xếp các loại đồ chơi như: Hộp dựng thức ăn, điện thoại cũ, giỏ xách, máy tính cũ, mẹt, rổ tre đựng bát, chõng tre,...giúp trẻ có cơ hội và sáng tạo trong việc giả làm người lớn trong các tình huống hàng ngày và thử các nghề nghiệp khác nhau.
Ví dụ: Góc xây dựng: Để kích thích trẻ thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo và để trẻ tìm hiểu các khái niệm toán học, tôi đã chuẩn bị các hình khối bằng gỗ có các hình dạng, kích cỡ khác nhau, khối hộp cát tông, nhựa, gạch, bộ đồ lắp ghép, cói, lõi...trong góc có một không gian mở để trẻ bày các khối và xây dựng, có kệ thấp để lưu trữ hộp dựng các hình khối và cất các dụng cụ, đồ chơi đó.
Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép.
+ Tạo cây: cây dừa, cây vạn tuế, dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá.
+ Làm hàng rào: dùng thìa sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ.
+ Làm các con vật từ vỏ ngao, sò, cùi ngô, hộp nhựa,
Ví dụ: Góc tạo hình: Tôi chuẩn bị và cùng trẻ sắp xếp các nguyên vật liệu như: Gía vẽ, bàn ghế, giá treo tranh, giấy có màu sắc khác nhau, bút chì màu, bút dạ, màu nước, các cuộn len, vải, kéo, keo, lá khô, hột, hạt, vỏ ngao, cói, lõi...những nguyên vật liệu này được trưng bày lên tủ góc hoặc đựng vào hộp giúp cho trẻ có thể lấy được dụng cụ vẽ, đồ dùng để tạo hình.
	Ví dụ: Góc âm nhạc: Có kệ để lưu giữ các nhạc cụ và đạo cụ âm nhạc bổ trợ cho việc học nhạc, đĩa CD, đầu đĩa, loa đa năng, đàn organ, các loại nhạc cụ tự làm: Trống cơm, xắc xô, phách, quạt, váy, mũ múa, xù, hoa đeo tay...được trưng bày trên kệ vừa tầm giúp trẻ dễ lựa chọn để sử dụng và dễ cất.
	Ví dụ: Góc khám phá khoa học: Cũng tùy thuộc vào chủ đề thực hiện mà tôi xác định và trang trí hình ảnh minh họa và chuẩn bị đồ dùngvật liệu trong góc phù hợp. Ví dụ như ở chủ đề “Động vật”, tôi chuẩn bị hình ảnh về sự phát triển (vòng đời) của các con vật, môi trường sống, thức ăn của chúng. Nhưng ở chủ đề “Giao thông”, tôi lại chuẩn bị bộ dụng cụ đồ chơi các bộ phận cấu tạo nên một chiếc xe ô tô, xe máy, xe đạp, các loại biển báo giao thông...cứ như vậy mà đồ dùng đồ chơi được thay đổi theo chủ đề và đảm bảo đa dạng, phong phú giúp trẻ hứng thú hoạt động.
	Ví dụ: Góc thiên nhiên: Được bố trí ngoài hiên lớp, gần vòi nước, ở đây tôi treo các giỏ cây, hoa các loại, các loại hạt giống, tôi sưu tầm chậu, lốp xe ô tô rồi đổ đầy đất để trẻ có thể trồng hoa, gieo hạt giống, có các bình xịt để trẻ tưới cây, kéo con để cắt bỏ lá khô, có lồng và thức ăn của các con vật...
Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các góc. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô.
 Sau mỗi chủ đề tôi thường sắp xếp lại, bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi trong các góc. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ thay mới hoàn toàn mà tôi đã tận dụng, giữ lại những đồ dùng đồ chơi của chủ đề trước còn phù hợp với chủ đề kế tiếp cho trẻ hoạt động mà vẫn có hiệu quả giáo dục cao, trẻ rất thích thú hoạt động và nhận ra rằng thế giới xung quanh ta đều có liên quan chặt chẽ với nhau.
Phụ lục 2: Hình ảnh đồ dùng đô chơi các góc
* Làm phong phú tên gọi, các mảng trang trí ở các góc phù hợp chủ đề nhằm hấp dẫn trẻ
 Để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ, làm mới cảm giác về lớp học, tôi đã thay đổi, bố trí, sắp xếp lại một số góc tạo sự ấm cúng, thoải mái vui tươi, mời gọi trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
Tôi đặt tên cho các góc thật đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung góc hoạt động, phù hợp chủ đề. Tên góc được viết to theo đúng quy định về việc làm quen với chữ viết, gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ. Tôi làm kí hiệu ở các góc để cho trẻ chơi tất cả các góc. Kí hiệu của trẻ bằng số hoặc bằng chữ cái chủ đề. 
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_goc_cho_tre_4_5_tuoi_bang.doc