SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường Lát

SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường Lát

Môn Ngữ văn là một trong những môn học có tính thiết thực cao trong việc giáo dục nhân cách con người. Dạy văn là dạy làm người. Giảng dạy cho học sinh hiểu và cảm thụ hết cái hay cái đẹp của văn chương đã khó, dạy cho đối tượng là học sinh miền núi càng khó hơn gấp nhiều lần.

Là một giáo viên ngữ văn đã hơn mười năm dạy học ở huyện miền núi Mường Lát tôi ý thức và hiểu sâu sắc điều đó. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ làm thế nào tốt nhất có thể để mang đến những điều tốt đẹp, có ích nhất cho các em. Với khả năng có thể, tôi luôn mong muốn mang đến cho các em những kiến thức dễ hiểu nhất, bổ ích nhất. Điều đó không hề đơn giản đối với cá nhân tôi, bởi giữa tôi và các em ban đầu đã có một hàng rào ngăn cách – hàng rào bất đồng về ngôn ngữ, nếp suy nghĩ, thói quen Đã có những giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Họ đã gần gũi, gắn bó để hiểu, thông cảm và tìm giải pháp thay đổi. Và đã làm được ít nhiều.

Sau nhiều năm giảng dạy, có những kinh nghiệm nhất định, và đặc biệt là tình cảm dành cho học sinh, tôi đã sáng kiến, áp dụng thực hành một số những kinh nghiệm vào việc dạy học môn Ngữ văn của mình và đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó có “ Một số kinh nghiệm dạy hiệu quả tiết Đọc – hiểu văn bản cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát”. Đề tài này là sự nối tiếp kinh nghiệm nghiên cứu từ đề tài mà cá nhân chúng tôi đã nghiên cứu và viết trong năm học 2015 – 2016 với tên gọi “Một vài kinh nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường Lát”.

 

doc 23 trang thuychi01 12283
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là một trong những môn học có tính thiết thực cao trong việc giáo dục nhân cách con người. Dạy văn là dạy làm người. Giảng dạy cho học sinh hiểu và cảm thụ hết cái hay cái đẹp của văn chương đã khó, dạy cho đối tượng là học sinh miền núi càng khó hơn gấp nhiều lần. 
Là một giáo viên ngữ văn đã hơn mười năm dạy học ở huyện miền núi Mường Lát tôi ý thức và hiểu sâu sắc điều đó. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ làm thế nào tốt nhất có thể để mang đến những điều tốt đẹp, có ích nhất cho các em. Với khả năng có thể, tôi luôn mong muốn mang đến cho các em những kiến thức dễ hiểu nhất, bổ ích nhất. Điều đó không hề đơn giản đối với cá nhân tôi, bởi giữa tôi và các em ban đầu đã có một hàng rào ngăn cách – hàng rào bất đồng về ngôn ngữ, nếp suy nghĩ, thói quen Đã có những giáo viên rất tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Họ đã gần gũi, gắn bó để hiểu, thông cảm và tìm giải pháp thay đổi. Và đã làm được ít nhiều. 
Sau nhiều năm giảng dạy, có những kinh nghiệm nhất định, và đặc biệt là tình cảm dành cho học sinh, tôi đã sáng kiến, áp dụng thực hành một số những kinh nghiệm vào việc dạy học môn Ngữ văn của mình và đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó có “ Một số kinh nghiệm dạy hiệu quả tiết Đọc – hiểu văn bản cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát”. Đề tài này là sự nối tiếp kinh nghiệm nghiên cứu từ đề tài mà cá nhân chúng tôi đã nghiên cứu và viết trong năm học 2015 – 2016 với tên gọi “Một vài kinh nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường Lát”.
Hy vọng rằng đề tài này của chúng tôi không chỉ áp dụng tốt với môn Ngữ văn ở trường Nội trú Mường Lát mà còn là kinh nghiệm có thể sẻ chia với bạn bè đồng nghiệp, góp một phần nhỏ vào chất lượng dạy – học của huyện Mường Lát nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Đó cũng chính là lí do tôi viết SKKN này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Để giờ dạy văn không phải là giờ truyền thụ những kiến thức khô khan giáo điều, bắt học sinh phải thế này phải thế kia hay ghi chép những kiến thức lê thê kiểu truyền thống thầy đọc trò chép.
 Để những kiến thức thực sự thấm thía một cách tự nhiên trong tâm hồn của học trò; nhằm trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và tâm lí học sinh vùng cao đồng thời phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, yêu văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn.
Giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Và mỗi giáo viên dạy Ngữ văn sẽ góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ .
Đó là mục đích mà người viết đề tài SKKN này hướng tới.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này hướng tới đối tượng nghiên cứu là môn Ngữ văn trong nhà trường THCS. Cụ thể là cách cách tiếp nhận kiến thức và cách truyền đạt của giáo viên trong một tiết dạy Đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn của học sinh người dân tộc thiểu số ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Mong muốn của người viết không chỉ tạo một giờ dạy sinh động, hiệu quả mà còn góp phần giáo dục nhân cách học sinh, đào tạo lớp người mới miền núi có đầy đủ những phẩm chất và kĩ năng cần thiết của con người mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp này giúp chúng tôi phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của đề tài. Đây là phương pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp so sánh để tạo ra tương qua so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các môn học liên quan (Mĩ thuật, Toán học, lịch sử, cơ sở văn hóa ) nhằm giúp cho vấn đề được nghiên cứu thấu đáo, chính xác hơn.
1.5. Những điểm mới của SKKN
	Từ thực tế giảng dạy ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát; từ kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng các sáng kiến của cá nhân, SKKK “ Một số kinh nghiệm dạy hiệu quả tiết Đọc – hiểu văn bản ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát” có những điểm mới sau:
Áp dụng một cách chuẩn bị bài mới cho học sinh, khác với cách thông thường truyền thống: Phát huy tính cá nhân của học sinh, không áp đặt bắt buộc theo SGK.
Tích hợp với các môn học khác: Mĩ thuật, Toán học
Một số những kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc ở miền núi Mường Lát - Thanh Hóa.
Thống kê những từ ngữ mà học sinh miền núi người dân tộc H’mông và dân tộc Thái thường mắc để giúp các em hạn chế và sửa chữa.
Bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ nhớ khi phân tích nhân vật hoặc tìm hiểu các chi tiết trong tác phẩm văn học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Văn học là nhân học
	 Lấy đời sống con người làm đối tượng, lại có sự tham gia tích cực của chủ thể sáng tạo, văn học tất yếu mang một phẩm chất goi là “nhân học”. Bản chất nhân học của văn học trước hết thể hiện ở việc biểu hiện tính người tức là nhân tính. Tính người theo quan điểm mác xít là tính xã hội, bởi đó là thuộc tính phân biệt con người với con vật. Con người tất nhiên có các biểu hiện của tình người muôn thưở như lòng ham sống, sợ chết, tình yêu nam nữ, tình cha mẹ, tình bạn, tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp có lương tâm và lòng trắc ẩn. Văn học là bộ bách khoa toàn thư về tình người. Tình người cũng thắng thù hận, thắng đẳng cấp, thắng mọi quan niệm cổ hủ. Tình người là một lĩnh vực hết sức phong phú và bí ẩn vì nó gắn với từng cá thể người. Tình người dù có phong phú đến đâu cũng gắn liền với tính xã hội, khát vọng tư do, phát triển, hạnh phúc, công bằng, dân chủ. Bản chất nhân học của con người còn thể hiện ở việc biểu hiện con người tự nhiên. Đặc sắc nhất của văn học là sự quan tâm tới cá thể, cá tính, cá nhân, quan tâm tới tính cách và số phận của con người. Mỗi người chỉ là một cá thể hữu hạn, chỉ sống có một lần, cho nên mọi người đọc đều quan tâm tới cá thể trong văn học, mong tìm ở đó những lời giải về sự lựa chọn đường đời, lựa chọn giá trị, lựa chọn ý nghĩa, để có thể sống một cuộc đời sống có ý nghĩa hơn. Trong các hình thái ý thức xã hội, chỉ có văn học là quan tâm tới sinh mệnh cá thể giữa biển đời mênh mông. Chỉ có văn học là tìm cách lí giải các giá trị của cá thể về sắc đẹp, tư chất, cá tính, số phận Vì vậy văn học là hình thái ý thức xã hội không gì thay thế được.
2.1.2. Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
	Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển xã hội loài người. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đánh dấu sự tách biệt của loài người với thế giới loài vật là ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ ra đời thì nền giáo dục bắt đầu hình thành và theo đó môn Văn cũng bắt đầu, vì chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Nói như thế, môn Văn gắn liền với sự hình thành và phát triển của giáo dục. Môn Ngữ văn – môn học chứa đựng những nội dung phong phú đa dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần, tư tưởng tâm hồn của dân tộc. Không chỉ vậy, văn học còn có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ của con người. Cuộc đời con người thì hữu hạn nhưng đời sống văn học thì luôn tươi trẻ, giàu sức sống, có khả năng khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phú cho tâm hồn bao thế hệ. Chính vì thế các nhà khoa học tự nhiên tìm thấy trong các tác phẩm văn chương những gì tiếp sức cho lao động sáng tạo và cho nhu cầu tinh thần của bản thân họ. “Niềm sảng khoái mãnh liệt nhất trong đời sống của tôi không phải là khi phát hiện ra thuyết tương đối mà chính là những rung động mãnh liệt từ tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” của Đôt-tôi-ep-xki” (Anhxtanh). Nhân loại thế kỷ XXI vẫn chưa quên đi một “Truyện Kiều” với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du thế kỉ XIX. Nhân loại làm sao quên được những pho thần thoại vô giá của Hy Lạp đã giúp con người giải mã thiên nhiên một cách sơ khai non nớt nhất? Làm sao quên được những con người, những sự kiện của lịch sử Trung Hoa qua những điển tích, điển cố trong “Tam quốc chí”? Nào có thể quên được một thời đại của lịch sử Việt Nam qua “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái? Và biết bao dẫn chứng phong phú khác nói lên sức mạnh kì diệu của văn chương tích cực. Mỗi lần đọc thơ văn của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận..., đọc những trang văn của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... ta như được tiếp thêm sức mạnh và nghị lực về cuộc sống, về tình yêu cuộc sống, thấy được trách nhiệm của mình đối với xã hội, giúp con người yêu thương nhau hơn, gần nhau hơn... Môn Ngữ văn – môn học chứa đựng những nội dung phong phú đa dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần, tư tưởng tâm hồn của dân tộc giành được một vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông.
2.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số.
	 Theo nghiên cứu các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật của học sinh dân tộc chưa cao. Việc học chưa được đề cao vì thiếu động cơ thúc đẩy. Nhận thức cảm tính phát triển khá tốt. Về tư duy, một bộ phận các em có thói quen lao động trí óc chưa bền. Trong học tập, nhiều em chưa biết lật đi lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ thiếu sâu sắc vấn đề học tập. Nhiều em không hiểu bài nhưng không biết mình không hiểu ở chỗ nào. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận những điều người khác nói. Theo Phạm Hồng Quang nhận định “tư duy của học sinh dân tộc thiểu số còn kém nhanh nhạy linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chạm, nhiều khi máy móc dập khuôn”. Về mặt tình cảm, cảm xúc thái độ của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi. Tình cảm của học sinh dân tộc thiểu số thầm kín, ít biểu hiện ra bên ngoài một cách mạnh mẽ. Lứa tuổi của học sinh dân tộc thiểu số so với học sinh người Kinh có trội hơn về thể lực, sức khỏe. Mặc dầu chịu ảnh hưởng từ nhỏ điều kiện sống khó khăn, nhưng học sinh dân tộc thiểu số có tính cách riêng, yêu lao động, quý trọng tình thầy trò, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Bên cạnh những học sinh rụt rè, mặc cảm, tự ti, nhiều em có lòng vị tha, ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu theo tấm gương. Học sinh dân tộc thiểu số hường nghĩ thế nào thì nói như thế, không có chuyện thêm bớt, có lòng tự trọng cao nhưng hay bảo thủ, tự ái. Trong lối sống, các em ưa phóng khoáng, tự do, không thích gò bó, nhiều thói quen chưa tốt như tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp ... Về đặc điểm giao tiếp, quá trình học tập ở trường, học sinh mở rộng tầm nhìn do môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập: học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội, trong và ngoài nhà trường, môi trường giao lưu ngày càng mở rộng. Đối tượng giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có đa dạng hơn so với các trường khác. Tuy nhiên tính tích cực giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số chưa cao. Trong việc thiết lập quan hệ mới, học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn, thiếu chủ động. Học sinh dân tộc thiểu số mong muốn được đánh giá tốt, được khen nhưng ngại bộc lộ mình, ngại nói, ngại viết, thích mở rộng tầm nhìn, ham hiểu biết nhưng ngại suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng.
	Học sinh dân tộc thiểu số có thế mạnh về các môn thể thao, văn nghệ trong đó có cả các môn khoa học xã hội. Đây cũng chính là một thuận lợi của môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Những năm gần đây, tình trạng học sinh không thích học môn Văn ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo trong khi môn Văn có một giá trị đích thực mà học sinh chưa hiểu được nên còn học với tinh thần gượng ép.
Trong trường học ngoài môn Giáo dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Học Văn chính là cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.
Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng giáo viên và cả học sinh xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều GV cứ cho HS học rập khuôn những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là trong lớp học các HS làm bài văn viết nhiều đoạn văn giống nhau. Ai cũng biết văn chương là cảm xúc của mỗi người nên đâu có ai giống ai. Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì người ta gọi là đạo văn. Đạo văn là ăn cắp tri thức, tư tưởng của người khác. Lẽ ra GV chỉ nên cho HS đọc các bài văn mẫu với hình thức tham khảo để giúp các em học hỏi cách hành văn. Sau đó HS tự làm theo cảm xúc của mình. Dù văn không hay nhưng vẫn là thành quả của HS còn hơn là sao chép của người khác.
Có một lý do nữa khiến cho HS ngày nay xem nhẹ môn Văn vì các em nghĩ học giỏi môn Văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các HS thường tập trung học các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn. Không phải đợi đến cấp THPT mà ngay từ cấp THCS các em đã có tư tưởng và suy nghĩ như vậy. Điều đó xuất phát từ thực tế xã hội và ngay cả trong suy nghĩ của phụ huynh khi định hướng tương lai cho con em mình.
Muốn giỏi văn thì HS phải siêng đọc nhưng HS bây giờ lại rất lười đọc văn thơ. Nhiều em HS bậc học trung học cơ sở khi vào thư viện nhà trường rất hiếm khi mượn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các em chỉ chăm chú vào các loại truyện tranh. Đọc truyện tranh chỉ là hình thức giải trí mà hầu như không có lợi gì cho việc học môn Văn. Đó là chưa muốn nói các loại truyện tranh có nội dung xấu như đấm đá, bạo lực chỉ góp phần làm tổn hại tâm hồn non nớt của HS, dễ gây cho HS sự hung hăng như các nhân vật trong truyện.
Môn Văn là một môn học rất quan trọng vì dù sau này HS có theo ngành nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.
Qua những phân tích trên cho thấy rõ ràng môn Văn có một giá trị đích thực trong nhà trường. Vì vậy GV cần giải thích cho HS hiểu giá trị này nhằm làm cho HS yêu thích môn học. Học tốt môn Văn, tâm hồn HS như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, HS sẽ biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật chính diện và cố gắng tránh xa các thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện trong các tác phẩm văn học.
2.2.2. Thực trạng ở trường THCS DTNT Mường Lát
	Hầu hết học sinh của trường DTNT Mường Lát là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân Đặc biệt trong học tập còn rất nhiều những khó khăn cả về phía giáo viên và học sinh.
	- Về giáo viên: Tuy đội ngũ giáo viên của nhà trường được đào tạo chuẩn và trên chuẩn nghề nghiệp nhưng phần lớn là giáo viên người Kinh nên đã có một hàng rào nhất định về bất đồng ngôn ngữ, về tâm lí vùng miền. Chúng tôi đã được trải qua những lớp tập huấn về tiếng dân tộc, về tham vấn tâm lí học đường cho học sinh dân tộc thiểu số... nhưng do ít được tiếp xúc trực tiếp với đời sống của bà con các dân tộc, ít được trải nghiệm thực tế nên sự thấu hiểu để hòa đồng cùng các em cũng là một vấn đề không phải giản đơn một sớm một chiều mà giải quyết được.
	- Về học sinh: Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học Ngữ văn của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục. Ngữ văn là môn học về nghệ thuật ngôn từ, môn học về tiếng Việt mà đối với học sinh người dân tộc, việc tiếp thu những tri thức và kỹ năng Ngữ văn là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. Trẻ em dân tộc từ lúc lọt lòng mẹ đã được tiếp xúc nói tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là ngôn ngữ thứ hai.  Tiếng Việt vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc, các em vẫn không thể có những ưu điểm bẩm sinh như học sinh Kinh học tiếng Việt. Thêm vào đó là những khó khăn về cách phát âm của các em học sinh người H’Mông, người Thái như thường xuyên lẫn lộn giữa các phụ âm như: b – v, l – n, t – p  dẫn đến viết sai chính tả. Do thiếu thốn về sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng nên mặt bằng chung hiểu biết xã hội còn thấp. Nhiều khi giáo viên nói nhưng các em không thể hiểu, không thể hình dung được sự vật, hiện tượng hay bản chất của vấn đề. Học đã khó, dạy còn khó hơn. Để có được chất lượng học tập tốt môn Ngữ văn hay để có giải trong các kì thi cấp huyện, đặc biệt là cấp tỉnh là cả vấn đề của cá nhân tôi, của cả tổ văn và cả Ban giám hiệu nhà trường.
	Do vậy, việc nghiên cứu tìm cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường chúng tôi là vô cùng cần thiết. 
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Để nâng cao chất lượng dạy và học một tiết Đọc- hiểu văn bản tôi đã áp dụng một số phương pháp sau và đã thực sự đem lại hiệu quả. 
2.3.1. Đối với học sinh
2.3.1.1. Chuẩn bị bài ở nhà theo quy trình 3 bước
	Việc chuẩn bị ở nhà là yếu tố tiên quyết cho một giờ học hiệu quả. Mức độ thành công của bài dạy đều phụ thuộc vào sự chuẩn bị của trò. Dù thầy có giỏi bao nhiêu đi chăng nữa, có chuẩn bị kĩ càng đi bao nhiêu chăng nữa nếu không nhận được sự đồng hợp tác của học sinh trong khâu chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên giảng bài mà học sinh tiếp cận tác phẩm như mới 100% hoặc không có hứng thú hợp tác trong giờ học thì thất bại là điều không phải bàn cãi. 
Vì vậy, chuẩn bị bài ở nhà hay chúng ta vẫn quen gọi là “soạn bài” là một vấn đề phải được quan tâm đầu tiên. Lâu nay có rất nhiều học sinh không quan tâm hoặc rất ngại chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Có nhiều em vì sợ thầy cô kiểm tra nên chuẩn bị một cách chiếu lệ hay chuẩn bị chống đối. Bởi các em chưa ý thức được rằng đây là một mắt xích vô cùng quan trọng trong cả một quy trình dạy – học. Nó chẳng những tạo cho các em ý thức tự học mà còn giúp các em có thể tiếp thu bài trên lớp một cách dễ dàng. Vậy làm thế nào để chuẩn bị bài một cách hứng thú, hiệu quả?
Thay vì học sinh chỉ trả lời các câu hỏi trong SGK, tôi hướng dẫn các em soạn một bài Đọc – hiểu văn bản ở nhà theo quy trình 3 bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
	- Ghi những nét cơ bản về tác giả (qua việc đọc phần chú thích SGK, đọc sách báo tham khảo )
	- Có thể tóm tắt lại những tư liệu hay, những chuyện thú vị về bút danh, về cuộc đời của nhà văn
2. Tác phẩm:
	- Chú ý đọc kĩ và ghi lại những nét chính về hoàn cảnh sáng tác hoặc xuất xứ giúp ích cho việc cảm thụ, đánh giá tác phẩm.
	- 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_mon_ngu_van_cho_hoc_sinh_da.doc