SKKN Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tổ khoa học xã hội trường THCS Nga Trường - Nga Sơn, giai đoạn 2015 - 2017

SKKN Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tổ khoa học xã hội trường THCS Nga Trường - Nga Sơn, giai đoạn 2015 - 2017

Trong những năm học gần đây, hoạt động của tổ chuyên môn KHXH ở trường THCS Nga Trường - Nga Sơn đã có những tiến bộ tích cực được học sinh, nhà trường và nhân dân địa phương đánh giá tương đối cao. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng giáo dục toàn diện thì tổ chuyên môn KHXH vẫn còn một số hạn chế mà chưa thể giải quyết được.

 Giai đoạn 2015- 2017 là những năm học tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới công tác quản lý giáo dục”. Nhiệm vụ chính là tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Đặc biệt thực hiện nghiêm túc về việc “ Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh” và “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học” , nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh giỏi, chất lượng hai mặt giáo dục. Khuyến khích học sinh thi đua học tập tốt, học tập sáng tạo, đưa phong trào thi đua của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra thì tổ chuyên môn, đặc biệt là người tổ trưởng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ trong điều 16 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo quyết định số 07/2007 QĐ- BGD & ĐT ngày 02 tháng 04 năm 2007 của Bộ giáo dục và đào tạo chứ không được “dừng chân tại chỗ”.

 Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu những năm học 2015-2016, 2016-2017 tôi đã phối hợp cùng các thành viên trong tổ khoa học xã hội tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ bằng cách mạnh dạn “Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tổ khoa học xã hội trường THCS Nga Trường-Nga Sơn, giai đoạn 2015-2017”.

 

doc 22 trang thuychi01 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tổ khoa học xã hội trường THCS Nga Trường - Nga Sơn, giai đoạn 2015 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm học gần đây, hoạt động của tổ chuyên môn KHXH ở trường THCS Nga Trường - Nga Sơn đã có những tiến bộ tích cực được học sinh, nhà trường và nhân dân địa phương đánh giá tương đối cao. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng giáo dục toàn diện thì tổ chuyên môn KHXH vẫn còn một số hạn chế mà chưa thể giải quyết được.
 Giai đoạn 2015- 2017 là những năm học tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới công tác quản lý giáo dục”. Nhiệm vụ chính là tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Đặc biệt thực hiện nghiêm túc về việc “ Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh” và “ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học”, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh giỏi, chất lượng hai mặt giáo dục... Khuyến khích học sinh thi đua học tập tốt, học tập sáng tạo, đưa phong trào thi đua của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra thì tổ chuyên môn, đặc biệt là người tổ trưởng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ trong điều 16 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo quyết định số 07/2007 QĐ- BGD & ĐT ngày 02 tháng 04 năm 2007 của Bộ giáo dục và đào tạo chứ không được “dừng chân tại chỗ”.
 Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu những năm học 2015-2016, 2016-2017 tôi đã phối hợp cùng các thành viên trong tổ khoa học xã hội tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ bằng cách mạnh dạn “Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tổ khoa học xã hội trường THCS Nga Trường-Nga Sơn, giai đoạn 2015-2017”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là mục tiêu hết sức quan trọng đang đặt ra đối với tất cả các nhà trường. Bởi đó là điều kiện quan trọng nhất để có thể đạt được chất lượng giáo dục toàn diện. Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển như “ vũ bão”, việc đào tạo được những con người toàn diện để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội quả là vấn đề nan giải đối với biết bao thế hệ “trồng người”. Để có được kết quả tốt trong dạy và học đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, học sinh phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong quá trình công tác, học tập. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà trường đang tích cực hưởng ứng liên tiếp các cuộc vận động do Bộ giáo dục và đào tạo triển khai thì trách nhiệm của người tổ trưởng cũng như mỗi thành viên trong tổ chuyên môn và nhiệm vụ của các em học sinh lại càng đòi hỏi cao hơn thì mới có thể đạt được mục đích “Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và tổ khoa học xã hội nói riêng”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về những vấn đề đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm tổng kết lại quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân nói riêng cũng như sự nỗ lực vượt khó vươn lên của các thành viên trong tổ khoa học xã hội nói chung. Vì thế, đối tượng tôi tiến hành nghiên cứu là chất lượng dạy và học của giáo viên trong tổ và học sinh toàn trường học các môn khoa học xã hội. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Khi nghiên cứu đề tài này, tôi sẽ sử dụng những phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo chuyên môn để đạt được kết qủa tốt trong việc chỉ đạo tổ. 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua phiếu thăm dò, trao đổi trò chuyện với các em học sinh, các đồng chí giáo viên trong tổ từ đó nắm bắt tâm tư, tình cảm, hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh cũng như sự nỗ lực của các đồng chí giáo viên trong tổ khoa học xã hội 
trước và sau khi vận dụng phương pháp chỉ đạo tổ chuyên môn. 
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Là việc phân tích số liệu, thống kê đối chiếu những vấn đề đã áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tổ chuyên môn. 
 - Phương pháp tổng hợp kết quả: Là việc đối chiếu những kết quả, bài học kinh nghiệm mà quá trình thực hiện nhiệm vụ đã đạt được. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
 - Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong giai đoạn( 2015-2017). 
 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là kết quả của giai đoạn (2013-2015).
 - Kết quả của SKKN là kết quả của cả giai đoạn 2015-2017.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo “ Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông” của Bộ giáo dục và đào tạo: 
 “Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động dạy học ở nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “ cánh tay nối dài của lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường”.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2013- 2014, 2014-2015, tổ khoa học xã hội mỗi năm gồm có 10 giáo viên: Trong đó giáo viên có trình độ Đại học là 7, Cao đẳng là 3. Từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2016-2017, tổ gồm có 9 giáo viên : Trong đó giáo viên có trình độ Đại học là 6, Cao đẳng là 3.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên trong tổ ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương; có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH trong mọi hoạt động dạy và học cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Hoạt động chuyên môn của tổ có nề nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường học khác, vấn đề chỉ đạo và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
 - Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học; thảo luận các chuyên đề chưa mang lại kết quả cao, chưa tháo gỡ được những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận cũng như thời gian sinh hoạt chưa đảm bảo...
- Chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức khác trong nhà trường đặc biệt là đội thiếu niên.
- Ít đề cập đến công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt và hoạt động ngoài giờ lên lớp .
 Kết quả của thực trạng( giai đoạn 2013 - 2015):
 * Về phía giáo viên: 
TSGV
CSTĐ
Giáo viên giỏi
 LĐ tiên tiến
GV
CN giỏi
Huyện
Tỉnh
Trường
Huyện
Tỉnh
Huyện
Trường
Trường
20
2
0
18
2
0
14
6
1
( Đối với giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong suốt 13 năm tôi về nhận công tác tại trường, từ năm học 2003-2004 đến năm học 2014- 2015, tổ KHXH chưa có đồng chí nào đủ kiện tham gia dự thi ).
 Kết quả thực hiện chuyên đề “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong dạy học ở trường THCS ”: Đạt một giải khuyến khích cấp tỉnh. 
 * Về phía học sinh:
 - Chất lượng học sinh giỏi:
HS giỏi cấp huyện
HS giỏi cấp tỉnh
TSHS dự thi
Nhất
Nhì
Ba
KK
TSHS dự thi
Môn
Số học sinh đạt giải
56
1
6
7
13
3
GDCD, Địa
2(KK)
( Chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đạt được so với mặt bằng chung của cả huyện thì vẫn xếp ở tốp đầu nhưng chủ yếu giải thuộc về tổ khoa học tự nhiên. Tổ khoa học xã hội, số lượng giải ít mà tập trung ở giải khuyến khích còn nhiều).
 - Chất lượng học sinh đại trà( năm học 2014-2015): 
Môn
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Văn
220
15
6.6
49
22.4
140
63.6
16
7.2
0
0
Sử
220
20
9.0
69
31.3
122
55.6
9
4.1
0
0
Địa
220
18
8.2
64
29.1
128
58.2
10
4.5
0
0
GDCD
220
22
10.0
80
36.4
115
52.2
3
1.4
0
0
T. Anh
220
18
8.2
48
21.7
136
61.9
18
8.2
0
0
Tổng
1100
93
8.4
310
28.2
641
58.3
56
5.1
0
0
 - Chất lượng hai mặt giáo dục(Tổng số HS 5 lớp mà tổ được phân công CN):
CLGD
Sĩ số
Giỏi (tốt)
khá
Trung bình
yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học lực
134
12
8.9
28
20.9
88
65.7
4
4.5
Hạnh kiểm
134
127
94.8
5
3.7
2
1.5
0
0
 - Danh hiệu thi đua của tổ: Tiên tiến xuất sắc (nhưng nhìn chung về mọi hoạt động vẫn hạn chế hơn so với tổ tự nhiên). 
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Từ thực trạng và kết quả trên, để hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả tốt, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp và thay đổi hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn như sau:
 2.3.1. Kết hợp với BGH để phân công chuyên môn và các nhiệm vụ khác
 * Kết hợp với ban giám hiệu và căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trình độ đào tạo; năng lực công tác, sức khỏe và hoàn cảnh cụ thể của từng thành viên trong tổ phân công chuyên môn một cách khoa học, hợp lý.
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ phó .
 - Đối với tổ trưởng: Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch và phân công dạy thay khi có giáo viên vắng, chỉ đạo các hoạt động chính: Lên lớp, thảo luận chuyên đề, thảo luận các hoạt động ngoại khóa, thi giáo viên giỏi Kiểm tra hồ sơ, giáo án môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa Lý.
 - Đối với tổ phó: Phân công dạy thay khi tổ trưởng vắng, kiểm tra giáo án môn GDCD,T.Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật kèm theo sổ báo giảng. 
 - Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn trẻ và mới làm công tác chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác .
 2.3.2. Chỉ đạo các thành viên trong tổ xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân
Kế hoạch cá nhân được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, của tổ chuyên môn tình hình, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch bộ môn thì giải pháp thực hiện chỉ tiêu năm học là một phần quan trọng nhất. Các giải pháp này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường, tổ chuyên môn chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những đối tượng học sinh yếu, kém
 Mẫu chung cho kế hoạch cá nhân
A. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên; ngày sinh; địa chỉ.
- Trình độ đào tạo; môn đào tạo; năm vào ngành.
- Nhiệm vụ được phân công
+ Giảng dạy + Công tác khác.
B. Thực hiện công tác tổ chức
1. Thực hiện nội quy của trường và quy định về chuyên môn.
2. Thực hiện đảm bảo ngày công.	
3. Đăng ký các nội dung đổi mới.
4. Đăng ký làm và sử dụng đồ dùng
5. Đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm. 
6. Đăng ký danh hiệu thi đua.
C. Kế hoạch môn dạy
 I. Đặc điểm tình hình chung của môn dạy:
1. Thuận lợi .... 
2. Khó khăn......
 II. Kiểm tra chất lượng đầu năm: Môn..
	Giáo viên dạy: ..
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sl
%
 Sl
 %
 Sl
%
 Sl
%
Sl
%
Tổng
 III. Chỉ tiêu phấn đấu
1. Chất lượng đại trà:
 Giữa kỳ I, Cuối kỳ I, Giữa kỳ II, Cuối kỳ II, Cả năm (Theo mẫu)
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Tổng
 2. Chất lượng học sinh giỏi:
 Học sinh giỏi cấp trường; Học sinh giỏi cấp huyện; Học sinh giỏi cấp tỉnh.
 3. Tỉ lệ học sinh yếu kém ( Giảm theo từng tháng, kỳ)
 4. Chất lượng lớp chủ nhiệm ( hoặc công việc khác)
 IV. Biện pháp thực hiện
1. Về phía giáo viên
2. Về phía học sinh
3. Đối với giáo viên chủ nhiệm
4. Đối với tổ chuyên môn. Các tổ chức khác trong nhà trường.
 V. Kế hoạch cụ thể dạy học từng khối, lớp, từng môn học (Giáo viên nghiên cứu kỹ tổng thể chương trình SGK và sách chuẩn kiến thức kỹ năng để xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả nhất ).
Chương( phần)...
Chủ đề
Mục tiêu
Kiến thức trọng tâm
Phương pháp
Đồ dùng, phương tiện
Ghi chú
 VI. Kế hoạch bổ sung: ( Những thay đổi về chỉ tiêu, giải pháp sau mỗi lần kiểm tra định kì; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những đối tượng học sinh yếu kém, lịch dự giờ thao giảng ...)
 (Lý do cần thiết phải làm kế hoạch cá nhân bởi vì, kế hoạch sau khi giáo viên làm xong ngay đầu năm học, nộp lại tổ trưởng xem xét nếu thấy đã hợp lý về chỉ tiêu phấn đấu thì tổ trưởng ký duyệt. Sau đó nộp về Ban giám hiệu xem xét cụ thể rồi ký xác nhận vào kế hoạch của mỗi đồng chí. Đây chính là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ hay tụt lùi của mỗi giáo viên). 
 2.3.3. Tổ chức, thiết kế và thực thi một buổi sinh hoạt chuyên môn
 * Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn
 Từ năm học 2015-2016, tôi chỉ đạo và tư vấn cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn luyện kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng các hình thức khác nhau như: bồi dưỡng các thao tác cho giáo viên sử dụng băng hình trong các tiết dạy, nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành như “Tạp chí Giáo dục”, “Giáo dục trung học”, “Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa” Khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương bổ trợ kiến thức cho giáo viên
 - Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
 - Tôi chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hoặc 3 nội dung: thứ nhất là đánh giá những hoạt động đã thực hiện và triển khai nhiệm vụ mới. Nội dung quan trọng nhất là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên: Góp ý giờ dạy, thảo luận bài dạy khó, thảo luận chuyên đề, phương pháp sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
 - Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung, duyệt với lãnh đạo nhà trường trước hai hoặc ba ngày. Khi sinh hoạt chuyên môn, tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp, coi trọng sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải theo đúng ý kiến của bản thân mình.
 * Các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn
 Trong chuyên đề này, tôi đưa ra một số hình thức tổ chuyên môn đã thực hiện thành công như sau:
 - Thảo luận để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn quá trình công tác những văn bản chỉ đạo của cấp trên. Thảo luận, tìm biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng HSG đạt chất lượng tốt, phụ đạo học sinh yếu hoàn thành kiến thức, kĩ năng cơ bản. Sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế phiếu học tập, tạo động cơ học tập cho học sinh
 - Sắp xếp thời gian hợp lý để cả tổ cùng dự một tiết dạy mẫu: Ví dụ một số hình ảnh minh họa mà bản thân tôi khi thực hiện dạy mẫu tiết học: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật)( Ngữ Văn 9, tập I). Trước tiên, tôi chiếu lên màn hình chân dung tác giả, trang bìa một số tác phẩm tiêu biểu. Sau đó, tôi chọn một vài hình ảnh thật cô đọng trình chiếu kết hợp trong khi dạy như: Hình ảnh con đường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc ta như một mốc son chói lọi trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh những chiếc xe không kính, “méo mó, dị dạng” đang vượt qua mưa bom, bão đạn Những hình ảnh này đã phản ánh rất rõ cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ và ác liệt của những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Điều đáng chú ý, khi dạy những bài có liên quan đến kiến thức lịch sử như thế này, tôi đã lồng ghép với bộ môn lịch sử để tạo hứng thú học tập cho các em. Điều này, cả bản thân giáo viên cũng rất tâm đắc, đặc biệt là học sinh lại nhớ rất kỹ về nội dung của bài học.
Một số hình ảnh về Trường Sơn những năm chống Mỹ cứu nước
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Con đường bị
 Sự tàn phá ác liệt của máy bay Mỹ
Con đường bị
đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên
đường không có lá xanh. Chỉ có
những thân cây
bị tước khô
cháy
 Sau khi dự xong, cả tổ rút kinh nghiệm thật tỉ mỉ, cụ thể từ lí luận, phương
pháp đến điều kiện trang thiết bị dạy học, tình hình thực tế của học sinh trong giờ học. Từ đó, khích lệ các thành viên trong tổ tích cực sử dụng những bài dạy phù hợp với phương pháp ứng dụng CNTT( đặc biệt là môn Lịch sử và Địa lý).
 Tổ chuyên môn đang góp ý, rút kinh nghiệm bài dạy thao giảng
 - Đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh bằng điểm số sau mỗi đợt kiểm tra định kì.Tôi chỉ đạo giáo viên thống kê từng kiến thức, kĩ năng ở mức độ học sinh đạt được.Từ đó, bàn biện pháp tăng cường bồi dưỡng, giúp đỡ để học sinh tiến bộ.
 - Tổ chức chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạ tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. Báo cáo chuyên đề phải được phô-tô-cop-py gửi đến các thành viên tham gia trước 3- 5 ngày để nghiên cứu trước.
 * Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
 Chẳng hạn, vào tháng 9 các năm học, chúng tôi thảo luận chuyên đề: 
“ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong dạy học” và tập trung dự giờ, góp ý các tiết dạy thao giảng; tháng 10 tập trung vào thảo luận chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi”.
 - Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt.
 - Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản.
 - Dự giờ dạy minh họa( nếu là buổi chuyên đề xây dựng giờ dạy).
 - Rút kinh nghiệm cho báo cáo hoặc giờ dạy minh họa.
 - Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy.
 2.3.4. Nâng cao chất lượng dạy học thông qua hoạt động dự giờ, thăm lớp
 * Xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ kiểm tra đánh giá: 
Kế hoạch dự giờ được xây dựng dưới nhiều hình thức: Báo trước, không báo trước, dự giờ song song, dự giờ cả buổi, dự giờ có mời đồng nghiệp cùng dự Để xây dựng kế hoạch dự giờ hiệu quả thiết thực, tổ trưởng cần b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_sinh_hoat_to_chuyen_mon_nham_nang_c.doc