SKKN Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học
Văn học là loại hình nghệ thuật là một kho tàng trí thức giữ vai trò lớn đối với con người nói chung và đặc biệt là đối với trẻ mầm non nói riêng. Là con đường hướng con người đến vẻ đẹp hoàn thiện cả về tri thức lẫn tâm hồn, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Cũng chính vì điều này nên văn học luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ. Có lẽ vì vậy mà khi nhắc đến văn học là ta lại cảm thấy rất quen thuộc, rất gần gũi nhưng không vì thế mà nhàm chán mà ngược lại ta lại thấy rất hấp dẫn và lôi cuốn. Qua bao thời gian tác phẩm văn học vẫn mãi trường tồn vẫn như thách thức với thời gian bởi giá trị cuộc sống và tính nghệ thuật của nó.
Một nhà thơ đã nói rằng:
“Thơ như bài hát ru ngây ngất đầu giường thơ bé”.
Đối với trẻ mầm non trẻ chưa hiểu gì về tác phẩm văn học, nhưng từ lúc còn nằm nôi trẻ được nghe những bài ca dao tục ngữ trong lời ru của mẹ hay những câu chuyện cổ tích thần kỳ qua lời kể thì thầm của bà thì đã đưa trẻ đến một thế giới bình yên hạnh phúc ở đó có những con người tốt làm những điều tốt, việc tốt .
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là giúp trẻ có một tâm hồn trong sáng hơn, giúp trẻ cảm nhận về tình mẹ, tình thân trong gia đình, tình yêu quê hương đất nước, yêu tất cả những gì xung quanh trẻ. Qua các tác phẩm văn học trẻ biết kính trọng lễ phép với người trên biết nhường nhịn em nhỏ đoàn kết giúp đỡ mọi người biết đánh giá hành vi tốt xấu để từ đó trẻ có những hành vi đẹp và ước muốn tạo ra cái đẹp.
Những bài thơ câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu là chiếc cầu nối là phương tiện dìu dắt trẻ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi đầu tiên. Ngôn ngữ trong những bài ca dao, bài thơ, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập đồng thời kích thích ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ phát triển làm cho trẻ hoạt động tích cực hơn, trẻ thể hiện được mong muốn của bản thân từ đó có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với văn học là quan trọng và cần thiết, có thể tận dụng ở mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà khi đến trường. Đặc biệt trường mầm non là một môi trường thuận lợi để cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động văn học.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ mầm non như vậy, là giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ tôi thấy mình cần có phương pháp như thế nào để giúp trẻ ham thích hoạt động và tiếp nhận một cách nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy nên tôi chọn Đề Tài “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học” để nghiên cứu và tìm ra phương pháp dạy học như thế nào cho có hiệu quả.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Người thực hiện: Trần Thị Hương Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Phú SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng 4 2.2.1 Thuận lợi 4 2.2.2 khó khăn 4 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.3.1 Các giải pháp 6 2.3.2 Tổ chức thực hiện 6 a, Sử dụng đồ dùng trực quan 6 b, Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học 7 c, Tổ chức hoạt động có chủ định cho trẻ 9 d, Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các hoạt động khác 13 e, Cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc, mọi nơi 14 f, Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh 15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 3. Kết luận, kiến nghị 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 18 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học là loại hình nghệ thuật là một kho tàng trí thức giữ vai trò lớn đối với con người nói chung và đặc biệt là đối với trẻ mầm non nói riêng. Là con đường hướng con người đến vẻ đẹp hoàn thiện cả về tri thức lẫn tâm hồn, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Cũng chính vì điều này nên văn học luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ. Có lẽ vì vậy mà khi nhắc đến văn học là ta lại cảm thấy rất quen thuộc, rất gần gũi nhưng không vì thế mà nhàm chán mà ngược lại ta lại thấy rất hấp dẫn và lôi cuốn. Qua bao thời gian tác phẩm văn học vẫn mãi trường tồn vẫn như thách thức với thời gian bởi giá trị cuộc sống và tính nghệ thuật của nó. Một nhà thơ đã nói rằng: “Thơ như bài hát ru ngây ngất đầu giường thơ bé”. Đối với trẻ mầm non trẻ chưa hiểu gì về tác phẩm văn học, nhưng từ lúc còn nằm nôi trẻ được nghe những bài ca dao tục ngữ trong lời ru của mẹ hay những câu chuyện cổ tích thần kỳ qua lời kể thì thầm của bà thì đã đưa trẻ đến một thế giới bình yên hạnh phúc ở đó có những con người tốt làm những điều tốt, việc tốt . Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là giúp trẻ có một tâm hồn trong sáng hơn, giúp trẻ cảm nhận về tình mẹ, tình thân trong gia đình, tình yêu quê hương đất nước, yêu tất cả những gì xung quanh trẻ. Qua các tác phẩm văn học trẻ biết kính trọng lễ phép với người trên biết nhường nhịn em nhỏ đoàn kết giúp đỡ mọi người biết đánh giá hành vi tốt xấu để từ đó trẻ có những hành vi đẹp và ước muốn tạo ra cái đẹp. Những bài thơ câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu là chiếc cầu nối là phương tiện dìu dắt trẻ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi đầu tiên. Ngôn ngữ trong những bài ca dao, bài thơ, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập đồng thời kích thích ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ phát triển làm cho trẻ hoạt động tích cực hơn, trẻ thể hiện được mong muốn của bản thân từ đó có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với văn học là quan trọng và cần thiết, có thể tận dụng ở mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà khi đến trường. Đặc biệt trường mầm non là một môi trường thuận lợi để cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua hoạt động văn học. Nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với trẻ mầm non như vậy, là giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ tôi thấy mình cần có phương pháp như thế nào để giúp trẻ ham thích hoạt động và tiếp nhận một cách nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy nên tôi chọn Đề Tài “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học” để nghiên cứu và tìm ra phương pháp dạy học như thế nào cho có hiệu quả. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc cho trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học. - Nghiên cứu thực tế việc cho trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học tại trường MN Nga Phú. - Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học tại trường MN Nga Phú. Nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học tại trường MN Nga Phú. Khả thi góp phần phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các tác phẩm văn học tại trường MN Nga Phú 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập và phân tích tư liệu, sách báo, tạp chí... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài - Phương pháp khảo sát bằng phiếu : nhằm tìm hiểu thực trạng về việc dạy ngôn ngữ cho trẻ MGN (4-5 tuổi) thông hoạt động kể chuyện có tranh minh họa, thực trạng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các biện pháp này. - Phương pháp quan sát: quan sát và ghi chép việc sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua kể chuyện có tranh minh họa. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: * Cơ sở tâm lý Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. Khả năng hoàn chỉnh về phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ 4 - 5 tuổi đã định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ em đều có khả năng định vị được các âm vị của tiếng mẹ đẻ ( Trừ các trẻ có khuyết tật về cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác) * Đặc điểm vốn từ của trẻ 4 - 5 tuổi đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng. Trẻ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất hiệu quả nhất Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quí cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay, sự kiện nào đó....Bằng chính ngôn ngữ của trẻ Thông qua việc dạy trẻ tập kể chuyện sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn để trẻ học chữ cái được tốt hơn. Ngôi trường tôi đang công tác luôn đề cao việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4 - 5 tuổi tôi đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. Từ đó tôi đã đi sâu và nghiên cứu tìm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học * Cơ sở sinh lí Ở lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc với văn học vào lúc này là thích hợp bởi trẻ nhận thấy được sự phong phú và đa dạng của cuộc sống có ngay trong các tác phẩm văn học. Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Học thuyết này đảm bảo cho phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lựa chọn đúng các phương pháp trong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh hiệu quả của những phương pháp tích cực: Tích cực nhận thức và tích cực thực hành ngôn ngữ. Chính vì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Các nhà giải phẫu khẳng định: Trong 3 năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. * Đặc điểm ngôn ngữ * Đặc điểm ngữ âm của trẻ 4- 5 tuổi Số lượng từ trẻ 4 - 5tuổi tăng nhanh từ 1300-2000 từ * Đặc điểm về ngữ pháp lời nói mạch lạc của trẻ 4 - 5 tuổi - Trẻ dùng câu dài hơn - Trẻ ít sử dụng câu ghép, ít sử dụng câu cụt hơn - Trẻ có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và theo trình tự trước sau tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác. 2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 2.2.1.Thuận lợi. Năm 2017 - 2018 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5 tuổi tại Trường Mầm Non Nga Phú. Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi. Các con chăm ngoan, nhanh nhẹn thích khám phá điều thú vị mới lạ.Với tổng số là 55 cháu trong đó 23 cháu nữ, 32 cháu nam với độ tuổi đồng đều các cháu ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ. Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựng môi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy. Trẻ ở gần trường lên rất chăm chỉ đến lớp, tỷ lệ chuyên cần cao Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốt các phong trào đóng góp của nhà trường để phục phụ cho công tác giáo dục trong trường. 2.2.2. Khó khăn - Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, đa số phụ huynh của các cháu là làm nông nghiệp qua thực tế tôi thấy phụ huynh còn nói ngọng chữ l-n.,e - Phòng học chật hẹp, số trẻ đông, môi trường tạo hứng thú cho trẻ còn hạn chế. - Đồ dùng phục vụ cho tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ cũng rất ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do chúng tôi tự làm. - Một số trẻ trong lớp phát âm còn ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương * Số liệu điều tra trước khi thực hiện Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra khả năng phát âm, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống, trong các tiết học và kết quả đạt được, được thể hiện dưới bảng thống kê số liệu sau * Kết quả thực trạng trên. Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với kết quả như sau: STT ST khảo sát Nội dung khảo sát Kết quả Đạt Chưa đạt Tốt Khá TB Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % 1 55 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc 23 42 15 27 7 13 10 18 2 55 Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp . 21 38 12 22 9 17 13 23 3 55 Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ 20 36 15 27 9 17 11 20 4 55 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm 23 42 13 24 10 18 9 16 5 55 Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên. 23 42 15 27 10 18 7 13 6 55 Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh 20 36 15 27 9 17 11 20 Với kết quả trên tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra phương pháp, biện phápkhắc phục thực trạng trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học” mà tôi chủ nhiệm. 2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.3.1. Các giải pháp. * Sử dụng đồ dùng trực quan. * Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. * Tổ chức hoạt động có chủ định cho trẻ. * Lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các hoạt động có chủ định khác. * Cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi. * Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh. 2.3.2. Tổ chức thực hiện a. Sử dụng đồ dùng trực quan Với trẻ mầm non thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là khâu quan trọng nó quyết định tiết dạy có thành công hay không .Với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và đang phát triển sang loại tư duy trực quan hình tượng vì vậy đòi hỏi cô chuẩn bị đồ dùng phải đẹp, sáng tạo màu sắc tươi sáng có đường nét rõ ràng an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động có chủ định thì phải sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh rườm rà rắc rối để làm sao cho trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được nội dung tác phẩm một cách dễ dàng nhất đồng thời phải đưa ra hợp lý đúng lúc thì mới đạt được hiệu quả cao. Ví dụ : Ở chủ đề: “Thế giới thực vật” khi dạy trẻ bài thơ “Mµu hoa” tôi chuẩn bị mô hình về các loại cây hoa thật để giới thiệu bài cho trẻ làm cho trẻ hứng thú để vào bài học một cách nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh 1: phụ lục 1.hình ảnh của hoa cà, hoa mướp và hoa lựu Hay ở trong các câu chuyện tôi có thể sử dụng bộ rối dẹt khi kể chuyện cho trẻ nghe Ví dụ 1: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “Chim sÎ, cµo cµo, Õch, l¸ hoa sóng.” trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi làm bộ rối dẹt: Chim sÎ cµo cµo, Õch. Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách: Cho trẻ xem các hình rối: Chim sẻ, cào cào, ếch, và gọi tên các hình rối này, sau đó trò chuyện với trẻ về môi trường sống và cách di chuyển của chúng. Tôi kích thích tính tò mò của trẻ bằng cách đề nghị trẻ nghĩ làm cách nào để cả ba con vật đều cùng nhau sang bên kia bờ ao cùng một lúc. Trẻ tự đưa ra các cách khác nhau. Sau đó tôi đề nghị trẻ im lặng để nghe cô kể tiếp và điều khiển con rối minh họa xem các con vật sang bờ ao bên kia bằng cách nào. Từ đó làm cho trẻ hứng thú và hiểu nội dung câu chuyện một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học tôi còn sử dụng sa bàn chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển nhân vật đó trên sa bàn, nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Dê con nhanh trí” tôi làm sa bàn về câu chuyện có nhân vật dê mẹ, dê con và chó sói. Lời dẫn “Trong khu rừng nọ có một chú Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm trước khi ra đông ăn cỏ Dê mẹ dặn Dê con” thì đồng thời cô cũng đưa nhân vật Dê mẹ và Dê con chuyển động từ trong cánh gà ra giữa sa bàn sao cho lời kể khớp với con vật đang di chuyển Như vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan mà tôi tiến hành đã gây được hứng thú rất cao trẻ chăm chú nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung một cách dễ dàng. Víi từng hoạt động và đề tài cụ thể, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt, hơn nữa với mỗi hoạt động phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi có tính lôgic để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi luôn lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động để phát huy trí tưởng tượng, cũng như cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn phù hợp với từng nội dung hoạt động mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. b. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Môi trường giáo dục có vai trò hết sức to lớn đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt môi trường văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn bởi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận ra các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình cảm, tình huống truyện và nhân vật, giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động của nhân vật. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt được chính, phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Để giúp trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học phải thường xuyên vì vậy xây dựng môi trường văn học trong và ngoài lớp học là điều tôi luôn chú trọng. *Xây dựng môi trường trong lớp học. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng một góc thư viện mang nội dung văn học bằng cách đưa các hình ảnh bài thơ, câu chuyện nổi bật vào góc văn học. Trang bị cho góc các loại truyện tranh trong chương trình, sưu tầm các loại sách ngoài chương trình phù hợp với trẻ như: chuyện nhi đồng, tạp chí tập san, những bài thơ câu chuyện ngoài chương trình có nội dung phù hợp với lứa tuổi và chủ đề thực hiện. Để cho góc thư viện được phong phú hơn tôi đã làm những cuốn truyện tranh và viết chữ to ở phía dưới dán lên những mảng tường trống hướng dẫn trẻ tri giác những tranh truyện giúp trẻ có thể tự đọc Ví dụ: Ở chủ đề: “Giao thông” tôi vẽ các hình ảnh các con vật trong câu chuyện: “Kiến con đi xe ô tô” “Kiến thi an toàn giao thông”. Trong bài thơ: “Gấu qua cầu” tôi làm mô hình bài thơ có 2 chú gấu và cây cầu trưng bày trong góc để cho trẻ nhìn thấy mô hình mà hình dung nhớ lại nội dung của bài thơ. Hoặc tôi có thể vẽ bộ tranh liên hoàn và treo vào góc để hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo và mời trẻ đặt tên cho câu chuyện mà mình vừa kể . Tôi ghi lại tên mà trẻ vừa đặt đọc cho cả lớp nghe và nhận xét động viên khuyến khích trẻ. Ví dụ1: Với bộ tranh truyện “Bạn Nam và chú chim nhỏ” trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi vẽ các loại tranh: Tranh 1: Bạn Nam đang đi trên đường Tranh2: Bạn Nam nhìn thấy một con chim nhỏ bị thương nằm trên đường Tranh 3: Bạn Nam cho chim về nhà cho vào lồng đẹp và chăm sóc Tranh 4: Chim khỏe dần và bay được Tranh 5: Bạn thả chim cho chim bay đi tìm đàn Tôi cho một nhóm trẻ về góc kể nội dung từng tranh sau đó tập cho trẻ tự kể. Để cho góc thư viện thêm phong phú tôi xây dựng góc mở văn học với tiêu đề “Ngôi nhà cổ tích” tôi chuẩn bị hình ảnh, nhân vật trong bài thơ, câu chuyện trẻ đã học, khi cho trẻ hoạt động yêu cầu trẻ chọn hình ảnh trong bài thơ hay nhân vật trong câu chuyện mà trẻ thích rồi đọc, kể lại bài thơ câu chuyện có hình ảnh nhân vật mà trẻ đã chọn Ví dụ 2: ở chủ đề; “thế giới động vật” tôi yêu cầu trẻ về nhà xiêu tầm các loại tranh ảnh động vật, mà các con yêu thích, sau đó mang đến lớp làm thành bộ siêu tập thế giới động vật, có thể cắt và phân loại theo từng nhóm, động vật sống trong gia đình, động vật sống dưới nước, để làm thành quyển cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Ví dụ: chủ đề: “Quê hương, đất nước ,con người” tôi đã xiêu tầm những bài thơ câu truyện kèm tranh minh hoạ nói về quê hương Nga sơn, viết về truyền thuyết Mai An Tiêm trồng dưa, cấy lúa, chiếu cói Nga Sơn, Về Từ Thức, Giáng Hương, tôi treo tranh ở các góc cho trẻ quan sát thông qua đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê mình đang sinh sống có truyền thuyết đáng tự hào. Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước trong đó có quê hương Nga Sơn, và yêu các nghề truyền thống của địa phương, quý trọng và biết bảo vệ các sản phẩm truyền thống nơi trẻ sinh ra. Hình ảnh 3: phụ lục 3 Cây lúa và Cây dưa hấu. “Mai Ăn Tiêm” Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình ”tôi thiết kế góc mở thành 3 cột : Cột 1: - Kí hiệu của bé Cột 2: - Hình ảnh bé yêu Cột 3 : - Nhân vật bé thích Tôi chuẩn bị hình ảnh có trong bài thơ “Ông mặt trời ” Ông mặt trời, mẹ dắt tay bé hay trong bài thơ “Em yêu nhà em” các hình ảnh: Ngôi nhà, đàn chim sẻ, Vườn ngô, ao cá cờ. Hay trong câu chuyện “Tích Chu” tôi vẽ hình ảnh bà, hình ảnh Tích Chu, hình ảnh con chim uống nước, sau đó bỏ vào túi lô tô để cho trẻ hoạt động, Hình ảnh 4: Phụ lục 4.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mau_giao.doc