SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang - Hà Trung

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang - Hà Trung

Như chúng ta đã biết. Xã hội hóa Giáo dục (XHHGD) là một chủ chương lớn của Đảng và của nhà nước. Đây là một chủ chương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo nên động lực xây dựng thành công một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. [1]

Khẳng định: XHHGD là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục của nước ta. XHHGD là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. [3]

Xã hội hoá giáo dục còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự “đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo” (Nghị quyết TW 2 khóa VIII).

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường và tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. [4]

 

doc 24 trang thuychi01 7064
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang - Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết. Xã hội hóa Giáo dục (XHHGD) là một chủ chương lớn của Đảng và của nhà nước. Đây là một chủ chương chiến lược lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, tạo nên động lực xây dựng thành công một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. [1]
Khẳng định: XHHGD là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục của nước ta. XHHGD là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. [3]
Xã hội hoá giáo dục còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự “đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo” (Nghị quyết TW 2 khóa VIII). 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường và tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. [4]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người, sức của, xây dựng nền giáo dục quốc dân phát triển dưới sự quản lí của Nhà nước”. 
 XHHGD là làm cho giáo dục trở thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non của nước ta. Những năm qua, xã hội hóa công tác GDMN đã trở thành quan niệm phổ biến và rộng rãi trong toàn xã hội, nhất là những người làm công tác quản lý và nó đã tạo ra luồng gió mới làm cho bậc học mầm non tăng cường về mọi mặt, nâng cao chất lượng toàn diện góp phần đáng kể vào sự nghiệp trồng người. Mà điều nhận thấy rõ nhất đó là về cơ sở vật chất, một trong hai yếu tố quyết định đến chất lượng Giáo dục. 
Để mang lại hiệu quả cao trong công tác XHHGD, các nhà quản lý giáo dục cần phải chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước, có nghĩa là: Tăng cường huy động kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đúng theo Chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước dưới sự chỉ đạo giám sát của các cơ quan có thẩm quyền. Cần dựa trên cơ sở pháp lý, dựa vào các văn bản quy định của nhà nước và của ngành giáo dục. Các nguồn lực huy động từ công tác XHHGD phải được công khai, dân chủ, minh bạch, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục, đồng thời phải thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013), có như vậy công tác XHHGD mới đạt được hiệu quả. 
Tuy nhiên, hiện tại, trong thực tế, vẫn còn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của xã hội hoá giáo dục và vẫn còn một số cán bộ quản lý ở các nhà trường huy động XHHGD để tăng cường cơ sở vật chất chưa đúng với quy định, do vậy không được sự đồng thuận ủng hộ của các bậc phụ huynh, không mang lại hiệu quả cho công tác XHHGD, thực hiện không đúng với quy định của Đảng và của nhà nước. 
Từ những lý do trên. Với cương vị là một hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn trăn trở, phải làm như thế nào để đẩy mạnh tốt công tác XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. Tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang- Hà Trung”. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang - Hà Trung, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Những điểm mới của SKKN.
Trong sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Giang- Hà Trung” có điểm mới và khác so với những sáng kiến kinh nghiệm trước đây là:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác XHHGD cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh và cộng đồng, tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác XHHGD trong trường mầm non. 
Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức để tuyên truyền tới phụ huynh học sinh và các đoàn thể xã hội, tổ chức hoạt động dựa trên đặc trưng của bậc học và vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tiễn quản lý.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận . 
Xã hội hóa giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng - BCH TW khóa VIII)
        XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, một Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đầu tiên của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân; kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội . Các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực, góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD&ĐT”.
XHHGD là con đường để xây dựng hệ thống Giáo dục lành mạnh, có chất lượng đi theo định hướng XHCN, tạo nên động lực xây dựng thành công một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. [1]
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một, và cũng tạo ra tiền đề vững chắc cho sự hình thành, phát triển nhân cách con người, vì vậy Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hợp lý, kịp thời nhằm phát triển GDMN trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng luôn coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”.
 Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non ở vùng sâu, vùng khó khăn vẫn còn nhiều cháu chưa được đến trường. Nhiều loại hình chăm sóc giáo dục trẻ em tồn tại. Sự tồn tại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào các hỗ trợ đóng góp của cộng đồng. Điều này đòi hỏi bản thân ngành GDMN phải làm sao cho mọi người hiểu và cùng tham gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Cho tới nay, GDMN đã tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, các loại hình công lập, dân lập và các loại hình tư thục có xu hướng phát triển. Có thể nói, sự đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ của mọi gia đình, mỗi người dân đối với đất nước, với dân tộc mà còn là lợi ích tương lai của mỗi người vì tương lai con em chúng ta. Vì vậy, việc đa dạng hoá ngành học mầm non chính là mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân chủ động tham gia đóng góp, xây dựng vào hoạt động GDMN.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nói chung. Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục mầm non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào tiểu học. [4]
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non là động cơ mạnh mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xã hội, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non.
Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD. Đối với giáo dục mầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học. XHHGD đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàng đầu đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện của giáo dục mầm non và thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. 
Thực tế, những năm gần đây, các trường học được nhà nược đầu tư để xây dựng CSVC, bổ sung TTB từ nhiều dự án của nhà nước. Tuy vậy, CSVC,TTB của các trường học, đặc biệt là còn có một số trường mầm non ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn CSVC,TTB chưa đáp ứng để phục vụ công tác CS,ND,GD trẻ, cụ thể như trang thiết bị đồ dùng tối thiếu của một nhóm, lớp theo QĐ 02 của Bộ GD&ĐT của các trường mầm non còn thiếu nhiều. Từ thực tế như vậy, các nhà trường phải làm tốt công tác XHHGD, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng CSVC, TTB góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục cho các chà trường.
2. Thực trạng vấn đề.
Trong những năm qua, trường chúng tôi luôn được sự đồng thuận của phụ huynh, nhiệt tình hỗ trợ đầu tư cải tạo khuôn viên nhà trường, tăng cường CSVC,TTB góp phần nâng cao chất lượng công tác CS,ND,GD trẻ. 
 Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ nhà giáo trong nhà trường từng bước đã được nâng cao. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 86,6%.
Công tác huy động trẻ đến trường và tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngày càng tăng cụ thể: năm học 2016-2017 huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ 32% ; cháu mẫu giáo đạt 100%; Trẻ ăn bán trú tại trường đạt tỷ lệ 95%. 
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác XHHGD của nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là nhận thức về xã hội hóa giáo dục của một số ít cán bộ và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, một số còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư, nhưng hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu phòng học, chưa có các phòng chức năng, diện tích đất chật hẹp, sân chơi cho trẻ chưa đảm bảo đủ các loại đồ chơi ngoài trời theo yêu cầu. Khuôn viên, CSVC,TTB chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. 
Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, là Hiệu trưởng nhà trường, tôi trăn trở tìm ra các giải pháp để làm tốt công tác XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non Hà Giang - huyện Hà Trung. 
3. Các giải pháp.
3.1. Làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền .
Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định, công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt, trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu vì, việc tham mưu của hiệu trưởng cho Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò hàng đầu mà đặc biệt là tham mưu với đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND xã là yếu tố dẫn đến thành công. Một kinh nghiệm của bản thân, là khi tôi tham mưu một vấn đề gì, tôi tham mưu bằng văn bản cụ thể, tuyệt đối tôi không tham mưu bằng lời nói. Về vấn đề để làm tốt công tác XHHGD, tăng cường CSVC,TTB nâng cao chất lượng CS,ND,GD trong nhà trường, việc đầu tiên là, cuối các năm học tôi tổ chức kiểm kê tài sản của nhà trường để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cải tạo mua sắm bổ xung CSVC,TTB cho năm học mới. 
Cụ thể, tháng 8/2016, tôi tham mưu với UBND xã xin kế hoạch về việc
nhà trường tổ chức khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, liệt kê những công trình cần thay thế, bổ sung, mua mới để đáp ứng phục vụ cho năm học 2016-2017, thành phần đi khảo sát CSVC, về phía nhà trường, có hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Kế toán và giáo viên các nhóm, lớp. Về phía UBND xã có đồng chí Phó chủ tịch UBND xã và đồng chí cán bộ địa chính, kế toán xã. Về phía cha mẹ học sinh có ông Hội trưởng cha mẹ phụ huynh. Kế hoạch này được UBND xã đồng ý và chỉ đạo nhà trường làm một cách có hiệu quả. Đây là điều kiện để tôi thực hiện tốt công tác XHHGD tăng cường CSVC,TTB cho nhà trường.
Muốn làm tốt được công tác XHHGD, một việc không thể thiếu được đó là, đầu tiên tôi tham mưu với Đảng chính quyền địa phương về kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016-2017, sau đó tôi tham mưu về kế hoạch XHHGD của nhà trường, các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn hướng dẫn có liên quan đến Giáo dục và xã hội hóa sự nghiệp giáo dục cụ thể như: Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGD&ĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non.; Công văn số:1524/SGD&ĐT-KHTC ngày 04/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các đơn vị trường học năm học 2016-2017; Công văn số 1377/UBND-GD&ĐT ngày 18/8/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung về việc hướng dẫn các khoản thu chi ngoài ngân sách trong các đơn vị trường học năm học 2016- 2017... Từ việc làm như vậy, nhà trường luôn được Đảng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện, ủng hộ cho nhà trường thực hiện tốt công tác XHHGD.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác XHHGD, bên cạnh làm tốt công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, thì việc làm tốt công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng, vì, đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Khẳng định, tư tưởng mà thông thì mọi việc khó mấy cũng làm được. Chính vì lẽ đó mà, trách nhiệm của CBGV,NV trong nhà trường, đặc biết là hiệu trưởng nhà trường phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, các cá nhân, cộng đồng hiểu về vai trò quan trọng của XHHGD. 
Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện XHHGD chính là vấn đề nhận thức. Các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân phải hiểu đúng bản chất của XHHGD, sự cần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ động, tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khănNâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, các cá nhân, cộng đồng hiểu về vai trò quan trọng của XHHGD, nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của xã hội hoá giáo dục để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục.
Tôi luôn nghĩ, tất cả mọi hoạt động trong nhà trường, muốn đạt kết quả tốt, bên cạnh công tác tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, thì việc làm tốt công tác tuyên truyền là không thể thiếu được, vì có làm tốt công tác tuyên truyền thì các vấn đề đưa ra mới được nhận thức một cách đúng đắn và đạt kết quả tốt. Muốn công tác XHHGD thực sự là công việc, là phong trào mang tính tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội, tôi luôn xác định lực lượng phụ huynh cần phải quan tâm. Trong các buổi họp phụ huynh. Nhà trường tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDMN về bản chất của xã hội hóa GDMN, về những thuận lợi, khó khăn của nhà trường. Giới thiệu và nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, những thành tích của ngành học mầm non nói chung và nhà trường nói riêng. Tôi còn tuyên truyền đến các ban ngành đoàn thể, CBGV,NV trong nhà trường về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác XHHGD tăng cường CSVC,TTB phục vụ việc CS,ND,GD trẻ trong nhà trường.
Tôi chú trọng đến việc chỉ đạo xây dựng các góc tuyên truyền ở các lớp và ở cộng đồng: chọn một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tôi có các tài liệu, tranh ảnhvới những nội dung thiết thực như tổ chức nuôi dạy con, những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cấn phối hợp với nhà trường, tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp xây dựng giáo dục Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn để mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ. 
Cùng với việc cung cấp thông tin ở các góc tuyên truyền, nhà trường bố trí “Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến với ngành giáo dục và nhà trường về những vấn đề như: nội dung, phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con theo khoa học, và các vần đề mà cha mẹ các cháu chưa rõ 
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày. Không những thế chúng tôi còn tuyên truyền qua các hội nghị của xã, các cuộc họp phụ huynh, các cuộc họp thôn..., nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục. Những việc chúng tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục. Nhưng không thể phủ nhận những kết quả mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp đã tiến hành. Trong nhiều năm trở lại đây, môi trường giáo dục ở trường Mầm non Hà Giang đã có sự chuyển biến rõ nét; cán bộ, các lực lượng xã hội và nhân dân đều nhận thức được rằng chỉ có thể làm tốt xã hội hoá giáo dục mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia đình, của xã hội, nhằm mục đích ươm những mầm non tương lai của quê hương đất nước ngày càng phát triển tốt hơn. 
Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và mọi cá nhân cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, họ đã hiểu rằng XHHGD là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân. Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục (Bởi chỉ có họ mới có đủ vài trò và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tác với nhau trong công tác xã hội hoá giáo dục). 
Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền hiểu rõ, nắm được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa công việc, giải thích cho dân hiểu rõ và đồng tình thì nơi đó có điều kiện thực hiện tốt và đạt hiệu quả. 
3.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dực trong nhà trường và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.
Tôi luôn xác định. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là vấn đề được qua

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi.doc