SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ
Phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS). Bởi nó mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc – hiểu văn bản. Mỗi bài tập làm văn ra đời là những sáng tác đầu tay của học sinh, là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát, cảm nhận đối với cuộc sống tự nhiên, xã hội xung quanh; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt.
Trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài nghị luận nói chung và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng vốn được xem là rất khó đối với cả người dạy và người học. Bởi chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ là tính cô đọng, hàm súc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, tìm lời giải cho thơ lại càng khó. Khi làm kiểu bài này, ngoài kiến thức đòi hỏi học sinh phải có cảm nhận tinh tế, có sự rung động của trái tim để từ đó tạo nên những cảm xúc trào dâng đầu ngòi bút. Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu được để có một bài văn thành công đó chính là những kỹ năng hành văn của các em.
Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9, số tiết dành cho nghị luận về thơ rất ít (4 tiết). Trong đó có một tiết dành cho lý thuyết, 1 tiết dành cho việc thực hành viết văn nghị luận và 2 tiết luyện nói. Do vậy, học sinh rất khó nắm bắt kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đồng nghĩa hiệu quả viết dạng bài này chưa cao. Hiện tại kĩ năng viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết khắc phục.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS). Bởi nó mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc – hiểu văn bản. Mỗi bài tập làm văn ra đời là những sáng tác đầu tay của học sinh, là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lý thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát, cảm nhận đối với cuộc sống tự nhiên, xã hội xung quanh; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt... Trong phân môn Tập làm văn, kiểu bài nghị luận nói chung và nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng vốn được xem là rất khó đối với cả người dạy và người học. Bởi chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ là tính cô đọng, hàm súc và tinh tế. Hiểu được thơ, cảm được thơ không dễ, tìm lời giải cho thơ lại càng khó. Khi làm kiểu bài này, ngoài kiến thức đòi hỏi học sinh phải có cảm nhận tinh tế, có sự rung động của trái tim để từ đó tạo nên những cảm xúc trào dâng đầu ngòi bút. Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu được để có một bài văn thành công đó chính là những kỹ năng hành văn của các em. Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9, số tiết dành cho nghị luận về thơ rất ít (4 tiết). Trong đó có một tiết dành cho lý thuyết, 1 tiết dành cho việc thực hành viết văn nghị luận và 2 tiết luyện nói. Do vậy, học sinh rất khó nắm bắt kĩ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đồng nghĩa hiệu quả viết dạng bài này chưa cao. Hiện tại kĩ năng viết bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết khắc phục. Trên đây là những lí do thôi thúc tôi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Vì vậy, với trách nhiệm và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi xin trao đổi “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ” nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn lớp 9 THCS để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài này nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn lớp 9 trường Trung học cơ sở; từ đó nâng cao kết quả thi vào 10 Trung học Phổ thông. Mặt khác văn học nói chung, Tập làm văn nói riêng từ lâu đã là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm thơ sẽ góp phần giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh, tạo cho các em tình yêu đối với môn học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu ở lĩnh vực nhỏ của văn nghị luận đó là: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ có hiệu quả cho học sinh lớp 9 THCS Thành Mỹ”. Cụ thể đó là: - Kĩ năng phát hiện và phân tích những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm thơ. - Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý. - Kĩ năng lập dàn ý. - Kĩ năng viết các phần, các đoạn từ dàn ý. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 1.4.3. Phương pháp phân tích, chứng minh. 1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu. 1.4.5. Phương pháp trực quan. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng việc phát triển năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn giảng dạy môn Ngữ văn theo quan điểm này “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản”. (Sách Giáo viên - Ngữ văn 6 Tập 1 - Trang 4). Như vậy, bên cạnh việc cung cấp tri thức thì việc hình thành các kỹ năng là yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên ngoài vốn kiến thức cơ bản còn phải có sự đầu tư, rèn giũa cho học sinh, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội thực hành tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản viết. Nghị luận về tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 9. Căn cứ vào tài liệu chính thống trong nhà trường từ: Sách giáo khoa; Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng; Sách giáo viên Ngữ văn 9 đã cung cấp cho học sinh những kiến thức lí luận chung cách nghị luận về đoạn thơ, bài thơ như: khái niệm, yêu cầu, các bước làm bài, nhiệm vụ từng phần theo bố cục bài văn... Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, những bài viết ấy còn mang tính chất lí thuyết chung, chưa cụ thể, hoặc chưa phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh địa phương. Việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ còn nhiều hạn chế, các em chưa có nhiều thời gian cho việc rèn luyện những kĩ năng cơ bản để viết văn. Đây chính là vấn đề mà người giáo viên văn phải chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp phù hợp trong giảng dạy. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, đặc biệt là trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9 phần văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, tôi nhận thấy thực tế dạy và học của giáo viên và học sinh như sau: 2.2.1.1. Về phía người dạy Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối ưu trong dạy học văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau: - Một số giáo viên còn xem nhẹ, chưa chú ý đến việc rèn cách viết văn cho học sinh. Nhiều tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết, chưa thực sự hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn kỹ năng làm bài, chưa bắt tay chỉ việc cụ thể đến từng học sinh. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa sẵn vào dàn ý đó mà viết bài. Như vậy giáo viên không phát huy được khả năng tư duy của học sinh, các bài viết giống nhau và cảm xúc thiếu chân thực với vấn đề nghị luận. - Trong các tiết trả bài văn còn nặng về trình bày lại đáp án, chưa thực sự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi, không phê (hoặc phê chung chung) vào bài, chưa nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của học sinh nên các em chưa nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn chế trong bài làm của mình. 2.2.1.2. Về phía người học Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Các em đã tích cực, chủ động, sáng tạo tìm đọc thêm tài liệu, học hỏi để bài viết được phong phú hơn. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh: - Không xác định được dạng bài, kiểu bài, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu bài, còn yếu kỹ năng viết bài. - Khi viết bài văn, các em không tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Do đó dẫn đến việc các em viết lạc đề, lệch đề, bài làm không đủ ý, bố cục lôn xộn, thậm chí có những bài không đủ bố cục 3 phần, hệ thống luận điểm không rõ ràng. Nhiều em lúng khi viết mở bài, kết bài, phần thân bài trình thành “một khối” duy nhất, không biết tách đoạn - Viết văn còn khô cứng sáo rỗng, nghèo nàn vốn từ, thiếu cảm xúc chân thực. Các câu văn còn lan man dài dòng, không có sự liên kết mạch lạc, chặt chẽ. Có không ít học sinh khi viết bài văn đã quá ỷ lại vào sách tham khảo hoặc dàn bài sẵn có mà giáo viên cung cấp để viết nên bài viết giống nhau, thiếu sự sáng tạo. - Ngôn ngữ vụng về, lủng củng, sa vào kể lể, đặc biệt là tình trạng diễn xuôi thơ ở một số học sinh. Ví dụ 1: Khổ thơ mang hình ảnh thấm đượm, niềm háo hức của người con miền Nam nhưng bây giờ mới có cơ hội thì Bác đã đi xa. Bởi tất cả mọi người đều là những đứa con trung hiếu của Bác, luôn luôn xem Bác là người cha, người anh, người Bác của chúng ta. Tác giả dùng đại từ xưng hô “Con- Bác” còn mang sắc thái kính trọng, thành kính. Hình ảnh hàng tre được lặp lại mang nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam trong bão táp mưa sa. (Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; Bài viết của học sinh Đinh Văn Long lớp 9A) Ví dụ 2: Đọc khổ thơ ta thấy có những hình ảnh thơ tiêu biểu như dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và có cả tiếng chim chiền chiện hót vang cả bầu trời Đặc biệt ở đây là tác giả có thể đưa tay hứng được “từng giọt long lanh” của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim thì làm sao thành từng giọt được để tác giả “hứng” rõ ràng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở đây. ( Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải; Bài viết của em Bùi Thị Thúy lớp 9B) 2.2.2. Kết quả của thực trạng Kết quả chấm bài Tập làm văn tiết 134; 135 (bài viết số 7) văn nghi luận về đoạn thơ, bài thơ ở lớp 9A và lớp 9B tại Trường THCS Thành Mỹ trong năm học 2016 - 2017 như sau: Lớp Sĩ số Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu; kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 9A 27 1 3.7 4 14.8 14 51.9 8 29.6 9B 26 0 0.0 3 11.5 16 61.6 7 26.9 Tổng 53 1 1.9 7 13.2 30 56.6 15 28.3 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 2.3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm; các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ . 2.3.1.1. Khái niệm nghị luận về nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Trong SGK ngữ văn lớp 9 tập 2 (trang 78) nêu rõ: “Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệuBài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.” Chúng ta thấy rằng: Sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở những kiến thức mang tính chất lý luận, khái quát, chưa cụ thể. Các em còn rất mơ hồ về các khái niệm ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu thơChính vì vậy trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tích hợp trong các tiết dạy của mình cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản này. 2.3.1.2. Các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật cần chú ý khi nghị luận về đoạn thơ, bài thơ - Ngôn ngữ thơ Ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy. Ngôn ngữ thơ có sự khác biệt với ngôn ngữ văn xuôi đó là tính cô đọng, hàm xúc, lời ít ý nhiều. Một bài thơ thường có dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng nội dung lớn. Vì vậy mỗi bài thơ thường có nhiều tầng ý nghĩa. Để hiểu được các tầng nghĩa của bài thơ người đọc phải hiểu được các từ ngữ trong bài thơ đó. Đặc biệt trong một bài thơ, đoạn thơ thường có những câu, những từ đóng vai trò then chốt là điểm sáng, con mắt thơ của bài thơ (nhãn tự). Vì vậy, khi phân tích, ta phải tìm được những từ ngữ độc đáo ấy để lột tả được linh hồn của bài thơ, đoạn thơ. Ví dụ : Trong câu thơ: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”, (Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1), học sinh cần phân tích được các tầng nghĩa của từ “khóa xuân” như sau: Trước hết “khóa xuân” là “khóa kín tuổi xuân”; ở đây tác giả muốn nói tới việc Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Như vậy, “khóa xuân” cho ta thấy được cảnh ngộ đáng thương của nàng Kiều. Bên cạnh đó từ “khóa xuân” vốn được dùng để chỉ những người con gái nhà quyền quý thời xưa bị cấm cung, không được ra khỏi phòng ở để giữ gìn phẩm giá của mình. Song Lúc này Kiều đã bị Mã Giám Sinh lừa, bị thất thân với Mã Giam Sinh thì còn gì để mà giữ gìn ? Vậy với từ “khóa xuân” Nguyễn Du còn thể hiện nổi xót xa, mỉa mai cho thân phận của Thúy Kiều - Hình ảnh thơ Bên cạnh ngôn ngữ, hình ảnh thơ cũng là một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu khi phân tích thơ. Khi tìm hiểu văn bản, giáo viên cần gợi dẫn cho học sinh nhận ra đâu là hình ảnh tiêu biểu giàu giá trị biểu cảm, giàu sức gợi thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm để học sinh phân tích, cảm nhận. Ví dụ : Trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh, có rất nhiều hình ảnh thơ độc đáo thể hiện sự quan sát tinh tế và sáng tạo của nhà thơ. Đặc biệt là hình ảnh: “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Câu thơ gợi trước mắt ta hình ảnh một đám mây bông xốp đẹp như một dải lụa còn vương trên bầu trời: Một nửa mang sắc nắng của mùa hạ, nửa kia mang sắc biếc của mùa thu. Dải mây ấy trong hành trình sang thu dường như vẫn còn lưu luyến vấn vương chưa muốn rời xa mùa hạ. Như vậy chỉ một hình ảnh thơ mà Hữu Thỉnh vừa gợi ra cái hình, cái tình của sự vật. Đồng thời nó còn giúp ta nhận ra bước chuyển của thời gian trong khoảnh khắc giao mùa. - Giọng điệu thơ Giọng điệu thơ là phong cách, cách nhìn nhận, khám phá riêng của từng nhà thơ từ đề tài, nội dung tư tưởng, cảm xúc của tác giả, hình thức nghệ thuậtMỗi tác giả đều ghi dấu ấn riêng của mình trong dòng chảy chung của văn học. Vì vậy, khi phân tích thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra giọng điệu của từng nhà thơ qua đọc - hiểu văn bản để thấy được phong cách sáng tác, cái khác biệt của người nghệ sĩ. Ví dụ: + Thơ Nguyễn Duy giàu tính triết lý, thiên về chiều sâu với những trăn trở suy tư. Giọng điệu tâm tình tự nhiên kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự. + Thơ Y Phương thể hiện cái mộc mạc, chân thực, mạnh mẽ và trong sáng, lối tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - Biện pháp tu từ Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt nên việc sử dụng các biện pháp tu từ rất được chú trọng trong việc diễn đạt nội dung thơ. Muốn làm bài văn phân tích thơ đúng, hay và sâu, học sinh phải nắm vững kiến thức về các biện pháp tu từ tiếng Việt. Kiến thức này các em đã được trang bị trong các tiết phân môn tiếng Việt. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy ở phân môn giảng văn, giáo viên cần hướng dẫn để các em phát hiện được các biện pháp tu từ và quan trọng hơn là phân tích được tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Các biện pháp tu từ này các em đã được học bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ... + Biện pháp so sánh “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Ở câu thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, ý nghĩa: biển như "lòng mẹ". Lòng biển bao la, sâu thẳm như lòng mẹ hiền từ, nhân hậu, ân tình, bao dung luôn chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người. Biển là nguồn sống, gắn bó thân thiết, cho ta tất cả như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm tạ của con người đối với biển cả bao la. + Biện pháp nhân hóa “Sương chùng chình qua ngõ” (Sang thu – Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2) Bằng nghệ thuật nhân hoá, sương thu được cảm nhận như một thực thể hữu hình đang di chuyển chậm chạp, nhẹ nhàng nơi vườn thôn ngõ xóm. “Chùng chình” là từ láy diễn tả trạng thái cố ý làm chậm lại. Không biết làn sướng ấy cũng đang dùng dằng, lưu luyến với mùa hạ hay muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên “chùng chình” chưa muốn dời chân? + Biện pháp ẩn dụ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” ( Viếng lăng bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2) “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bởi vì Bác Hồ và mặt trời đều có điểm tương đồng. Nếu mặt trời đem đến ánh sáng, sự sống cho muôn vật, muôn loài thì Bác với đường lối lãnh đạo đúng đắn đã soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, mang về cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nếu mặt trời là hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng, bất tử thì Bác Hồ kính yêu cũng sống mãi trong triệu triệu trái tim con người Việt Nam hôm nay và mai sau. + Biện pháp hoán dụ “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước chỉ cần trên xe có một trái tim ” ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 2 ) Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra nhiều ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng. Trước hết "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. Đồng thời đó còn là trái tim yêu thương, trái tim cháy bỏng ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trái tim mang tinh thần lạc quan và niềm tin mãnh liệt vào ngày đất nước thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà. Trên đây mới chỉ là một số ví dụ biện pháp tu từ tiêu biểu, còn rất nhiều biện pháp tu từ mà giáo viên cần gợi dẫn để học sinh phân tích khi nghị luận thơ như điệp ngữ, nói giảm nói tránh, nói quá Giáo viên cũng cần lưu ý với các em, trong quá trình nghị luận cần phân tích kết hợp tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ, bài thơ. Như vậy, trước khi hướng dẫn học sinh các kĩ năng để làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, học sinh cần hiểu được các yếu tố nội dung và nghệ thuật của thơ. Các em phải biết mình cần nhận xét, đánh giá về những gì. Để làm được điều này người giáo viên cần phải có sự tích hợp trong quá trình giảng dạy cả ba phân môn Tiếng Việt, Đọc – hiểu văn bản và phần Tập làm văn. 2.3.2. Những yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 2.3.2.1. Về kiến thức cần có trước khi làm bài Để làm tốt được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học nói chung, nghị luận về thơ nói riêng, yêu cầu đầu tiên có tính chất tiên quyết đó là học sinh phải nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm. Cụ thể: - Kiến thức về tác giả, cuộc đời và sự nghiệp, phong cách thơ. - Kiến thức về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, hiểu được nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Thuộc văn bản thơ - Xác định được những những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ. đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ đã học. Tất cả các kiến thức này các em đã được trang bị qua tiết học dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Khi kết thúc tiết dạy tôi thường yêu cầu các em tự hệ thống hóa kiến thức bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy thường bao gồm những nội dung sau: * Về tác giả: Thường là những thông tin khái quát nhất giới thiệu về tác giả. Phần này sẽ giúp các em dễ dàng viết được phần mở bài theo cách trực tiếp. Ví dụ: + Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. + Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện sự chân thật, trong sáng, lối tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi. * Về tác phẩm: + Về nội dung: + Về nghệ thuật: Ví dụ: Sau khi học bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học như sau: Thông qua thao tác này, học sinh sẽ ghi nhớ được những kiến thức cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật cũng như những tín hiệu về ngôn ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đây là bước chuẩn bị có tính chất nền tảng trước khi viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 2.3.2.2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ bên cạnh những yêu cầu chung của bài văn nghị luận như có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, bố cục hợp lý, lời văn phải chuẩn xác, trong sáng... còn có những yêu cầu riêng như sau: - Khi nghị luận tác phẩm thơ, học sinh phải bám sát vào văn bản thơ tìm ra cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệuTừ đó có những phân tích, nhận xét đánh giá, cảm nhận xác đáng về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Người viết cần có những cảm nhận, suy nghĩ riêng của mình. Cảm nhận ấy phải đúc rút từ kinh nghiệm riêng của bản thân và xuất phát từ sự phân tích ngôn từ, hình ảnh của bài thơ. Tuyệt đối không được suy diễn chủ quan tùy tiện. - Cảm xúc của bài viết không phải là việc sử dụng các từ biểu lộ cảm xúc như a, ôi...mà cảm xúc là sự rung cảm và đồng điệu. Tức là các em phải thực sự rung động trước vẻ đẹ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_van_nghi_luan_ve_do.doc
- BÌA SKKN NGUYỄN THỊ THƠM (THCS THÀNH MỸ).doc