SKKN Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) cho học sinh lớp 9 trong tiết dạy buổi hai ở trường THCS Nghĩa Trung góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Văn

SKKN Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) cho học sinh lớp 9 trong tiết dạy buổi hai ở trường THCS Nghĩa Trung góp phần nâng cao chất lượng bộ môn VănBộ môn Ngữ văn trong đó phân môn Tập làm văn thường chiếm 1 tiết/1 tuần, một thời lượng khá khiêm tốn trong khung phân phối chương trình bậc THCS.  Như vậy về dung lượng nó chiếm số tiết không nhiều so với phân môn văn bản, nhưng ngược lại kiểm tra đánh giá nó lại chiếm 70% tổng số điểm của toàn bài  (1 câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2.0 điểm; một câu viết bài văn 5.0 điểm). Thế nhưng  rất nhiều học sinh lại  ít quan tâm tới phân môn này và tỏ ra khá thờ ơ, ít hứng thú khi học tiết tập làm văn. Nhất là phần  làm văn nghị luận lại thường  khô khan, trừu tượng, khó hấp dẫn các em. Thực tế những năm gần đây  kĩ năng viết văn của học sinh phổ thông có phần hạn chế, lập luận thiếu thuyết phục, dẫn chứng đơn điệu, khai thác thông tin sơ sài…nguyên nhân cũng bởi các em thiếu quan sát, thiếu trải nghiệm, lạm dụng công nghệ thông tin. 
- Phương pháp tổ chức ôn tập chưa phân hóa được hết các đối tượng học sinh trong lớp.
- Hình thức chưa đa dạng, chưa linh hoạt để hấp dẫn các em. 
- Cấu trúc sách giáo khoa dành cho phần tập làm văn quá ít, chủ yếu cung cấp lý thuyết ít chú trọng thực hành.
- Tâm lý học sinh ngại học làm văn; giáo viên cũng ít đầu tư vào những tiết này vì nó ít “đất diễn”.
doc 17 trang Phúc Hảo 02/03/2024 2887
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) cho học sinh lớp 9 trong tiết dạy buổi hai ở trường THCS Nghĩa Trung góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi : - Hội đồng sáng kiến huyện Bù Đăng
 Số TT
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp 
1
Lưu Thị Cài
24/12/1980
Trường THCS Nghĩa Trung
Giáo viên
Đại học sư phạm Ngữ văn
100%
 Điện thoại : 0982135299
 Địa chỉ Mail: hoadienvi1980@gmail.com
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến
 Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) cho học sinh lớp 9 trong tiết dạy buổi hai ở trường THCS Nghĩa Trung góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Văn.
 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Trường THCS Nghĩa Trung
 Lĩnh vực áp dụng : Ngữ văn
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 15/01/ 2021
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
 + Tình trạng của giải pháp
Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà Nước và toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội”
 Thực hiện tinh thần Nghị Quyết Đại hội Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp 
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”; Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng 
trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học (năng lực công dân).
 Bộ môn ngữ văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó kỹ năng viết bài văn, viết đoạn văn nghị luận có ý nghĩa hết sức quan trọng ở phân môn Tập làm văn. Nó chiếm 70% tổng số điểm trong bài thi kiểm tra đánh giá giữa kì; cuối kì của học sinh. Những năm gần đây phần viết đoạn văn nghị luận đã bắt đầu chú trọng đến nội dung này và triển khai ở khối lớp 8 và 9. Việc đưa nội dung nghị luận vào trong đề kiểm tra, đánh giá giữa kì và cuối kì đối với học sinh lớp 8 và 9 cũng rất phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục. thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh.
Người ta thường nói “ Văn ôn, võ luyện”; một học sinh học được văn là phải biết viết văn. Tuy nhiên để biết cách triển khai ý theo đoạn, theo bài mạch lạc không phải dễ dàng, đòi hỏi có thời gian, người giáo viên phải rèn luyện, hướng dẫn cho học sinh của mình kiên trì. Trên thực tế đa số các em vẫn còn xem nhẹ nội dung này, chưa chú trọng đến khâu viết, thực hành viết. Nhiều học sinh học hành đối phó, gần thi mới học nên chủ yếu học thuộc lòng theo mẫu. Thời gian trôi qua, vô hình dung các em tạo cho mình nếp lười viết, ngại viết dẫn đến lúng túng trong cách viết ngay cả viết một đoạn văn đơn giản chứ chưa nói là đoạn văn bàn về vấn đề nào đó trong cuộc sống. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 9 mấy năm nay, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để các em làm tốt phần này với mong muốn học sinh không ngại viết đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tuyển sinh 10 môn Ngữ văn của nhà trường. Với lý do đã nêu trên là cơ sở để tôi chọn đề tài: “Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí) cho học sinh lớp 9 trong tiết dạy buổi hai ở trườngTHCS Nghĩa Trung góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.” thể hiện những nỗ lực của bản thân tôi trong quá trình cải tiến phương pháp giảng dạy.
 + Tính mới của sáng kiến:
- Đề tài tiếp cận được với hình thức ra đề; kiểm tra đánh giá theo năng lực, phẩm chất học sinh.
- Là một trong những giải pháp nêu ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn; nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường.
- Về nội dung của sáng kiến
Bộ môn Ngữ văn trong đó phân môn Tập làm văn thường chiếm 1 tiết/1 tuần, một thời lượng khá khiêm tốn trong khung phân phối chương trình bậc THCS. Như vậy về dung lượng nó chiếm số tiết không nhiều so với phân môn văn bản, nhưng ngược lại kiểm tra đánh giá nó lại chiếm 70% tổng số điểm của toàn bài (1 câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2.0 điểm; một câu viết bài văn 5.0 điểm). Thế nhưng rất nhiều học sinh lại ít quan tâm tới phân môn này và tỏ ra khá thờ ơ, ít hứng thú khi học tiết tập làm văn. Nhất là phần làm văn nghị luận lại thường khô khan, trừu tượng, khó hấp dẫn các em. Thực tế những năm gần đây kĩ năng viết văn của học sinh phổ thông có phần hạn chế, lập luận thiếu thuyết phục, dẫn chứng đơn điệu, khai thác thông tin sơ sàinguyên nhân cũng bởi các em thiếu quan sát, thiếu trải nghiệm, lạm dụng công nghệ thông tin. 
- Phương pháp tổ chức ôn tập chưa phân hóa được hết các đối tượng học sinh trong lớp.
- Hình thức chưa đa dạng, chưa linh hoạt để hấp dẫn các em. 
- Cấu trúc sách giáo khoa dành cho phần tập làm văn quá ít, chủ yếu cung cấp lý thuyết ít chú trọng thực hành.
- Tâm lý học sinh ngại học làm văn; giáo viên cũng ít đầu tư vào những tiết này vì nó ít “đất diễn”.
- Ở các lớp học dưới ( lớp 7) các em chỉ làm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm có phần dễ hơn. Lên lớp 9 các em làm văn nghị luận, đây là thể loại văn khó, đòi hỏi người viết nêu được quan điểm ý kiến của mình về một vấn đề cần bàn. Làm tốt dạng bài này không hề dễ dàng với học sinh trung bình, yếu, kém.
- Thực tế trên lớp hầu như giáo viên chỉ cung cấp được cho học sinh về mặt lý thuyết; phần thực hành còn hạn chế vì không có thời gian.
- Theo thói quen từ lâu ít giáo viên nào chọn tiết tập làm văn để dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề.
 Dưới sự hướng dẫn của thầy cô các em cũng ít khi chú ý, có chăng cũng chỉ viết lại mà không thêm được nhiều ý cá nhân, diễn đạt thiếu tự nhiên, thiếu tính liên kết. Vì thế diểm các em đạt được ở câu viết đoạn không cao (thường chỉ ở mức 0,75 điểm đến 1.0 điểm). 
 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Hệ thống lại kiến thức cốt lõi liên quan
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, trang 36): là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sốngcủa con người.
 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí (SGK Ngữ văn 9 tập 2, trang 54) trên cơ sở triển khai các ý trong bài giáo viên định hướng cách làm đoạn văn cho học sinh để phù hợp với cấu trúc đề ra:
+ Mở đoạn: Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.
+ Thân đoạn: Giải thích; nêu ra những biểu hiện; ý nghĩa; phê phán, bàn bạc mở rộng.
+ Kết đoạn: Chốt ý; liên hệ bản thân.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 trang 42): là kết nối câu với câu trong một đoạn văn; đoạn văn với đoạn văn trong bố cục của một văn bản thành một thể thống nhất về nội dung và hình thức.
- Đoạn văn (sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1 trang 35): Là đơn vị để tạo thành văn bản. Nó là một thể thống nhất thường bao gồm nhiều câu triển khai một tiểu chủ đề nhất định. Đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng và kết thúc bằng dấu chấm câu, xuống hàng. 
2. Phân biệt đoạn văn với bài văn
Quá trình giảng dạy và hướng dẫn các em kĩ năng viết đoạn nhiều em còn chưa phân biệt được đoạn văn với bài văn. Khi viết đoạn văn nhiều em lại viết thành bài văn có bố cục 3 phần ( mở bài - thân bài - kết bài). Đối với những em học lực khá, giỏi việc phân biệt rất dễ dàng. Với những em có học lực còn lại gặp nhiều khó khăn. Để các em hiểu kĩ, phân biệt rõ hơn bản thân đã nêu ra điểm giống và khác nhau cụ thể, yêu cầu các em ghi chép vào tập cẩn thận. Quá trình ôn tập tôi cũng thường xuyên chú ý gọi các em này, yêu cầu nhắc lại kiến thức với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. 
	* Giống nhau: Đều triển khai theo ba bước: mở-thân-kết
	* Khác nhau: Về hình thức- giới hạn phạm vi 
Bài văn
	Đoạn văn
- Bố cục: mở bài-thân bài- kết bài
Lưu ý: 
+ Mở bài -> một đoạn văn 
+ Thân bài -> gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm làm rõ từng khía cạnh của vấn đề nghị luận.
+ Kết bài-> một đoạn văn
+ Không giới hạn
- Bố cục: mở đoạn-thân đoạn- kết đoạn
Lưu ý: 
- Hình thức: viết một đoạn văn
- Giới hạn: 150 từ -> 200 từ
Trình tự viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
 Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là dạng đề khá quen thuộc, gần gũi (như bàn về những phẩm chất, đức tính con người được rút ra từ ngữ liệu đọc hiểu trong cấu trúc đề) cho nên các em dễ viết lan man, viết theo cảm tính của mình, không phân chia luận điểm rõ ràng, không viết đầy đủ các bước nên không bao giờ có thể đạt được điểm cao. Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo các bước sau:
+ Bước 1: Giải thích tư tư tưởng, đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? 
+ Bước 2: Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý ( thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh những biểu hiện cụ thể. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
+ Bước 3: Mở rộng
- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng; ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.
+ Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
4. Hướng dẫn cách viết 
 4. 1. Viết mở đoạn:
Người xưa có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”, vì vậy cách viết mở đoạn làm sao ấn tượng với người đọc quả là không dễ dàng. Con đường hình thành tri thức song song với hình thành rèn luyện kĩ năng. Đây là phần đầu tiên của phần hình thành kĩ năng viết văn nghị luận. Một bài văn hay đoạn văn ấn tượng đến với người đọc đầu tiên đó chính là phần mở đoạn. Có nhiều cách viết mở đoạn khác nhau, khi dạy dạng này tôi chia lớp thành bốn nhóm: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu. Tuy nhiên đối tượng tôi lựa chọn để tiến thực hiện đề tài là lớp phần nhiều là trung bình, yếu. Do vậy, để các em này thành thạo cách viết được phần mở đoạn đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, có thời gian và yêu cầu viết mở đoạn một cách đơn giản, đủ ý là được.
 Với từng đối tượng tôi hướng dẫn các em cụ thể như sau:
 * Đối với học sinh trung bình, yếu: Vào vấn đề trực tiếp - tức là đi thẳng vào vấn đề nghị luận bằng một câu văn.
Ví dụ: Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý chí, nghị lực.
-> Ý chí, nghị lực là điều rất quan trọng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải hiểu rõ vai trò của nó đối với sự thành đạt của mỗi con người.
->( hoặc) Ý chí, nghị lực là yếu tố vô cùng cần thiết với mỗi con người chúng ta để vượt qua mọi nghịch cảnh.
-> (hoặc)Trong cuộc sống muốn thành công mỗi chúng ta không thể thiếu ý chí, nghị lực.
* Đối với học sinh khá, giỏi: Với những học sinh này các em có nhận thức, nắm bắt các ý tốt hơn tôi hướng dẫn các em ở mức độ cao hơn: Đi từ cái chung đến cái riêng. Đi từ vấn đề chung của xã hội đến vấn đề riêng của con người.
Ví dụ: Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý chí, lòng kiên trì.
-> Ngày nay, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ thì xã hội cũng ngày càng phát triển hơn. Sống trong thời đại 4.0, con người muốn thành công, bắt nhịp được với sự phát triển ấy thì mỗi người – nhất là những bạn trẻ phải luôn có ý chí, lòng kiên trì để làm chủ cuộc sống.
-> (hoặc) Ở đời mấy ai mà không mong muốn mình được thành công? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục bước đi trên con đường đầy chông gai ấy. Muốn được như thế, mỗi trong chúng ta phải có ý chí và lòng kiên trì.
-> (Hoặc) Người trẻ đang bước vào tuổi thanh xuân tươi đẹp như mây trời với nhiều hoang mang và thách thức. Có người sẽ chọn cho mình một khoảng thời gian an yên như con tàu nằm yên trong bến cảng. Nhưng bạn biết không? Con tàu đâu phải rủ buồm nằm yên ở đó, ôm mỏ neo để mộng những chân trời. Con người cũng thế, chúng ta sinh ra để trở thành chiến binh mạnh mẽ, giương cánh buồm vượt đại dương đế với chân trời mơ ước. Muốn vậy, nhất thiết chúng ta phải có ý chí và lòng kiên trì.
 Với cách hướng dẫn như trên bản thân tôi dần phân hóa được từng đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Với học sinh trung bình, bước đầu chỉ cần yêu cầu viết đơn giản như thế (nêu vấn đề nghị luận). Còn với những em học sinh khá, giỏi yêu cầu cao hơn: không chỉ nêu được vấn đề nghị luận mà còn biết cách dẫn dắt vào đề bằng nhiều cách, lời văn có hình ảnh hơn. Mô típ đó giúp các em biết được, nhớ được cách mở đoạn để có thể áp dụng cho nhiều vấn đề nghị luận khác nhau.
4. 2. Viết thân đoạn
 4.2.1. Cách viết phần giải thích vấn đề nghị luận
 Thông thường cách viết giải thích từ ngữ không khó đối với học sinh. Nhưng để đoạn văn có tính liên thông, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ cũng là một điều không hề đơn giản. Vậy làm sao để phần mở đoạn và thân đoạn có sự kết nối? Tôi thường hướng dẫn các em với phần viết đoạn văn giải thích thông thường có khoảng 3 câu:
 + Câu 1: Đặt một câu hỏi? 
 + Câu 2: Giải thích vấn đề nghị luận bằng ba từ/cụm từ (dùng từ/cụm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với vấn đề cần giải thích)
Ví dụ1: Lạc quan là luôn hướng về những điều tốt đẹp, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, luôn luôn vui vẻ, sống yêu đời; không bi quan.
Ví dụ 2: Lòng dũng cảm là gan dạ, không sợ hiểm nguy; không hèn nhát, dám đương đầu với nguy hiểm, khó khăn. 
Lưu ý: Riêng đối với ca dao, tục ngữ thì giải thích nghĩa đen trước. Từ nghĩa đen ta suy ra nghĩa bóng. Đây cũng là nghĩa chính của ca dao, tục ngữ.
+ Câu 3: Như vậy vấn đề đó khuyên răn/ nhắn nhủ điều gì? (Những phẩm chất tốt, lí tưởng sống tốt đẹp của con người). Hoặc vấn đề nghị luận phơi bày thực trạng như thế nào?(Tính xấu của con người - ích kỉ, hèn nhát, ỷ lại .là vấn đề đáng báo động/phổ biến trong tầng lớp/ trong xã hội hiện nay)
Sau các tiết thực hành các em cũng viết được những đoạn cơ bản như: 
Vậy thế nào là tính tự lập? Tự lập là tự làm những việc phù hợp với khả năng của bản thân, tự xây dựng cuộc sống của mình không dựa dẫm, không ỷ lại, không trông chờ người khác. Thế nhưng vấn đề này lại phơi bày một thực trạng trong xã hội:tính tự lập lại ít thấy trong lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên hiện nay.
 4.2.2. Cách viết phần biểu hiện vấn đề nghị luận
Mỗi vấn đề nghị luận thường đưa ra những vấn đề gần gũi, có tính giáo dục cao hoặc đáng phơi bày một thực trạng nào đó đáng báo động trong xã hội. Vấn đề nghị luận thường khuyên nhủ, răn dạy, nó như là kim chỉ nam cho con người giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn trong cuộc sống. Giúp họ nhận ra được tầm quan trong của vấn đề, thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thấy được những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội. Không những vậy họ còn nhận ra được những điều hay lẽ phải để học hỏi, bài trừ cái xấu, cái ác. Biểu hiện của vấn đề nghị luận rất là quan trọng trong mỗi vấn đề cần đưa ra bàn bạc. Nhận thức được tầm quan trọng của phần biểu hiện vấn đề cần nghị luận, phần này đối với học sinh cũng tương đối khó. Hạn chế ở chỗ này là đa số các em chỉ nêu ra được rất ít biểu hiện, biểu hiện không có tính tiêu biểu, chung chung, mơ hồ. nguyên nhân do thiếu kĩ năng quan sát, ít trải nghiệm. Các em thường chỉ trình bày được 2 đến 3 ý về vấn đề nhìn thấy trong cuộc sống. Để trả lời được phần này tôi hướng dẫn các em viết bằng cách đặt ra câu hỏi: Như thế nào? Vì sao? Tại sao?...Khi các em trả lời câu hỏi này các em sẽ thấy được những biểu hiện của vấn đề.
Trình tự, nhiệm vụ của các câu như sau:
 + Câu 1: Khẳng định phẩm chất đó cần thiết của con người. Bởi vì.(lí lẽ).
 + Câu.: Biểu hiện cụ thể (dẫn chứng: trong học tập, trong gia đình, ngoài xã hội)
 + Câu: Có vai trò gì trong đời sống ?
Phiếu học tập liệt kê một số chủ đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo lý
để học sinh thực hiện:
Chủ đề
Cách thức triển khai biểu hiện của vấn đề
Tinh thần đoàn kết
Lòng dũng cảm
Lòng biết ơn
Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì
Lý tưởng sống
Sống đẹp, sống có ích
Lời cảm ơn, xin lỗi
Ích kỷ
Tự ti
Lưu ý: Đoạn văn có sức thuyết phục ngoài phần lí lẽ ra thì dẫn chứng minh họa phải tiêu biểu, người thật, việc thật, các sự kiện diễn ra trong đời sống hằng ngày. Dẫn chứng đưa vào để bàn luận phải có sức lan tỏa, có tầm ảnh hưởng thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe. 
 Ở nội dung này để học sinh dễ hình dung về cách lấy dẫn chứng tôi sử dụng giáo án Poiwer point trình chiếu hình ảnh, đoạn clip ngắn về nhân vật, các sự kiện trong đời sống thường ngày. 
Và đây là một số hình ảnh minh họa: 
 Hình ảnh nhân vật NICK VUJICIC- Tấm gương về ý chí, nghị lực sống.
 Thầy NGUYỄN NGỌC KÍ-Tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại, thành công
 Hình ảnh giúp đồng bào lũ lụt miền Trung– tinh thần đoàn kết; tình yêu thương.
Sau khi trình chiếu hình ảnh, xem clip tôi cũng hướng dẫn các em cụ thể cách lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng:
- Trình bày (liệt kê) một số nhân vật trở thành huyền thoại. 
- Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời của nhân vật. 
- Trình bày biểu hiện thường thấy trong đời sống hàng ngày của nhân vật 
* Chú ý: 
+Mỗi dẫn chứng các em trình bày ngắn gọn khoảng 2-> 3 dòng về cuộc đời nhân vật, sự kiện,
+ Không lấy quá nhiều ví dụ làm minh chứng (Bài viết không quá hai dẫn chứng) tránh tình trạng viết lan man, dài dòng.
VD1: Trình bày ngắn gọn về cuộc đời nhân vật
Ý chí nghị lực vượt khó: Tất cả chúng ta hẳn chưa quên chàng trai Nick Vujicic bị hội chứng tetra - amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả bốn chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Với tinh thần ý chí, nghị lực cùng sự quyết tâm vươn lên trong cuộc sống anh đã truyền cảm hứng sống cho biết bao nhiêu người trên thế giới, cho các bạn trẻ khi sinh ra không được may mắn, lành lặnnhư anh.
Ví dụ 2: Liệt kê nhân vật
Lòng yêu thương con người: Chính nếp sống nhân đạo cao đẹp, biết hi sinh bản thân mình vì người khác mới là nhân tố quyết định, góp phần làm tôn lên giá trị của mỗi người chúng ta. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lep Tôn-xtôi, Macxime Gorki, Puskin đều trở nên vĩ đại là vì từ trong cuộc đời và tác phẩm của họ đều toát lên một tấm lòng yêu thương con người bao la rộng lớn.
Ví dụ 3: Biểu hiện (Sự kiện) thường thấy trong đời sống 
Tinh thần đoàn kết: Toàn dân cùng nhau tăng gia sản xuất, cùng giúp nhau xây dựng đời sống xã hội văn minh tốt đẹp, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ như phát động chiến dịch "Hướng về miền Trung" - cùng chung tay khắc phục thảm họa sau lũ lụt cùng đồng bào miền Trung. Hay chiến dịch "Giải cứu dưa hấu", giúp đỡ bà con nông dân khi cơn lũ kéo theo mùa màng trôi đi. Đó cũng chính là nghĩa cử cao đẹp, với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
4.2.3. Cách viết ý ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_ng.doc