SKKN Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25 - 36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân

SKKN Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25 - 36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, đôi khi còn là nhân tố đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của mỗi quốc gia, dân tộc đó. Chẳng những thế, ngôn ngữ còn góp phần quan trọng trong việc kế thừa và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc sử dụng và bảo vệ tiếng Việt, Người thường nhắc nhở mọi người phải biết giữ gìn và quý trọng tiếng Việt. Bác đã căn dặn chúng ta: “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời, vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải quý trọng nó, giữ gìn nó và làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp” [1]. Vì vậy ngay từ bậc học mầm non chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chuẩn xác nhất. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội, của mỗi gia đình. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi cón rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển, ngôn ngữ phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển vế đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu, sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát

 

doc 25 trang thuychi01 11941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25 - 36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1- Lý do chọn đề tài
1
1.2- Mục đích nghiên cứu
2
1.3- Đối tượng nghiên cứu
2
1.4- Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm
3
2.3. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
5
2.3.2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ định.
6
2.3.3 Thường xuyên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ và kích thích trẻ nói câu dài.
13
2.3.4. Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi ở nhà.
15
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
16
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1- Kết luận:
17
3.2- Kiến nghị:
17
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, đôi khi còn là nhân tố đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của mỗi quốc gia, dân tộc đó. Chẳng những thế, ngôn ngữ còn góp phần quan trọng trong việc kế thừa và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc  sử dụng và bảo vệ tiếng Việt, Người thường nhắc nhở mọi người phải biết giữ gìn và quý trọng tiếng Việt. Bác đã căn dặn chúng ta: “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời, vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải quý trọng nó, giữ gìn nó và làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp” [1]. Vì vậy ngay từ bậc học mầm non chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chuẩn xác nhất. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội, của mỗi gia đình. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi cón rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển, ngôn ngữ phát triển toàn diện của trẻ bao gồm cả sự phát triển vế đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa, ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu, sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. 
 Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 25- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25- 36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 25-36 tháng ở trường Mầm non Nga Nhân, và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Tại nhóm trẻ 24- 36 tháng, trường Mầm non Nga Nhân
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực tế nhóm lớp, thu thập thông tin
- Thống kê, xử lý số liệu
- Cung cấp kiến thức bằng các phương pháp giáo dục: tác động bằng tình cảm, trực quan minh họa, thực hành, dùng lời nói và đánh giá nêu gương.
- Phối kết hợp với các bậc phụ huynh, tham mưu với cấp trên trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ. U. Sinxki đã nhận định “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức” [2]
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giớ xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật nà với sự vật khác.
Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ độiĐể đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua tac phẩm văn họccó kết hợp với hình ảnh trực quan.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.
Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
- Đối với nhà trường và cơ sở vật chất:
Trường Mầm non Nga Nhân có phòng học rộng rãi, có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập, có đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường được các cấp các ngành của xã quan tâm đầu tư xây dựng ngôi trường khang trang, sạch đẹp, có các phòng học, đồ dùng đồ chơi phong phú về chủng loại để các đến trường được ăn ngủ tại trường nên thuận tiện cho việc tích hợp hoạt động trong việc làm quen với ngôn ngữ của trẻ 25-36 tháng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
 Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ tương đối đầy đủ.
 Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về màu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
- Đối với phụ huynh
Đa số phụ huynh trong lớp quan tâm đến việc học tập của con em mình, cùng phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ đặc biệt là hoạt động làm quen với ngôn ngữ. Ngoài ra phụ huynh còn tìm kiếm các nguyên liệu để cùng với giáo viên làm thêm những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với phát triển ngôn ngữ.
- Đối với giáo viên:
Bản thân có trình độ đạt chuẩn, có năng lực, phương pháp, tác phong tốt. Luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp 25- 36 tháng nên đã rút được nhiều kinh nghiệm cũng như tìm ra nhiều biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.
Bản thân có khả năng để tạo ra nhiều chủng loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ hoạt động 1 cách tích cực trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát.
- Đối với trẻ:
Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi.
Trẻ ra lớp đúng độ tuổi, được sự quan tâm của phụ huynh, hàng ngày đưa các cháu đi học rất chuyên cần nên cũng thuận tiện cho giáo viên thực hiện việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên và liên tục.
 	* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi mà tôi có được thì tôi cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy đó là:
- Đối với phụ huynh:
Một số phụ huynh trong lớp vẫn còn quan niệm rằng đối với trẻ ở lứa tuổi này đến trường là chỉ để chơi, các cô chỉ trông coi chứ không học gì cảchưa thực sự quan tâm đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lửa tuổi này nên phần nào đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường. Đặc biệt là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 	 - Đối với trẻ: 
 	+ Đa số các cháu mới bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bở ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
+ Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
+ 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x-s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi – dấu nặng.
Chính vì những khó khăn trên bước đầu tôi đã khảo sát chất lượng để dánh giá trẻ với kết quả như sau:
(Phụ lục 1: bảng kết quả khảo sát đầu năm)
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
 2.3.1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
 - Hoạt động đón, trả trẻ.
 Hoạt động đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
 	Ví dụ: Trong chủ đề: Bé và gia đình thân yêu của bé
Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
 	+ Gia đình con có những ai? (bố, mẹ)
 	+ Buổi sáng ai đưa con đến lớp? (mẹ)
 	+ Con được gặp ai? (cô giáo)
Tôi nhắc nhở trẻ khi đến lớp phải chào cô, chào mẹ. Con chào cô ạ, con chào mẹ
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
- Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.
- Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Trong quá trình trẻ vui chơi ở các góc là khoảng thời gian trẻ được giao lưu, nói chuyện vui vẻ bên các bạn và cô giáo. Cô và trẻ cùng hòa mình trong các vai chơi. Vì vậy tôi luôn tạo điều kiện trò chuyện nhiều với trẻ để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ. Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát và những trẻ nói chưa thành thạo, đầy đủ cả câu. Tôi giành nhiều thời gian cho trẻ hơn, tạo cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
 	Ví dụ: Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
 	+ Ai đây bác? (em búp bê)
+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? (ăn rồi ạ)
 + Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé!(vâng ạ) 
 + Em búp bê ăn xong rồi bác lau miệng cho em đi!
 + Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê). 
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người.
 	Hay khi tôi hướng dẫn trẻ chơi trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Giao thông” tôi cho trẻ sử dụng các khối gỗ có các màu, xanh, đỏ, vàng tự tạo và cho trẻ xếp thành những chiếc ô tô, tàu và tôi sẽ hỏi trẻ:
 	+ Linh ơi, con đang làm gì đấy? (Xếp ô tô ạ)
 	+ Con xếp ô tô bằng gì đấy? (khối gỗ ạ) 
 	+ Dũng ơi, ô tô này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)
Với góc “Nghệ thuật bé khéo tay” ở chủ đề “Thế giới thực vật - Bé yêu cây và những bông hoa đẹp” tôi vẽ tranh chiếc lá màu xanh, bông hoa màu vàng để cho trẻ tô màu. Trẻ sẽ tô màu sắc tạo thành sản phẩm của mình. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm. Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:
 + Con đang làm gì vậy? (Con tô màu ạ) 
 + Bông hoa màu gì của con có màu gì? (Màu vàng ạ) 
 + Cái gì đây? Cái lá ạ
 + Con tô lá màu gì? (Màu xanh ạ)
Ví dụ: Ở góc xây dựng khi trẻ đang xếp ao cá tôi đến hỏi trẻ “Các bác ơi các bác xếp gì thế”, “chúng tôi xếp ao cá”. “Vậy xếp xong ao rồi phải làm gì” “Thả cá vào ao”.
 	Như vậy bằng những cuộc trò chuyện thân mật, gần gũi, những câu hỏi, câu trả lời đơn giản, thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần làm tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạnh lạc cho trẻ.
- Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời:
 	 Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ:
 + Cây hoa này có màu gì? (Màu đỏ ạ) 
 + Đây là cây gì? (Cây nhãn ạ)
 + Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không?
 + Con gì vậy? (Con chim)
 + Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ) 
Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.
Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.
* Kết quả: Sau khi áp dụng vào thực tiễn tôi thấy trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp, có nề nếp, thói quen chào hỏi lễ phép, có thể nói câu dài 3-4 từ, trẻ phát âm rõ ràng hơn, ít nói từ địa phương.
2.3.2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động chơi – tập có chủ định.
 	- Thông qua hoạt động nhận biết:
 	Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.
 	Trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
Trẻ ở lứa tuổi này không những có khả năng nhận biết từng sự vật riêng lẻ mà còn có khả năng khái quát hoá đơn giản các sự vật hiện tượng. Vì vậy, khi dạy trẻ từ 25-36 tháng tuổi nhận biết. Tôi chú trọng sử dụng các đồ dùng trực quan đa dạng (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh) bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: cao su, nhựa bôngvà các đồ dùng tự tạo bằng những nguên vật liệu sẵn có ở địa phương. có kích thước mầu sắc khác nhau như: To, nhỏ, mầu đỏ, xanh, vàngCác đồ dùng dạy trẻ phải đảm bảo tính giáo dục và tính thẩm mỹ. Tôi thường chú ý cho trẻ nhận biết hai loại bài dạy:
- Loại bài dạy nhận biết về sự vật, hiện tượng:
+ Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với tên gọi và 1 -> 2 đặc điểm đặc trưng của vật thì một lần luyện tập cô giáo cho trẻ làm quen với 2 -> 3 vật. 
Ví dụ: Trong bài nhận biết: “con bò, con lợn” tôi tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ một cách phù hợp, hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ vào nội dung bài dạy sau đó cô đưa từng con vật ra và hỏi trẻ: Con gì đây? nó kêu như thế nào? Khi trẻ trả lời song theo câu hỏi của cô, cô tiếp tục đặt hai con vật cạch nhau và đặt câu hỏi: con gì đây? Kêu như thế nào? con gì kêu écéc? Con gì kêu bòbò?. Cô mở rộng tiết dạy bằng cách hỏi trẻ nhà các cháu nuôi con gì? nó kêu như thế nào? con gì nữa?... Ngoài những con vật đó thì trong gia đình các con còn nuôi những con gì nữa sau đó cô cho trẻ so sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa các con vật.
Cô cho trẻ xem tranh con bò, con lợn và đặt các câu hỏi như trên. cuối giờ học cô có thể cho trẻ chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tận dụng mọi cơ hội để phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm cho trẻ.
+ Nếu nội dung bài dạy giúp trẻ làm quen với đặc điểm của một vật, thì một lần luyện tập Cô cho trẻ làm quen với 4 -> 5 đặc điểm của vật đó.
Ví dụ: Trong bài nhận biết tập nói: “Con thỏ” cô tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn thu hút trẻ. Sau khi cho thỏ xuất hiện cô mượn lời thỏ chào trẻ và dạy chào bạn thỏ, cô đặt câu hỏi: con gì đây? tai thỏ thế nào? lông thỏ mầu gì? đuôi thỏ thế nào? thỏ thích ăn gì? với hệ thống câu hỏi này nhăm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc làm quen với một số đặt điểm rõ nét về con thỏ.
Ví dụ: Trong bài nhận biết “Quả cam” tôi cung cấp vốn từ mới “quả cam”, “màu vàng”, “cái vỏ”, “múi cam”, “hạt”, “vị ngọt” Và tạo cơ hội để trẻ được đọc từ nhiều. Tôi chuẩn bị mô hình vật thật cho trẻ khám phá và trải nghiệm bằng các giác quan, sò, ngửi, nếm. Để kích thích sự tò mò và tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng các giác quan để khám phá về quả cam. Tôi đã chuẩn bị chiếc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_do_tuoi.doc