SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thị trấn

SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thị trấn

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non, nó tác động mạnh đến rất nhiều hoạt động trong ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, lĩnh hội kiến thức và sinh hoạt bình thường của trẻ như Bác Hồ đã nói:

“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.[1]

Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng ban đầu, tạo điều kiện cho những tiềm năng đang còn ấp ủ trong lòng trẻ, việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là hết sức cần thiết vì ở lứa tuổi mầm non, tình cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống trẻ thơ bởi trẻ luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người biểu hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn biểu hiện tình cảm của mình với người khác.

Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, ngoài ra rèn luyện kỹ năng sống còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hàng ngày như: Chơi - tập theo ý thích, chơi - tập có chủ định, lao động vừa sức, lễ hội, thăm quan. Mỗi hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc dạy các kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Trong những năm gần đây, nghành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “giáo dục kỹ năng sống”vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mammf non, giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực xây dựng nhiều hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có được nhuwnhx kiến thức , hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.

 

doc 24 trang thuychi01 25096
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thị trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỐT NHẰM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI TẠI TRƯỜNG 
MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
 Chức vụ : Giáo Viên
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Thị Trấn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
SỐ TRANG
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
9
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
10
2.3.1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp trong lớp để rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
5
11
2.3.2.: Hình thành và giáo dục cho trẻ có thói quen tốt trong hoạt động chơi- tập hàng ngày.
6
12
2.3.3: Hình thành và giáo dục nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ, trò chơi dân gian.
9
13
2.3.4: Sử dụng tình huống nhằm hình thành cho trẻ một số kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
12
14
2.3.5: Phối hợp với phụ huynh để rèn luyện thói quen tốt khi trẻ ở nhà nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
14
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường
16
17
3. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
17
18
* Tài liệu tham khảo
1: MỞ ĐẦU
1.1: Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mầm non, nó tác động mạnh đến rất nhiều hoạt động trong ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, lĩnh hội kiến thức và sinh hoạt bình thường của trẻ như Bác Hồ đã nói: 
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.[1]
Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng ban đầu, tạo điều kiện cho những tiềm năng đang còn ấp ủ trong lòng trẻ, việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là hết sức cần thiết vì ở lứa tuổi mầm non, tình cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống trẻ thơ bởi trẻ luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người biểu hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn biểu hiện tình cảm của mình với người khác.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, ngoài ra rèn luyện kỹ năng sống còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hàng ngày như: Chơi - tập theo ý thích, chơi - tập có chủ định, lao động vừa sức, lễ hội, thăm quan. Mỗi hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc dạy các kỹ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Trong những năm gần đây, nghành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “giáo dục kỹ năng sống”vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mammf non, giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực xây dựng nhiều hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có được nhuwnhx kiến thức , hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non trẻ dễ nhớ mau quênđặc biệt là lứa tuổi 25-36 tháng. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như tự phục vụ, tự nhận thức, biết đoàn kết với bạn bè. Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Một số kinh nghiêm rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ 25- 36 tháng tuổi tại trường mầm non Thị trấn”
1.2: Mục đích nghiên cứu:
 Với mục tiêu chung của giáo dục, là giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở với nội dung rèn luyện thói quen nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non mà đặc biệt là lứa tuổi 25-36 tháng tuổi. Nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 
1.3: Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ nhóm 25-36 tháng tuổi trường Mầm non Thị Trấn Nga Sơn
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng:
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích, khái quát hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu về sự phát triển của não trẻ cho thấy khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử với các yêu cầu, biết giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này cần được giáo dục kỹ năng sống để trẻ có nhận thức đúng và có những hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, tự lực, giàu sức sáng tạo và thích ứng với cuộc sống trong tương lai, kỹ năng sống làm cho trẻ có những hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. 
Thực hiện Kế hoạch số 56/KH - BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Hình thành cho trẻ hệ thống các kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống của trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động với người khác, kỹ năng tuân thủ qui định ở những nơi sinh hoạt chung.[2]
Theo Modun 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên viên mầm non” [3]. Để giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo tự tin trong mọi hoạt động.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Và điều quan trọng mà chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
* Thuận lợi:
Trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn được đặt tại trung tâm Thị trấn trường đạt chuẩn quốc gia, trường có bề dầy thành tích, vinh dự được nhận huân chương lao động hạng III, được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen nhiều năm liền được UBND Tỉnh tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng khác.
 - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ năng động nhiệt tình có niềm đam mê với công việc chăm sóc giáo dục trẻ, điều đặc biệt bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 25 - 36 tháng tuổi. luôn được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn. đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của các cấp ủy, Đảng chính quyền địa phương của các bậc cha mẹ học sinh .
- Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động và mạnh dạn trong giao tiếp.
* Khó khăn:
Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng trẻ em thụ động không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa. Trẻ 25-36 tháng tuổi cò nhỏ, khă năng nói phát âm của trẻ còn kém.
*Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu:
Sau khi xác định được các kỹ năng sống cơ bản cơ bản cần thiết và quan trọng cần cung cấp cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp.
* Bảng 1 kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng 9/2018 (kèm theo phụ lục minh họa)
Qua bảng khảo sát tôi thấy kỹ năng sống của trẻ còn khá thấp, kỹ năng tự phục vụ, hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi boăn khoăn làm sao để tỷ lệ các kỹ năng sống đó được nâng cao lên.
Như vậy thông qua việc khảo sát trẻ đầu năm giúp tôi hiểu được sự thiếu hụt về kỹ năng sống của trẻ, Từ những thực tế đó tôi đã lập kế hoạch và đưa ra các biện pháp phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi.
2.3: Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong các hoạt động kể chuyện, thơ, với những bài thơ câu chuyện có nội dung phù hợp hoặc một số tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.
 Để tìm ra được các biện pháp phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. Nên tôi đã tìm ra được một số giải pháp áp dụng cho đề tài của mình như sau.
2.3.1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp trong lớp để rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
 Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến vệc rèn luyện thói quen nhằm hình thành kĩ năng sống cho trẻ, môi trường đẹp sẽ kích thích được tính tò mò muốn tìm hiểu khám phá ở trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã cùng phối hợp với giáo viên ở nhóm lớp làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí các góc hoạt động cho trẻ thật đẹp. Đặc biệt tôi dùng một góc của lớp để xây dựng góc kĩ năng sống cho trẻ. Đây là biện pháp hữu hiệu bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quyên. Nếu trẻ thường xuyên được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt, những việc nên làm thì trẻ dễ tiếp thu, dễ nhận biết việc làm nào tốt, việc làm nào xấu và từ đó hình thành trong trẻ những thói quen, những kĩ năng sống tốt.
Ví dụ: Tôi dán ở góc này một bức tranh em bé đang bưng cốc nước mời ông hoặc em bé tặng quà cho bà bằng hai tay rất lễ phép. 
Thời gian rảnh tôi cho trẻ đến trò chuyện về những hành vi tốt đó. Như vậy trẻ sẽ biết mình nên học tập theo.Tôi có thể thay đổi những hình ảnh giáo dục kinh nghịêm sống theo từng chủ đề, theo từng nhóm kĩ năng sống.
Qua hoạt động chơi tập tôi còn dạy cho trẻ những thói quen tốt đó là việc hướng dẫn trẻ làm cùng cô sau đó cho trẻ tự làm và cô quan sát giúp đỡ cháu khi cần. Cứ như vậy tạo cho trẻ có nề nếp và thói quen lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
Bé đang cất dép vào nơi quy định
Với trẻ nhà trẻ trẻ được học qua chơi điều đó khiến trẻ rất thích thú, trẻ cảm thấy việc tieeps thu kiến thức sẽ nhẹ nhàng, thoải mái mà không bị gò bó. Qua mỗi góc chơi đều cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống 
VD: Ở góc phân vai, thông qua cách đóng vai trẻ học được kỹ năng giao tiếp, ứng xử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, biết quan tâm ddeens mọi người xung quanh như bế em, ru em ngủ, xúc bột cho búp bê ăn, thay quần áo cho búp bê. Ở các góc cũng được tôi làm các đồ chơi tự tạo đẹp gây dược sự tò mò muốn khám phá ở trẻ.Ví dụ: Khi dạy cho trẻ bài hát “Hãy xoay nào” có trong chủ đề “ Bé và các bạn” tôi kết hợp rèn cho trẻ kĩ năng rửa mặt đúng cách và biết giữ gìn bảo vệ cho đôi mắt của mình luôn sáng. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, địa điểm, không gian phù hợp cho trẻ hoạt động, khám phá trải nghiệm từ đó tích lũy cho mình thêm kĩ năng sống.
2.3.2.: Hình thành và giáo dục cho trẻ có thói quen tốt trong hoạt động chơi- tập hàng ngày.
 Hoạt động chơi - tập là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, trong thế gới đồ vật trẻ được tha hồ vui chơi và sáng tạo. Việc tổ chức tốt hoạt động chơi- tập không chỉ giúp hình thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kỹ năng sống cho trẻ. Chơi là một trong các hoạt động học tập của trẻ và có mục đích to lớn thông qua hoạt động chơi - tập còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động chơi - tập cho trẻ không những chỉ giúp trẻ hình thành kỹ năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển kỹ năng sống.
 Trong chủ đề: “Bé với phương tiện giao thông”, ở góc chơi phân vai khi trẻ chơi trò chơi “Bố mẹ chở con đi học” giáo viên có thể dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách và an toàn. Yêu cầu trẻ đội mũ và gài dây phía cằm trước khi ngồi lên xe. Cứ như vậy cho trẻ lặp đi lặp lại 2 - 3 lần để nhớ các thao tác, từ đó giúp hình thành kỹ năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ một cách tự nhiên.
Ở chủ đề “Bé và người thân trong gia đình bé”có thể gợi ý cho trẻ đóng vai ông, bà, cha mẹ, con cái. Hướng dẫn trẻ bấm số điện thoại và gọi cho nhau. Qua đó giúp trẻ vừa biết bày tỏ lòng quan tâm, yêu thương đối với mọi người, vừa cho trẻ tập bấm số điện thoại cho những người thân để sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra, là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn quan sát và tận dụng những tình huống xảy ra trong quá trình chơi của trẻ, để từ đó dạy trẻ kỹ năng biết hợp tác chia sẻ cùng bạn.
Ví dụ: Một trẻ đang loay hoay một mình với bộ đồ chơi lắp ráp, cháu đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể lắp được ngôi nhà, tôi đến và gợi ý để trẻ rủ thêm bạn cùng chơi khi có bạn cùng lắp cháu đã lắp được ngôi nhà và các cháu rất vui.
Hay khi trẻ tham gia các trò chơi tự chọn tôi rèn cho trẻ kỹ năng an toàn như: Cách cầm xích đu khi chơi, khi các bạn đang chơi thì không được đến gần phía trước sẽ rất nguy hiểm, cách quay đu không quá nhanh, hướng dẫn trẻ biết kiên trì chờ đợi đến lượt mình chơi, tuyệt đối không tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn 
Trong hoạt động vui chơi, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy có vô vàn những tình huống sảy ra.Vì vậy là giáo viên chúng ta nên quan tâm và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt. Trẻ biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Lâu dần những hành vi thói quen ấy sẽ được tích lũy và nó trở thành kỹ năng sống đối với trẻ.
2.3.3: Hình thành và giáo dục nhân cách sống cho trẻ qua những câu chuyện, ca dao, tục ngữ, trò chơi dân gian.
 Được nghe kể chuyện đối với trẻ là điều vô cùng thích thú. Những câu chuyện hay, có ý nghĩa chuyền tải những thông điệp có giá trị, giúp trẻ có được những kỹ năng sống quý báu, giáo viên cần lựa chọn các tác phẩm có giá trị, phù hợp nhận thức của trẻ để kể cho trẻ nghe.
 VD: Cô kể câu chuyện “Cây táo” cô đưa ra câu hỏi gợi mở
+ Ông đã trồng cây gì xuống đất?
+ Ai đã tưới nước cho cây?
Hình ảnh câu chuyện Cây táo
Câu chuyện giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người bằng những việc nhỏ nhất vừa sức của mình.
Ngoài ra tôi có thể kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tinh thần đoàn kết hợp tác với nhau, yêu quý bạn bè như chuyện: Cô vịt tốt bụng, đôi bạn tốt, chiếc đu màu đỏ.
Bài thơ: “Yêu mẹ” hình thành cho trẻ kỹ năng sông biết yêu thương cha mẹ, biết thể hện tình cảm của mình với mẹ
Hình ảnh yêu mẹ
Các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị sâu sắc cho trẻ về công cha, nghĩa mẹ, đạo con hay tình cảm anh chị em. Thông qua nội dung trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa về tình cảm gia đình, tình yêu thương con người, lòng yêu quê hương đất nước. Từ đó tích lũy dần cho mình những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Hay thông qua các trò chơi dân gian: Mỗi một trò chơi dân gian thường giúp trẻ thực hành 1- 3 kỹ năng sống. Ví dụ: Trò chơi “Nu na nu nống” tập cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, thân thiện với bạn.
Còn ở trò chơi “Dung dăng dung dẻ “Cũng tập cho trẻ kỹ năng phát âm rõ ràng, thân thiện, phối hợp vận động cơ bản và biết hợp tác với bạn bè. 
Có rất nhiều các trò chơi dân gian cô giáo nên lựa chọn những trò chơi dân gian dành cho trẻ em, phổ biến của địa phương, phù hợp với kỹ năng sống, mang tính giáo dục để chơi cùng trẻ, cô luôn nhắc nhở trẻ chơi đúng luật, không cần thắng thua và giáo viên phải chú trọng vào các kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ thông qua mỗi trò chơi.
Hình ảnh cô và trẻ cùng chơi dung dăng dung dẻ
2.3.4: Sử dụng tình huống nhằm hình thành cho trẻ một số kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
 Một trong những kỹ năng cần hình thành ở trẻ, đó là giúp các bé có khả năng biết từ chối, kỹ năng xử lý tình huống khi bé cảm thấy không an toàn.
Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi đã thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề .
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe mẩu chuyện: Không đi theo người lạ
 Hôm nay sau giờ tan học Hà đang chờ mẹ đến đón về, cô bé rất sốt ruột khi chờ mãi mà không thấy mẹ tới, nhân lúc cô giáo không để ý, Hà đã tự ý đi ra cổng trường để ngóng mẹ. Bổng có một người đàn bà xuất hiện, trên tay bà cầm một cái bánh bông lan ngon ơi là ngon, bà ấy ngọt ngào nói: “cháu đang chờ mẹ phải không, hôm nay mẹ bận không đến đón cháu được, mẹ nhờ bác đến đón cháu về, cháu ngoan hãy ăn bánh đi rồi bác đưa cháu về.”
 Vừa kể cô vừa dừng lại và hỏi trẻ: Con thử đoán xem bạn Hà có về cùng người đàn bà đó không? nếu là con thì con sẽ xử trí thế nào đây? cho trẻ được trao đổi và bày tỏ ý kiến của mình.
 Hà rất thèm ăn bánh và muốn về thật nhanh với mẹ. Định đưa tay cầm chiếc bánh thì Hà bỗng khựng lại vì bạn ấy chợt nhớ lời cô giáo dạy là không được nhận quà và đi theo người lạ nên Hà đã mạnh dạn trả lời thật to “Không! Cháu không đi đâu, cháu đợi mẹ đến đón cơ”. Hà nói rồi bỏ đi vào lớp, người đàn bà đấy nắm áo Hà và kéo lại Hà vội la lên: Cứu con với, có người muốn bắt con”. Nghe tiếng kêu của Hà bác bảo vệ vội chạy đến.
 Sau khi trẻ được nghe cô kể chuyện, được bày tỏ ý kiến của mình, giáo viên tổ chức cho trẻ được đóng kịch theo nội dung câu chuyện. Đó là cơ hội để trẻ rèn luyện cách đưa ra lời từ chối và nói to lên điều đó. Việc rèn luyện thói quen nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ không phải một sớm một chiều mà nó phải có quá trình thời gian để rèn luyện, đó là sự lặp đi lặp lại một thao tác, một hành vi nào đó, dần dần nó sẽ trở thành kỹ năng đối với trẻ. Những kỹ năng sống đầu tiên và quan trọng nhất của đứa trẻ luôn được 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_thoi_quen_tot_nham_hinh_th.doc