Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động lứa tuổi 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động lứa tuổi 24-36 tháng

Để trẻ có thể vận động một cách tích cực và thoải mái trước tiên cần có một môi trường thoáng, rộng rãi, sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Không gian rộng rãi sẽ giúp cho trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ để trẻ không bị gò bó khi tham gia vận động.

Vì vậy tôi thường xuyên đưa trẻ xuống sân trường tận dụng không gian sân trường rộng rãi có cả khu vận động cho trẻ chơi và học. Tôi đã sử dụng một số đồ dùng tự tạo như ( dây chun, dây thừng, vạch kẻ, đường hẹp ) để tạo thành những con đường cho trẻ thực hiện những vận động như: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng, đi trong đường hẹp Với những vận động này sẽ giúp cho các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều được vận động và rèn được cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo.

 

docx 29 trang thanh tú 22 07/10/2022 9803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG LỨA TUỔI 24-36 THÁNG”
 	Tác giả : Nguyễn Thị Tuyết
 	Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ
	 	Cấp học : Mầm non
NĂM HỌC: 2017 – 2018
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
Mục Lục
1
Phần A: Đặt vấn đề
I
Lý do chọn đề tài
2
1
Mục đích của đề tài
3
2
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
3
3
Phạm vi của đề tài
3
 Phần B : Giải quyết vấn đề
I 
Cơ sở lý luận
II
Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
4
III
Những biện pháp thực hiện
1
Lựa chọn, sắp xếp các bài tập vận động, trò chơi phù hợp với độ tuổi.
5-6
2
Tạo môi trường cho trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động
6-9
3
Làm và khai thác triệt để đồ dùng đồ chơi để cho trẻ vận động.
9-21
4
Tích hợp giáo dục thể chất thông qua các hoạt động khác.
21-23
5
Phối kết hợp với phụ huynh.
 23-25
IV
Kết quả thực hiện:
1
Giáo viên
25
2
Học sinh
25
3
Phụ huynh
 26
4
Bảng so sánh có đối chứng
27
Phần C: Kết luận và kiến nghị
1
Kết luận
27
2
Bài học kinh nghiệm
27-28
3
Ý kiến đề xuất
28
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I . Lý do chọn đề tài:
- Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói :
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích mười năm trồng người”
Trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân hữu ích tương lai của đất nước, vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ.
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.Giáo dục thể chất mầm non  là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: Đi, chạy, bò, trườn, tung, bắt, ném  trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. 
Trẻ em những năm đầu đi học còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần và thể lực. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 
Mặt khác phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực, sức khỏe mà còn giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển một cách toàn diện.
Trên thực tế hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24 - 36 thángrất khô khan, chỉ thực hiện đúng phương pháp và trò chơi vận động nhưng phải lặp đi lặp lại nhiều làm cho những trẻ vốn thích vận động có cảm giác nhàm chán, bên cạnh đó những trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. 
Vậy để tổ chức các tiết dạy và các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn trẻ vẫn là một việc làm khó đối với giáo viêntrực tiếp đứng lớp nhà trẻ vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ rất dễ bị phân tâm vào các hoạt động khác.
Từ những lý do trên và qua quá trình tìm tòi, áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
Một số biện pháp giáo dục trẻtích cực tham gia hoạt động vận động lứa tuổi 24-36 tháng 
II. Mục đích của đề tài.
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, khéo léo, nhanh nhẹn và có một sức khỏe tốt. 
- Kích thích sự hoạt động tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động vận động .
- Nghiên cứu các biện pháp để phát triển thể lực cho trẻ thông qua các trò chơi vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ sự khéo léo và phát triển các kĩ năng, vận động giúp thể lực của trẻ phát triển tốt.
III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
* Đối tượng:
- 100% trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong lớp D2.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát những động tác, kĩ thuật bài tập, hành động, cử chỉ, lời nói của trẻ, giáo viên và phụ huynh, phương tiện dạy học, lớp học, sân chơi.
- Phương pháp thống kê và phân tích: Là phương pháp sử dụng tính giá trị của các tiêu chí đánh giá thực trạng trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm và đối chứng: Qua quá trình thực hiện đề tài đối chứng kết quả đầu năm so với cuối năm.
IV. Phạm vi của đề tài:
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
- Địa điểm: Tại lớp D2 của nhà trường.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở pháp lí:
Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non  là:  phù hợp với sự phát triẻn tâm sinh lí ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn. Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Yêu quý anh, chị, em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết thích đi học.
 Về phương pháp giáo dục mầm non là: Đối với nhà trẻ phương pháp giáo dục phải chú trọng sự giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương , gắn bó của người lớn đối với trẻ. Chú ý đặc điểm cá nhân của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi  cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc.....
II. Cơ sở lí luận:
Chúng ta ai cũng biết thể chất đối với trẻ mầm nonmầm non là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.Giáo dục thể chất mầm non  là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: Đi, chạy, bò, trườn, tung, bắt, ném  trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Chính vì vậy mà phát thể chất cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ  phát triển thể chất chính là việc phát triển các khả năng đi , chạy của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ vận động với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triểnthể chất .
III. Cơ sở thực tiễn:
Dựa vào thực tế, kết quả các tiết dạy vận động .
Căn cứ vào nhu cầu cần được hoạt dộng vận động của trẻ.
Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ
VI: Đánh giá thực trạng của đề tài:
1: Đặc điểm chung:
- Lớp D2 được bố trí ở khu nhà một tầng của nhà trường.
- Tổng số học sinh của lớp là 36 cháu, trong đó: 19 cháu nam đạt 53% ; 17 cháu nữ đạt 47%.
- Lớp học có 3 giáo viên. 
+ Trình độ cử nhân = 1 , Cao đẳng = 02 tỷ lệ = 100% trên chuẩn 
a. Thuận lợi:
-Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo cụ thể của Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Chị em đồng nghiệp đoàn kết, giúp đỡ nhau.
- Bản thân tôi đã tốt nghiệp Cử nhân SPMN,hết thời gian con mọn nên dành được nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, luôn nhiệt tình trong công việc, hết lòng yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và nhiều năm liền được phân công dạy trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng.
- Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được trang bị đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động.
- Thường xuyên được đi thăm quan các trường bạn học hỏi để có thêm kinh nghiệm.
b. Khó khăn:
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin để tham gia vào các hoạt động vì tuổi còn nhỏ.
- Một số trẻ được gia đình nuông chiều nên khả năng tự phục vụ còn kém và ít vận động.
- Diện tích lớp học và sân trường vẫn còn chật hẹp.
- Một số gia đình vì đặc thù của công việc bố mẹ rất bận đi công tác thường xuyên, con được gửi bà giúp việc nên chưa có nhiều thời gian phối hợp với giáo viên để quan tâm đến việc chăm sóc và rèn luyện thể lực cho trẻ.
2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Ngay từ đầu năm học, khi lớp đi vào ổn định nề nếp, tôi đã tiến hành khảo sát 100% trẻ trong lớp với các tiêu chí như sau: 
Khảo sát đầu năm (ngày 22/9/2017)
TT
Các tiêu chí
Kết quả khảo sát đầu năm.
( 30 trẻ)
Số lượng
Tỷ lệ%
1
Trẻ mạnh dạn, tự tin.
13
4 3
2
Trẻ tích cực tham gia vận động
10
33
3
Trẻ có kỹ năng chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi vận động 
08
27
4
Trẻ có kỹ năng vận động
08
27
II: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Lựa chọn, sắp xếp các bài tập vận động, trò chơi phù hợp với độ tuổi.
Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là một yếu tố rất quan trọng. Nhưng tôi thấy xã hội hiện nay phát triển theo hướng công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nên đa số các phụ huynh rất bận rộn không có thời gian dành cho con cái mà luôn giao phó con cho ông, bà và các bác giúp việc nên trẻ hầu hết được nuông chiều dẫn đến trẻ lười vận động và ỉ lại cho người lớn.Vì vậy để phát triển được tốt các tố chất vận động cho trẻ thì tôi luôn dựa vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ cho phù hợp.
Vì đầu năm trẻ mới đi lớp nên vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường mới, rụt rè chưa phát huy được hết tính tích cực của mình.Cho nên đối với việc tổ chức hoạt động cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung là một việc làm rất cần thiết. Nhận thức rõ được điều đó ngay từ đầu năm học để đảm bảo được nội dung chương trình giáo dục trẻ trước tiên tôi căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non để xây dựng nội dung bài nhưng qua khảo sát đầu năm tôi thấy một số hoạt động vẫn còn chưa được phù hợp với độ tuổi của trẻ nhà trẻ.
Vì vậy việc đầu tiên tôi cần lựa chọn các bài vận động và những trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ sau đó sẽ sắp xếp các bài tập vận động và trò chơi theo trình tự từ dễ đến khó để đảm bảo trong quá trình xuyên suốt từ đầu năm tới cuối năm trẻ có thể thực hiện được.
Tên vận động
Nội dung
Ghi chú
Bò, trườn
Bòthẳng hướng
Bò trong đường hẹp
Bò chui qua cổng
Bò có mang vật trên lưng
Bò trong đường ngoằn ngoèo
Bò, trườn qua vật cản
Đi, chạy
Đi thẳng hướng 
Đi trong đường hẹp
Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay
Đi trong đường ngoằn ngoèo
Đi theo hiệu lệnh
Đi bước qua vật cản
Chạy tự do
Chạy thẳng hướng
Tung bắt
Tung bóng lên cao
Tung bóng qua dây
Tung bắt bóng cùng cô ở khoảng cách 1m
Ném
Ném túi cát về phía trước
Ném bóng về phía trước
Ném bóng vào đích ngang xa
Bật
Bật tại chỗ
Bật qua vạch kẻ
Bật vào vòng
Bật qua vật cản
Bật vào vòng và đi theo hiệu lệnh
Qua những bài tập vận động mà tôi và các chị trong khối cùng tìm hiểu và xây dựng thì tôi thấy đã tương đối phù hợp với khả năng của trẻ, trẻ trong lớp tôi đều thực hiện được các vận động theo hướng dẫn của cô.
Hình ảnh 1: Giáo viên khối nhà trẻ tham khảo sách để lựa chọn BTVĐ
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động.
Để trẻ có thể vận động một cách tích cực và thoải mái trước tiên cần có một môi trường thoáng, rộng rãi, sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Không gian rộng rãi sẽ giúp cho trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ để trẻ không bị gò bó khi tham gia vận động.
Vì vậy tôi thường xuyên đưa trẻ xuống sân trường tận dụng không gian sân trường rộng rãi có cả khu vận động cho trẻ chơi và học. Tôi đã sử dụng một số đồ dùng tự tạo như ( dây chun, dây thừng, vạch kẻ, đường hẹp) để tạo thành những con đường cho trẻ thực hiện những vận động như: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng, đi trong đường hẹpVới những vận động này sẽ giúp cho các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều được vận động và rèn được cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo.
Hình ảnh 2: Các bé lớp D2 đang đi trong đường hẹp.
 Ngoài những tiết học vận động vào thứ 3 đầu tuần trẻ được xuống sân trường thì những tiết hoạt động ngoài trời với sân trường rộng rãi trẻ có thể thoải mái vui chơi những trò chơi dân gian như: Dung dăng dung dẻ, kéo cưa lừa xẻ, tập tầm vông, chi chi chành chành Với những tiết hoạt động ngoài trời như vậy sẽ giúp cho trẻ sảng khoái và thích hoạt động hơn bên cạnh đó tôi còn rèn được cho trẻ sự khéo léo, đoàn kết với bạn bè và kĩ năng quan sát.
Sau khi chơi tập, tôi cho trẻ được tắm nắng, cho trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, trẻ của lớp tôi rất thích được cô giáo cho xuống sân trường chơi tập ở khu vận động của nhà trường.
Hình ảnh3: Các bé lớp D2 đang chơi cầu trượt
Hình ảnh 04: Các bé lớp D2 đang chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
 Với những tiết vận động đa số là cô chuẩn bị đồ dùng cho trẻ ở những tiết dạy đơn giản tôi thay đổi hình thức bằng cách cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng để tạo cho trẻ một môi trường thoải mái và kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn.
 VD: Với tiết vận động “Bò trong đường hẹp”. Thay vì cô phải chuẩn bị dồ dùng ngược lại tôi cho trẻ cùng làm đường hẹp với cô.Tôi chia trẻ thành hai đội và cho trẻ lấy những chiếc gậy thể dục và xếp thành hai đường thẳng song song cùng cô để tạo thành một đường hẹp.
Như vậy trẻ tự tạo ra đường hẹp thì sẽ thích thú và hào hứng học hơn khi được bò trong đường hẹp mà mình tạo nên. Ở hoạt động này ngoài việc rèn được cho trẻ kỹ năng quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn ra thì tôi còn tích hợp rèn được cho trẻ kĩ năng lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Hình ảnh 5: Các bé lớp D2 đang xếp đường hẹp cùng cô và các bạn.
Ngoài việc tạo cho trẻ một môi trường rộng rãi thì bên cạnh đó tôi thấy việc cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng cũng quan trọng với trẻ vì qua cách thực hiện và quan sát tôi thấy được trẻ rất hào hứng và sôi nổi khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. Như vậy để tạo một môi trường cho trẻ tham hoạt động vận động là rất cần thiết và quan trọng với trẻ nhà trẻ.
3. Biện pháp 3: Làm và khai thác triệt để đồ dùng đồ chơi để cho trẻ vận động.
Học mà chơi -Chơi mà học rất có ý nghĩa để giáo viên mầm non áp dụng khi dạy học cho trẻ. Để trẻ tham gia các hoạt động hào hứng sôi nổi cần phải có các đồ dùng, đồ chơi rèn luyện kỹ năng vận động và tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. Vì vậy những trò chơi vận động khi được áp dụng vào tiết học có tác dụng rất lớn giúp cho trẻ hào hứng, tích cực tham gia vận động hơn mà không bị nhàm chán. Qua những trò chơi vận động sẽ rèn được cho trẻ tính đoàn kết với bạn, kĩ năng khi chơi, rèn được sự khéo léo, linh hoạt của trẻ.
Với những đồ dùng đồ chơi quen thuộc có ở trong lớp ( bóng, vòng thể dục, cổng chui, gậy thể dục) tôi sẽ cho trẻ chơi những trò chơi liên quan tới những đồ dùng đó để củng cố lại cho trẻ những kiến thức mà trẻ đã được học.
Ví dụ 1: Với những quả bóng.
Ngoài tiết học ra thì vào giờ hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều tôi sẽ cho trẻ chơi tự do với bóng để trẻ có thể ôn lại những vận động mà trẻ đã được học (tung, ném, bắt, lăn bóng tự do hoặc với bạn )
Hình ảnh 6: Các bé lớp D2 đang chơi với bóng.
Ví dụ 2: Với vòng thể dục.
Để áp dụng vào tiết dạy trẻ sẽ được bật nhảy vào vòng ngoài ra cũng chiếc vòng đó trẻ có thể áp dụng vào các trò chơi như giả làm bác lái xe, ô tô và chim sẻ, như vậy trẻ có thể cầm vòng giả làm chiếc vô lăng và làm những động tác lái xe giống bác tài xế.
Ví dụ 3: Với cổng chui.
Với đồ dùng này để áp dụng vào tiết học trẻ sẽ được bò chui qua cổng, ngoài ra ở những tiết hoạt động ngoài trời hay tiết hoạt động chiều thì tôi cho trẻ bò tự do hoặc thi đua nhau bò chui qua cổng xem ai bò khéo léo hơn để không chạm vào cổng qua đó tôi rèn được cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn và quan sát tốt.
Hình ảnh 7: Các bé lớp D2 đang bò chui qua cổng.
 Ngoài những đồ dùng trực quan sẵn có trong lớp học để áp dụng vào việc dạy học như: Bóng, vòng thể dục, cổng chui, gậy thể dục ra thì tôi còn làm thêm những đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng những nguyên vật liệu đã qua sử dụng và không dùng nữa như ( bìa cứng, khăn bông bay,) để áp dụng vào việc dạy học và cho các cháu chơi.
Với những tấm vải von hoặc những chiếc khăn bông bay cũ tôi sẽ tận dụng và cắt ra thành những hình vuông rồi lấy nến hơ lại các cạnh của khăn để không bị sổ lông sau đó khâu chun cho trẻ đeo vào tay
Với đồ dùng này để thay đổi cho động tác hít thở trẻ có thể chơi được trò chơi những cơn gió lạ, trẻ đeo nơ ở tay giơ tay cao ngang mặt và dùng hơi của mình thổi cho chiếc nơ mình đeo trên tay bay được. Như vậy tất cả trẻ đều có thể làm được động tác hít dưới sự hướng dẫn của cô.
Hình ảnh 8: Các bé lớp D2 đang thổi nơ
Với những đồ đùng đồ chơi tự tạo của nhà trường đã tận dụnglàm ra từ những
( Lốp xe cũ , thùng sơn cũ, bàn cũ...) thì tôi thấy những đồ dùng đồ chơi này cũng rất phù hợp và đảm bảo an toàn để áp dụng vào các tiết dạy học cho trẻ nhà trẻ. Từ đó thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã mạnh dạnđưa ra ý kiến của mình với BGH chochúng tôi triển khai những đồ dùng đó đểdạy học cho trẻ nhà trẻ.
Với đồ dùng đồ chơi tự tạo này tôi đã áp dụng được cho trẻ rất nhiều hoạt động như:Cho trẻ bò chui qua lốp xe, bật vào các lốp xe, ném bóng vào đích ngang xaTôi thấy với những đồ dùng được trang trí bắt mắt cũng khiến cho trẻ thích thú và tích cực tham gia hoạt động hơn.
Hình ảnh 9 : Các bé lớp D2 đang bò chui qua vòng
+ Với những thùng sơn:
VD 1:Từ những chiếc thùng đã được khoét các dạng hình ( tam giác, vuông, tròn, chữ nhật) trên thân thùng và nắp thùng thì tôi làm thêm những dạng hình trùng khớp với nắp thùng bằng bìa cứng rồi bọc đề can lại cho đẹp và cho trẻ chơi thả hình ở góc hoạt động với đồ vật qua đó tôi cũng rèn luyện được vận động tinh cho cơ tay của trẻ.
 Ngoài cổng chui mà lớp đã được trang bị thì tôi còn tận dụng những tấm bìa cũ hoặc những tờ bìa tô ki rồi bồi cứng lại uốn thành một cái hầm chui và trang trí bên ngoài cho giống một cái hang để cho trẻ bò chui qua. Khi bò qua chiếc hầm tự tạo này tôi muốn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_tich_cuc.docx