SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 học phần Tiếng Việt thi vào 10

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 học phần Tiếng Việt thi vào 10

Mùa thi đã gần kề, hàng triệu học sinh cuối cấp đang ráo riết chuẩn bị cho lần “vượt vũ môn”. Đối với học sinh lớp 9, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được gia đình và bản thân học sinh đánh giá là bước ngoặt cuộc đời. Bởi đây là kỳ thi có tính quyết định đến việc lựa chọn môi trường học tập mới, tự lập hơn trong 3 năm tới và định hướng tương lai sau này của học sinh. Vì vậy, bản thân học sinh phải có sự chuẩn bị thật chu đáo và kĩ lưỡng.

Thế nhưng, từ lớp 1 đến lớp 9 cơ bản là học sinh chưa phải trải qua cuộc thi cạnh tranh nào (trừ những cuộc thi học sinh giỏi dành cho đối tượng học sinh giỏi) thì học sinh cứ đủ điểm là lên lớp. Vì thế học sinh chưa có kinh nghiệm và chưa ý thức nhiều về sự cạnh tranh khi bước vào lớp 10 trong khi các bạn của mình sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bên cạnh đó, số lượng tuyển sinh của từng trường đã được các Sở GD-ĐT phê duyệt nên tính cạnh tranh lại càng cao. Chính vì vậy, đây được xem là nấc thang đầu đời của học sinh. Thành công của học tập chỉ dành cho những em chịu khó, có ý thức học tập và được sự kèm cặp, giáo dục nghiêm khắc cùng với cả những định hướng của gia đình và nhà trường.

Có thể thấy đây là kì thi căng thẳng, nhiều áp lực đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình. Bởi ngoài tính cạnh tranh cao thì dung lượng kiến thức các môn thi rất nhiều, thời gian ôn lại gấp rút nên học sinh khó có thể nắm hết được khối lượng kiến thức đó. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây đối với mỗi thầy cô giáo là làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài thi vào 10?

Bản thân là giáo viên môn Ngữ văn đã nhiều năm dạy lớp 9 và ôn thi vào 10 tôi thấy, riêng môn Ngữ văn thì dung lượng kiến thức trong một bài thi tương đối nhiều, bao gồm cả ba phân môn: Tiếng Việt, Văn bản và Tập làm văn. Trong quá trình dạy học, tôi rất chú ý đến các đối tượng là học sinh có học lực trung bình, bởi với học lực này thì để đủ điểm vào lớp 10 rất “bấp bênh”. Do đó, để học sinh tránh điểm liệt, tránh mất điểm trong bài thi thì trong ba phần của một bài thi Ngữ văn tôi rất chú trọng đến câu hỏi phần Tiếng Việt, dù nó chỉ chiếm 20% tổng số điểm của bài nhưng lại là phần thi dễ dàng có điểm nhất. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thì tôi thấy có rất nhiều học sinh lại chưa chú tâm vào phần câu hỏi Tiếng Việt, hoặc thường để mất điểm và mất nhiều thời gian đối với nó, thậm chí có những bài thi còn không có điểm, ảnh hưởng không nhỏ

doc 23 trang thuychi01 9954
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 học phần Tiếng Việt thi vào 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài	
Mùa thi đã gần kề, hàng triệu học sinh cuối cấp đang ráo riết chuẩn bị cho lần “vượt vũ môn”. Đối với học sinh lớp 9, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được gia đình và bản thân học sinh đánh giá là bước ngoặt cuộc đời. Bởi đây là kỳ thi có tính quyết định đến việc lựa chọn môi trường học tập mới, tự lập hơn trong 3 năm tới và định hướng tương lai sau này của học sinh. Vì vậy, bản thân học sinh phải có sự chuẩn bị thật chu đáo và kĩ lưỡng. 
Thế nhưng, từ lớp 1 đến lớp 9 cơ bản là học sinh chưa phải trải qua cuộc thi cạnh tranh nào (trừ những cuộc thi học sinh giỏi dành cho đối tượng học sinh giỏi) thì học sinh cứ đủ điểm là lên lớp. Vì thế học sinh chưa có kinh nghiệm và chưa ý thức nhiều về sự cạnh tranh khi bước vào lớp 10 trong khi các bạn của mình sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bên cạnh đó, số lượng tuyển sinh của từng trường đã được các Sở GD-ĐT phê duyệt nên tính cạnh tranh lại càng cao. Chính vì vậy, đây được xem là nấc thang đầu đời của học sinh. Thành công của học tập chỉ dành cho những em chịu khó, có ý thức học tập và được sự kèm cặp, giáo dục nghiêm khắc cùng với cả những định hướng của gia đình và nhà trường.
Có thể thấy đây là kì thi căng thẳng, nhiều áp lực đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình. Bởi ngoài tính cạnh tranh cao thì dung lượng kiến thức các môn thi rất nhiều, thời gian ôn lại gấp rút nên học sinh khó có thể nắm hết được khối lượng kiến thức đó. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây đối với mỗi thầy cô giáo là làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài thi vào 10? 
Bản thân là giáo viên môn Ngữ văn đã nhiều năm dạy lớp 9 và ôn thi vào 10 tôi thấy, riêng môn Ngữ văn thì dung lượng kiến thức trong một bài thi tương đối nhiều, bao gồm cả ba phân môn: Tiếng Việt, Văn bản và Tập làm văn. Trong quá trình dạy học, tôi rất chú ý đến các đối tượng là học sinh có học lực trung bình, bởi với học lực này thì để đủ điểm vào lớp 10 rất “bấp bênh”. Do đó, để học sinh tránh điểm liệt, tránh mất điểm trong bài thi thì trong ba phần của một bài thi Ngữ văn tôi rất chú trọng đến câu hỏi phần Tiếng Việt, dù nó chỉ chiếm 20% tổng số điểm của bài nhưng lại là phần thi dễ dàng có điểm nhất. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thì tôi thấy có rất nhiều học sinh lại chưa chú tâm vào phần câu hỏi Tiếng Việt, hoặc thường để mất điểm và mất nhiều thời gian đối với nó, thậm chí có những bài thi còn không có điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của cả bài. 
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra cho mình hướng đi hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm làm bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn nói chung và phần Tiếng Việt nói riêng. Chính vì thế, trong nhiều năm giảng dạy, tôi đã tìm tòi tích lũy cho mình những kinh nghiệm đối với phân môn này và đã áp dụng có hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 học phần Tiếng Việt thi vào 10” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
II. Mục đích nghiên cứu
Đối với học sinh: học sinh vừa nắm chắc kiến thức phần Tiếng Việt lớp 9, vừa có được những kĩ năng thành thạo khi làm bài tập Tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng bài thi vào lớp 10.
	Đối với giáo viên: sẽ tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm trong dạy học cả về kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức về phương pháp. Có những kĩ năng, phương pháp phù hợp trong từng đơn vị kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Đối tượng nghiên cứu
	- Về kiến thức: nội dung phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 thi vào 10. 
	- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9A Trường THCS Yên Giang (Trong năm học này tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 9A từ tháng 11/2016)
IV. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu lí thuyết môn học với nhiều mức độ khác nhau để làm cơ sở đi đến thực hành.
- Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập các thông tin trong quá trình đúc rút kinh nghiệm. Có thể quan sát thông qua việc dự giờ đồng nghiệp, quá trình học tập của học sinh, tự kiểm nghiệm của bản thân. Quá trình quan sát có thể diễn ra trong suốt một quá trình.
	- Phương pháp so sánh: Phân loại, đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng những kinh nghiệm vừa tìm tòi đối với học sinh.
	- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: bằng cách nêu vấn đề rồi đi phân tích, sau đó thống kê và tổng hợp lại vấn đề một cách khái quát nhất.
	- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình tổ chức dạy học giữa giáo viên và học sinh như: phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp, đàm thoại.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong hệ thống các môn học ở nhà trường Phổ thông, Tiếng Việt là môn học, nội dung học giữ vai trò quan trọng. Bởi nó là cầu nối giữa con người với tri thức khoa học, là phương tiện để học các môn khác, là chìa khóa trong giao lưu, giao tiếp. Với tư cách là môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ học và hệ thống tiếng Việt cùng với những quy tắc sử dụng trong giao tiếp. Mặt khác vì tiếng nói là công cụ của tư duy nên tiếng Việt còn đảm nhận thêm nhiệm vụ khác đó là trang bị cho học sinh công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Do đó Tiếng Việt đã được chú ý tập trung cao độ ở trường trình cấp Tiểu học và xuyên suốt quá trình học tập của người học sinh. 
	Trong chương trình Ngữ văn của bậc THCS, phần Tiếng Việt dạy cho học sinh ngoài việc củng cố thêm những kiến thức mà học sinh đã được học ở bậc Tiểu học còn cung cấp những kiến thức ở mức độ đòi hỏi tư duy sâu rộng hơn với nhiều nội dung khác nhau. Riêng phần Tiếng Việt lớp 9 cũng không nằm ngoài mục đích đó. Nội dung học của học sinh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ và một số nội dung liên quan đến giao tiếp (hội thoại) Bên cạnh những kiến thức mới hoàn toàn với học sinh như: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp thì còn có những kiến thức chỉ ôn tập lại như: Biện pháp tu từ, Từ loại, các kiểu câu phân theo mục đích nói và cấu tạo Đánh giá một cách khách quan, khối lượng và mức độ kiến thức tiếng Việt lớp 9 so với các lớp dưới thì nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng đó lại là phần kiến thức trọng tâm để học sinh thi vào lớp 10.
	Thực tế ta thấy, tiếng Việt lớp 9 vẫn đang còn nghiêng nhiều về lí thuyết, thực hành còn ít và bài tập thì chưa thật sự đa dạng. Đặc biệt có một số dạng bài tập khi học sinh tiếp cận lại chưa được hướng dẫn ở phần lí thuyết đi đến khái niệm, thế nhưng vẫn được đưa vào trong các kì thi học kì và thi vào lớp 10. Đối với quá trình ôn thi vào lớp 10 của học sinh thì chỉ có quyển “Ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn” dành cho học sinh tỉnh Thanh Hóa, NXB GD Việt Nam còn không còn tài liệu nào để tham khảo. Trong khi đó, nội dung kiến thức trong quyển sách này chỉ là sự khái quát, tổng hợp lại kiến thức học sinh đã được học ở chương trình chính khóa và chưa thật sự đưa ra lượng kiến thức trọng tâm thật cụ thể để học sinh bám vào khi tìm hiểu để làm bài. Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức ở trong sách, không “thoát li” nâng cao thêm thì sẽ có những dạng bài tập học sinh không làm được. Vì thế trong quá trình dạy lớp 9, bản thân tôi đã tìm tòi, đọc thêm các loại tài liệu tham khảo để có thêm kiến thức truyền đạt, hướng dẫn, giúp học sinh phải làm sao có được lượng kiến thức vừa đủ để đạt điểm tối đa trong các kì thi học kì I, học kì II và đặc biệt là kì thi vào 10 ở phần Tiếng Việt này.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Về phía học sinh
	Việc thi vào lớp 10 là quá trình bắt buộc và quen thuộc đối với học sinh lớp 9. Nhưng thực tế khi giảng dạy ở Trường THCS Yên Giang bản thân tôi thấy có 3 vấn đề như sau:
	- Thứ nhất, để có được kiến thức vững chắc thi vào 10 thì phải cần một thời gian dài để tích lũy cho mình. Nhưng tôi thấy, khi lên lớp 9 học sinh vẫn học như những năm trước, không có sự chủ động chuẩn bị từ trước cho mình, cho đến khi kết thúc năm học bước vào kì ôn thi nước rút học sinh mới thật sự chú tâm. Do đó lượng kiến thức học sinh tiếp thu được thường là lượng kiến thức bị dồn ép nên đã dẫn đến việc nhớ trước quên sau, lẫn lộn giữa kiến thức bài này với kiến thức bài kia, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả bài thi.
	- Thứ hai, với những em có học lực khá, giỏi lại thường học lệch do học sinh dành nhiều thời gian cho các kì thi học sinh giỏi. Khi kì thi học sinh giỏi kết thúc thì cũng đã hết 2/3 năm học. Với khoảng thời gian còn lại để chuẩn bị cho kì thi vào 10 đối với học sinh là quá ít. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không thể tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức của các môn học thi vào 10. 
- Thứ ba, do đặc điểm nơi cư trú của học sinh Yên Giang thuộc vùng nông thôn, đời sống còn nhiều khó khăn, ngoài thời gian học ở trường thì phần nhiều học sinh dành thời gian phụ giúp công việc gia đình. Mặt khác, một số gia đình có phụ huynh làm ăn xa nên không thể quan tâm sát sao đến việc học tập của con em mình. Khi học sinh bước vào lớp 9, phụ huynh không có sự định hướng cụ thể, thường để học sinh tự định hướng cho mình.
Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh nói chung và kì thi vào lớp 10 nói riêng. Cụ thể ở các bài thi cuối kì (Bài khảo sát) thì tôi thấy có rất nhiều điểm thấp. Riêng đối với phân môn Tiếng Viết học sinh thường mắc các lỗi không nắm được các dạng bài, không xác định được yêu cầu của đề tất cả đều xuất phát từ việc học sinh chưa nắm vững kiến thức môn học.
2. Về phía giáo viên
Qua tìm hiểu các đồng nghiệp ở trường, tôi nhận thấy phần lớn các thầy cô chưa thật sự coi trọng việc định hướng kiến thức cho học sinh bước vào lớp 10 mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức giống như dạy ở các lớp dưới.
Mặt khác, khi đi dự giờ, đặc biệt là dự giờ Tiếng Việt tôi thấy có những giáo viên vẫn còn nặng vào việc bám sát sách giáo khoa, chỉ dừng lại ở kiến thức trong sách, mà chưa có sự nâng cao, khắc sâu, còn ít cho học sinh liên hệ và thực hành. Trong khi đó Tiếng Việt là môn học đòi hỏi vận dụng nhiều vào giao tiếp cuộc sống. Rồi có giáo viên còn chưa biết hệ thống, xâu chuỗi kiến thức ở các bài học, khiến học sinh tiếp thu một cách rời rạc, không có được sự sâu rộng. 
	Bên cạnh đó, việc sử dụng, phối kết hợp các phương tiện và đồ dùng dạy học chưa hợp lý và thành thạo. Có tiết dạy thì nghèo nàn, gần như dạy chay, lại có tiết dạy lại sử dụng quá nhiều phương tiện và đồ dùng, khiến cho giờ dạy không đạt hiệu quả.
3. Kết quả của thực trạng
	Tôi đã thống kê kết quả phần Tiếng Việt trong bài thi Khảo sát học kì I năm học 2016 - 2017 như sau:
Lớp
Sĩ số
2 điểm
(Điểm tối đa)
Điểm từ 1 - 1,5
Điểm từ 0 - 0,5
9A
29
5HS
15HS
9HS
III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Xác định kiến thức trọng tâm thi vào 10
	Xác định kiến thức trọng tâm với mục đích giúp học sinh có được tâm thế chủ động, có sự chuẩn bị trước về kiến thức để thi vào lớp 10. Do đó trong quá trình dạy, tôi không chờ đến giai đoạn ôn thi mới định hướng cho học sinh, mà tôi thường chủ động định hướng trong quá trình giảng dạy trên lớp từ đầu năm lớp 9. Bởi nếu so sánh ta thấy, kiến thức phần Tiếng Việt để thi vào lớp 10 cũng chính là phần kiến thức học sinh thi ở kì thi Khảo sát chất lượng học kì I và học kì II của Sở GD&ĐT. Qua các kì thi Khảo sát đó cũng chính là cơ hội để học sinh cọ sát, thử sức của bản thân, thấy được những mặt mạnh cũng hạn chế của mình, từ đó có hướng khắc phục những hạn chế về kiến thức và cách trình bày trong bài thi. 
	Còn nếu đến giai đoạn ôn thi giáo viên mới định hướng phần kiến thức, thì sẽ tạo nên áp lực căng thẳng cho học sinh. Bởi vì thời gian kết thúc năm học cho đến ngày thi chính là thời gian để học sinh ôn và tổng hợp lại những kiến thức đã được học chứ không phải là thời gian để học sinh học lại từng đơn vị kiến thức như trên giờ học chính khóa. Do đó người giáo viên dạy lớp 9 phải luôn luôn có sự chủ động định hướng trước kiến thức thi vào lớp 10 cho học sinh.
Phần Tiếng Việt thi vào lớp 10 gồm những nội dung kiến thức sau:
- Các phương châm hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Các biện pháp tu từ
- Khởi ngữ
- Các thành phần biệt lập
- Nghĩa tường minh và hàm ý
Nội dung giới hạn ôn tập gồm kiến thức chương trình lớp 9 và các lớp dưới (Các biện pháp tu từ). Tuy nhiên qua các năm thi gần đây thì tôi thấy phần đa kiến thức chủ yếu rơi vào lớp 9. Do đó khi hướng dẫn học sinh học tôi thường dành nhiều thời gian vào chương trình này. 
2. Xác định các dạng bài tập thường ra
	Sau khi xác định những nội dung kiến thức nằm trong cấu trúc đề thi, vừa để giúp học sinh làm quen dần với các dạng bài tập và vừa chủ động chuẩn bị kiến thức cho mình thì trong quá trình dạy tôi thường xác định cho học sinh một số dạng bài tập. Việc xác định các dạng bài tập được dựa vào thi vào lớp 10 của những năm trước đó và đề thi khảo sát cuối học kì của Sở GD&ĐT. Tôi đã xác định được một số dạng như sau:
	Dạng 1. Dạng bài tập lí thuyết điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm (chỗ trống).
	Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng. Dạng bài tập chủ yếu nghiêng về lí thuyết, mà cụ thể là các khái niệm trong phần ghi nhớ của bài học. Bài tập này đòi hỏi học sinh phải nhớ chính xác các khái niệm để xác định từ ngữ cần điền. Ví dụ: 
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu sau:
Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoạc vật.
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012)
	Câu 2. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
	Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức . và phương thức
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013)
Đây là dạng bài tập hay ra trong các kì thi Khảo sát cuối học kì. Để làm được hai bài tập trên yêu cầu học sinh phải nắm được khái niệm về cách dẫn gián tiếp và các phương thức phát triển nghĩa của từ. 
Một hạn chế ở học sinh là khi học Tiếng Việt chỉ chú tâm vào phần bài tập mà quên đi phần lí thuyết. Xác định dạng bài tập này để học sinh có sự chủ động hơn trong việc nắm vững lí thuyêt rồi mới tiến hành làm bài tập ở mỗi bài học.
Dạng 2. Dạng bài tập tìm hoặc xác định. 
	Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh tìm hoặc xác định một vấn đề nào đó ở trong câu văn hay trong đoạn văn. Đây là dạng bài tập nhận diện tương đối dễ và cũng là dạng bài tập thường hay ra trong các kì thi khảo sát cuối kì và thi vào lớp 10. Ví dụ:	
Câu 1. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau:
Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan - xi - păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. 
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2014 - 2015)
Câu 2. Từ tay trong những câu thơ sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 - Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Chính Hữu, Đồng chí)
 - Cũng nhà hành viện xưa nay,
 Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2016 - 2017)
Đối với dạng bài tập này thì chỉ cần học sinh nắm vững phần lí thuyết và phần bài tập trong sách giáo khoa thì sẽ làm được, bởi nó không đòi hỏi mức độ tư duy cao ở học sinh.
Dạng 3. Dạng bài tập chuyển đổi
Dạng bài tập này thường cho trước một ngữ liệu sau đó yêu cầu học sinh chuyển đổi ngữ liệu. Trong qúa trình dạy học, tôi thấy đây là bài tập có mức độ khó hơn so với hai dạng trên. Nếu  giáo viên không tìm hiểu kĩ, không hướng dẫn sâu thêm cho học sinh thì học sinh khó làm được. Ví dụ:
	Câu 1. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp (in đậm) thành gián tiếp ở đoạn trích sau:
	Vũ Nương nói:
- Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn lang mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa!
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2011 - 2012)
Câu 2. Viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì): Bạn ấy đi học rất đúng giờ.
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013)
Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa bài tập xác định và bài tập chuyển đổi. 
 Ví dụ: a. Đâu là lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích sau đây. 
	Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão! Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”
b. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và viết lại đoạn trích.
(Đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016)
 Ngoài ba dạng trên thì còn có một số dạng bài tập khác nữa, tuy nhiên tôi thấy đây là những dạng bài tập cơ bản hay ra trong đề thi vào lớp 10 trong những năm gần đây. 
Vấn đề đặt ra ở đây là, trong quá trình dạy học tôi thấy ở cả ba dạng bài tập này học sinh vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, có rất nhiều em khi làm kết quả không cao. Nên ở sáng kiến này tôi sẽ tập trung vào việc hướng dẫn từng dạng bài tập một để học sinh làm tốt hơn.
3. Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập
3.1. Dạng bài tập lí thuyết điền từ ngữ thích hợp vào dấu ba chấm (chỗ trống)
Có một điều ta thấy, ở dạng bài tập này không yêu cầu học sinh viết lại hoàn chỉnh một khái niệm hay một nội dung mà chỉ yêu cầu học sinh điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống (những từ ngữ quan trọng, trọng tâm của khái niệm). Ví dụ:
Câu 1. Điền vào chỗ trống để có khẳng định đúng:
Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn......................... ; tránh cách nói ..................... (Phương châm cách thức). 
=> Từ ngữ cần điền là rành mạch; mơ hồ
Câu 2. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống để có kết luận đúng:
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức .và phương thức................................
=> Từ ngữ cần điền là ẩn dụ; hoán dụ
Thế nhưng, trong quá trình dạy học, trao đổi với học sinh thì tôi được biết, khi học Tiếng Việt học sinh ngại nhất là học phần lí thuyết mà chỉ chú tâm vào phần bài tập. Đối với các khái niệm đòi hỏi phải nhớ chính xác thì học sinh thường nhớ một cách chung chung mơ hồ, đôi khi còn nhầm lẫn giữa khái niệm này với khái niệm kia. Nhiệm vụ của giáo viên là phải đưa ra một phương pháp phù hợp nhất để học sinh có thể nắm được nội dung phần lí thuyết một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
Một trong những phương pháp mà tôi đã sử dụng đó là hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy hoặc vẽ sơ đồ đối với kiến thức này. Vì ưu điểm lớn nhất của bản đồ tư duy và sơ đồ chính là khả năng khái quát toàn bộ kiến thức bài học rất cao (đặc biệt chương trình Tiếng Việt lớp 9 có rất nhiều nội dung kiến thức được dạy trong nhiều tiết), lại vừa tập trung vào những từ khóa, từ ngữ trọng tâm của một khái niệm. 
	Chẳng hạn khi dạy bài Các phương châm hội thoại, tôi đã hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy như sau:
Bản đồ tư duy này đã khái quát lại toàn bộ kiến thức của một nội dung bài học trong nhiều tiết, vừa giúp học sinh nắm được các từ ngữ trọng tâm của một khái niệm, vừa tránh sự nhầm lẫn giữa các khái niệm. Tương tự như vậy đối với các bài: Sự phát triển của từ vựng, Các thành phần biệt lập, .... tôi cũng đã sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh. 
Ví dụ: Bài Sự phát triển của từ vựng tôi đã hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ sau:
Các cách phát triển của từ vựng
Phát triển về nghĩa
Phát triển về số lượng
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
Tạo từ ngữ mới
Phương thức 
hoán dụ
Phương thức
ẩn dụ
Bằng việc sử dụng bản đồ tư duy hoặc sơ đồ trong quá trình dạy, tôi thấy học sinh đã hứng thú hơn nhiều khi học phần lí thuyết, điều này đã góp phần quan trọng trong học tập của các em.
3.2. Dạng bài tập tìm hoặc xác định
	 Bất kì nội dung kiến thức nào cũng có dạng bài tập này. Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn làm bài tập tôi thấy, học sinh làm sai nhiều nhất ở bài tập Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đó là rất nhiều em không phân biệt đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong từng trường hợp cụ thể. 
Ví dụ: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển ở từ được gạch chân trong các câu sau.
- Ông cho em ít hạt giống để trồng.
- Chạy ăn từng bữa.
- Bạn Nam ngồi đầu bàn.
Thay vì xác định từ hạt giống là nghĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_hoc_phan_ti.doc