Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

 Môn ngữ văn được tích hợp 3 phân môn: văn học, tiếng việt, tập làm văn. Phân phối chương trình đều có tiết kiểm tra riêng của từng phân môn, trong đó các bài viết

Tập làm văn tại lớp có một vị trí đặc biệt quan trọng, gần như là kết quả đánh giá quá

trình học tập bộ môn của học sinh

 Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai mặt của một vấn đề. Tháng 8/2008, Bộ GD - ĐT và Viện KHGD đã tổ chức tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS” với tinh thần và phương châm là: “thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng “mở” không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kĩ năng tương tự nằm ngoài chương trình, miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ với học sinh ”. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh đổi mới khuynh hướng ra đề quá thiên về nghị luận văn học, hướng tới

những dạng đề gắn với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người của

chúng ta ngày nay.

Như vậy, bên cạnh các dạng đề nghị luận văn học truyền thống với những ưu thế riêng không thể phủ định thì các đề bài nghị luận xã hội cũng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện nay nói chung và mục tiêu của môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng.

 Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng trong các nhà trường trung học. Bởi văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa.Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh.

 

doc 18 trang haihuy29 14/08/2023 4153
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 1
I. Sự cần thiết hình thành giải pháp ........................................................................ 1
1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 1
2. Cở sở lí luận ......................................................................................................... 2
3. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 3
II. Đối tượng và phạm vi áp dụng ........................................................................... 5
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP .............. 6
1. Qúa trình hình thành ............................................................................................ 6
2. Giải pháp đã nghiên cứu hay áp dụng, thử nghiệm ............................................ 6
III. Giải pháp và biện pháp thực hiện hiện nay ........................................................8
1. Định hướng cho học sinh ..................................................................................... 8
2. Khắc sâu lí thuyết về bài văn nghị luận xã hội. ............................................. 8
3. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể. ........................................................................ 10
4. Hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội............. 15
5. Giáo viên cần có những bài văn mẫu để đọc cho học sinh tham khảo. ...............15
Chương III: HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP ...........................................................16
CHƯƠNG 	IV: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ........................................17
1. Kết luận ............................................................................................................... 17
2. Đề xuất ..................................................................................................................17
Chương 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I. Sự cần thiết hình thành giải pháp 
1. Cơ sở pháp lý 
 Môn ngữ văn được tích hợp 3 phân môn: văn học, tiếng việt, tập làm văn. Phân phối chương trình đều có tiết kiểm tra riêng của từng phân môn, trong đó các bài viết
Tập làm văn tại lớp có một vị trí đặc biệt quan trọng, gần như là kết quả đánh giá quá
trình học tập bộ môn của học sinh
	Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai mặt của một vấn đề. Tháng 8/2008, Bộ GD - ĐT và Viện KHGD đã tổ chức tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS” với tinh thần và phương châm là: “thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng “mở” không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kĩ năng tương tự nằm ngoài chương trình, miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ với học sinh”. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh đổi mới khuynh hướng ra đề quá thiên về nghị luận văn học, hướng tới
những dạng đề gắn với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người của
chúng ta ngày nay.
Như vậy, bên cạnh các dạng đề nghị luận văn học truyền thống với những ưu thế riêng không thể phủ định thì các đề bài nghị luận xã hội cũng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện nay nói chung và mục tiêu của môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng. 
 Trong những năm gần đây kiểu văn nghị luận xã hội đã được chú trọng trong các nhà trường trung học. Bởi văn nghị luận đã trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Sự chuyển biến này là cơ hội và cũng là thách thức đối với học sinh. Một thời gian khá dài, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ. Học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều, kĩ năng làm bài chưa thuần thục, dung lượng một bài không được quá dài, chỉ được viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống chứ không phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa...Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. 
 Trong những năm qua, bản thân tôi luôn được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài nghị luận nói chung và bài văn nghị luận xã hội nói riêng, vì đây là một vấn đề đang được xem là mới và khó.
 Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này, với mong muốn nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra và kết quả học tập của các em. 
2. Cở sở lí luận
“Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận”. Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh”.
 Dựa theo cách hiểu của Từ điển từ và ngữ Hán Việt về xã hội (“xã hội là một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác”); chúng ta có thể hiểu Nghị luận xã hội là kiểu bài hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Phạm vi của nghị luận xã hội rất rộng, có thể kể tới những nội dung quan trọng như: mối quan hệ của con người với môi trường sống, mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng, các vấn đề về lối sống, lý tưởng sống, những hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống xã hội Việc bàn luận về những vấn đề trên sẽ góp phần làm cho nhận thức và tâm hồn của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống tinh thần của mình và xây dựng các mối quan hệ trong xã hội, trong cộng đồng ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy, nó còn có khả năng rèn năng lực tư duy, giúp con người có thể đối diện với các vấn đề xã hội và biết cách giải quyết những vấn đề ấy.
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoáNghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi vào THPT môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng một trang giấy thi. Có hai dạng bài cụ thể là:
 	- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 	- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .
Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận. Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
3. Cơ sở thực tiễn
 	- Thực trạng chung: Thực trạng học và làm bài văn nghị luận nghị luận xã hội đang là một vấn đề được quan tâm trong các trường Trung học cơ sở nói chung và trường THCS Phước Thắng nói riêng. Theo thống kê và theo dõi kết quả thi học, kì, thi học sinh giỏi, thi vào PHPT của mấy năm gần đây thì chất lượng làm bài môn Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên phần điểm bị trừ trong bài lại rơi vào phần văn nghị luận xã hội. Nguyên nhân chính là do cách diễn đạt của các em chưa được tốt. Các ý còn chung chung, chưa cụ thể và rõ ràng, kiểu nghị luận này yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức thực tế thì các em lại chưa có. Nhiều em còn mắc các lỗi về dùng từ, diễn đạt...có em còn xác định sai đề, dẫn đến sai kiến thức cơ bản do suy diễn cảm tính, suy luận chủ quan hoặc tái hiện quá máy móc dập khuôn trong tài liệu, thậm chí có chỗ nhầm nghị luận về tư tưởng đạo lí sang nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống...Sở dĩ chất lượng phần văn nghị luận xã hội còn chưa đạt yêu cầu như vậy là do nhiều nguyên nhân:
 	- Về giáo viên: Mặc dù trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã nắm chắc được cấu trúc của các đề thi học sinh giỏi và thi vào lớp 10, một phần không thể thiếu là câu hỏi liên quan đến kiểu bài nghị luận xã hội. Tư tưởng học sinh chủ quan khi làm bài lại chỉ chăm chú đến phần nghị luận văn học mà không nghĩ rằng đây là phần dễ đạt điểm tối đa. Hơn nữa lâu nay có khá nhiều học sinh và ngay cả thầy cô cứ nghĩ rằng văn hay là câu chữ phải “bay bỗng”, phải “lung linh”, nghĩa là dùng cho nhiều phép tu từ, nhiều từ “sang”, nhiều thuật ngữ “oách” mà quên rằng văn hay là sự chân thực, sự giản dị, tức là nói những điều mình nghĩ và nói bằng ngôn ngữ bình thường. 
 	- Về học sinh: Trong những năm gần đây học sinh không hứng thú muốn học môn Ngữ văn, nhất là ngại làm những bài văn. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã hội, thì một phần cũng do làm văn khó, lại mất nhiều thời gian, “công thức” làm văn cho các em lại không hình thành cụ thể. Các em không phân biệt rõ các thao tác nghị luận chính mà mình sử dụng. Kĩ năng tạo lập văn bản của một số học sinh ở trường THCS Phước Thắng còn yếu chưa có được sức hấp dẫn, thuyết phục bởi cách lập luận rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chặt chẽ từng luận điểm, luận cứ... Bài viết của các em khi thì sai về yêu cầu thao tác nghị luận, khi lại không sát, không đúng với nội dung nghị luận của đề bài. Ví dụ đề yêu cầu nghị luận về tư tưởng đạo lí lại làm sang nghị luận về hiện tượng sự việc đời sống. Mặt khác đối với bài nghị luận xã hội dung lượng quy định (chỉ khoảng 1 trang giấy thi) nhiều học sinh vẫn chưa căn được, cứ thế phóng bút viết thậm chí hết nhiều thời gian mà bài lại không cô đọng, súc tích. Một điều nữa mà ta dễ dàng nhận thấy khi dạy kiểu bài này các em đều quan niệm là bài văn “khô khan” nên bài viết chưa có sức hút, chưa lay động được tâm hồn người đọc. Ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp hẫn là ở chất lượng. Mà chất lượng một bài văn phụ thuộc vào cảm hứng, kiến thức và các yếu tố có tính kĩ thuật như: Cách lập luận, dùng từ, câu...
 	Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy như sau: Năm học 2017-2018.
Lớp
Sĩ số
Số HS không biết cách làm bài (1->4điểm)
Số HS biết cách làm bài ở mức trung bình-khá (5->7điểm)
Số HS làm bài tốt
(8-9 điểm)
 SL
 %
 SL
 %
 SL
 %
9.4
36
 10
 27.8
 22 
 61.1
 4 
 11.1
 Kết quả trên đây cho thấy nguyên nhân mấu chốt là học sinh phần nhiều chưa biết làm bài văn nghị luận tốt.
 Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn thêm cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội là rất cần thiết.
II. Đối tượng và phạm vi áp dụng
	Học sinh lớp 9.5 năm học 2018-2019
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. Qúa trình hình thành 
Xuất phát từ chức năng phản ánh của văn học mà hiện thực trở thành thuộc tính tất yếu của mỗi tác phẩm văn học. Trong bất kì tác phẩm văn học nào, chúng ta cũng thấy hơi thở, bóng dáng của hiện thực đời sống khách quan được nhà văn phản ánh. Cho nên, dù các tác phẩm văn học ra đời ở giai đoạn, thời kì nào thì những vấn đề xã hội mà nó đề cập vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Tiếp nhận một tác phẩm văn học, người đọc không chỉ suy tư, chiêm nghiệm về những vấn đề xã hội ở thời đại mà tác phẩm ra đời ; mà họ còn có cơ hội nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo về những vấn đề của đời sống nhân sinh trên cơ sở so sánh xã hội hôm qua và hôm nay ; xã hội được nhà văn phản ánh và xã hội hiện tại mà mình đang sống... Ngoài ra, do đặc trưng của hoạt động tiếp nhận văn học nên người đọc có thể bộc lộ quan điểm của bản thân về một nội dung nào đó, không lệ thuộc vào cách nhìn của người khác. Chính điều này trở thành cơ sở cho sự ra đời của những đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
 Đề văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá ở môn học này. Trong những năm học gần đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cách ra đề văn: từ nội dung kiểm tra đến hình thức, cấu trúc của một đề bài. Trong đó, cách hỏi ở câu Nghị luận xã hội càng lúc càng phong phú, đa dạng. Không dừng lại ở những câu hỏi có tính chất khuôn mẫu như dựa vào một ý kiến hay nêu ra một hiện tượng để yêu cầu học sinh bàn luận; mà có nhiều đề bài mở đầy sáng tạo đã ra đời và được dư luận đánh giá cao. Trong đó, kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học được xem là cách hỏi “vừa quen, vừa lạ”; vừa mô phạm, vừa kích thích sáng tạo; vừa kiểm tra được năng lực cảm thụ văn học; vừa đánh giá được tư duy lo-gic và kiến thức xã hội của học sinh Đó là lí do sự xuất hiện của kiểu bài này càng lúc càng nhiều, nhất là trong xu hướng đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn theo định hướng năng lực hiện nay.
2. Giải pháp đã nghiên cứu hay áp dụng, thử nghiệm
*Phân tích đề: HS thường có một nhược điểm: Cầm đề là viết ngay – Đây là một trong những nguyên nhân làm bài viết các thấp điểm hoặc có khi lệch hướng. Vì vậy,  HS phải đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích đề để  học sinh sẽ không mắc phải những lỗi như xa đề, lạc đề. chú ý những từ khóa của đề, rồi dựa vào từ điển Tiếng Việt để phân tích, giải thích ý của tư tưởng, vấn đề trong đề bài thật chính xác. Tiếp đến, các em  hãy đánh giá xem quan điểm, tư tưởng, hiện tượng xã hội đó đúng hay sai, có các mặt lợi và hại thế nào, từ đó mà nêu ý kiến của bản thân có đồng tình hay không và rút ra bài học, cách giải quyết cho bản thân và xã hội? Để cho đánh giá đúng sai đó thuyết phục,  hd các em cần lấy những dẫn chứng thực tế xác thực (có thể lấy trong lịch sử, văn học hay đời sống thực tế).  Lưu ý HS: Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy,  quan sát cuộc sống và đọc báo, theo dõi các phương tiện thông tin thường xuyên là bí quyết giúp các em cập nhật những thông tin mới làm dẫn chứng sắc sảo cho bài viết của mình.
*Tìm luận điểm: Việc xác định luận điểm hầu như học sinh biết cách xác định. Còn việc tìm và nêu luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ luận điểm có những đòi hỏi cao hơn vì phải tự trả lời các câu hỏi đặt ra ở luận điểm. Nghĩa là việc trả lời các câu hỏi mà luận điểm đưa ra chính là các luận cứ của luận điểm ấy. Điều này lại tùy thuộc vào năng lực của từng cá nhân. Tuy vậy phải thấy rằng học sinh biết cách xác định và xác định được những luận điểm của vấn đề, nêu được một số ý làm luận cứ, tuy chưa thật đầy đủ nhưng cũng có thể được coi là đạt mức trung bình so với yêu cầu đề ra của bài làm.
*Văn phong: Cách viết văn nghị luận xã hội cần sự ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ ý và không được khô khan. Muốn làm được điều đó hs cần có một dàn bài ( Đại cương)  trước khi đặt bút làm bài. Nếu như có những dẫn chứng hay thì nên chen vào giữa bài làm để tránh sự nhàm chán và khô khan cho bài văn. Đừng nên viết quà dài và lan man không sát chủ đề, khi ấy bài văn của bạn rất dễ bị điểm kém. Bên cạnh đó bạn nên tận dụng cách viết sáng tạo, nó sẽ giúp HS  điểm tuyệt đối .
– Suy luận sắc bén là yếu tố làm nên sức mạnh của bài nghị luận xã hội vì vậy mà hs cần chú ý xác lập ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, đảm bảo logic đồng thời kết hợp với giọng văn trôi chảy, giàu cảm xúc.
*Chú ý thời gian: Thường thì HS  chỉ có được khỏang từ 2-3 điểm cho một bài nghị luận xã hội trong một đề văn nên cần hết sức lưu ý về thời gian. Nếu như  có 120 phút cho một đề văn thì chỉ nên dành 1/3 khỏang thời gian ấy để làm nghĩ lụân xã hội. Một bài nghị luận xã hội thường không đòi hỏi phải viết dài , chỉ cần hs chú ý đến nội dụng và chọn lọc những dẫn chứng thật sắc sảo và thuyết phục, bài viết của các em sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng người đọc hơn!
*Rèn luyện kỹ năng Lập dàn bài. (Mang tính then chốt)
Dàn bài được lập một cách chi tiết hay sơ lược phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình ôn tập, hs làm quen với việc lập dàn ý chi tiết. Còn trong phòng thi, để tiết kiệm thời gian gv nên hd hs vạch nhanh một số ý chính để hình dung hướng đi bài viết của mình.
*Đối với kiểu bài nghị luận  về một sự việc hiện tượng đời sống:
Thực  tế , hs  còn hạn chế trong việc định hình được cấu trúc của bài nghị luận ( Khi đã không xác định được cấu trúc thì hs sẽ khó khăn trong việc xácđịnh luận điểm, luận cứ).Vì vậy, từ việc hướng dẫn hs nhận dạng đề bài, gv rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn bài đại cương trước khi viết bài với cấu trúc như sau:
1.Mở bài: (Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề. Viết ngắn gọn khoảng 3-5 câu )
2.Thân bài:
+ Giải thích các thuật ngữ
+ Biểu hiện:
+ Nguyên nhân	
+ Tác hại ( lợi ích)
+ Biện pháp ( Giải pháp)
3.Kết bài: ( Khẳng định, nhấn mạnh vấn đề. Liên hệ bản thân. Viết ngắn gọn khoảng 5 câu)
* Đối với kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
1. Mở bài: (Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề. Viết ngắn gọn khoảng 3-5 câu )
2.Thân bài:
+ Giải thích nghĩa:
+ Ý nghĩa vấn đề:
+ Phân tích làm sáng tỏ vấn đề:  ( D/c+ Lí lẽ trong thực tế c/s, trong văn học)
+ Mở rộng vấn đề ( Mặt trái )
3. Kết bài: (Khẳng định, liên hệ bản thân. Viết ngắn gọn khoảng 5 câu):
Nếu rèn được cho học sinh thuần thục những biện pháp như trên đã nêu thì bài làm của học sinh tối thiểu cũng đủ ý, không lạc đề và sẽ đạt được mức trung bình trở lên.hơn nữa  học sinh sẽ có những thao tác tư duy cần thiết để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình một cách đúng đắn về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra.
III. Giải pháp và biện pháp thực hiện hiện nay
1. Định hướng cho học sinh
 Trước hết giáo viên cần phải dập tắt trong các em quan niệm: Văn nghị luận là loại văn “khô khan” là chưa hợp lí, vì ở bất cứ thể văn nào, khô khan hay hấp dẫn là ở chất lượng. Tiểu thuyết mà viết dở thì cũng khô khan mà thôi. Chất lượng một bà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_nghi_luan_xa_hoi_c.doc